SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non

doc 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6454
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non

  1. Trang trí hình ảnh theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng tuần tức là mỗi tuần phải trang trí làm nổi bật nội dung chủ đề tuần đó. Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, Các hình ảnh được dán vừa tầm mắt của trẻ: Không quá cao, không quá thấp. Ở cửa đón trẻ, từ đầu năm học tôi đã thay đổi các mảng tuyên truyền với hình thức đẹp, nội dung phong phú cập nhật thông tin cần thiết gần gũi với trẻ, với phụ huynh như, mảng dành cho bản tin của lớp về chương trình giảng dạy, lịch sinh hoạt, mảng dành cho gia đình và bé; các thông tin về phòng tránh đuối nước, an toàn trường học * Xây dựng góc hoạt động trong lớp. Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ và trình bày ý kiến của mình hay khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, trẻ không cần phải di chuyển hoặc đóng lại. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt phù hợp. Trong lớp tôi đã xây dựng một số góc cố định như: góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc phân vai và một số góc di động có thể thay đổi cho nhau tùy từng chủ đề như góc học tập, góc dân gian, góc vận động, góc kỹ năng của bé, Cách bố trí như vậy giúp tôi dễ dàng làm mới môi trường trong lớp qua từng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú trẻ khám phá. Ví dụ: + Chủ đề “Bản thân” tôi đã xây dựng 3 góc cố định (góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc phân vai) trong lớp và góc “Kỹ năng của bé” nhằm giúp trẻ trải nghiệm các kỹ năng năng sống phục vụ bản thân như chải tóc, tết tóc, cột tóc, cải – mở cúc áo, xếp dép, cởi – mặc áo quần. Như vậy, sự đa dạng các góc cho trẻ hoạt động trong lớp rất có ý nghĩa bởi: Trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”; tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thực hành và học hỏi; trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn để có thể thực hiện theo hứng thú của mình. Hơn nữa, góc chơi còn giúp giáo viên có thể sử dụng để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học, đặc biệt là hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ. Khi thiết kế các góc hoạt động, tôi luôn chú ý sắp xếp hợp lý sao cho: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào (góc phân vai xa góc học tập, góc sách) hoặc các góc có thể sắp xếp cạnh nhau như góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự liên kết các nhóm chơi ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại; Góc thiên 6
  2. nhiên tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác. Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên. Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện của bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích” * Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động: Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động có vai trò hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ; kích thích trẻ tham gia, làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ. Vì thế khi sử dụng học liệu và phương tiện trong góc hoạt động, tôi luôn chú ý: Đồ dùng, học liệu trong các góc tôi không bày quá nhiều, tràn lan các chủ đề mà ý định tôi muốn trẻ làm được gì, học được gì, ôn luyện kỹ năng gì hay khám phá điều gì thông qua chủ đề đó tôi mới bày ra. Trong góc luôn có nhiều loại đồ dùng, học liệu khác nhau: vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, ký hiệu bao gồm cả nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế, đồ dùng thường ngày; có thể dùng theo nhiều cách khác nhau và cung cấp những kiểu học khác nhau. Ví dụ: Chủ đề “Tết mùa xuân”. Ở góc phân vai: Tôi vẫn để các đồ chơi nhóm bán hàng và nấu ăn nhưng tôi chuẩn bị nhiều hơn các đồ dùng đồ chơi về các loại bánh, mứt, hoa, quả và các món ăn mang đậm tính đặc trưng của dân tộc, tính địa phương. Qua đó, giáo dục trẻ biết về cách chế biến các món ăn đặc trưng trong tết cổ truyền dân tộc. Góc nghệ thuật: Ngoài các loại nhạc cụ như: đàn đá, đàn tơ rưng, đàn ocgan, đàn ống; các loại trống và các loại nhạc cụ khác thì ở đó luôn có sắn các nguyên vật liệu tự kiếm từ thiên nhiên và tái chế: các loại hạt, vỏ sò, vở thạch dừa, các loại lá khô, rơm rạ, mo cau, chiếu lác, cát nhuộm màu để cho trẻ có nhiều học liệu sử dụng cho nhiều cách sáng tạo khác nhau, trẻ chủ động lựa chọn học liệu để sáng tạo theo ý tưởng của mình. Góc học tập: Ngoài những loại tranh ảnh lô tô, sách truyện thì còn có các loại họa báo, lịch treo tường với các hình ảnh đẹp mắt, phong phú về nội dung cho phép trẻ cắt dán thành các bộ sưu tập về các chủ đề động vật, thực vật, sản phẩm các nghề, các lễ hội, các danh lam thắng cảnh 7
  3. Những đồ chơi nặng đặt ở dưới đất, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải để rời đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ. Đồ dùng đồ chơi để ở dạng mở, để theo từng loại, có ký hiệu riêng, vừa tầm với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn và dễ cất sau khi chơi xong. Ví dụ: Nơi để xếp gạch xây dựng tôi vẽ hình viên gạch, dưới có chữ, ép plactic dán ở kệ gỗ đó. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh minh họa trẻ sẽ dễ dàng cất đồ chơi đúng nơi trẻ đã lấy ra. - Màu sắc, hình dáng các đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn. - Thường xuyên vệ sinh các giá đồ cùng, đồ chơi sạch sẽ bằng cách huy động cùng làm vào thời điểm cuối ngày. - Các đồ dùng cá nhân của trẻ có nhãn, có ký hiệu riêng đã được tôi làm ký hiệu từ đầu năm học, giúp trẻ làm quen với số đồng thời giúp trẻ tự lấy, cất đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô. Qua đó giáo dục trẻ có ý thức tự bảo quản đồ dùng của mình. Ví dụ: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ mỗi bì hồ sơ, bên ngoài có dán ký hiệu của trẻ để trẻ để sản phẩm vẽ, vở toán, bút chì, bút màu. Đến khi học trẻ sẽ tự lấy đồ dùng cần học và cất theo đúng vị trí của mình. - Huy động sự tham gia của trẻ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh từ các nguồn nguyên vật liệu mở (ưu tiên các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, sẵn có ở địa phương và tái sử dụng) phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau. 2.2.4. Hướng dẫn trẻ hoạt động: * Ở hoạt động góc. Hoạt động góc là hình thức tổ chức cho trẻ học hoặc chơi theo sở thích và cá nhân hoặc nhóm nhỏ để trẻ thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục. Tại các góc hoạt động trẻ được trải nghiệm, củng cố, rèn luyện những kiến thức, kỹ năng đã được học trong hoạt động chung; được khám phá tìm tòi phát hiện những cái mới ở xung quanh. Vậy muốn trẻ chơi hiệu quả, tích cực, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi thì ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu cho trẻ làm quen các góc chơi; quản lý tốt trẻ chơi trong các góc và hoạt động mọi lúc mọi nơi. Biện pháp này giúp trẻ tự tin khi lựa chọn hoạt động, chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi qui định. Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi trong lớp, chưa biết tên, vị trí đồ chơi và các khu vực để chơi cụ thể: Cho trẻ lựa chọn góc mà trẻ muốn chơi hoặc thu hút trẻ vào các góc khác nhau; giúp trẻ ổn định tại các góc; nói 8
  4. chuyện với trẻ tại các góc và giúp trẻ tham gia các hoạt động trong góc như một người bạn- giúp hỗ trợ việc học bằng chơi của trẻ; cùng với trẻ xây dựng những quy tắc đơn giản, rõ ràng và tôn trọn lẫn nhau. Vì vậy, tôi phải giúp trẻ biết nơi để các để đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Khi trẻ quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì đầu giờ chơi tôi giới thiệu nội dung chơi của chủ đề nhánh. Khi chơi, tôi chú ý bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ triển khai nội dung chơi, chú ý những trẻ rụt rè nhút nhát. Có thể nhập vai cùng trẻ để gợi ý nội dung chơi khi trẻ lúng túng hay gợi ý trẻ sáng tạo nên các nội dung chơi mới dựa trên ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Chủ đề: “Côn trùng” Góc nghệ thuật: Các nguyên vật liệu tôi chuẩn bị sẵn như cánh hoa, vỏ sò, lá cây, cỏ, vỏ thạch dừa, keo dán, keo hai mặt, bìa đã phun màu nền. Khi chơi, trẻ đến góc đã chọn nhưng còn lúng túng chưa biết làm gì với những nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn. Tôi đến và hỏi trẻ: Những cánh hoa hồng này con thấy giống cánh con côn trùng nào mà cháu từng thấy. Nếu lấy cánh hoa làm cánh (bướm, chuồn chuồn ) thì cháu sẽ chọn gì để làm mình? Cháu sẽ ghép và dán ở đâu? (trên giấy). Cô nghĩ chắc chắn những con côn trùng cháu làm sẽ rất đẹp, rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Trong giờ chơi, tôi luôn giáo dục trẻ chơi cùng bạn, không giành đồ chơi của bạn, cất dọn đồ chơi gọn gàng vào chỗ cũ sau khi chơi xong. - Muốn quản lý trẻ tốt, tôi đã làm kí hiệu ở các góc hoạt động để theo dõi trẻ nhằm giúp trẻ chơi ở tất cả các góc trong năm học. Kí hiệu của trẻ ở các góc trùng với các ký hiệu của trẻ ở đồ dùng cá nhân trẻ. * Ở hoạt động mọi lúc mọi nơi. Song song với việc tổ chức hoạt động học, hoạt động ở các góc chơi tôi luôn chú ý để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong các ngày lễ, ngày hội tôi tổ chức các hoạt động chiều, hoạt động theo ý thích cho trẻ tham gia, qua đó giáo dục trẻ biết chia sẽ quan tâm và chăm sóc người thân. (Ví dụ: Ngày 8/3 tổ chức cho trẻ làm thiệp tặng mẹ, tặng bà, tặng cô giáo khơi gợi ở trẻ lòng biết ơn và kính trọng mẹ, bà, cô giáo qua những sản phẩm trẻ tự làm). Tổ chức các lễ hội có nội dung phong phú, gẫn gũi đời sống trẻ: “Giai điệu mùa xuân”, “Ngày hè”, “Mừng sinh nhật”. Các buổi đó trẻ không chỉ múa hát, đọc thơ, kể chuyện mà còn được chơi các trò chơi dân gian: ném còn, đua thuyền, đua vịt, đi chợ quê với quang gánh, rau, củ, quả, những đặc sản quê hương như bánh đúc, bánh tráng Tất cả được trang trí trong một khung cảnh quê hương có cây tre, 9
  5. bụi chuối, trẻ được mặc áo quần bà ba, tứ thân, váy yếm, khăn đóng áo dài Qua đó, trẻ được tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ và cô, trẻ với người lớn Điều này giúp trẻ tự tin khẳng định mình, biết cùng nhau hoạt động trong nhóm, biết chia sẽ ý tưởng để hoàn thành sản phẩm. Ở các ngày lễ hội tổ chức trong lớp, trẻ không còn “chơi” chỉ để chơi nữa mà chơi thật trong cuộc sống. 2.2.5. Phối kết hợp với phụ huynh. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tích cực, tự giác và có hiệu quả. Vào buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua chương trình giảng dạy của lớp, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác xây dựng môi trường học tập trong lớp đối với trẻ mầm non, thực trạng môi trường của lớp để phụ huynh có ý kiến đóng góp về ý tưởng, công sức, tiền của. Vì vậy mà phụ huynh đã rất đồng thuận nhất trí ủng hộ kinh phí để trang trí các góc hoạt động trong lớp và mua các loại xốp màu, giấy đề can, bìa mika, giấy rô ki để trang trí tạo môi trường trong lớp học hấp dẫn trẻ. Ở bảng tuyên truyền của lớp, tôi thông báo rõ thời gian biểu, kế hoạch giảng dạy chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các giờ đón và trả trẻ, mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển làm đồ dùng đồ chơi tự làm, dự giờ một số tiết dạy để phụ huynh hiểu rõ sự cần thiết của việc trang trí môi trường và việc làm đồ dùng đồ chơi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ đó, phụ huynh tự nguyện đóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, cây xanh ở góc thiên nhiên, các loại nguyên vật liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa các loại lon Trong từng chủ đề, nhiều phụ huynh còn sưu tầm trên mạng nhiều cách làm đồ dùng cho trẻ cho giáo viên tham khảo. Trong các phiên họp phụ huynh giữa năm, tôi thường nêu gương những phụ huynh có ý tưởng sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm nguyên vật liệu để tạo thêm động lực cho phụ huynh trong việc phối kết hợp với giáo viên nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu. * Kết quả đạt được. Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc xây dựng môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, trong hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường lớp tôi đạt giải nhất; hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện lớp tôi cũng tham gia cùng với toàn trường và đạt giải khuyến khích. - Đối với giáo viên: 10
  6. Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt. Sự quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với quá trình chịu khó học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc xây dựng môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi trong môi truờng an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng. Kết quả làm đồ, dùng đồ chơi theo các chủ đề trong năm như sau: + Chủ đề “Trường mầm non” có 5 cây đàn, 20 trống lắc, 1 đàn tơ rưng, 1 đàn đá, trống vỗ 3 cái, 10 cái mũ, 10 cái cặp, 15 trống cơm một mô hình xây dựng trường mầm non. Bộ thảm ngồi ở góc cho trẻ ở góc học tập bằng lốp xe. + Chủ đề “Bản thân” 40 bộ áo quần cho trẻ học toán xếp tương ứng 1-1, học đếm, 5 bộ sưu tập tranh trang phục cho bé trai bé gái, 15 bộ áo quần để trẻ học kỹ năng sống mở, cài cúc áo, giá siêu thị của bé. Và một số chủ đề khác cũng đã làm một số đồ dùng đồ chơi khác cho trẻ. - Đối với trẻ: Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội; phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động; kiến thức, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt, thể hiện rõ trong bản điều tra trẻ cuối học kỳ 1 vừa qua: T Tiêu chí Chưa Tỷ lệ Thỉnh Tỷ lệ Thường Tỷ lệ Ghi T có % thoảng % xuyên % chú 1 Trẻ hoạt động tích 0 0 5/38 13,2 33/38 86,8 1cực vào môi trường đã tạo trong lớp 2 Kỹ năng sử dụng 0 0 6/38 15,8 32/38 84,2 2môi trường trong lớp 3Hứng thú tham gia 0 0 0 0 38/38 100 11
  7. 3 các hoạt động - Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh có sự hợp tác tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, trang thiết bị trong lớp. Kết quả: Phụ huynh ủng hộ kinh phí trang trí mới 5 góc hoạt động trong lớp. Phụ huynh đóng góp 10 xe ô tô bằng nhựa, 7 cách làm đồ dùng học tập, 40 chai nhựa như chai dầu gội, chai nước rửa chén, 30 quyển truyện tranh, 35 tờ lịch củ, 5 chậu góc thiên nhiên, 10 can nhựa, 60 vỏ lon bia, 40 vỏ chai nước ngọt các loại, 10 can nhựa, 30 m bạt trắng để dán tường xung quanh lớp 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, qua 1 năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp tôi, bước đầu gặt hái được những kết quả đáng phấn khởi. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Không chỉ có vậy, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía phụ huynh cả vật chất lẫn tinh thần để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ. Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi, tôi đã tìm tòi, học hỏi nhằm chuẩn bị môi trường giáo dục linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, học mà chơi, chơi mà học một cách 12
  8. vui vẻ; qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Nhờ đó, bản thân đã rút được những bài học kinh nghiệm quý sau: - Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà truờng trong việc mua sắm các trang thiết bị, các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học. - Tăng cường công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho bản thân. - Tích cực chủ động tìm tòi, học hỏi, sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng môi trường học tập cho trẻ sạch, đẹp, an toàn, thân thiện nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới theo định hướng “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. - Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động với môi trường học tập trong lớp. - Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và trẻ; đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng CS-GD trẻ và hỗ trợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt động CS - GD trẻ. - Tổ chức các hoạt động tập thể gần gũi vui tươi lành mạnh cho trẻ. Kết quả của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ hoạt động ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2018 -2019 bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với giáo viên, đối với trẻ và phụ huynh nhưng bản thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn để làm thế nào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung nhằm hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường: - Tham mưu với các cấp để có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp. - Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan trường bạn để học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. * Đối với địa phương - Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tu sửa nâng cấp trường lớp, tạo điều kiện thuận tiên cho giáo viên trong việc trang trí, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học. 13
  9. Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi khi áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ được rút ra từ thực tế giảng dạy ở lớp tôi. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, khám phá của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Rất mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên, của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến của tôi thực hiện có hiệu quả hơn trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường. 14