Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_quan_ly_chi_dao_giao_duc_k.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh Tiểu học
- thân, tìm cách tốt nhất giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tự khẳng định mình nhằm góp phần phát huy sự sáng tạo, sự gắn kết trong học sinh. a.2. Rèn luyện học sinh tính tự lập: Phần lớn học sinh tiểu học tính tự lập còn hạn chế bởi kinh nghiệm sống chưa nhiều. Các em luôn trông chờ những người xung quanh nên trong suy nghĩ và hành động của trẻ thiếu sự quyết đoán, thiếu tự tin. Nhằm phát huy tính tự lập của trẻ, tôi chỉ đạo Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho các em. Tùy năng lực của từng học sinh, từng nhóm mà thầy, cô phân công cho phù hợp. Cụ thể: Chào mừng ngày 20 tháng 11, Tổng phụ trách tổ chức cho học sinh khối 4, khối 5 thi làm báo tường với chủ đề “Tri ân thầy cô”. Tổng phụ trách nêu mục đích của cuộc thi: Nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của các em đối với thầy cô, phát huy năng khiếu, sự sáng tạo, rèn tính tự lập cho học sinh. Tổng phụ trách lưu ý: Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh, không được làm thay, khuyến khích các em tự làm, hạn chế sưu tầm bài viết. Mỗi em làm một tấm thiệp nho nhỏ để chúc tết thầy cô. Sau 10 ngày phát động cuộc thi, các lớp đã hoàn thành tờ báo tường. Mỗi lớp một tựa đề, một cách trang trí khác nhau nhưng nội dung đều chứa đựng những tình cảm ấm áp, lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô. Tôi thật xúc động khi đọc một bài viết của một học sinh lớp Năm có đoạn viết: “Ngày hai mươi tháng mười một sắp đến, chúng mình làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô. Các bạn hãy nhớ rằng điều mà thầy cô mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Chúng mình hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập và rèn luyện phẩm chất các bạn nhé! Đó là phần quà quí báu nhất mà chúng ta tặng cho thầy cô. Thầy cô kính yêu! Chúng em nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ mãi mãi xứng đáng là trò giỏi, con ngoan.” và xúc động hơn nữa là mỗi thầy cô giáo đều nhận được những tấm thiệp rất đẹp do các em tự làm với những lời chúc thật dễ thương. Chính tình cảm ấy làm cho giáo viên càng thấy yêu nghề hơn. Hoạt động trên đã góp phần phát huy tính tự lập của học sinh, qua đó làm cho giáo viên và học sinh đều được ấm lòng bởi tình thương của Thầy – Trò đã dành cho nhau. Bên cạnh đó, Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức nhiều hoạt động khác để các em thể hiện trước đám đông như: tổ chức hội thi kể chuyện, thi văn nghệ, thi vẽ tranh, Học sinh càng có nhiều cơ hội thể hiện bản thân thì các em càng có niềm tin vào chính mình. Từ đó, trẻ sẽ mạnh dạn hơn trong việc giải quyết mọi vấn đề và dễ dàng đem đến sự thành công. * Tóm lại: Để rèn tính tự lập cho học sinh, giáo viên cần trang bị cho các em vốn tri thức, một nghị lực để vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, một 5
- niềm tin vào sự thành công trong công việc để học sinh có thể nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, với môi trường xung quanh. b. Biết cách giao tiếp, ứng xử: Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp, nếu giàu vốn từ thì trẻ sẽ diễn đạt tốt. Vì thế, tôi yêu cầu giáo viên quan tâm đến việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, hướng dẫn học sinh cách sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Cụ thể: - Khi giao tiếp với người lớn: Các em phải thể hiện sự lễ phép, kính trọng, biết dùng từ ngữ: dạ, thưa và trả lời đầy đủ các ý mà người lớn trao đổi với mình, thông tin nào chưa trả lời được thì hẹn trả lời sau. Ví dụ: Khi cô giáo hỏi: “Hôm nay, ai đưa con đến trường?”. Học sinh phải biết trả lời: “Thưa cô! Hôm nay mẹ con đưa ạ!”. - Khi giao tiếp với bạn bè và em nhỏ: không tự cao, tự đại, không nên chê bai những điểm yếu của người khác hoặc nói ra những điều đắc ý làm cho bạn buồn lòng, các em phải đến với nhau bằng tình thân ái, lời nói nhã nhặn và cùng nhau chia sẻ niềm vui, những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống để mỗi em đều là những người bạn tốt, những anh, chị mẫu mực. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú trọng việc rèn luyện cho các em phong cách tự tin trong giao tiếp, ứng xử. Trước hết, các em cần tạo vẻ bề ngoài tự tin qua cách mặc trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi và môi trường giao tiếp, giữ cơ thể sạch sẽ, nét mặt vui tươi, biết thể hiện văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, biết nói lời xin lỗi khi vô tình làm phiền người khác. Khi học sinh có cách ứng xử chưa tốt, giáo viên không la rầy mà phải tỏ thái độ ân cần, gần gũi và hướng dẫn trẻ về lời nói cũng như thái độ ứng xử để các em khắc phục, sửa chữa. Đối với đội ngũ Ban chỉ huy liên đội, cán bộ lớp, tôi yêu cầu Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em biết cách quản lý các bạn bằng biện pháp gương mẫu, thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, động viên bạn khắc phục hạn chế, tuyệt đối không quát nạt bạn bè, có như vậy mới được bạn yêu thương, tín nhiệm. Đối với các bạn còn nhiều hạn chế mà không có sự cải thiện, các em cần thông tin cho thầy cô biết để kịp thời giúp đỡ các bạn ấy. * Tóm lại: Việc rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải kiên trì giúp các em tháo gỡ vướng mắc, vượt qua những khó khăn để trẻ có được niềm tin vào bản thân, việc làm này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài thì những kỹ năng được hình thành mới trở nên bền vững. c. Biết cách giữ an toàn nơi công cộng: 6
- Thông qua một số hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên cung cấp cho các em những tình huống ứng xử nơi công cộng. Tôi nhắc nhở thầy cô và cha mẹ nên cho trẻ ghi nhớ tên, địa chỉ nhà ở, tên trường em đang học, số điện thoại của: trường, giáo viên chủ nhiệm, ba mẹ để khi cần thiết các em có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người, cơ quan chức năng để tìm được về với ba mẹ. Giáo viên và phụ huynh cần hướng dẫn giúp học sinh biết cách xử lý phù hợp và nhanh nhạy trong những tình huống cụ thể. Ví dụ: + Em sẽ là gì nếu có người lạ mặt rủ em lên xe để chở về nhà ? (Em kiên quyết không chịu lên xe cho người lạ chở) + Nếu cha, mẹ quên đón em vào giờ tan trường, em sẽ làm gì ? (Em nhờ thầy cô hoặc người quen gọi điện cho cha, mẹ đón em) + Khi đi trung tâm mua sắm hay khu vui chơi, nếu lạc đường em sẽ làm gì? (phải bình tĩnh, đứng tại chỗ, chờ một lúc lâu nếu không thấy ba mẹ thì tìm sự giúp đỡ của người tin cậy như: nói với bà mẹ có con nhỏ, chú bảo vệ hoặc cô bán hàng để thông báo lên loa) Trong năm học 2018 - 2019, các em được tham gia sân chơi lưu động giáo dục kỹ năng sống. Thông qua hoạt động này, báo cáo viên đã giúp tất cả học sinh nắm và ghi nhớ qui tắc 6 cánh hoa để phòng tránh xâm hại tình dục, những kỹ năng tự vệ, đối phó với kẻ xấu để thoát thân trong những tình huống nguy hiểm, ghi nhớ và thực hành được một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. * Tóm lại: Khi giao tiếp với người lạ, các em cần có kỹ năng ứng xử phù hợp, luôn đề phòng và có cách xử lý kịp thời khi gặp những tình huống bất ổn xảy ra để giữ an toàn cho bản thân. 3. Chỉ đạo giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng vào các môn học. Trong chương trình giáo dục cấp Tiểu học hiện nay, việc tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng được đưa vào mục tiêu cụ thể ở một số môn học, bài học là bắt buộc, tập trung nhiều nhất ở môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội. Nhằm thực hiện hiệu quả nội dung này, ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức cho giáo viên tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề về việc thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục các kỹ năng cơ bản và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện tốt công tác soạn giảng, thao giảng, dự 7
- giờ của giáo viên, cùng nhau bàn bạc đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt mục tiêu đề ra, tìm cách tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong giảng dạy và lồng ghép giáo dục. Tôi luôn nhắc nhở giáo viên chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, sử dụng tốt đồ dùng dạy học, tạo được bầu không khí học tập thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nêu ý kiến, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là những học sinh còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp hạn chế. Từ đó, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong việc khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới. Qua đó, các em rút ra cho mình một bài học quý báu, một kỹ năng sống tốt. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội (Lớp 1- Tiết 11). Bài: Gia đình. Giáo viên đã áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy như: quan sát tranh trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, thực hành vẽ tranh nói về gia đình em. Tham gia hoạt động học tập, học sinh kể được với thầy cô và các bạn về ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột; biết vẽ tranh giới thiệu về gia đình mình và rút ra bài học: Mỗi người sinh ra đều có gia đình, gia đình là tổ ấm của em, nơi các em được yêu thương, chăm sóc. Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột là những người thân yêu nhất. Qua bài học, giáo viên đã hình thành cho học sinh kỹ năng tự nhận thức. Các em xác định được vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình, biết làm chủ bản thân, yêu quý gia đình, đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm và trình bày trước lớp, các em được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Tôi lưu ý giáo viên về việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh phải gắn với thực tế bằng những tình huống cụ thể, tránh nói lý thuyết suông. Bên cạnh đó, tôi phân công cán bộ phụ trách thư viện - thiết bị thường xuyên bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu về giáo dục kỹ năng sống để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết và tích hợp giáo dục đạt hiệu quả. * Tóm lại: Qua các tiết học có lồng ghép giáo dục bổ sung vốn kiến thức cho học sinh và hướng đến thay đổi hành vi giúp các em thích ứng với những khó khăn và ý chí vượt khó trong công việc, trong học tập, rèn luyện và giao tiếp, ứng xử hàng ngày để trẻ thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống. 4. Giáo dục kỹ năng tự nhận thức thông qua hoạt động ngoại khóa. Ban giám hiệu phân công Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng thông qua: 8
- 4.1. Công tác chủ nhiệm: - Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm cần nắm tình hình chung của lớp và của từng học sinh về học tập, phẩm chất, điểm mạnh, điểm yếu, thói quen hành vi, hoàn cảnh gia đình để xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên phải giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự nhận thức để các em hướng tới mục tiêu cần đạt. - Xây dựng văn hóa ứng xử giữa “Thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, giáo viên, nhân viên với phụ huynh” để nhắc nhở mọi thành viên thể hiện sự chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử với nhau. Giáo viên chủ nhiệm phải đến với các em bằng cả tấm lòng và tình thương của người mẹ thứ hai. Có như vậy, thầy cô sẽ dễ dàng tiếp cận với học sinh để nắm bắt tình hình, động viên, khuyến khích, chia sẻ những khó khăn để giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. - Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, nhắc nhở hàng ngày đối với học sinh, phát huy vai trò của cán bộ lớp trong việc nêu gương và giúp đỡ các bạn rèn kỹ năng tự nhận thức, phát huy tinh thần tự quản của các em thông qua thực hiện “Truy bài đầu giờ” hàng ngày, “Đôi bạn cùng đường”, “Đôi bạn cùng tiến” Hoạt động này giúp giáo viên nắm bắt được việc thể hiện kỹ năng tự nhận thức của từng học sinh khi ở ngoài nhà trường. Các em theo dõi, nhắc nhở nhau và báo ngay với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục những trường hợp còn hạn chế. Giáo viên nắm bắt những hoàn cảnh không an toàn có thể xảy ra và có biện pháp giúp trẻ phòng tránh kịp thời. Giáo viên tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp sẽ phát huy tinh thần tự quản và kỹ năng tự nhận thức của trẻ qua việc các em tự nhận xét về tập thể lớp, về bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế và đưa ra kế hoạch của tuần tiếp theo. - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết và báo cáo Tổ trưởng tình hình thực hiện rèn luyện của lớp 1 lần/ tháng. Tổ trưởng tổng kết, báo về Ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống của trường vào ngày 25 hàng tháng, báo cáo ngay khi cần thiết. Qua đó, Ban giám hiệu nắm bắt tình hình để có sự giúp đỡ kịp thời và đề ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. * Tóm lại: Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Vì thế, mỗi thầy cô giáo phải tìm tòi những giải pháp thông qua việc giảng dạy, giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các em rèn kỹ năng tự nhận thức ngày một hoàn thiện hơn. 4.2. Hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 9
- Tôi luôn coi trọng việc phát huy vai trò tự quản của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động này đã góp phần quan trọng trong vấn đề rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho học sinh thông qua việc làm cụ thể như sau: - Liên đội đã đưa nội dung rèn luyện kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng vào kế hoạch hoạt động Đội ngay từ đầu năm học, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua của từng chi đội, có tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm hàng tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ. Việc tuyên truyền giáo dục được liên đội thực hiện trong chương trình phát thanh măng non hàng tuần, qua các bài viết ngắn, các câu chuyện kể do các em sưu tầm hoặc tự viết ra. Các chi đội thay phiên nhau thực hiện nội dung này. - Trong sinh hoạt Đội, sao nhi đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức chuyên đề “Văn hóa ứng xử”, học sinh được thảo luận, trao đổi ý kiến, trình bày ý kiến của mình, được tham gia các hoạt động tập thể, trò chơi, giao lưu với nhau. Qua đó, giáo viên rèn luyện cho trẻ kỹ năng nói trước đám đông với phong cách lịch sự và lời nói thuyết phục người nghe. Cụ thể: Thông qua việc tổ chức hội thi “Nét đẹp đội viên” (khối 4, khối 5) và “Nhi đồng chăm ngoan” (khối 1, khối 2, khối 3) với phần tham dự của học sinh toàn trường, trong đó có phần tự giới thiệu về bản thân mình và thi ứng xử. Hội thi diễn ra sôi nổi, các em có cách ứng xử khá tốt. Qua hội thi, tất cả học sinh hiểu và biết được nét đẹp của người học sinh không chỉ giữ gìn cơ thể sạch sẽ, trang phục gọn gàng mà quan trọng hơn nữa là phải biết thể hiện văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Trong quá trình tham gia các hoạt động cũng có khi xảy ra tình huống một vài học sinh bất đồng với nhau. Do đó, Ban phụ trách và Ban chỉ huy liên đội cần có nghệ thuật ứng xử phù hợp để giữ được bầu không khí vui vẻ, tạo được bầu không khí thân thiện, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. * Tóm lại: Thông qua hoạt động Đội và sao nhi đồng tạo được sự đoàn kết, gắn bó giữa các em đã góp phần quan trọng vào việc hình thành kỹ năng tự nhận thức cho học sinh. 5. Tăng cường sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh. - Công tác giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua Hội nghị cán bộ công chức - viên chức, Đại hội phụ huynh học sinh vào đầu năm học, Ban giám hiệu đã yêu cầu sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhất là phụ huynh học sinh nên sắp xếp công việc, dành thời gian để chăm sóc con em, tham dự đầy đủ các cuộc họp do trường và giáo viên chủ 10
- nhiệm tổ chức để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các em để có sự thống nhất và phối hợp với nhau trong việc giáo dục. - Nhà trường và gia đình luôn gần gũi với trẻ, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của các em để có sự uốn nắn, giáo dục kịp thời. Với những học sinh còn nhiều hạn chế, thầy cô và cha mẹ phải nhẹ nhàng dùng tình cảm để giúp trẻ khắc phục, tránh làm tổn thương các em. - Tôi luôn coi trọng sự gương mẫu của giáo viên và phụ huynh, đó là biện pháp giáo dục hiệu quả bởi sự mẫu mực của người lớn sẽ làm cho trẻ yêu quý, kính trọng và noi theo. Mỗi chúng ta không nên lơ là hoặc bỏ qua những cơ hội thuận lợi để hướng trẻ đến những hành vi và thói quen tốt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. - Giáo viên và phụ huynh không nên cầu toàn mà phải chấp nhận những hạn chế của học sinh, tránh để các em bị cảm giác mình là người thất bại. Trước những lời nói với ngôn từ chưa hay hoặc những việc làm chưa hoàn thiện của các em, thầy cô và cha mẹ nên có sự giúp đỡ một cách thân thiện. Ví dụ: Khi trẻ làm vỡ bình hoa hay làm bể một cái chén, người lớn nên cùng trẻ nhặt những mảnh vỡ. Mẹ cũng nên khen trẻ biết phụ giúp công việc gia đình, khuyên trẻ cẩn thận hơn và hướng cách cầm đồ vật an toàn. Nếu người lớn thể hiện sự khó chịu hay la rầy thì chắc chắn các em sẽ không dám rửa chén, không dám lau bình hoa nữa và trẻ sẽ không tự tin để làm những công việc tương tự như thế. * Tóm lại: Trẻ em là tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Công tác này đòi hỏi sự chung tay, phối hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trang bị cho các em những kỹ năng sống tốt. Từ đó, trẻ sẽ có được niềm vui và niềm tin vào sự thành công của bản thân. Phần 4: Kết quả Trong năm học 2018 - 2019, với việc áp dụng đề tài “Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh tiểu học” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giáo dục và rèn kỹ năng sống. Học sinh được trang bị vốn tri thức, kỹ năng, một nghị lực để vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, một niềm tin vào sự thành công trong công việc, biết đưa ra mục tiêu để phấn đấu. Qua mỗi giai đoạn sơ kết công tác giáo dục kỹ năng tự nhận thức, tôi đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, trẻ không còn biểu hiện nhút nhát, sợ sệt nữa mà giờ đây, các em biết nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân mình, biết 11
- nhìn nhận ưu điểm của bản thân để phát huy và hạn chế để khắc phục để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết tôn trọng mọi người, thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh, điểm hay của người khác để phát triển tốt. Đa số học sinh đã rèn được tín tự lập, các em biết làm những công việc tự phục vụ bản thân, có ý thức vượt khó để hoàn thành công việc đã đảm nhận như: học sinh lớp Bốn, lớp Năm trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp, các em lớp Một, lớp Hai tưới hoa mỗi ngày. Các lớp phát huy tinh thần tự quản khá tốt, biết vệ sinh và giữ gìn vệ sinh lớp học, tham gia vệ sinh sân trường. Các em phụ giúp một số công việc gia đình với ý thức tự giác. Các em đã mạnh dạn hơn thể hiện bản thân mình, dám thể hiện trước đám đông như: tham gia biểu diễn văn nghệ, kể chuyện trước lớp và trước học sinh toàn trường, dám trình bày ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Học sinh có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp đã phát triển ở trẻ các kỹ năng: tổ chức, hợp tác, lắng nghe, chia sẻ và biết diễn đạt ý của mình góp phần phát huy sự sáng tạo, sự gắn kết trong học sinh và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, cha mẹ, người thân, bạn bè và mọi người xung quanh. Các em biết động viên giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các em đã được trang bị các kỹ năng đề phòng và cách xử lý kịp thời khi gặp những tình huống bất ổn xảy ra để giữ an toàn cho bản thân. Phần 5: Kết luận 1. Tóm lược giải pháp: Với chức năng, nhiệm vụ của người làm công tác quản lý, tôi luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, mỗi chúng ta không chỉ chú trọng “dạy chữ” mà còn phải quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người”. Với đề tài trên tôi đã áp dụng các giải pháp: - Ban giám hiệu tập trung nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành và các tài liệu có liên quan để có định hướng và chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự nhận thức nói riêng cho học sinh đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. - Tăng cường công tác tuyên truyền để toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phụ huynh và học sinh nắm được mục đích, ý nghĩa, thấy được trách nhiệm của mình và biết chọn các giải pháp thích hợp để công tác giáo dục đạt hiệu quả tốt. - Giáo viên cần cung cấp cho các em vốn tri thức thông qua việc lồng ghép giáo dục trong những tiết học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều hoạt động phong phú, đa dạng trong suốt năm học và 12
- cả trong thời gian nghỉ hè. Qua đó, giúp trẻ khẳng định bản thân, rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các tình huống và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với tập thể. - Việc rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải kiên trì giúp các em tháo gỡ vướng mắc, vượt qua những khó khăn, giúp trẻ hiểu “Đứng dậy sau thất bại thì sẽ thành công” để trẻ có được niềm tin vào bản thân, việc làm này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài thì những kỹ năng được hình thành mới trở nên bền vững. - Nhà trường phải có sự kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục, tránh để tình trạng một phụ huynh đứng bên lề giáo dục, khuyến khích phụ huynh tham gia đầy đủ các cuộc họp, tích cực đóng góp ý kiến cho công tác giáo dục. Ban giám hiệu thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với Ban Đại diện cha mẹ học sinh nhằm thống nhất trong phối hợp hoạt động và cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Mỗi chúng ta không nên lơ là hoặc bỏ qua những cơ hội thuận lợi để hướng trẻ đến những hành vi và thói quen tốt phù hợp với chuẩn mực đạo đức giúp trẻ có niềm tin vào sự thành công của bản thân. - Cha mẹ và thầy cô luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo và phải đến với các em bằng tất cả tình thương, bằng cả tinh thần trách nhiệm của mình. Chúng ta không nên chê bai, xúc phạm nhân cách hoặc dùng bạo lực học đường đối với học sinh mà phải luôn gần gũi học sinh, với giọng nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, phải biết khen ngợi và động viên, khuyến khích trẻ vượt qua khó khăn, khắc phục hạn chế, có như vậy thì công tác giáo dục sẽ đạt kết quả tốt. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài: Qua việc nghiên cứu đề tài: “Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh tiểu học” và áp dụng tại Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh đã đạt hiệu quả cao. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường, các lớp bậc Tiểu học./. 13