SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

doc 21 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6212
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

  1. âm thanh và màu sắc thiên nhiên trong bài “Vui đến trường”. Lời ca trong bài hát là ngôn ngữ điển hình của trẻ thơ. Để tạo cho trẻ nền nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin, bài “Lời chào buổi sáng” nhắc nhở trẻ chào bố mẹ. Bằng âm nhạc ngữ điệu lời nói của trẻ thêm tình cảm âu yếm. Cho trẻ nghe các bài hát có thể trẻ hát theo được, ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Đây là một phương pháp tiếp xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì học nhạc chỉ bằng sự truyền đạt của cô giáo sẽ dẫn tới sự đơn điệu, thậm chí còn sai lệch. *Đối với hoạt động thể dục buổi sáng: Âm nhạc kết trong giờ thể dục sáng củng rất có hiệu quả. Ví dụ: Để luyện hơi dài, cô dạy các cháu vừa giả làm tiếng gáy theo bài “Chú gà trống gọi”. Để cháu tập đi đều, bước đều trong các đội hình khác nhau, yêu cầu có tiết tấu đơn giản, vừa hô vừa dùng bài “Tập đi đều” nhạc và lời của Kim Hữu. *Đối với hoạt động chung: Ngoài giờ âm nhạc, cần tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, KPKH, có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn. Cụ thể: - Làm quen văn học : Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Thông qua việc dạy bài thơ “Đi bừa” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Đưa cơm cho mẹ em đi cày” do Hàn Ngọc Bích phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Trẻ đọc bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” của Ngô Quân Miện Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Quà 8/3” nhạc và lời Tân Huyền giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó. Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú giải phóng quân” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý. Ngoài ra cũng chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát như: “Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành chành” ”Rềnh rềnh ràng ràng”. Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong qua quá trình học của trẻ. 13
  2. - Khám phá khoa học: Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học gúp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Làm quen một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao động kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến. Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”. - Tạo hình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa”. + Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì? + Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa (nhiều lá, nhiều cây ) Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo *Đối với hoạt động ngoài trời: Đây là thời điểm để trẻ có thể làm quen bài hát mới và ôn lại bài củ. Vì vậy giáo viên phải lựa chọn các bài hát phù hợp cho trẻ vào hoạt động có chủ đích hoặc khi trẻ tham gia trò chơi vận động, chơi theo ý thích của trẻ cô mỡ băng nhạc cho trẻ nghe. *Đối với hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đó học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung giáo dục âm nhạc với đề tài “Cô giáo”. Phần hoạt động góc - ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo. Cô dạy hát bài: "Cô và mẹ" hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ đề, nhằm củng cố những kiến thức đã học. Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc. Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, như trẻ đang chơi mà có học. 14
  3. *Đối với hoạt động mọi lúc mọi nơi: - Vào giờ trẻ ăn cơm cùng bạn bè, cho trẻ nghe bài hát “ Mời ăn cơm” thay cho lời mời và động viên trẻ ăn ngon miệng. - Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp nhất cho trẻ nghe bài có tính chất nhắc nhở như “Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến, đến những bài hát ru: Ru con, ru em, lời ru mùa đông Hát ru với những giai điệu êm đẹp đầu tiên đến với con người ngay từ thuở còn thơ. Đối với trẻ, tổ ấm thứ hai sau gia đình là mái trường, là nơi trẻ rất cần nhận được sự yêu thương từ cô giáo. Vì thế cho trẻ nghe hát ru qua băng đài chỉ tạo cho trẻ cảm giác cô đơn vắng mẹ vì hát ru trước hết là ở tấm lòng. Có thể nói hát ru là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: Âm thanh dịu êm mượt mà và sự trìu mến của cô giáo đưa trẻ vào giấc ngủ đầm ấm dễ chịu. Trong chương trình giáo dục Mầm non, cô hát cho trẻ nghe vào giờ nghỉ trưa là đặc trưng khác hẳn ở trường phổ thông. * Đối với hoạt động chiều: Buổi chiều, sau khi ngủ dậy, trẻ cũng cần nghe các bài ca, bản nhạc không lời mang tính chất vui vẽ, thanh thản, nhộn nhịp. Thời gian nghe không nhiều, trước hết làm cho các cháu tỉnh táo, chơi tự do và chờ bố mẹ đón về. Lúc này trẻ được nghe bài hát mà trẻ yêu thích, nội dung bài hát lành mạnh: dân ca, ca khúc thiếu nhi, hoặc nghe củng cố bài đã học, sắp học. Như vậy ở lớp học, từ lúc trẻ đến lớp cho đến lúc bố mẹ đón về, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng âm nhạc thì ở trường lớp đối với trẻ thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thật sự là người bạn thân của trẻ thơ. Ngoài những bài hát, trò chơi âm nhạc trong chương trình, giáo viên còn tìm tòi sưu tầm nhiều bài hát, trò chơi âm nhạc ngoài chương trình có nội dung gần gũi, phù hợp với trẻ, cho trẻ làm quen và chơi mọi lúc mọi nơi. Giải pháp 4. Phối kết hợp với phụ huynh: Phải nói rằng: "Giáo dục âm nhạc" cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng là quá trình giáo dục lâu dài, ở mọi lúc mọi nơi và thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ hát thuộc các bài hát và nghe hát, nghe nhạc các bài hát để trẻ càng thêm yêu cuộc sống của mình hơn. Vì vậy để việc giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần có sự phối hợp với phụ huynh. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp, tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng. Thông qua họp phụ huynh đầu năm học tôi lòng ghép đưa ra nội dung và mục đích yêu cầu của việc "Giáo dục âm nhạc” để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng về việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Mặt khác, tuyên truyền và vận động phụ huynh hàng tháng tôi thường xuyên vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật vật liệu sẳn có ở địa phương như chai nhựa, long bia, tre, nứa để làm nhạc cụ, 15
  4. trống, đàn và một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Đa số phụ huynh hưởng ứng tích cực trong việc làm đồ dùng đồ chơi về hoạt động âm nhạc. Vào giờ đón và trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của hoạt động giáo dục âm nhạc và sự cần thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động đó gợi ý cho phụ huynh một số bài hát để phụ huynh tìm kiếm trên mạng hoặc pho tô bài hát, các trò chơi để phụ huynh về nhà tập cho trẻ. Giải pháp 5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ. Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường Mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục. Hoạt động này tạo điều kiện hình thành ở các cháu phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kĩ năng nghệ thuật. Ngày lễ hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như múa, hát, múa rối, kịch, thơ tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẽ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức đối với trẻ mà nhà giáo dục gọi đó là “Những cảm xúc vui sướng”. Nắm bắt được nguyện vọng của trẻ, cứ khoảng vào cuối tháng, hoặc cuối chủ đề tôi lại tổ chức hội thi "Liên hoan tiếng hát Mầm non" cho trẻ tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn nghệ, cho một vài cháu làm ban nhạc công sẽ có phần quà cho những cháu đạt giải. Trong hội thi tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình. Qua việc làm đó có tác dụng rất lớn đến phụ huynh trong việc đưa con đến lớp học. Để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc; trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Trong các ngày hội khai trường, vui tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế giảng và các hội thi do nhà trường tổ chức như: Bé với ca dao dân ca, Hò khoan Lệ Thủy, liên hoan tiếng hát Mầm non Tôi bàn bạc với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn nghệ. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học Mầm non. Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Mặt khác sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truyền thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ thơ: Nếu các cháu được rèn luyện chu đáo và được tham gia biểu diễn Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật của âm nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc truyền thụ cho trẻ và sau này chính những trẻ em đó tham gia tái hiện đầy đủ tác phẩm âm nhạc đó. Với cách áp dụng một số giải pháp trong và ngoài giờ học, lớp tôi chất lượng về môn giáo dục âm nhạc tăng lên khá cao, các cháu rất thích tham gia vào hoạt động này. * Kết quả đạt được : 16
  5. + Đối với trẻ: Qua quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc , đến nay tôi nhận thấy chất lượng của trẻ tăng lên rõ rệt, cụ thể là: TT MỨC ĐỘ ĐẠT KHÔNG ĐẠT Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ % % 1 Trẻ yêu thích, 21 100 hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc 2 Hát đúng giai 20 95,2 1 4,8 điệu, thể hiện sắc thái 3 Kỹ năng vận 20 95,2 1 4,8 động theo nhạc 4 Chú ý lắng 21 100 nghe hát, nghe nhạc 5 Trẻ tự tổ chức 19 90,5 2 9,5 trò chơi âm nhạc Ngoài ra trẻ còn tham gia hội thi "Bé với ca dao dân ca, Hò khoan Lệ Thủy" đạt giải nhất cấp trường về các tiết mục dàn dựng các bài hát múa dân ca ở các vùng miền. Qua các ngày lễ hội như lễ khai giảng, vui tết trung thu, vui tết thiếu nhi 1- 6, tham gia các ngày hội, ngày lễ như 20/10, 20/11, 8/3 các cháu biểu diễn văn nghệ các bài hát sôi nổi, các tiết mục dàn dựng công phu để lại ấn tượng đẹp đẽ cho mọi người. + Đối với giáo viên : - Giáo viên nắm chắc phương pháp hình thức tổ chức, tự tin, linh hoạt sáng tạo hơn trong các hoạt động, qua đó đã góp phần giúp trẻ hứng thú, chú ý hơn trong các giờ học giờ chơi. - Giáo viên đã biết lập kế hoạch thực hiên phù hợp với nhóm lớp của mình dựa trên mục tiêu chung của nhà trường. - Sáng tạo hơn trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, biết tận dụng và làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương phù hợp với chủ đề với trò chơi âm nhạc và đảm bảo khoa học và an toàn cho trẻ. + Đối với phụ huynh : 17
  6. - Qua niềm say mê và sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc như trên tôi đã tạo đươc sự tin tưởng ở phụ huynh, họ đã hiểu và nhận thức đươc tầm quan trọng của hoạt động này ở lứa tuổi Mầm non. Đa số phụ huynh đã giúp giáo viên trong công tác sưu tầm các bài hát ru cổ xưa, đồng thời ủng hộ nhiều nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi và yêu cầu cô giáo cho mượn sách chương trình "Tuyển tập các bài hát, trò chơi " để hướng dẫn cho trẻ ở nhà. *Bài học kinh nghiệm: 1. Luôn bám sát chương trình khung của phó Hiệu trưởng để lập kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lựa chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề của lớp mình, bám sát mục tiêu chăm sóc giáo dục, nội dung công việc rỏ ràng và cụ thể đúng như chương trình và lịch sinh hoạt để lập kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với độ tuổi của trẻ. 2. Chủ động phối kết hợp với phụ huynh vào các giờ đón và trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của hoạt động giáo dục âm nhạc và sự cần thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động đó gợi ý cho phụ huynh một số bài hát, trò chơi để phụ huynh về nhà tập cho trẻ. 3. Trước khi chuẩn bị tiến hành tiết học hoặc các hoạt động khác có lồng ghép các bài hát hay tổ chức các trò chơi âm nhạc, tôi đã tạo ra môi trường xung quanh lớp nhằm kích thích cho trẻ chú ý bằng cách sưu tầm những băng đĩa, tranh ảnh, vẽ tranh nói về nội dung các bài hát, cho trẻ làm quen trước các bài hát liên quan đến hoạt động, đồng thời tôi đã nghiên cứu nội dung phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc như thế nào cho phù hợp nhằm kích thích và gây hứng thú cho trẻ. Qua đó các hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn. 4. Khi tổ chức các hoạt động âm nhạc phải chú ý phù hợp với từng thời điểm sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Qua đó vừa có thể để trẻ “Học bằng chơi - chơi mà học”, vừa giúp trẻ vẫn giữ được nét hồn nhiên, vui tươi và không bị gò bó, gượng ép. Trẻ hứng thú với hoạt động một cách tự nhiên. 5. Tổ chức thường xuyên các hoạt động âm nhạc trong những ngày hội, ngày lễ. Hoạt động này tạo điều kiện hình thành ở các cháu phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kĩ năng nghệ thuật. Tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẽ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức đối với trẻ mà nhà giáo dục gọi đó là “Những cảm xúc vui sướng”. Từ đó, kích thích và rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn với âm nhạc. 18
  7. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1: Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Hoạt động giáo dục âm nhạc có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Đối với trẻ Mầm non, những hình ảnh biểu tượng về cái đẹp trong các bài hát đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp đi vào chiều sâu thế giới nội tâm của trẻ về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cô giáo bạn bè và những người trong cộng đồng. Vì vậy giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm tâm hồn của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin cho các cháu vui sống trong hiện tại và tương lai. Hoạt động giáo dục âm nhạc vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được hát, được nghe, được chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người nghệ sỹ trong tương lai, nhất là những trẻ có năng khiếu về âm nhạc. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu văn hóa mà còn có ý nghĩa đối với các trường Mầm non, đặc biệt là các cô giáo Mầm non cần nghiên cứu, sưu tầm, tìm ra những giải pháp để tổ chức tốt các các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ phù hợp với thực tế của lớp mình. Để làm tốt nội dung giáo dục hoạt động âm nhạc, điều kiện trước tiên là đảm bảo cơ sở vật chất, mỗi lớp hoặc ít nhất là mỗi điểm trường cần có phòng âm nhạc với đầy đủ đồ dùng phục vụ cho lĩnh vực này để gây hứng thú thú thu hút trẻ tham gia, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện năng khiếu của mình, được soi mình trong thế giới kỳ diệu. Mặt khác, cần có riêng một giáo viên chuyên biệt về âm nhạc có thể sữ dụng đàn cho trẻ ca múa Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, giải pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đó thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó, chúng ta có hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Để giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ có hiệu quả tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều là những đưa trẻ thơ ngây, các cháu chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. 19
  8. Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ, không áp đặt hay gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người chốt lỏi mang âm nhạc đến cho trẻ và chắp cánh cho trẻ bay xa. Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp , yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Từ thực tế của giáo dục của trường Mầm non nơi tôi đang công tác và thành quả mà lớp tôi đã đạt được, từ những khó khăn mà lớp đã gặp phải, bản tôi đã đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong tổ chức các hoạt động âm nhạc ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Mong rằng những giải pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi các bạn đồng nghiệp góp ý kiến và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng để đưa trường Mầm non nơi tôi đang công tác ngày càng phát triển ngang tầm với phong trào giáo dục huyện nhà. 3.2. Kiến nghị đề xuất *Đối với giáo viên: Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng về hoạt động âm nhạc như học đàn, học hát những bài hát khó, những bài hát dân ca. *Đối với nhà trường: BGH nhà trường tham mưu tích cực với các ban ngành nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất như có đầy đủ bộ loa máy, đàn, nhạc cụ để cho giáo viên và trẻ cùng học tập và biểu diển. *Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy: Mở lớp bồi dưỡng về chuyên môn, tập huấn về hoạt động âm nhạc, đặc biệt là sử dụng các nhạc cụ như: đàn, sáo Mở các lớp học múa nâng cao cho giáo viên nhằm tổ chức tốt và hiệu quả, kích thích hứng thú của trẻ trong những buổi hoạt động âm nhạc. Sau một thời gian nghiên cứu làm đề tài về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” bản thân tôi viết chắc chắn còn có nhiều thiếu sót nên mong muốn hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Lệ Thủy chân thành góp ý để đề tài sáng kiến hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. 20
  9. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT 21