SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều

doc 16 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5722
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_dong_go.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều

  1. sáng tạo, giao tiếp với nhau, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. * Giải pháp 2: Lựa chọn các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Để cho trẻ tham gia vào hoạt động góc đạt kết quả tốt thì trước hết giáo viên cần cho trẻ lựa chọn các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở mỗi độ tuổi có mức độ nhận thức khác nhau. Mặt khác ở lớp tôi trẻ có hai độ tuổi khác nhau và khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo Nhỡ ghép hai độ tuổi của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp. Thứ nhất, tôi phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp và hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách; góc học tập sát với góc nghệ thuật). Thứ hai, tôi tuyệt đối không sắp xếp góc động - tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao đổi mua bán. Thứ ba, tôi luôn dành chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ. Thứ tư, tôi luôn tạo khoảng cách giữa các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất. VD: Ở chủ điểm thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật sống nuôi trong nhà. Thứ năm, khi xây dựng các góc luôn chú ý đến thuận lợi cho sự bao quát trẻ của cô. * Giải pháp 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ đùng đồ chơi ở các góc chơi. Trẻ tham gia tốt vào hoạt động, tham gia tích cực và thể hiện được tốt vai chơi của mình thì việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi phải phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mà nhà trường trang cấp tôi còn tận dụng những phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi cho trẻ như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ ngao, thìa sữa chua, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ và đẹp mắt lôi cuốn trẻ. 6
  2. Những nguyên vật liệu trên tôi có thể làm ra rất nhiều đồ dùng có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau. Ví dụ: Tôi dùng đĩa video cũ cắt hình rẽ quạt, làm con voi, con cá. Hộp sữa chua làm con bướm, con trâu, con lợn, con voi, thìa sữa chua làm con chuồn chuồn, vỏ ngao làm con thỏ, con chim, con vịt, .Các con vật này dùng để chơi xây dựng, chơi bán hàng với chủ đề Động vật. Hộp C tôi dùng để làm đồng hồ, xe đạp và làm con lật đật, . Góc xây dựng tôi làm cỏ, hoa bằng xốp rồi gắn vào hộp sữa chua. Dùng thìa sữa chua, que kem để làm hàng rào, dùng bìa tactong làm nhà. Góc nghệ thuật: Tôi dùng các hộp sữa, long bia để làm trống, làm trống lắc, Dùng tre để làm thanh gõ. Dùng xốp, nỉ làm một số mũ múa, hoa tay cho trẻ tham gia ở góc âm nhạc. Góc sách truyện, tôi đó tận dụng các tranh ảnh về các chủ đề như thực vật, trang phục, đồ dùng trong gia đình, giao thông, . để làm nên những quyển album đẹp cho trẻ chơi ở góc sách truyện. Góc học tập chúng tôi cũng đã tận dụng những miếng vải nỉ, giấy màu mĩ thuật, đề can, lịch để cắt số để tạo nên bộ đồ dùng đồ chơi cho trẻ khi chơi làm quen với toán . Khi trẻ chơi sẽ dưới sự hướng dẫn của cô. Còn ở góc cổ tích, thư viện tôi cũng làm một số con vật bằng rối tay khi tận dụng những miếng vải nỉ may lại và sử dụng que đè lưỡi, tôi còn làm thêm một số rối tay những người thân trong gia đình. Còn góc nội trợ hay là góc phân vai: Tôi dùng nỉ vải vụn để may những loại quả, rau, Chai nhựa làm bàn, ghế, ly, bát, nồi, Góc địa phương: Tôi sưu tầm những đồ dùng, trang phục truyền thống của địa phương. Ngoài ra trong giờ hoạt động góc trẻ làm ra nhiều sản phẩm như: Với chủ đề giao thông trẻ dùng hộp giấy làm một số biển báo phương tiện giao thông, Chủ điểm Tết - Mùa xuân trẻ dùng Long nước yến, hộp bánh nhỏ có dạng hình vuông, lá chuối để gói bánh chưng, bánh dày ngày tết, cắt hoa ngày tết, Từ những nội dung đó giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Thông qua việc sử dụng những đồ dùng, đồ chơi đó giúp trẻ tái tạo lại cuộc sống của con người trong xã hội. * Giải pháp 4: Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi. Khi trẻ hoạt động góc việc thỏa thuận trong vai chơi là điều quan trọng nhất khi trẻ tiến hành chơi ở các góc chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi về cách chơi, vai chơi mà trẻ chơi, ngoài ra trẻ còn biết một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi. 7
  3. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà trẻ sẽ thực hiện chơi trong ngày hôm đó, cô cần tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ quyết định chọn góc trẻ thích. Cô cần nêu ra góc chơi chính để trẻ thấy được tầm quan trọng của góc chơi chính để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác. Trong quá trình chơi giáo viên nên hòa nhập đóng vai chơi cùng trẻ. Ví dụ như: Góc xây dựng, trẻ hiểu được xây nhà là cần có ai để xây, nguyên vật liệu là gì để xây nhà, khi xây công viên thì cần có những gì, xây như thế nào, hàng rào các con sẽ xây như thế nào, khi xây xong cho các chú kỹ sư xây dựng khánh thành công trình của mình. Cô cần bao quát hết góc chơi và biết được cách nhập vai của trẻ trong khi chơi. Góc phân vai: Qua nội dung chơi Bán hàng, Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn, cô giáo Trẻ được hòa mình vào các vai của người lớn như vai giáo viên, bác sĩ, cha, mẹ, em bé, cô bán bán, cô cấp dưỡng Trẻ cần phải suy nghĩ đến những công việc về các vai mà mình sẻ thể hiện trong nhóm chơi và cách giao tiếp vơí các bạn chơi như thế nào để phù hợp của từng vai chơi. Ví dụ: Vai bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân thì phải ân cần niềm nở, chuẩn đoán được bệnh và hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc hay vai cô bán hàng thì cần có những ngôn ngữ giao tiếp để mơì khách mua hàng, nhận tiền và cảm ơn khách hàng. Qua góc phân vai giúp trẻ tái hiện cuộc sống hàng ngày của ngươì lớn, hình thành kỹ năng sáng tạo, giao tiếp, xã hội, nhận thức, cảm xúc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ Bên cạnh đó, còn giáo dục nhân cách cho trẻ Góc nghệ thuật: Được chia ra thành 2 góc nhỏ, góc tạo hình và góc âm nhạc. Đối với góc tạo hình: Tạo hình là hoạt động nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú và tiếp nhận cảm xúc. Ở góc tạo hình này cung cấp cho trẻ những vật liệu và cơ hội hoạt động khác nhau như trẻ được vẽ bằng sáp màu, vẽ bằng cách in hình vân tay, tô màu, nặn, xé dán, cắt dán, gấp Ở góc nghệ thuật cháu sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được phát triển qua hoạt động chơi. Đối với góc âm nhạc: Âm nhạc cũng tạo nhiều cơ hội cho trẻ học được nhiều kỹ năng, trẻ có thể thưởng thức âm nhạc một mình hay cùng với các bạn. Khi chơi ở góc âm nhạc cần có dụng cụ âm nhạc, mũ múa, hoa tay, nhạc, máy catset hoặc băng đĩa. Góc thư viện: Sách, truyện là phần quan trọng trong đời sống của trẻ thơ. Xem sách, nghe đọc chuyện là một hoạt động thú vị đối với trẻ. Trẻ có thể xem sách, truyện, các quyển album hay có thể dùng rối que để tự kể chuyện với nhau nghe. Góc học tập: Ở đây trẻ được chơi với những con số, giúp trẻ nhận biết được 8
  4. các chữ số, biết đếm và biết đặt số tương ứng khi chơi ở góc học tập. Góc ghép hình và lắp ráp: Hoạt động ghép hình và lắp ráp cung cấp nhiều cơ hội phát triển sức tưởng tượng, sáng tạo, giúp phát triển kỹ năng và sự phối hợp giữa mắt và tay. Cách bố trí các đồ chơi và các đồ vật khác cũng rất quan trọng, giúp trẻ dễ dàng lựa chọn. Những nguyện vật liệu cần thiết cho góc ghép hình và lắp ráp như các bộ ghép hình, lắp ráp đa dạng về hình dáng và kích thước. Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, gia đình, bố mẹ chăm sóc con, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, bán hàng, hay đóng vai những chú kỹ sư xây những công trình đẹp” Trẻ xúc động buồn vui theo vai chơi của mình, trẻ hồi hộp lo lắng khi con ốm (trong trò chơi mẹ - con); Trẻ biết âu yếm, vuốt ve, chải đầu cho búp bờ (trò chơi với búp bê); Trẻ ân cần có trách nhiệm với bệnh nhân; Trẻ cần cù xếp từng viên gạch một cách kiên trì hoàn thành công trình xây dựng; Trẻ sử dụng đầu óc tư duy khi chơi trò chơi ở góc học tập; Trẻ thể hiện khả năng thẩm mỹ trong góc nghệ thuật Dù trẻ tham gia chơi ở góc chơi nào thì ở đó trẻ vẫn tự nhập vai và hoàn thành tốt vai chơi của mình. Giáo viên cần hướng dẫn trẻ để trẻ tự hoàn thiện vai chơi của mình, trẻ bước vào thế giới người lớn một cách tự nhiên nhất để thể hiện hoạt động của họ qua đó giáo viên giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Nội dung của hoạt động góc là cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ, trong khi hoạt động trẻ phản ánh cuộc sống đó một cách sáng tạo và độc đáo chứ không phải mô phỏng hoàn toàn. Thông qua hoạt động góc trẻ thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi. Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin. * Giải pháp 5: Đánh giá trẻ trong quá trình chơi. Trong quá trình trẻ tham gia và thể hiện vai chơi của mình tôi luôn bao quát trẻ để có biện pháp và cách xử lí kịp thời, phù hợp và động viên khuyến khích trẻ chơi tốt hơn. Khi trẻ tham gia vào hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trẻ đang tái tạo lại cuộc sống của người lớn, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Tình huống chơi và những hành động chơi ảnh hưởng thường xuyên đến sự phát triển của hoạt động trí tuệ đặc biệt là tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Trong hoạt động vui chơi đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Đó chính là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng của trẻ, thông qua hoạt động vui giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nếu đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, nếu trẻ không hiểu được lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng chơi thì trẻ không thể tham 9
  5. gia vào trò chơi được. Thông qua hoạt động vui chơi sẽ tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ. Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi chơi nó tỏ ra rất sung sướng và nhiệt tình Ví dụ: Ở “Góc xây dựng” trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân xây hàng rào, xây nhà, trồng hoa, cỏ, Hay ở góc “phân vai” trẻ đóng vai bán hàng, cô bán hàng phải niềm nở, chào hỏi khách hàng, mời mua hàng, nói giá cả và giao hàng rồi nhận tiền hoặc trẻ chơi đóng vai bác sĩ thì trẻ thể hiện là bác sĩ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình nhưng hoạt động của trẻ không phải nhằm đến mục đích cuối cùng để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu xã hội của trẻ - làm quen và tham gia vào xã hội người lớn. Ví dụ: Ở “Góc học tập” Trẻ tái tạo lại những gì cô dạy trẻ trên tiết học hoặc những kiến thức chưa truyền tải hết trong tiết học, nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ bền vững, tư duy trừu tượng phát triển, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ phát triển. Sau khi trẻ chơi xong cô đi đến từng nhóm và nhận xét giúp trẻ ghi nhớ những gì mà trẻ được trải nghiệm thông qua trò chơi. * Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh. Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Giáo viên nên trao đổi với phụ huynh về trẻ khi học và chơi ở lớp không những thế giáo viên còn trao đổi về các mặt phát triển của trẻ khi được học và được chơi để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến trường và có những cử chỉ đẹp tôn trọng cô giáo. Từ đó phụ huynh sẽ động viên cháu đi học đều hơn. Để có những đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thì tôi cũng đã phối hợp với phụ huynh tìm kiếm, hỗ trợ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm cho nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, từ đó những đồ dùng đồ chơi cho trẻ được làm ra cũng phong phú hơn, giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn. 3. Kết quả đạt được. Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tổ chức hoạt động góc của trẻ ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: * Đối với trẻ: 100% trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi ở các góc. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, chơi hòa đồng, nhường nhịn các bạn trong nhóm chơi. Sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm. 10
  6. 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các vai chơi ở các góc theo từng chủ đề khác nhau. Trẻ nhanh nhạy trong các tình huống, trẻ đó biết tự tổ chức các hoạt động chơi ở các góc, thỏa thuận vai chơi, chơi đúng vai chơi. Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú hơn trong khi chơi, trẻ sáng tạo hơn, linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn và tích cực hơn. Trẻ biết đoàn kết khi chơi ở các góc, Trong quá trình chơi trẻ có thể tự điều chỉnh một số hành vi không phù hợp. Tiêu chí Chưa Tỷ lệ Thỉnh Tỷ lệ Thường Tỷ lệ Ghi TT có % thoảng % xuyên % chú Trẻ hoạt động tích 1 cực vào hoạt động 0 0 2/23 8,7 21/23 91,3 góc Kỹ năng chơi hoạt 2 0 0 2/23 8,7 21/23 91,3 động góc Hứng thú tham gia 3 0 0 1/23 4,3 22/23 95,7 vào hoạt động góc * Đối với giáo viên: Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dựng đồ chơi và trang trí các góc chơi sinh động lôi cuốn, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ hoạt động góc cho trẻ và có thể lồng ghép nhiều bài học giáo dục phù hợp trong các hoạt động. Đồng thời tạo được sự đoàn kết, thân thiện, sự nỗ lực hoàn thành tốt vai chơi của trẻ. Giáo viên góp phần xây dựng lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc trẻ tự lựa chọn và thể hiện vai chơi của mình. * Đối với phụ huynh: - 100% phụ huynh hiểu được ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ. - Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng hỗ trợ tích cực, tham gia có chất lượng vào quá trình kết hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ phát triển đạt hiệu quả. - Phụ huynh rất phấn khởi và quan tâm hơn về việc tổ chức cho trẻ những hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời tự nguyện đóng góp nguyên liệu, phế liệu để cô và cháu cùng chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động. * Bài học kinh nghiệm: Việc tổ chức các hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nắm vững được tình hình đặc 11
  7. điểm của nhà trường và nhóm lớp tôi đã kết hợp các giải pháp và không coi nhẹ một trong các giải pháp trên khi thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ. Chính vì thế qua gần một năm thực hiện bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong việc mua sắm các trang thiết bị, các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học. - Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nắm chắc cách tổ chức hướng dẫn không ngừng đổi mới trong phương pháp dạy và học lấy trẻ làm trung tâm. - Tích cực chủ động tìm tòi, sưu tầm thêm nhiều nguyên liệu làm phong phú, làm nhiều đồ dựng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ và thay đổi theo chủ đề. - Cần hiểu rõ đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ để giúp trẻ lựa chọn góc chơi phù hợp. Luôn gần gũi với trẻ, tạo tình huống để kích thích trẻ chứ không áp đặt trẻ. - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi một cách có hiệu quả. - Tích cực lồng ghép các bài học vào trong hoạt động góc của trẻ để trẻ lĩnh hội bài học thông qua các vai chơi một cách tự nhiên nhất. - Chú ý đến giáo dục từng cá nhân trẻ, luôn động viên, khuyến khích trẻ. - Thường xuyên phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ, người lớn phải luôn là tấm gương mẫu mực của trẻ. Giáo viên có làm được những điều trên thì mới nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc ở trường Mầm non. III. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động chơi ở các góc”. Vì chơi ở các góc của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Cô cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi ở các góc càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ chơi ở góc từ các đồ 12
  8. dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động chơi ở các góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, Qua đó, trẻ được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin. Hoạt động chơi ở các góc có giá trị rất lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non. Từ kết quả của việc tổ chức hoạt động chơi lấy trẻ làm trung tâm ở các góc trong các hoạt động ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2019 -2020 bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với trẻ và phụ huynh. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn, để làm thế nào tổ chức các hoạt động góc vào các hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung được phát triển toàn diện, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm đặc biệt là thông qua hoạt động góc thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra không phụ lòng tin của các bậc phụ huynh và sự mong muốn của xã hội. 2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường. - Nhà trường cần tham mưu với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân để huy động có nguồn kinh phí mua sắm thêm các loại đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp. - Hàng năm bổ sung thêm tài liệu về lấy trẻ làm trung tâm, cũng như việc ứng dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non cho giáo viên. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về chuyên đề này. - Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường bạn để học tập kinh nghiệm trong việc trong việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động của trẻ. - Tổ chức tập huấn cho giáo viên thường xuyên chuyên đề tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động của trẻ. Từ thực tế lớp tôi phụ trách, với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải tôi đưa ra một số giải pháp, những kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ những vướng mắc 13
  9. trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4- 5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều. Mong rằng những giải pháp này sẽ được áp dụng một cách có hiệu quả khi được các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong công tác vận dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay./. 14
  10. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 15
  11. MỤC LỤC 1. Phần mở đầu: Trang 1 1.1. Lý do chọn đề tài: Trang 1 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài : Trang 2 1.2.1. Điểm mới của đề tài: Trang 2 1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Trang 2 2. PHẦN NỘI DUNG: Trang 2 2.1. Thực trạng: Trang 2 2.1.1. Thuận lợi: Trang 2 2.1.2. Khó khăn: Trang 3 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng: Trang 4 2.1.4. Điều tra thực tiễn: Trang 4 2.2. Các giải pháp: Trang 4 2.2.1. Tạo môi trường đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ: Trang 5 2.2.2.Lựa chọn các góc chơi phù hợp với trẻ ở lớp mình: Trang 6 2.2.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dựng đồ chơi ở các góc chơi: Trang 7 2.2.4. Cách hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi: Trang 7 2.2.5. Phối hợp với phụ huynh: Trang 10 2.3. Kết quả đạt được: Trang 10 3. PHẦN KẾT LUẬN: Trang 12 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trang 12 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Trang 13 16