SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non

doc 26 trang binhlieuqn2 08/03/2022 27651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nhan_biet_va_phong_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non

  1. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non - Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo . - Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát trên trẻ Ví dụ: Tình huống “khi trẻ bị lạc”: tôi kể câu chuyện: chuyện của bé Lan. “Hôm nay Lan được mẹ cho đi chợ mua sắm để chuẩn bị đón tết, ở chợ có bao nhiêu là các gian hàng nào là bánh kẹo, quần áo, thực phẩm và đặc biệt là gian hàng đồ chơi nhiều màu sắc. Lan thích lắm, Lan ngắm hết đồ chơi này đến đồ chơi khác, nhấc lên, đặt xuống, chạy sang bên nọ, bên kia. Thế rồi ôi mẹ đâu rồi? hu hu ” Sau đó tôi cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại về nội dung câu chuyên: - Bé Lan bị làm sao? - Tại sao bé Lan bị lạc? - Các con đã bị lạc mẹ bao giờ chưa? - Nếu bị lạc con sẽ làm thế nào? Bằng các hình thức như đóng kịch, xem phim, tranh ảnh, video, đọc thơ, kể chuyện ta đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề, lồng ghép vào những câu chuyện để trẻ dễ hình dung ra hoặc đưa ra tình huống giả định hỏi và hướng trẻ cách giải quyết, từ đó cô và trẻ cùng nhau thảo luận, suy đoán và tìm ra các dấu hiệu để nhận biết được các nguy cơ không an toàn sẽ và sắp xảy ra. Với hình thức này, trẻ được trải nghiệm và hình thành nên vốn kinh nghiệm sống, từ đó trẻ có tri thức về các nguy cơ không an toàn trong cuộc sống và có được những xử lý tốt nhất. Nhưng để trẻ có thể đưa ra những cách giải quyết phù hợp thì trước tiên chúng ta cần dạy trẻ có những đức tính sau: Dạy trẻ biết bình Tĩnh: Với những mối nguy hiểm trên tôi đã đưa ra những tình huống nhỏ để cả lớp cùng bàn bạc thảo luận và đưa ra giải pháp. Nhưng giải pháp đầu tiên mà tôi đã thống nhất với trẻ đó là phải bình tĩnh để xem xét mức độ nguy hiểm, nếu đơn giản thì tự trẻ có thể giải quyết được, còn nặng nề hơn thì trẻ sẽ nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Ví dụ : Tôi lại kể tiếp cho trẻ nghe câu chuyện của bé Lan: “Bé Lan không thấy mẹ đâu cả, bé sợ quá khóc òa lên, bé chạy ngang chạy dọc khắp nơi để tìm mẹ, vừa chạy vừa khóc gọi mẹ, luống cuống thế nào bé vấp phải rổ hoa quả của bác bán hàng, thế là ngã nhào ra đất”. Bé Lan bị lạc mẹ Bằng các câu hỏi giả định, tôi hướng trẻ tìm cách giải quyết: - Nếu bé Lan cứ khóc như vậy có tìm được mẹ không? - Nếu Lan cứ chạy thì có tìm thấy mẹ không? - Nếu là con, con sẽ làm như thế nào? 9/15
  2. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Trong bất kỳ tình huống nào, đầu tiên cần dạy trẻ phải bình tĩnh, không được khóc lóc. Bởi vì khi khóc sẽ không nhớ được các thông tin của gia đình mình, cũng không được chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ vì bố mẹ sẽ quay lại đây để tìm. Dạy trẻ những thông tin cần nhớ: Những thông tin cần nhớ như: địa chỉ gia đình, địa chỉ trường học hoặc các cơ sở công cộng gần nhà, số điện thoại gia đình, bố, mẹ, ông, bà số điện thoại công an, cứu hỏa, cấp cứu Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng ghi nhớ các con số và kí hiệu đơn giản, chúng ta có thể vẽ các hình đơn giản để kí hiệu cho trẻ dễ hiểu: như là hình que diêm là cứu hỏa, hình ngôi nhà là địa chỉ nhà, hình dấu cộng là cấp cứu. Biết cách gọi điện cho cha mẹ khi có việc khẩn cấp hãy luôn nhắc trẻ đem theo bên mình một mảnh giấy ghi tên, số điện thoại của gia đình và của một người thân khác có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Nhắc trẻ nhớ rằng tờ giấy này phải cất kỹ và chỉ đưa cho người có trách nhiệm, có thể giúp đỡ mình. Ở lớp, tôi cho trẻ tự làm một bảng thông tin cá nhân của riêng mình. Trẻ cắt dán, vẽ các hình ảnh làm biểu tượng theo trí tưởng tượng của trẻ, sau đó trẻ viết các số điện thoại hoặc các thông tin lên bảng và lưu trong góc học tập của trẻ. Với đặc điểm trẻ rất nhanh nhớ nhưng lại mau quên, thỉnh thoảng tôi lại cho trẻ lấy ra để bổ sung thêm thông tin mới và đọc lại thông tin dưới hình thức giới thiệu về bản thân, trẻ rất hào hứng tham gia. Ví dụ: Trẻ học rất nhanh thông qua hình thức sao chép, qua đó trẻ nhớ rất lâu. Tôi đã rèn trẻ học thuộc tên trường, tên lớp, số nhà, địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ trẻ trong trường hợp trẻ gặp nguy hiểm như bị lạc hay bị thương tích có thể liên hệ được với gia đình nhanh nhất. Đồng thời tôi cũng nghiêm khắc giáo dục trẻ để tránh việc chêu đùa, nghịch ngợm dạy trẻ nên gọi trong những trường hợp nào. (Hình ảnh 3: Trẻ ghi thông tin) Dạy trẻ cách nhờ giúp đỡ: Một đứa trẻ trong gia đình được nuông chiều, bất kỳ một nhu cầu bé tí nào cũng được người lớn đáp ứng không cần phải bày tỏ ý muốn, và cũng thường thấy rằng, các bà mẹ, ông bố, nhất là ông bà nội, ngoại chỉ cần nghe nửa câu nói của trẻ là rối rít hỏi chúng muốn gì, lập tức phục vụ ngay cho trẻ. Từ những chuyện nhỏ không đáng chú ý này lại ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này. Dần dần trẻ không có kĩ năng nhờ giúp đỡ mà chỉ thụ động đứng chờ người khác đến giúp đỡ mình. Đây là một kĩ năng nếu đặt trong tình huống đơn giản thì chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng khi gặp tình huống nguy hiểm thì kĩ năng này lại cực kỳ quan trong Ví dụ: Khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ phải có kĩ năng nhờ giúp đỡ để bảo vệ chính bản thân mình. Chẳng hạn khi bé bị lạc, bé sẽ nhờ ai giúp đỡ và nhờ như thế nào? Để dạy trẻ kĩ năng này, tôi tổ chức một hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm một địa điểm bị lạc đường: 10/15
  3. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non - Nhóm 1: bị lạc trong siêu thị. - Nhóm 2: bị lạc ngoài đường. - Nhóm 3: bị lạc trong công viên. Mỗi nhóm có các lô tô có hình ảnh nên và không nên làm khi bị lạc đường; một bảng gài với hai phần là mặt cười để gắn hình ảnh nên và mặt mếu gắn hình ảnh không nên. Hình ảnh lô tô đó là cô thu ngân, chú bảo vệ, cô lao công, chú công an, người lớn, bạn nhỏ khóc, chạy lung tung, bạn nhỏ đi theo người lạ Với thời gian là một bản nhạc, các nhóm sẽ thảo luận để tìm lô tô gắn vào bảng gài cho đúng. Sau hai lần chơi, trẻ lớp tôi đã có kĩ năng tìm hình ảnh lô tô rất tốt. Nhóm nào có tình huống bị lạc đường ở đâu thì tìm đúng người có ở đó để nhờ sự giúp đỡ: Các cháu tìm hình ảnh nhờ cô thu ngân, chú bảo vệ ở trong siêu thị, chú công an, cô lao công ở ngoài đường, bác bảo vệ ở trong công viên gắn vào bên mặt cười, còn lại hình ảnh bạn nhỏ khóc, chạy lung tung, đi theo người lạ gắn bên mặt mếu. Như vậy là khi tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm tình huống như vậy, trẻ sẽ học được cách nhờ ai giúp đỡ mình trong tình huống lạc ở chỗ nào. Sau khi tìm được người giúp đỡ yêu cầu trẻ là phải nói rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu Trong mọi hoạt động , nếu quan sát kỹ chúng ta thấy có vô vàn những tình huống xảy ra. Điều quan trọng là tìm ra những biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Lâu dần những hành vi, thói quen ấy sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. Qua những tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm để trẻ tự đưa ra giải pháp khắc phục sẽ giúp trẻ bình tĩnh sử lí những vấn đề mà không may trẻ gặp phải. 3.4. Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh để giúp trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn Tôi nhận thấy việc phối kết hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ kỹ năng sống là rất quan trọng. Hàng ngày khi tổ chức các hoạt động các cô cần phát hiện và loại bỏ các vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Để làm tốt công tác này tôi đã xây dựng kết hoạch và thu được những kết quả khả quan như sau. Tôi xây dựng các bảng biểu, sưu tầm các tranh ảnh về các đồ vật không an toàn, các địa điểm có nguy cơ không an toàn, các hoạt động có nguy cơ không an toàn, trưng bày ở góc tuyên truyền của trường. Hàng ngày trước khi đón trẻ và trước khi ra về tôi cùng các giáo viên dọn dẹp lớp sạch sẽ, kiểm tra và loại bỏ các nguy cơ có thể gây mất an toàn cho trẻ. Hàng tuần vào chiều thứ sáu tôi cùng tất cả cán bộ giáo viên đều tham gia tổng vệ sinh trong và ngoài phòng học, phòng làm việc, sân trường, vườn trường, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi trong trường. Tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi thảo luận, tập huấn về phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và 11/15
  4. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ và cách xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp cho trẻ trong trường mầm non và được ban hiệu đồng tình ủng hộ. Việc giáo dục trẻ không chỉ là việc riêng của nhà trường mà còn là sự phối hợp của gia đình với toàn xã hội. Để trẻ có kĩ năng phòng tránh tốt và không bị mai một. Tôi đã thực kết hợp với phụ huynh rèn trẻ dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Để trẻ có môi trường hoạt động an toàn thân thiện tôi có huy động phụ huynh đóng góp hỗ trợ lớp nguyên vật liệu, kinh phí để đầu tư mua những đồ dùng đồ chơi cho trẻ đảm bảo độ an toàn cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh những nội dung cần rèn trẻ trong ngày trong tháng qua các giờ đón trả trẻ để phụ huynh nắm được và cùng cô phòng tránh nguy hiểm cho trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Qua đó phụ huynh thấy yên tâm hơn khi gửi con ở lớp và phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ .Trong buổi họp cha mẹ học sinh hay những buổi đòn trả trẻ, cô và phụ huynh cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn cách giáo dục con. (Hình ảnh 5: Giáo viên trao đổi với phụ huynh) Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng .Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Không những thế phụ huynh còn cảm thấy tin tưởng giáo viên yên tâm hơn khi mỗi ngày đưa con đến lớp. Đó cũng là cơ sở tạo niềm tin vững trắc của phụ huynh với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hoàn thiện nhất. 12/15
  5. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua gần một năm nghiên cứu, áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non.”, bản thân tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau: 1.1 Đối với giáo viên: - Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung phương pháp hình thức tổ chức để dạy các kỹ năng sống phù hợp với nhận thức lứa tuổi của trẻ. - Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ cô luôn là người bạn để lắng nghe trẻ nói - Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh để phát triển các kỹ năng sống cho trẻ. 1.2. Đối với trẻ: - Trẻ nhận thức nhanh có kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hắng ngày từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi đối diện với mọi tình huống trong cuộc sống. - Tư duy của trẻ phát triển, trẻ biết suy nghĩ tìm cách giải quyết các vấn đề một cách chủ động, qua đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng phán đoán suy luân có tính logic. Biểu 2: Kết quả đạt được cuối năm (Tổng số 47 trẻ). Kết quả STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con 1 47 = 100 % 0 vật ngây nguy hiểm. 13/15
  6. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm. 46 = 97% 1=3% Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi 3 46 = 97% 1 = 3% gặp nguy hiểm Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người 4 47= 100% 0 lớn. Biểu 3: Bảng đối chứng trước và sau thực hiện đề tài. Đầu năm Cuối năm Nội dung Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt Nhận biết ra các địa điểm, đồ 47 = 100 22 = 46% 25 = 54% 0 vật, con vật ngây nguy hiểm. % Biết tránh xa các mối nguy 23 = 49% 24 = 51% 46 = 97% 1=3% hiểm. Có khả năng đưa ra cách giải 1 = 22 = 46% 25 = 54% 46 = 97% quyết khi gặp nguy hiểm 3% Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ 47= 26 = 55% 21 = 45% 0 của người lớn. 100% Từ khảo sát nhận thấy kết quả các nội dung giáo dục trẻ kỹ năng sống nhận thấy mức độ nhận thức của trẻ về các kỹ năng thay đổi rõ rệt: - Số trẻ nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật ngây nguy hiểm đã đạt 100% tăng 54%. - Số trẻ biết tránh xa các mối nguy hiểm đã đạt 97% tăng 48%. - Số trẻ có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm đã đạt 97% tăng 51%. - Trẻ biết bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn đã đạt 100% tăng 74%. - Trẻ nhận ra các kí hiệu thông thường như cấm sờ ổ điện, cấm lửa và các kí hiệu đèn khi tham gia giao thông đã đạt 100% tăng 78%. - Trẻ biết ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt không cười, đùa đã đạt 94% tăng 71%. - Trẻ biết gọi người giúp đỡ khi gặp khó khăn như bị ngã, bị chảy máu, bị lạc đã đạt 100% tăng 74%. - Trẻ biết không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ ).đã đạt 100% tăng 78%. 1.3. Đối với phụ huynh: 14/15
  7. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Các bậc cha mẹ đã có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn. Bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ. Nhiều cha mẹ đã cho con tham gia các lớp năng khiếu phù hợp với khả năng của trẻ và nhiều bậc phụ huynh đã thể hiện sự hài lòng về cách dạy của các cô và nhận thức của con mình. - Phụ huynh có sự tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, tổ thái độ thân thiện với cô luôn ủng hộ những kế hoạch hoạt động của lớp của trường. 2. Kiến nghị: * Đối với phòng giáo dục: - Tổ chức các sân chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, trải nghiệm một cách hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng những hoạt động rèn luyện kĩ năng cho trẻ để giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môm cũng như những kĩ năng cần thiết để dạy trẻ. - Bổ sung thêm các tài liệu cần thiết liên quan đến việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. * Đối với trường: - Tổ chức tập huấn cho giáo viên nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn thương tích. - Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với thiên nhiên, với môi trường xung quanh nhiều hơn để trẻ có cơ hội khám phá và phát triển.Từ đó, tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn, trẻ có nhiều ý tưởng hơn để ứng dụng vào bài học. * Đối với phụ huynh: - Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình trong đó có vấn đề làm thế nào để kích thích, phát triển tư duy tốt nhất cho trẻ. - Lựa chọn phương pháp dạy học tốt nhất, sưu tầm nội dung giáo dục trong trường mầm non để cùng giáo viên giáo dục trẻ được tốt nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non.” Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp và các chị em đồng nghiệp để việc ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! 15/15
  8. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản TS. Trần Thị Ngọc Trâm Hướng dẫn tổ chức thực Giáo dục Việt 1 TS. Lê Thu Hương hiện chương trình giáo dục Nam PGS.TS. Lê Thị Ánh mầm non (4-5 tuổi) Tuyết Nguyễn Ánh Tuyết. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Đại học sư 2 Nguyễn Thị Như Mai. mầm non phạm Đinh Thị Kim Thoa 3 Lê Thanh Vân Giáo trình sinh lí học trẻ Đại học sư em phạm 4 Lê Tiến Dũng Tự học MicroSoft Văn hóa thông Windows 7 tin 5 Trí Việt. Hà Thành Tự học nhanh PowerPoint Hồng Bàng 2007 16/15
  9. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Hình ảnh minh họa cho các biện pháp trên: Hình ảnh 1: Bài tập nguy hiểm Hình ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi “ Tôi hỏi bạn trả lời” 17/15
  10. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Hình ảnh 3: Bé khoanh những con vật hiền lành Hình ảnh 4: Trẻ ghi thông tin gia đình mình 18/15
  11. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Hình ảnh 5: Giáo viên trao đổi với phụ huynh 19/15
  12. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non TRƯỜNG MẦM NON XUÂN NỘN PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LỚP MẪU GIÁO NHỠ 4 – 5 TUỔI Họ và tên trẻ: Ngày sinh: Học sinh lớp: Trường mầm non Xuân Nộn. STT Các tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt 1 Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 3 Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn 4 Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm. Lưu ý: Nếu con đạt phụ huynh đánh dấu (+) Nếu con chưa đạt phụ huynh đánh dấu (-) 20/15
  13. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LỚP MẪU GIÁO NHỠ 4 – 5 TUỔI Họ và tên trẻ: Ngày sinh: Học sinh lớp: Trường mầm non Xuân Nộn. STT Các tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt 1 Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 3 Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn 4 Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm. Lưu ý: Nếu con đạt phụ huynh đánh dấu (+) Nếu con chưa đạt phụ huynh đánh dấu (-) 21/15
  14. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Bảng tổng hợp kết quả trước khi thực hiện Ghi chú: Nội dung 1: Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật ngây nguy hiểm. Nội dung 2: Biết tránh xa các mối nguy hiểm. Nội dung 3: Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm. Nội dung 4: Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Nhận xét trẻ đạt đánh (+) không đạt đánh (-) Biểu 1: Kết quả đạt được đầu năm (Tổng số 47 trẻ). ST Họ và tên Nội dung khảo sát T Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 1 Nguyễn Khắc Bảo An - - + - 2 Nguyễn Mỹ An - + + - 3 3Nguyễn Quang Bách + - - + 4 Nguyễn Linh Chi - + - + 5 Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi + - + - 6 Nguyễn Tuấn Công + - - - 7 Nguyễn Sỹ Cường - + - + 8 Ngô Thị Thanh Dung + - + + 9 Ngô Quang Duy - + + - 10 Nguyễn Ánh Dương + - - - 11 Nguyễn Thùy Dương - + - + 12 Nguyễn Doãn Dưỡng + - - + 13 Nguyễn Thị Diệu Linh - + + - 14 Đoàn Thùy Trang - - + - 15 Nguyễn K. Hoàng Nam + - + + 16 Nguyễn Khắc Duy Nghĩa - + - + 17 Nguyễn Khắc Quân + - - + 18 Nguyễn Minh Thu - + + + 19 Nguyễn Anh Thư + - + + 20 Nguyễn Huyền Ngọc + - - + 21 Nguyễn Khả Nhi - - - + 22 Nguyễn Thảo Ngân + + - - 23 Nguyễn Hải Nam - - - - 24 Nguyễn Huyền Anh - + + + 25 Nguyễn Hương Giang + - - + 26 Nguyễn Thúy Hường - + - + 27 Nguyễn Đức Lộc + - - - 22/15
  15. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non 28 Nguyễn Đức Mạnh - - - + 29 Nguyễn Đức Nhật - - + + 30 Nguyễn Yến Nhi + - + - 31 Nguyễn Thị Tuyết Nhung - + - - 32 Dương Nam Phương + - - - 33 Ngô Văn Quyền - + - + 34 Nguyễn Đức Sang - + + - 35 Nguyễn Huy Toàn + - + + 36 Nguyễn Thu Trang - + - + 37 Dương Ngọc Bảo Vân + - - - 38 Dương Gia Vinh - + + - 39 Phạm Khánh Huyền + - + - 40 Nguyễn Nam Việt - + + + 41 Nguyễn Duy Thăng + + + + 42 Nguyễn Phương Mai - - - - 43 Nguyễn Sỹ Thắng + + - + 44 Nguyễn Sỹ Thành Đạt - - - - 45 Nguyễn Khánh ly + - + + 46 Nguyễn Diệu linh - - + + 47 Nguyễn phương Mai + - + - Trẻ đạt (%) 22 = 46% 23 = 49% 22 = 46% 26 = 55% Trẻ chưa đạt (%) 25 = 54% 24 = 51% 25 = 54% 21 = 45% 23/15
  16. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non Bảng tổng hợp kết quả sau khi thực hiện Ghi chú: Nội dung 1: Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật ngây nguy hiểm. Nội dung 2: Biết tránh xa các mối nguy hiểm. Nội dung 3: Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm. Nội dung 4: Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Nhận xét trẻ đạt đánh (+) không đạt đánh (-) Biểu 1: Kết quả đạt được cuối năm (Tổng số 47 trẻ). ST Họ và tên Nội dung khảo sát T Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 1 Nguyễn Khắc Bảo An + + + + 2 Nguyễn Mỹ An + + + + 3 3Nguyễn Quang Bách + + + + 4 Nguyễn Linh Chi + + + + 5 Nguyễn N.Quỳnh Chi + + + + 6 Nguyễn Tuấn Công + + + + 7 Nguyễn Sỹ Cường + + + + 8 Ngô Thị Thanh Dung + + + + 9 Ngô Quang Duy + + + + 10 Nguyễn Ánh Dương + + + + 11 Nguyễn Thùy Dương + + + + 12 Nguyễn Doãn Dưỡng + + + + 13 Nguyễn Thị Diệu Linh + + + + 14 Đoàn Thùy Trang + + + + 15 Nguyễn K. Hoàng Nam + + + + 16 Nguyễn K.Duy Nghĩa + + + + 17 Nguyễn Khắc Quân + + + + 18 Nguyễn Minh Thu + + + + 19 Nguyễn Anh Thư + + + + 20 Nguyễn Huyền Ngọc + + + + 21 Nguyễn Khả Nhi + + + + 22 Nguyễn Thảo Ngân + + + + 23 Nguyễn Hải Nam + + + + 24 Nguyễn Huyền Anh + + + + 25 Nguyễn Hương Giang + + + + 26 Nguyễn Thúy Hường + + + + 27 Nguyễn Đức Lộc + + + + 24/15
  17. Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non 28 Nguyễn Đức Mạnh + + - + 29 Nguyễn Đức Nhật + + + + 30 Nguyễn Yến Nhi + + + + 31 Nguyễn T.Tuyết Nhung + + + + 32 Dương Nam Phương + + + + 33 Ngô Văn Quyền + + + + 34 Nguyễn Đức Sang + + + + 35 Nguyễn Huy Toàn + + + + 36 Nguyễn Thu Trang + + + + 37 Dương Ngọc Bảo Vân + + + + 38 Dương Gia Vinh + + + + 39 Phạm Khánh Huyền + + + + 40 Nguyễn Nam Việt + + + + 41 Nguyễn Duy Thăng + + + + 42 Nguyễn Phương Mai + + + + 43 Nguyễn Sỹ Thắng + + + + 44 Nguyễn Sỹ Thành Đạt + - + + 45 Nguyễn Khánh ly + + + + 46 Nguyễn Diệu linh + + + + 47 Nguyễn phương Mai + + + + 47 = 100 Trẻ đạt (%) 46 = 97 % 46 = 97 % 47 = 100 % % Trẻ chưa đạt (%) 0 1 = 3% 1 = 3% 0 25/15