Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

docx 22 trang Đinh Thương 15/01/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_kich_thich_tre_4_5_tuoi_hu.docx
  • pdfSKKN_TAO_HINH_-VU_THI_NHAI_2ca0b.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

  1. Ngay cả trong những hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng thêm nội dung, hình thức để thu hút trẻ.Tôi cho trẻ lựa chọn vật liệu hình ảnh để trang trí đồ dùng: mũ, đồng hồ, con trâu bằng các nguyên liệu thiên nhiên và hơn cả là tự tay trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chính hoạt động hàng ngày của trẻ. Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học, tôi còn tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ. Ngoài vẽ, nặn , tôi còn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở hoạt động góc. Trẻ tự làm búp bê, sau đó vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để “trình diễn thời trang’’
  2. Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rất thích thú tự hào, kích thích trẻ niềm say mê với môn học. Chính những giờ chơi này, tôi thấy trẻ càng ngày càng thuần thục, đôi bàn tay khéo léo hơn. Biện pháp 5: Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn tạo hình với các hoạt động khác: Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp tạo hình vào các môn học khác như: L àm quen vớ i văn học, khám phá khoa học- tìm hiểu môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời Khi trẻ tham gia các hoạt động hằng ngày bất kể lúc nào có thể khơi gợi ý tưởng để trẻ thực hiện không nhất thiết phải ngay lúc đó mà khi nào có điệu kiện cho trẻ thực hiện. Ví dụ:Trong tiết dạy làm quen với văn học, khi kết thúc tiết học, tôi cho trẻ vẽ hoặc tô màu các nhân vật trong truyện. Khi trẻ tô màu trẻ được củng cố kỹ năng tô màu hơn nữa được quan sát kỹ tranh giúp trẻ có nhiều sang tạo hơn khi kể chuyện hay làm nhà cho chú heo con trong câu chuyện “Ba chú heo con”
  3. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở góc tạo hình, tôi giao trách nhiệm cho trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho góc xây dựng (nặn cây hoa, nặn cây xanh, nặn các con vật để các bác xây dựng trồng trong khu công viên, đưa các con vật về nuôi trong trang trại ) hay nặn, các loại rau, quả, các con vật, xé giấy thành dải làm bánh đa, bún, để làm thực phẩm Bởi lẽ tạo hình là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ mônkhác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học, để giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ một cách nhẹ nhàng hơn. Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng.
  4. Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được bố mẹ khen là trẻ thấy rất tự hào và có những cố gắng cho lần hoạt động sau. Những trẻ chưa được lựa chọn cũng có vẻ hơi buồn hơn một chút, trẻ cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có ý thức cho con luyện tập ở nhà. Mỗi tuần tôi thường cố gắng tổ chức cho trẻ thi đua vẽ tranh một lần để luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con mình sau mỗi tuần học. * Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ. Để trẻ yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ gìn lớp học của mình thì ngay cả ở nhà hay ở những nơi vui chơi trẻ cũng phải có được ý thức đó. Trẻ biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, trẻ biết thu gọn đồ chơi của mình sau khi chơi, không bầy bừa ra nhà. Trẻ biết cảm nhận những hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không tự ý sử dụng. Ở lứa tuổi này ý thức tự lập, tự chủ trong công việc của mình cũng cần được hình thành ở trẻ. Trẻ dễ nhớ, chóng quên, với những trẻ chưa biết tập trung chú ý còn ngại tham gia hoạt động tôi cũng trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh kết hợp rèn thêm trẻ ở nhà. Một điều tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề lớn đối với việc hình thành ý thức con trẻ, đó là việc phụ huynh quan tâm giúp đỡ con trẻ tìm kiếm vật liệu chuẩn bị cho các hoạt động của lớp. Hoạt động này giúp cho con trẻ có ý thức quan tâm đến các hoạt động của mình ở lớp và tạo cho trẻ háo hức mỗi khi chuẩn bị cho hoạt động mới . III. Hiệu quả của biện pháp:
  5. Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng. Và đây là bảng tổng hợp kết quả của lớp tôi sau khi áp dụng biện pháp. Bảng tổng hợp kết quả Nội dung khảo sát Tổng số số lượng và tỉ lệ số lượng và tỉ lệ trẻ khảo đạt chưa đạt sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ đoàn kết, phối hợp với nhau, tích cực tham gia trong 30 28 93,3 2 6,7 giờ hoạt động tạo hình 2. Kỹ năng tự tin làm việc 30 nhóm và hợp tác, chia sẻ 28 93,3 2 6,7 3. Trẻ có kiến thức, kỹ năng 30 tạo hình 28 93,3 2 6,7 4. Khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong 30 25 83,3 5 16,7 hoạt động 6. Nhận xét sản phẩm và nói đươc̣ muc̣ đić h ý nghiã , 30 28 93,3 2 6,7 tác dung của sản phẩm 7. Đặt tên cho sản phẩm Tić h cưc̣ tham gia hoaṭ đông trải 30 28 93,3 2 6,7 nghiêṃ vớ i sản phẩm của mình làm ra 1. Đối với trẻ - Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học. - Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình. - Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề. - Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản phẩm của mình ở lớp.
  6. - Có ý thức về bảo vệ môi trường, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết lựa chọn những phế liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi. - Thích tham gia các hoạt động, các trò chơi có liên quan đến đồ dùng đồ chơi mình tự làm và có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp 2. Đối với giáo viên. - Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế, tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ sáng tạo hơn, tích cực hơn trong việc tìm kiếm, sưu tầm lựa chọn học liệu phục vụ cho các hoạt động. - Đồ dùng, đồ chơi dạy học phục vụ cho các hoạt động phong phú và hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động của trẻ. - Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tin tưởng quý mến của phụ huynh 3. Đối với phụ huynh. -Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp. - Khi có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trẻ cảm nhận được sự gần gũi về cách thức giáo dục của cô giáo như mẹ hiền. - Nhận thức được tính tích cực của việc áp dụng các biện pháp trong quá trình giáo dục trẻ từ đó thường xuyên kết hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục các con, ngày càng tin tưởng cô giáo, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, sẵn lòng ủng hộ về mọi mặt trong các phong trào của lớp cũng như của trường. Với tâm huyết của một giáo viên mầm non, tôi vẫn mong muốn một điều là được phụ huynh tin yêu, tin tưởng. Thấy được những gương mặt rạng rỡ của phụ huynh khi đón con được cảm nhận những sản phẩm, kết quả học tập của con mình tại lớp tại lớp. Những lời bi bô của con trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình với bố mẹ nó luôn động viên tôi, khích lệ tinh thần làm việc của tôi, khiến tôi luôn suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp giúp trẻ yêu thích lĩnh vực nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự chia sẻ, động viên, ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, của chính những đồng nghiệp trong lớp và của nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt động lực chính giúp tôi thêm phấn khởi thực hiện đề tài chính là sự yêu thích của trẻ mỗi khi trẻ tới lớp và nhất là những khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên rất hứng thú khi say mê tham gia vào hoạt động tạo hình Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng nhằm khuyến khích trẻ yêu thích lĩnh vực thẩm mỹ, yêu trường lớp. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng manh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Vũ Thị Nhài
  7. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP T/M. NHÀ TRƯỜNG
  8. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT T/M. PHÒNG GD&ĐT