SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại Lớp 4 tuổi A5 trường Mầm non

doc 27 trang binhlieuqn2 08/03/2022 33826
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại Lớp 4 tuổi A5 trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_trong_gi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại Lớp 4 tuổi A5 trường Mầm non

  1. Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin việc áp dụng công nghệ thông tin là một trong những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại, đặc biệt là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phối hợp giữa những hình ảnh , âm thanh sống động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, và có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ , vừa thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. - Đối với hoạt động LQVT về số lượng tất cả trẻ đều được luyện tập thao tác với đồ vật nhiều hơn nhằm củng cố kiến thức nếu quá lạm dụng CNTT thì làm hạn chế hoạt động của trẻ. Vì vậy tùy vào bài dạy tôi nghiên cứu vận dụng đưa CNTT vào bài dạy một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm đảm bảo nội dung kiến thức phát huy tối đa trẻ tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức. - Ứng dụng các phần mềm để thiết lập ra các slile như nén âm thanh, tiếng động, câu hỏi, lời khen vào một trò chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động. Sự xuất hiện của các biểu tượng không mang tính áp đặt trẻ mà làm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ kích thích trẻ hoạt động tích cực, hứng thú. VD: Khi dạy trẻ đếm đến 4, nhận biết số 4. Khi cho trẻ đếm đến 4, nhận biết số 4, ở phần ôn luyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “ô cửa bí mật” trên máy vi tính. - Tôi tạo ra slile của trò chơi “ô cửa bí mật” tôi tạo ra hiệu ứng tiếng kêu của các loại phương tiện, hình ảnh các phương tiện sinh động gây hứng thú cho trẻ. - Cách chơi: Cô có các ô cửa đằng sau mỗi ô cửa có những hình ảnh về phương tiện giao thông và có số tương ứng, yêu cầu trẻ mở và chọn số và hình ảnh theo yêu cầu, khi trẻ chọn đúng thì có âm thanh đông viên khen ngợi trẻ. Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên máy vi tính, tôi thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào hoạt động . 2.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Muốn hoạt động học của trẻ trong giờ làm quen với biểu tượng toán về số lượng có hiệu quả tôi luôn làm tôt công tác phối kết hợp với phụ huynh thông 7
  2. qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nêu nên tình hình sức khỏe của trẻ để phụ huynh quan tâm chăm sóc cho con em mình có một sức khỏe tốt khi đến lớp, tôi còn nêu nên những yêu cầu trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non nói chung và hoạt động làm quen với toán về số lượng nói riêng, thông qua các giờ đón trả trẻ, qua bản tin để tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt được về kết hợp với cô giáo để trẻ tiếp thu kiến thức được tốt hơn. VD: Thông qua bản tin phụ huynh biết được trẻ đang học ở chủ điểm “Gia đình” từ đó phụ huynh cho trẻ về đếm người thân trong gia đình, đếm đồ dùng trong gia đình. - Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh thu gom các loại tranh ảnh, họa báo nguyên vật liệu phế thải để cô và trẻ tạo ra những đồ dùng đồ chơi theo chủ đề , để từ đó cải thiện được môi trường học cho trẻ tham gia vào hoạt động một cách hào hứng hơn. 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ” tôi đã thu được những kết quả sau: a. Về phía giáo viên - Đã bổ sung được nhiều đồ dùng đồ chơi trong lĩnh vực phát triển nhận thức nói chung và cho tiết học làm quen với toán về số lượng như các con vật được làm từ các muỗng nhưạ và từ các vỏ hộp sữa. các loại cây xanh phục vụ trong tiết học của trẻ được làm từ các vỏ lọ nhựa và mút xốp. - Bản thân qua thời gian áp dụng một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ học làm quen với biểu tượng toán về số lượng đã nắm được một số kiến thức cơ bản phát huy được hết khả năng sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách triết để trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó có thêm kinh ngiệm khi tổ chức giờ học cho trẻ làm quen với toán về số lượng nhăm thu hút gây được sự tấp trung chú ý của trẻ vào giờ học. 8
  3. - Sáng tạo được nhiều trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. - Các giờ làm quen với toán về số lượng đạt kết quả tốt, lên chuyên đề, các đợt thanh tra, kiểm tra, lên được nhà trường và tổ chuyên môn đánh giá có chất lượng tốt và sáng tạo. b.Về phía trẻ Bằng một số biện pháp gây hứng thú vào giờ học làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo. Cuối năm lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau: - Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy được tính tích cực. - 100% cháu thích tham gia hoạt động làm quen với toán. Trẻ tiếp thu và khắc Trẻ hào hứng thích Kỹ năng tập chung Năm học sâu kiến thức tự giờ học toán chú ý nhiên thoải mái 2016 – 2017 ( Chưa áp dụng 45% 45% 45,5% sáng kiến) 2017 – 2018 ( Năm đầu áp 75% 78% 76% dụng sáng kiến) 2018 – 2019 ( Năm thứ 2 áp 100% 98% 98% dụng sáng kiến ) * Qua số liệu so sánh ở bảng trên tôi rút ra được kết luận: Năm học 2016- 2017, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả trẻ đạt rất thấp. Trẻ hào hứng thích giờ học toán chỉ đạt 45%. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 45% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải mái chỉ đạt 45,5%. Năm 2017-2018 là năm đầu tiên khi áp dụng sáng kiến thì kết quả đã có sự chuyển biến so với năm 2016 – 2017 số trẻ hào hứng thích giờ học toán đạt 75%. 9
  4. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 78% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải mái đạt 76%. Phát huy những kết quả đạt được năm học 2017 - 2018 tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến thì kết quả tăng so với năm đầu tiên áp dụng SKKN. Năm 2018 – 2019 là năm thứ 2 tôi áp dụng sáng kiến, tôi đã vận dụng các biện pháp trên vào dạy trẻ qua các hoạt động trong ngày trẻ rất hứng thú tham gia và số trẻ hào hứng thích giờ học toán đạt 100%. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 98% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải mái đạt 98%. c. Về phía phụ huynh: Qua trò chuyện trao đổi, quan sát phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ. Tôi nhận thấy: Đa số phụ huynh đã biết được một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ, dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán là gì? Chính vì vậy, cha mẹ trẻ đã thấy được và rất quan tâm về tầm quan trọng của việc gây hứng thú cho trẻ, dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán. 10
  5. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận a. Ý nghĩa của sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ”. Sáng kiến đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa đó là: góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc pháp gây hứng thú cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Những biểu tượng toán được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tách các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng. b. Khả năng áp dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm - Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ” từ năm học 2017 - 2018 đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt . Nếu các biện pháp này được áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả đáng kể chính những kiến thức, kỹ năng toán học mà trẻ nắm được là phương tiện phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được tại các lớp 4 tuổi trong toàn trường. c. Bài học kinh nghiệm 11
  6. Để nâng cao chất lượng môn học làm quen với biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như sau. - Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nội dung chương trình và phương pháp của bộ môn. - Tích cực học tập nghiên cứu tìm tòi bài dạy để lựa chọn hình thức tổ chức theo hướng tích hợp, đổi mới phương pháp. - Tích cực học tập ứng dụng công nghệ thông tin, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, tạo ra các trò chơi nhằm lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động. - Tự rèn luyện bản thân về kỹ năng sư phạm, nghệ thuật lên lớp, dùng lời nói hấp dẫn thu hút truyền cảm để thu hút và hấp dẫn trẻ. - Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là cần phối hợp với phụ huynh để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho lớp qua đó là biện pháp tuyên truyền về nhận thức của phụ huynh học sinh. 2. Những ý kiến đề xuất. Trên thực tế sáng kiến kinh “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ” tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất - kiến nghị sau: * Đối với nhà trường - Tăng cường tổ chức chuyên đề lĩnh vực làm quen với toán để giáo viên được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng chị em đồng nghiệp. * Đối với bản thân - Tích cực học tập để nâng cao trình độ tay nghề. Chịu khó sưu tầm nghiên cứu để tạo ra nhiều đồ chơi hấp dẫn và tìm ra nhiều hình thức tổ chức cũng như kết hợp tốt với phụ huynh để có biện pháp ứng dụng “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi vào giờlàm quen với biểu tượng toán về số lượng” của bản thân 12
  7. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non” tôi mạnh dạn đưa ra cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Kết quả không chỉ dừng lại ở đó mà bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm đồ dùng đồ chơi hấp dẫn sáng tạo bằng các nguyên vật liệu để gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong giờ làm quen với toán về số lượng. Tôi xin trân thành cảm ơn! ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HĐNT SKKN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Người viết SKKN 13
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục học tập I- II 2. Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo NXB tạp trí giáo dục mầm non năm 1995 3. Tâm lý học trẻ em trước tuổi học năm 1998 Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo NXB- ĐHQGHN năm 2000 Phương pháp hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng NXB ĐHSP năm 2005 DANH MỤC VIẾT TẮT Làm quen với toán: LQVT Công nghệ thông tin: CNTT Ví dụ: VD 14
  9. STT Tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Năm sản xuất 1 Giáo dục học tập I- II Hà Thế Ngữ 1979 Đặng Vũ Hoạt 2 Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và Tạp trí giáo dục mầm 1995 mẫu giáo non Trần Thị Trọng 3 Tâm lý học trẻ em trước tuổi NXBN 1998 học Nguyễn Ánh Tuyết 4 Toán và phương pháp hình NXB-ĐHQGHN 2000 thành biểu tượng toán cho trẻ Đinh Thị Nhung mẫu giáo 5 Phương pháp hình thành các NXB ĐHSP 2005 biểu tượng toán sơ đẳng Đỗ Thị Minh Liên 15
  10. MỤC LỤC 16
  11. Nội dung Số trang I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Thực trạng của vấn đề 3 1.1.Thuận lợi 3 3 Phần II:NỘI DUNG 3 Cơ sở lý luận 3 Thực trạng 4 Thuận lợi 5 Khó khăn 6 Một số biện pháp thực hiện 6 Kết quả thực hiện 10 Về giáo viên 10 Về trẻ 11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 Những đánh giá cơ bản 11 Các kiến nghị đề xuất 12 Bài học kinh nghinh nghiệm 12 Khuyến nghị- đề xuất 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 17
  12. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRƯỜNG MẦM NON BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giờ học làm quen với biểu tượng toán về số lượng” Tác giả: Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Ngày 15 tháng18 1 năm
  13. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRƯỜNG MẦM NON BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giờ học làm quen với biểu tượng toán về số lượng” Tác giả: Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: 19 Ngày 15 tháng 1 năm 2018
  14. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp4 tuổi B3 trường mầm non 3. Tác giả: Họ và tên: Sinh ngày Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: 4. Đồng tác giả: Không có. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 20
  15. Tên đơn vị: Địa chỉ: Điện thoại:. I. Mô tả giải pháp đã biết: Giải pháp 1: Tự rèn luyện bản thân . Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, sáng tạo, hấp dẫn thu hút vào giờ học. Giải pháp 3: lựa chọn hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ Giải pháp 4: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học tích hợp hướng đổi mới. Giải pháp 5: Lựa chọn tổ chức dưới hình thức trò chơi để gây hứng thú cho trẻ. Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi vui nhộn, sáng tạo đưa vào bài dạy. Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh. 1.Ưu điểm: Đối với cô giáo: Về bản thân có kinh nghiệm khi xây dựng tiết học “ về biểu tượng toán học về số lượng” Hình thành cho trẻ có kiến thức sơ đẳng về toán Giúp bản thân tôi có kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo đúng quy chế chuyên môn tại trường mầm non. Thường xuyên đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp cho trẻ, hoạt động này được thực hiện thường xuyên có chất lượng. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể rõ ràng để tổ chức cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Xây dựng môi trường để thu hút trẻ tham gia tích cực vào giờ học Thường xuyên quan tâm động viên khích lệ trẻ giúp cho trẻ có kỹ năng tập trung chú ý, tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên thỏai mái tham gia vào giờ học. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. 21
  16. Trẻ có kỹ năng giao tiếp tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hứng thú, tập trung, chú ý thích giờ học toán. 2. Khuyết điểm: Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện các biện pháp, do vậy tính sáng tạo trong các biện pháp còn hạn chế. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. II.1. Tính mới, tính sáng tạo: Nội dung của mỗi giải pháp đều có tính mới và tính sáng tạo thể hiện trong công việc như: Nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan để nắm được phương pháp , sáng tạo linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học cho trẻ. Phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với biểu tượng toán về số lượng. Tài liệu lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non Lựa chọn các hình thức tổ chức để động viên khích lệ trẻ tham gia vào giờ học toán đạt kết quả cao. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi vui nhộn có tính sáng tạo nhằm ggay hứng thú cho trẻ vào giờ học phù hợp với từng chủ đề. Làm bảng tuyên truyền có hình ảnh đẹp, hấp dẫn để tuyên truyền với các bậc phụ huynh. II.2. Khả năng áp dụng nhân rộng. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong toàn huyện Vĩnh Bảo. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. a. Hiệu quả kinh tế: Nhà trường trang thiết bị cho các nhóm lớp đầy đủ các đồ dùng đồ chơi, các loại lô tô để phục vụ cho giờ học của trẻ. Các bậc phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phong phú đa dạng cho cô làm đồ dùng phục vụ môn học: các loại cây xanh , các con vật 22
  17. Chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ giúp cho trẻ lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. b. Hiệu quả về mặt xã hội. Các giải pháp này giúp cho giáo viên, phụ huynh, nhà trường cùng tham gia vào việc chăm sóc giáo dục cho trẻ. Giúp nhà trường có môi trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt. c. Giá trị làm lợi khác. Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, hứng thú tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) . (Ký tên, đóng dấu) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CỘNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm học 2017 -2018 Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến trườn mầm non Họ và tên: Chức vụ, đơn vị công tác: Tên sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giờ học làm quen với biểu tượng toán về số lượng” 23
  18. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 4 tuổi B3 trường mầm non 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: Giải pháp 1: Tự rèn luyện bản thân . Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, sáng tạo, hấp dẫn thu hút vào giờ học. Giải pháp 3: lựa chọn hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ Giải pháp 4: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học tích hợp hướng đổi mới. Giải pháp 5: Lựa chọn tổ chức dưới hình thức trò chơi để gây hứng thú cho trẻ. Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi vui nhộn, sáng tạo đưa vào bài dạy. Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh. 1.1 Ưu điểm: Giúp bản thân tôi có kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo đúng quy chế chuyên môn tại trường mầm non. Thường xuyên đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp cho trẻ, hoạt động này được thực hiện thường xuyên có chất lượng. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể rõ ràng để tổ chức cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Xây dựng môi trường để thu hút trẻ tham gia tích cực vào giờ học Thường xuyên quan tâm động viên khích lệ trẻ giúp cho trẻ có kỹ năng tập trung chú ý, tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên thỏai mái tham gia vào giờ học. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ có kỹ năng giao tiếp tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hứng thú, tập trung, chú ý thích giờ học toán. 1.2. Những bất cập, hạn chế: Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ, Trẻ đến lớp chỉ làm quen với những bài thơ, bài hát, câu truyện chưa làm quen với các con số trong toán học 24
  19. mà phụ huynh không quan tâm đến các con số trong toán chỉ cho trẻ hát đọc thơ dẫn đến trẻ chưa mạng dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động . Không những thế một số trẻ không hứng thú, tập trung vào giờ học. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 2.1. Tính mới, tính sáng tạo: Nội dung của mỗi giải pháp đều có tính mới và tính sáng tạo thể hiện trong công việc như: - Nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan để nắm được phương pháp , sáng tạo linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học cho trẻ. Lựa chọn các hình thức tổ chức để động viên khích lệ trẻ tham gia vào giờ học toán đạt kết quả cao. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi vui nhộn có tính sáng tạo nhằm ggay hứng thú cho trẻ vào giờ học phù hợp với từng chủ đề. Làm bảng tuyên truyền có hình ảnh đẹp, hấp dẫn để tuyên truyền với các bậc phụ huynh. 2.2.Khả năng áp dụng nhân rộng: Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong toàn huyện Vĩnh Bảo. 3.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: a. Hiệu quả kinh tế: Nhà trường trang thiết bị cho các nhóm lớp đầy đủ các đồ dùng đồ chơi, các loại lô tô để phục vụ cho giờ học của trẻ. Các bậc phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phong phú đa dạng cho cô làm đồ dùng phục vụ môn học: các loại cây xanh , các con vật Chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ giúp cho trẻ lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ b. Hiệu quả về mặt xã hội. Các giải pháp này giúp cho giáo viên, chi hội phụ huynh, nhà trường cùng tham gia vào việc chăm sóc giáo dục cho trẻ. Hình thành cho trẻ kỹ năng, tập trung chú ý khi tham gia vào các hoạt động. 25
  20. Giúp nhà trường có môi trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Nhân Hòa, ngày tháng năm Người viết đơn 26