Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

doc 20 trang binhlieuqn2 07/03/2022 49751
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_thi_nghiem_khoa_hoc_va.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi giữ hơi trong túi thì phải làm gì? Cho trẻ lấy kéo cắt túi, hoặc lấy cây nhọn đâm nhẹ xem điều gì sẽ xảy ra. - Khám phá về cuộc chạy đua của ba cây nến (Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi hai cây nến ở trong vại đều tắt. Cây nến trong vại lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến trong vại nhỏ) - Khám phá về những cái chai ca hát (Đổ nước vào các chai, mỗi chai có lượng nước khác nhau, dùng chiếc muỗng gõ vào các chai, lắng nghe các âm thanh khác nhau cho trẻ thử chơi tạo nhạc) - Khám phá nến cháy nhờ không khí gì? - Khám phá làm một cái máy phun cây (Không khí chuyển động khi thổi qua đầu ống nhựa sẽ chia thành các luồng không khí, vừa tạo sức hút nước lên trên ông nhựa, vừa tạo thành luồng không khí đẩy nước về phía trước. Máy phun cây và bình xịt nước hoa cũng nhờ các lực từ tay bóp không khí vào để phun nước ra) *Các hoạt động thử nghiệm khám phá về đất, cát,sỏi,đá - Cho trẻ xem băng hình về đất,cát, sỏi,đá - Chia nhóm cho trẻ thảo luận về 1 chất liệu mà trẻ nhìn thấy trong băng hình. - Cho trẻ trình bày về màu sắc, kích thước, công dụng của đất,cát,sỏi,đá - Làm thí nghiệm về sự hút nước nhanh hay chậm của sỏi,đất,cát,đá - Ghi lại kết quả chất liệu nào hút nước,chất liệu nào không hút nước - Đoán xem vật liệu nào nặng, vật liệu nào nhẹ, vật liệu nào bay được, không bay được, khi nào thì bay được( cát ướt có bay được không) Biện pháp 2: Xây dưng góc khám phá khoa học Muốn xây dựng được góc khám phá khoa học tôi phải nghiên cứu rất nhiều vì góc khám phá là nơi trẻ có thể khám phá thí nghiệm và thực tập các kỹ năng khảo sát khoa học, như quan sát, so sánh, thông tin, dự đoán. Đó cũng là nơi để trưng bày các tư liệu, trong khu vực này tôi thường xuyên được thay đổi theo sự quan tâm của trẻ. Tôi nghĩ ra một khu vực khoa học bài trí tốt sẽ cho phép trẻ tự lực, ở đó tôi có các kệ để trang trí trong tầm tay với của trẻ. Tôi đã dùng hình để dán nhãn các vật dụng lưu giữ. Các tư liệu cần sự giám sát của giáo viên có lưu giữ ở các kệ cao hơn hoặc để trong tủ. Tôi cũng thường xuyên tập cho trẻ quen với cách sử dụng và lưu giữ các tư liệu va trang thiết bị, dán các hình ảnh để nhắc nhở và nói chuyện với trẻ trong trường hợp nhóm về làm việc để đồ dùng trở về chỗ cũ và dọn dẹp, lau chúi sau khi làm việc xong. Góc Cho trẻ khám phá có cả cá và nước nên tôi có các đồ dùng sau. Tôi kê một cái bàn gần bồn nước vì các hoạt động với cát và nước cần lau rửa sạch sẽ. Tôi chuẩn bị cho trẻ các tạp dề chống thấm nước, chổi ngắn, tạp dề và cái hót rác. 9
  2. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi Có vòi hoa sen vừa tầm tay của trẻ, có các bàn để trưng bày các tư liệu theo chủ đề, các tư liệu sưu tầm. Có nhiều vật liệu khác nhau để trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi( sổ nhật ký theo dõi hàng ngày mỗi trẻ một quyển) các bảng tổng hợp kết quả các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và những vật trẻ có thể sờ mó hoặc nếm thử như cân, chai, lọ nhựa, nam châm, nhiệt kế, ốc vít,đèn pin, vỏ cây, lá, hột hạt khô (các nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ). Tùy theo từng chủ điểm mà tôi cung cấp các nguyên vật liệu để cho trẻ hoạt động khám phá. Tủ đựng đồ dùng khám phá Xây dựng góc khám phá theo tháng Kết quả sau khi trẻ thực hiện thí nghiệm và ghi nhật ký hàng ngày Biện pháp 3: Tiến hành tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm không phải là việc làm hoàn toàn mới mẻ, đối với ngành học mầm non. Song để làm quen với thí nghiệm thì (chủ yếu 10
  3. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi là khai thác triệt để) để phát triển tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc: nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về qui trình thưc hiện đối với trẻ. Và sau đây là những bài tập thí nghiệm mà Tôi đã lựa chọn phù hợp với trẻ 4 tuổi, được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thúc đối với trẻ.Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. * Sau đây tôi xin trình bày cụ thể một số thí nghiệm : VD 1: Thí nghiệm về nước * Mục đích: - Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tính tích cực của trẻ, trẻ được chia sẻ, trao đổi ,kích thích sự phát triển của trẻ. * Chuẩn bị: Địa điểm quan sát. Vào những ngày trời mưa cho trẻ tìm kiếm, phát hiện xem nước có ở đâu? Trẻ nhìn sờ và ngửi xem nước ở trên lá cây, ở trong vũng nước ngoài sân, nước đọng trên các phương tiện chơi như thế nào? Nóng hay lạnh, thơm hay không thơm. Các loại cây và phương tiện chơi khi có nước mưa thì có gì khác với chính chúng khi không có nước. *Cách thức tổ chức: Bước 1: Cho trẻ quan sát 3 loại nước; Nước máy, nước ao và nước sông. Cho trẻ xếp 3 chậu nước theo thứ tự từ trong đến đục. Cho trẻ dùng kính lúp để kiểm tra xem cách sắp xếp như vậy đúng hay chưa. Bước 2: Tổ chức thí nghiệm nước * Thí nghiệm 1: Nước có thể chuyển từ trong ra đục . Cô để 2 chậu nước trong, một chậu cô để nguyên còn một chậu cô cho trẻ tìm những thứ có ở sân vườn trường như sỏi, cát, lá khô, đất Cho vào quan sát so sánh với chậu nước để nguyên, xem chúng có gì khác nhau. Cho trẻ dùng kính lúp để kiểm tra. Thí nghiệm “ Nước đục chuyển thành trong hơn” Cô hỏi trẻ đã biết những cách nào cho nước đục chuyển thành trong ? Cô cho trẻ đổ nước từ chậu vào chai qua phễu. Trên phễu đặt một miếng bông to. So sánh nước đã lọc và nước chưa lọc. Dùng kính lúp để kiểm tra. Cô cho phèn vào chậu nước, sau khi các chất bẩn đã lắng xuống cô cho trẻ quan sát và so sánh với nước bẩn chưa có phèn. * Thí nghiệm 2: Nước chuyển vị Cho trẻ nếm nước tinh khiết thấy không có vị gì. Cô đặt câu hỏi: Làm thế nào để nước có vị. Trẻ nêu ý kiến. Cô cho trẻ chọn đường, chanh, muối để 11
  4. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi hoà vào nước. Trẻ nếm và phát hiện nước có vị. Cô hỏi xem đó là vị gì? Ngọt vừa hay ngọt đậm? Tại sao? Chia trẻ thành các nhóm. + 1 nhóm pha đường + Một nhóm pha muối + Một nhóm pha chanh. Mỗi cốc pha một liều lượng khác nhau. Cho trẻ nếm và xếp theo thứ tự tăng đần từ ngọt ít, đến ngọt nhiều, mặn ít đến mặn nhiều; chua ít đến chua nhiều. Sau đó các nhóm khác sẽ lần lượt nếm và kiểm tra xem trẻ sắp xếp như vậy đúng chưa. * Thí nghiệm 3: Nước có thể hoà tan và không tan trong các chất. Cô chuẩn bị 3 nhóm chất: + Nhóm 1: Muối, đường, bột vali + Nhóm 2: Bột sắn, bột mì, bột đậu xanh + Nhóm 3: Cát, sỏi,đá. Cho trẻ xem cái gì sẽ tan, không tan trong nước, cái gì tan nhiều, tan ít. Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3 loại chất sau đó mang đặt lên bàn. Trẻ quan sát nhận xét những chất tan, không tan, tan ít. Cô cho trẻ lựa chọn các các cách ghi nhật ký(bảng phấn, bảng gài, sổ, ) * Thí nghiệm 4: Pha màu nước nhận biết được sự biến đổi nhiều màu của nước, đặt tên cho loại nước mình đã pha. Làm thí nghiệm về sự biến hóa của nước, trẻ biết được từ 2-3 màu có thể pha được nhiều màu khác nhau, biết được độ đậm nhạt của màu. Trẻ biết được sự biến đổi nhiều màu này được ứng dụng vào cuộc sống: Pha màu vẽ tranh, trang trí nhà cửa, nhuộm vải Trẻ thiết lập và bảng và dùng kí hiệu để ghi chép lại kết quả thử nghiệm TN các vật tan, k tan trong nước. Trẻ đánh dấu kết quả 12
  5. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi Trẻ làm TN chìm nổi Trẻ đánh giá kết quả TN pha màu nước Kết quả pha * Thí nghiệm : trứng chìm – trứng nổi Tôi cho trẻ làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước. Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm. → Cho trẻ tìm ra nguyên nhân, thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối .-> Từ đó trẻ suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (trẻ thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B ) → Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không ? → Mở rộng: nước đường, dầu ăn .→ tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi trẻ khám phá ra điều gì, ta cho trẻ ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và trẻ đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên 13
  6. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi khuôn mặt trẻ lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Trẻ trẻ làm thí nghiệm chìm nổi VD2: Làm thí nghiệm về không khí. Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ: * Trò chơi 1:“ Bịt mũi” + Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được + Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được + Cho trẻ đứng vào chổ cô quy định, hỏi trẻ: Thở được không + Cho trẻ đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi trẻ: Thở được không + Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ: Thở được không? Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu? Không khí ở xung quanh chúng ta. -> Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta. Tôi tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt đươc không? → Có trẻ nói được có trẻ nói không? Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí? → Lúc này các trẻ đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp, để bắt không khí. Tôi phát cho mỗi trẻ một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi trẻ đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi . Nhưng các trẻ vẫn chưa thấy gì trong túi. Tôi tiếp tục gợi ý: “Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Trẻ phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại. -> Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi của các con. Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí . 14
  7. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí. Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các trẻ biết thêm là: không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được . VD3: Khám phá về sự chuyển động 1.Trò đố quả trứng quay * Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết khi một vật đứng yên rồi bất ngờ chuyển động sẽ ng• về phía sau. Hoặc khi đang chạy dừng lại đột ngột thì sẽ bị chúi về phía trước ( quán tính) * Chuẩn bị: -1 quả trứng luộc và 1 quả trứng sống, 2 cái dĩa * Tiến hành: Bước 1:- Cho trẻ quay tròn cùng lúc 2 cái trứng sống và luộc - Cho trẻ quan sát và đoán xem là quả trứng sống hay quả trứng luộc quả nào quay lâu hơn ( quả trứng quay lâu hơn là quả trứng luộc) * Giải thích: lòng đỏ ( trứng sống) có ruột là một khối chất lỏng sẽ dễ bị dồn về trước hoặc sau khi quay hơn lòng đặc ( trứng luộc). Sự kiện này làm chậm quả trứng sống lại nên nó ngừng quay trước quả trứng luộc. Bước 2:- Cho trẻ quay cùng lúc 2 quả trứng rồi dùng tay giữ chúng lại rồi thả ngay ra. - Cho trẻ quan sát và đoán xem quả trứng nào quay lâu hơn (quả trứng sống quay lâu hơn, quả trứng luộc thì đứng yên) * Giải thích: khi chặn 2 quả trứng lại và thả ra thì chất lỏng trong quả trứng sống vẫn còn chuyển động. Sự vận chuyển này khởi động cho quả trứng quay lại. VD4: Làm thí nghiệm về sỏi, đất ,cát I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết sỏi, đất và cát là những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên và rất cần thiết với đời sống chúng ta. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong quá trình hợp tác với bạn cùng chơi. - Phát triển kỹ năng vỗ theo nhịp bài vè. II. Chuẩn bị: -Chuẩn bị tư liệu: Bàn cát, hay thùng chứa cát + Li giấy,kính lúp, sàng, rây,khay nhựa, nước, phễu, ống hút - Sỏi - đát, bảng ghi kết qủa, bút III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Khám phá sỏi,đất, cát - Đoán xem túi quà nào có sỏi, đất, cát. - Chia 4 nhóm làm thực nghiệm 15
  8. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi * Nhóm 1: Sự hút nước của sỏi và đất - Cùng đổ một lúc 3 ly nước vào 3 ly có chứa sỏi, đất và cát. - Ghi lại kết quả: Chất liệu nào hút nước , Chất liệu nào không hút nước. * Nhóm 2: Viên sỏi kỳ diệu - Giải quết tình huống: Làm sao để nước chạm ly mà không cần đổ thêm nước. - Cho sỏi nhỏ, sỏi to vào 2 ly nước có cùng trọng lượng nước ghi lại kết quả *Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về các tính chất của cát. - Cô hỏi trẻ: Cát đến từ đâu?Thường thấy nó ở đâu? Điều gì xảy ra nếu ta trộn cát với nươc? Cát có tan ra không ? Cát khô với cát ướt trông khác nhau như thế nào? Cát nào đắp được hình , cát nào không đắp được? Cho trẻ đắp vài hình tượng bằng cát ướt để đó chờ cho khô kiểm tra lại. - Nói chuyện về các tính chất của cát,ướt và cát khô. Cho trẻ thử dùng ống nhựa thổi cát, hỏi trẻ: Cát khô hay cát ướt dễ thổi bay hơn? Cho trẻ đục lỗ to ở một số ly giấy hình nón và lỗ nhỏ ở một số ly khác. Yêu cầu trẻ rót cát khô và so sánh tốc độ chảy qua các lỗ to và nhỏ khác nhau. Vào cuối ngày, nói chuyện với trẻ về những hoạt động với cát đã làm trong ngày. Ôn lại vàg củng cố những khám phá về các tính chất của cát . - Cùng bé đọc bài vè và dùng sỏi để gõ nhịp VD5: Làm thí nghiệm về ánh sáng. I. Chuẩn bị: Một cái chậu, kính soi, kính lúp, 1 miếng bìa trắng II.Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1:- Chọn 1 ngày trời nắng, đổ nước đầy vào trong 1 cái chậu - Để cái gương vào trong chậu nước. Để làm sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào trong gương *Hoạt động 2: Đưa miếng bìa trắng ra trước cái gương và di chuyển nó cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa( hoặc bạn điều chỉnh vị trí gương cho đúng). Khi gương và tấm bìa đã đúng vị trí , ta có thể dùng đất sét gắn chặt cái gương lại. - Hỏi trẻ: các bạn thấy hình gì trên tấm bìa? - Khi nào thì mới có cầu vồng? *Giải thích: lớp nước giữa cái gương làm việc như 1 thấu kính và mặt nước tách ánh sáng ra cho nên ta thấy được các mà * Hoạt động 3:- Thử thêm: để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa. - Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất * Giải thích: do thấu kính uốn cong ánh sáng nên các màu cùng đi ngược lại nên Biện pháp 3: Tuyên truyền với phụ huynh học sinh Hình thứ 1: Tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi họp 16
  9. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi Thông qua buổi họp phụ huynh tôi giới thiệu cho phụ huynh thăm quan góc khám phá khoa học của trẻ để phụ huynh nhìn thấy các đồ dùng dụng cụ, nguyên liệu mà trẻ sử dụng khi tham gia các hoạt động khám phá, qua đó tôi tuyên truyền phụ huynh ủng hộ thêm cho lớp về cơ sở vật chất và các trang thiết bị như cân, đèn pin, kính lúp, nhiệt kế, ốc vít, chai lọ, bình tưới, phễu, hạt giống, các loại màu nước Sau đó tôi tuyên truyền với phụ huynh các hoạt động dạy trẻ khám thử nghiệm, cho phụ huynh xem băng hình để phụ huynh thấy được các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giữa cô và trẻ trên lớp, được tận mắt thấy khi trẻ được trải nghiệm khám phá thì trẻ suy luận phán đoán ra sao qua hoạt động thử nghiệm. Tôi cùng phụ huynh thao luậ về những vấn đề mà phụ huynh cần quan tâm,từ đó giúp phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ tốt hơn , mới hiểu ra tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động khá phá cho trẻ mầm non, qua đó cũng để cho phụ huynh thấy đươc trách nhiệm của mình với con mình, đối với trường lớp con mình đang theo học. Trao đổi với phụ huynh về sự nhận thức tiếp thu của trẻ để phụ huynh nắm được, biết quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Ngoài ra ở góc tuyên truyền tôi phô tô va in hình ảnh bài học, bài hát, câu hỏi về quá trình làm thí nghiệm trong ngày. Tôi cung cấp thêm một số tài liệu trong chương trình để phụ huynh nắm được và kể cho trẻ về quá trình làm thí nghiệm cho trẻ đúng độ tuổi. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Với các hoạt động trên kết quả cuối năm các chỉ tiêu khảo sát mà tôi đã xây dựng từ đầu năm đã tăng cao rất nhiều cụ thể như sau: Tổng Đầu năm Cuối năm Nội dung số Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Tiêu chí 1 49 27 55% 22 45% 47 96% 2 4% Tiêu chí 2 49 28 57% 21 43% 48 98% 1 2% Tiêu chí 3 49 27 55% 22 45% 47 96% 2 4% Tiêu chí 4 49 25 51% 24 49% 48 98% 1 2% Tiêu chí 5 49 27 55% 22 45% 48 98% 1 2% 17
  10. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi * Biểu đồ thể hiện kết quả - Đầu năm: 60 50 40 30 Đạt 20 Chưa đạt 10 0 Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 - Cuối năm: 100 90 80 70 60 50 Đạt 40 Chưa đạt 30 20 10 0 Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 * Đối với trẻ Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để 18
  11. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn.Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ: Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác.Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác.Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, trẻ được sử dụng tối đa các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.Trẻ học cách tự mình tìm tòi giải pháp, trẻ độc lập suy nghĩ dù câu trả lời chưa chính xác. Trẻ học cách lắng nghe ý kiến người khác, trẻ học cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, lưu loát, biết bảo vệ ý kiến, trẻ có cơ hội trao đổi, kết bạn, học nhóm.Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ là rất tích cực, thích thú khi trẻ nhìn thấy các bước thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thu nhận được. * Đối với cô Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của các cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như: Nhanh chậm, thấm mau,đổi màu Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quả Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho trẻ thí nghiệm và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem .Qua quá trình cho trẻ làm thí nghiệm tôi thấy sự hứng thú của trẻ, sự mạnh dạn, tự tin đã thúc đẩy tôi tiếp tục khám phá và tìm tòi các thí nghiệm khác. Mặt khác tôi sử dụng các thí nghiệm trẻ làm để tiến hành và dạy vào các lĩnh vực khác như nghệ thuật, ngôn ngữ, toán, âm nhạc và các trò chơi ngoài trời. Với những kết quả trên tôi tin chắc rằng các bạn đồng nghiệp sẽ cùng chia sẻ với tôi, không chỉ học sinh lớp tôi và chị em giáo viên trong trường cũng vận dụng các biện pháp này để dạy và học đạt được hiệu quả cao. 19
  12. Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Khả năng nhận thức của trẻ phát triển qua việc tiếp xúc tìm hiểu các đồ vật, đồ chơi, cây cối, con vật, hiện tượng thiên nhiên. Trẻ cần có những cơ hội được nhìn, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc các sự vật hiện tượng Bên cạng tính tích cực ham hiểu biết, tò mò .trẻ cũng rất hiếu động, ham thích được hoạt động. Vì thế để thu hút hấp dẫn trẻ vào các hoạt động có tính chất tìm kiếm, khám phá, giáo viên cần chọn những hoạt động phù hợp với độ tuổi, chủ điểm. Chuẩn bị chu đáo đầy đủ các điều kiện cho trẻ được hoạt động trải nghiệm. 2. Bài học kinh nghiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của việc trẻ vừa chơi mà lại được học. Tôi tự rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân Qua thực tế hàng ngày chăm sóc nuôi dạy trẻ nắm bắt được nhu cầu của trẻ từ đó tôi đã tìm tôi nghiên cứu để đưa ra được những bài tập thí nghiệm hiệu quả giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động của bản thân Là giáo viên mầm non chúng tôi phải học hỏi nhiều hơn nữa, chịu khó suy nghĩ nghiên cứu học hỏi để có những ý tưởng hữu ích cho công việc dạy trẻ. Để phát triển khả năng tiềm ẩn của trẻ, giáo viên cần biết khuyến khích, động viên, kiên nhẫn và chấp nhận các các ý tưởng của trẻ, dùng những lời động viên cử chỉ khuyến khích giúp trẻ vượt lên khó khăn. Chúng tôi tin rằng với óc tò mò tự nhiên và sự say mê vào việc nghiên cứu khám phá khoa học của các cô giáo sẽ làm cho tất cả các trẻ đều hứng thú và hoạt động có hiệu quả trong khám phá khoa học nói riêng và các hoạt động nói chung Những điều kỳ thú trong khoa học vô cùng phong phú, song không phải hiện tượng khoa học vui nào cũng có thể ứng dụng trong việc dạy trẻ mầm non. Việc lựa chọn cũng như thực hiện các thí nghiệm khoa học phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua đó giáo dục trẻ biết tự khám phá trong khả năng của mình, tránh những trường hợp tò mò, hiếu động gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trên đây tôi mới chỉ đưa ra được một số thí nghiệm nhỏ. 3. Khuyến nghị: Để sáng kiến kinh nghiêm của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong nhà trường tôi mong có được sư góp ý của các cấp lãnh đạo và sự đầu tư của nhà trường về đồ dùng làm thí nghiệm để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 20