Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

doc 25 trang thulinhhd34 6883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_giai_toan_co_loi_van_cho_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

  1. Bµi to¸n: Nhµ An cã 5 con gµ, mÑ mua thªm 4 con gµ. Hái nhµ An cã tÊt c¶ mÊy con gµ? Tãm t¾t: Cã : 5 con gµ Thªm : 4 con gµ Cã tÊt c¶ : con gµ? Hình ảnh 3 : Màn hình xuất hiện thêm phần tóm tắt của bài toán. Bµi to¸n: Nhµ An cã 5 con gµ, mÑ mua thªm 4 con gµ. Hái nhµ An cã tÊt c¶ mÊy con gµ? Tãm t¾t: Cã : 5 con gµ Thªm : 4 con gµ Cã tÊt c¶ con gµ? Bµi gi¶i: Nhµ An cã tÊt c¶ lµ: 5 + 4 = 9 (con) §¸p sè: 9 con gµ Hình 4: Màn hình xuất hiện thêm phần bài giải sau khi HS đã thực hiện xong phép tính. GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm. Như vậy thông thường, GV phải viết bài tập lên bảng (khoảng 5 phút), hoặc đính bài tập đã viết sẵn ở bảng phụ (khoảng 3 phút), nhưng sử dụng bài giảng điện tử, chỉ cần một thao tác nhỏ là Enter hoặc Click vào chuột máy vi tính thì nội dung bài tập sẽ xuất hiện trên màn hình và HS sẽ nắm bắt được nội dung bài tập cần làm. GV có thể lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (nhóm, cá nhân, trò chơi, bảng con, thi đua, ) cho phù hợp với tình hình của 10
  2. từng lớp. Sau đó GV cho kiểm tra và đối chiếu lại kết quả của HS làm được bằng cách đưa lên kết quả lên màn hình để HS có thể sửa sai, Như vậy quá trình nhận thức của HS lớp 1 rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, mà sử dụng các phương tiện trực quan để dạy học một cách thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vì vậy thông qua CNTT để dạy toán cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết. Tóm lại việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán lớp 1 đóng vai vô cùng quan trọng giúp học sinh giáo viên truyền thụ bài giảng một cách logíc khoa học tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, giúp học sinh nắm được kiến thức toán học một cách chắc chắn và rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo, nhanh kết quả chính xác. Đây là một việc hết sức cần thiết mà GV lớp 1 cần thực ngay từ đầu năm học. Do đó khi giáo viên sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học còn phụ thuộc vào mục tiêu từng bài dạy, từng hoạt động trong bài dạy, tình hình thực tế của lớp mình mà thiết kế bài giảng cho phù hợp có thể sử dụng tranh vẽ để minh hoạ, có thể sử dụng tranh ảnh trên màn hình thông qua trình chiếu trên bài giảng điện tử mà còn đòi hỏi nghệ thuật của giáo viên trong giảng dạy cũng như khi sử dụng dồ dùng dạy học phải mang tính khoa học, lời nói ngắn gọn dễ hiểu, cần mềm dẻo không cứng ngắc rập khuân, thì tiết dạy mới mang lại hiệu quả cao. Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ ( người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay đến, để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính) Giải pháp 4: Kinh nghiệm dạy giải bài toán có lời văn lớp 1 Trong thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp Một, tôi thấy giải bài toán có lời văn là một dạng mới so với trước đây, dạng toán này các em được học ở tuần 22 trong học kì II. Khi dạy các em đặt lời giải trình bày bài toán còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phép tính và làm các phép tính ấy để tìm ra đáp số, bắt buộc lời giải phải có quan hệ chặt chẽ lo gíc với phép tính thể hiện 11
  3. được điều cần tìm. Đối với học sinh lớp Một đa số các em đọc rất chậm còn phải đánh vần nên khi các em đọc bài toán không nhớ được nghĩa của cụm từ vừa đọc dẫn đến chưa hiểu rõ ý đồ của bài toán nên không nhận biết những cái đã cho (dữ kiện) và cái phải tìm (Câu hỏi) các em hay lầm tưởng lẫn lộn giữa cái đã cho và cái phải tìm nên các em đặt lời giải chưa chính xác, viết phép tính cộng thành trừ, trừ thành cộng dẫn đến kết quả sai và không biết trình bày bài toán. Vì thế tôi đã nghiên cứu kĩ Sách giáo khoa và và nhận thấy mặc dù đến tuần 22 học sinh mới được chính thức học cách giải “ Bài toán có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa ở học kỳ I ngay từ bài “ Phép cộng trong phạm vi 3” ở tuần 7 đến tuần 16 hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “ Nhìn tranh viết phép tính vào dãy 5 ô trống”. a) Dạng bài điền khuyết: Quan sát hình vẽ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Ví dụ: Dạy bài : Luyện tập trang 45 Bài 5 a): SGK (trang 46 Toán 1) 12
  4. Hình minh hoạ SGK Sau khi quan sát tranh vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng”, rồi tập cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”. Như vậy các em đã được làm quen với bài toán ở dạng quan sát hình minh hoạ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng bài toán có lời văn các em sẽ được học ở tuần 21 nên tôi hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ rất kĩ và nêu câu hỏi gợi mở giúp các em miệng 3 - 5 lần để hình thành bài toán, từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn ngôn ngữ. Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài toán bằng lời văn. Sau đó viết phép tính vào ô trống: 1 + 2 = 3 - Ở dạng này Giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ thể: Xem tranh vẽ - Nêu bài toán bằng lời – Nêu câu trả lời – Và viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. b) Dạng bài: Đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời Từ tuần 7 các em được làm dạng bài điền khuyết quan sát tranh viết phép tính vào ô trống thì giáo viên đã hướng dẫn cho các em nêu bài toán bằng lời văn rồi mới viết phép tính vào ô trống. Ở dạng bài này yêu cầu cao hơn, không có tranh minh hoạ mà phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung (SGK trang 89) Bài 5: Viết phép tính thích hợp a) Có : 5 quả b) Có : 7 viên bi Thêm : 3 quả Bớt : 3 viên bi Có tất cả : quả Còn : viên bi 13
  5. Dựa vào tóm tắt bài toán thì rất khô khan khó hiểu, các em không thể tưởng tượng được bài toán nên giáo viên phải đặt câu hỏi gợi mở cho các em. Giáo viên có thể liên hệ thực tế: có thể đây là mẹ có, hoặc bà có, hay chị có; ; còn quả ở đây có thể là quả cam, hay táo, hay lê, qua đó hướng dẫn các em nêu thành bài toán như sau: Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi có tất cả mấy quả cam? Hoặc Bà có 5 quả táo, bà mua thêm 3 quả nữa. Hỏi bà có tất cả mấy quả táo? Ở dạng này giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề toán sau đó mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau: Bước 1: Yêu cầu vài em nêu tóm tắt bài toán. Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán. Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ô trống. Qua đó các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối với dạng bài toán có lời văn ở tuần 21. Có bài được cài sẵn “cốt câu” hỏi, lời giải vào tóm tắt để các em có thể dựa vào đó mà viết câu lời giải. Ví dụ: Dạy bài: Bài toán có lời văn (trang 115) gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau. c) Dạng bài toán còn thiếu số và câu hỏi (cái đã cho, cái phải tìm) * Bài toán còn thiếu số (Cái đã cho) Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. Bài toán 1: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? Bài toán 2: Có con, có thêm con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ? 14
  6. * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm) Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. Bài toán 3: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ? * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm) Bài toán 4: Có con chim đậu trên cành, có thêm .con chim bay đến. Hỏi ? - Dạy dạng toán này giáo viên phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Để đạt được yêu cầu này trước hết GV nêu yêu cầu bài toán, cho vài ba học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ (SGK) Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp. + Có mấy bạn ở bên trái ? (HS trả lời, nhận xét). + Có mấy bạn ở bên phải đang đi tới ? (HS trả lời, nhận xét). - Cho vài em nhắc lại. - Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. - Cho các em đọc lại bài toán. (đọc cá nhân, đồng thanh). Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1&2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện. 15
  7. Với cách hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ logíc khoa học từ dễ đến khó như trên giúp các em hiểu và nắm được bài toán lời văn đầy đủ phải có dữ kiện (cái đã cho biết và cái cần phải đi tìm). Đây cũng là bước HS hiểu bài toán có lời văn giúp các em giải tốt bài toán có lời văn. Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn Bài toán: Nhà An có 7 con thỏ, mẹ mua thêm 2 con thỏ. Hỏi nhà An có tất cả mấy con thỏ? - Sau khi học sinh quan sát tranh minh hoạ (SGK) rồi đọc bài toán, cần giúp học sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Giáo viên đặt câu hỏi để tìm dữ kiện bài toán: + Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 7 con thỏ) + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 2 con thỏ) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Nhà An có tất cả mấy con thỏ) (Học sinh trả lời giáo viên dùng phấn màu gạch chân dữ kiện bài toán) - Sau khi đã tìm được dữ kiện bài toán giáo viên có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 4 cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy con gà?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ là để có câu lời giải: “ Nhà An có tất cả là:” Cách 2: Đưa từ “con thỏ” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số con thỏ nhà An có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có tất cả con thỏ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả:”. Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con thỏ?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con thỏ” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả là: 16
  8. 7 + 2 = 9 (con thỏ) Sau khi học sinh tính xong: 7 + 2 = 9 (con thỏ). Giáo viên chỉ vào 9 rồi hỏi: “ 9 con thỏ ở đây là của nhà ai? ” (là số thỏ nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số thỏ nhà An có tất cả là” Qua ví dụ trên ta thấy có nhiều cách hướng dẫn giúp các em viết câu lời giải, tuỳ vào trình độ tiếp thu bài của học sinh giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp nhất không nên bắt buộc nhất thiết phải theo một kiểu. Sau khi học sinh đã nêu được câu lời giải tiếp tục hướng dẫn các em viết phép tính như sau: - Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (7 + 2), 7cộng 2 bằng mấy? (7+2 = 9); hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con thỏ em tính thế nào? (7+2= 9); Hoặc “ Nhà An có tất cả mấy con thỏ? (7+2= 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 9 này là 9 con thỏ" nên ta viết “con thỏ” vào dấu ngoặc đơn sau phép tính: 7 + 2 = 9 (con thỏ). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số. - Đây là tiết đầu tiên các em thực hiện làm toán có lời văn nên các em không biết trình bày bài toán và sợ sai.Vì vậy giáo viên rất vất vả phải hướng dẫn thật tỉ mỉ từng bước của bài toán sau đó hướng dẫn cách trình bày vào vở. Giáo viên vừa hướng dẫn vửa trình bày bài toán mẫu (không viết kết quả) trên bảng khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần. Như vậy sau này các em mới có kĩ năng trình bày bài toán có lời văn. Chẳng hạn: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = ( con gà) Đáp số : con gà Với cách hướng dẫn tỉ mỉ và lo gíc như trên tôi thấy các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ lâu qua việc cho các em nhắc lại bài toán nhiều lần sau khi đã điền đủ các dữ kiện hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có đủ cái đã cho và cái phải đi tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Khi giáo viên gợi ý để các em xác định và viết được câu hỏi bài toán thì 17
  9. các em sẽ dễ dàng đặt lời giải bài toán một cách chính xác. Do đó đối với những bài toán đã có đầy đủ dữ kiện và yêu cầu tôi luôn khuyến khích các em đọc kĩ bài toán sau đó đặt câu hỏi gợi ý để các em tìm và dùng bút chì gạch chân cái đã cho và cái phải tìm, tóm tắt bài toán và xác định đúng đơn vị đi kèm rồi suy nghĩ tìm cách đặt lời giải và giải. Tôi luôn khuyến khích các em đặt lời giải khác nhau phong phú và đa dạng nhưng nội dung chính xác phù hợp với bài toán. Ví dụ: Dạy bài Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) Bài toán 3: Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ? (SGK trang 155) - Cho 3 em đọc bài toán, lớp đọc thầm và gạch chân cái đã cho và cái cần tìm. - Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. Có 2 cách tóm tắt sau * Cách 1 (Tóm tắt bằng lời văn) Lớp 1A : 35 cây Lớp 2 A : 50 cây Cả hai lớp .cây ? * Cách 2 (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng) 35 cây Lớp 1A ? cây 50 cây Lớp 2 A: Hoặc 35 cây 50 cây ? cây Sau khi các em đã tóm tắt xong, Gv đặt câu hỏi gợi ý để các em đặt lời giải và giải theo hướng sau: Bài giải 18
  10. Cả hai lớp trồng: 35 + 50 = 85 (cây) Đáp số: 85 cây Hoặc gợi ý để các em có thể đặt lời giải nhiều kiểu như sau: - Hai lớp trồng là: 35 + 50 = 85 (cây) - Lớp 1A và lớp 2A trồng: 35 + 50 = 85 (cây) - Tất cả trồng là : 35 + 50 = 85 (cây) - Số cây hai lớp trồng: 35 + 50 = 85 (cây) - Số cây tất cả trồng là: 35 + 50 = 85 (cây) - Số cây Lớp 1A và lớp 2A trồng trồng : 35 + 50 = 85 (cây) - Số cây trồng tất cả là : 35 + 50 = 85 (cây) Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên đã thành công vì đây là học sinh lớp Một nên GV không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc dập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Tóm lại giải toán có lời văn đỏi hỏi các em phải đọc kỹ đề bài và xác định được dữ kiện và yêu cầu bài toán, biết tóm tắt bài toán rồi suy luận để tìm cách giải đúng. Do đó tôi hướng dẫn các em khi làm bài phải thực hiện tốt các bước theo sơ đổ sau: Đọc kĩ đề bài toán Tìm, gạch chân các dữ kiện bài toán – xác định đơn vị đi kèm kết quả Tóm tắt bài toán Dùng lời văn Dùng sơ đồ 19
  11. Căn cứ vào tóm tắt suy luận tìm cách giải bài toán *Lưu ý: các từ quan trọng trong bài toán để giải bài toán chính xác + Dạng bài làm phép tính cộng: mua thêm, lấy thêm, hái thêm, cả hai, tất cả, dài hơn, nhiều hơn, cao hơn, + Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn hết, biếu, tặng, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn, thấp hơn, Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà giáo viên nghiên cứu để lựa chọn cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em hiểu được đề bài toán và biết cách giải bài toán dẫn đến kết quả chính xác. Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã học một cách có hệ thống khoa học và logic. Từ đó các em sẽ nắm vững các kiến thức hơn và biết áp dụng làm các bài tập thực hành một cách thành thạo, kết quả chính xác góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Nhờ các biện pháp trên mà học sinh hiểu và nắm được rõ bản chất của bài toán có lời văn cũng như các dạng toán khác. Đồng thời các em biết cách giải bài toán có lời văn một cách hiệu quả, chắc chắn, chính xác với từng dạng bài và khả năng tư duy của các em cũng được nâng lên rõ rệt. 8. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. - Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu,kể cả áp dụng thử(nếu có) 20
  12. Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy: - Trong các giờ học Toán, học sinh hứng thú học tập, say mê môn học. - Học sinh kiên trì trong học tập. - Trong khi làm bài tập, kĩ năng giải toán có lời văn của các em được nâng cao hơn, các câu trả lời đa dạng hơn khi biết vận dụng các bước giải. - Trong các tiết thực hành vận dụng kiến thức, học sinh không những hiểu được nội dung của bài mà còn có kĩ năng phân tích đề và giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả. - Trau dồi được kĩ năng "phân tích, tổng hợp, suy luận, giải quyết vấn đề" bản thân các em cảm thấy tự tin hơn, không còn sợ sệt như trước nữa. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tác giả Trong quá trình trước và sau khi thực hiện tôi tiến hành khảo sát kết quả đạt như sau: Bảng 1: Khảo sát lần 1 (sau 1 tuần) TS học sinh Nội dung Kết quả Tỉ lệ Viết đúng câu lời giải 10 28,5% Viết đúng phép tính 18 51,4% 35 Viết đúng đáp số 12 34,,3% Giải đúng cả 3 bước 10 28,5% Bảng 2: Khảo sát sau khi thực hiện (2 tháng ) Kết quả kiểm tra sau khi học hết chương cụ thể như sau: ĐIỂM TSHS 9-10 % 7-8 % 5-6 % 4-3 % 2-1 % 35 20 57,1 15 42,9 0 0 0 0 0 0 Qua các biện pháp mà tôi đã áp dụng , để có được kết quả như vậy bản thân tôi đã rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm: * Đối với giáo viên 21
  13. + Phải nắm được từng đối tượng học sinh, phải hiểu rõ được khả năng nhận thức của từng em, để từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các em. + Phải có tính sáng tạo, phải linh hoạt kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp. + Phải luôn luôn tìm tòi và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là một người giáo viên mẫu mực để học sinh noi theo. + Rèn luyện cho học sinh luôn luôn đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, có kỹ năng, kỹ xảo khi làm từng dạng của bài tập. Cho học sinh nắm chắc các bước giải từ đó học sinh sẽ nhận biết rất nhanh. + Tăng cường bồi dưỡng các dạng bài tập cho học sinh, luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và học sinh phải tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. * Về phía học sinh + Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình bằng cách đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh + Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài. + Khi quan sát sự vật , cần quan sát thận tinh tế để tìm ra những điểm giống nhau. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Đề tài sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 1 của trường Tiểu học hoàng Hoa và các trường khác trong toàn huyện. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử và áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng TT nhân kiến 1 Lê Thị Tân Giáo viên Trường Tiểu Hướng dẫn giải toán có lời văn học Hoàng Hoa cho học sinh lớp 1 22
  14. Hoàng Hoa, ngày 26 tháng 2 năm 2019 Hoàng Hoa, ngày 18 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên,đóng dấu) Trần Trung Kiên Lê Thị Tân Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - Tổng điểm: - Xếp loại: . Hoàng Hoa ngày 26 tháng 2 năm 2019 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH Trần Trung Kiên 23
  15. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN - Tổng điểm: - Xếp loại: . Tam Dương ngày tháng năm 2019 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 24