Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên Mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

doc 22 trang Đinh Thương 15/01/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên Mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_mam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên Mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo

  1. 9 Nguồn nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo là rất dễ kiếm, dễ tìm, sẵn có, không tốn kém, phong phú và đặc biệt tạo ra nhiều cơ hội để sáng tạo. Để vận động, tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh và trẻ hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có, trước hết tôi chỉ đạo các đồng chí giáo viên cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương, dễ sưu tầm: Ví dụ: Đồ vỏ hộp nước uống, can đựng các loại nước trong sinh hoạt gia đình bằng nhựa; vỏ ốc, vỏ hến, vỏ trai, cọng rơm, hộp giấy, lọ keo dán; các loại vỏ hộp, giấy cứng, hạt lúa, ngô, hạt nhãn, hạt bưởi, vỏ hộp sữa, đá sỏi nhỏ, vỏ hộp sữa chua, hộp dầu gội đầu, hộp kem, phấn, kem đánh răng bằng nhựa, lõi giấy vệ sinh, sữa tắm, lon bia, hộp rau câu, que kem, hay nguyên vật liệu trong thiên nhiên các lá cây tươi, lá khô ở ngoài vườn, ngoài đồng như rơm, bẹ ngô, lõi ngô, cói, hoặc hột hạt Tất cả những nguồn vật liệu kể trên trong gia đình của trẻ đều phong phú và đa dạng có thể làm ra rất nhiều loại đồ dùng đồ chơi hữu ích. Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn phụ huynh và trẻ cách sưu tầm, lựa chọn thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu đã sưu tầm được mang đến cho cô giáo trong giờ đón và trả trẻ. Khi có những nguyên vật liệu giáo viên thu lượm được; giáo viên cần làm vệ sinh, khử khuẩn, phơi khô Khi có nguồn nguyên liệu rồi giáo viên cần xây dựng ý tưởng sáng tạo dựa trên kế hoạch đã xây dựng cho từng chủ đề, từng hoạt động, từng góc chơi, để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Qua những việc làm ý nghĩa và thiết thực trên đã bồi dưỡng các kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho đội ngũ giáo viên mầm non hiệu quả, đặc biệt là ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, nhất là với trẻ và phụ huynh học sinh về trách nhiệm bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2.4. Tổ chức cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo: Để tạo ra sản phẩm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, trên cơ sở nội dung kế hoạch theo từng tháng, theo từng chủ đề. Tôi gợi ý trước hết giáo viên cần có định hướng phần việc nào giáo viên làm, phần việc nào giúp trẻ kết hợp cùng cô để hoàn thành sản phẩm; những đồ chơi nào trẻ tự làm và lựa chọn cách hướng
  2. 10 dẫn phù hợp với trẻ. Phần việc nào cần huy động phụ huynh tham gia giúp cô giáo. Giáo viên tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải từ sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các con học sinh và tự sưu tầm để tận dụng. Với đôi bàn tay khéo léo, giáo viên đã sáng tạo ra những sản phẩm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đáp ứng tính thẩm mỹ, tính giáo dục và tính sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ vỏ chai, hộp nhựa; vỏ hộp sữa và các nguyên vật liệu khác:
  3. 11 Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ xốp; dạ cũ, len sợi và các nguyên vật liệu khác :
  4. 13 Hình ảnh: Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được làm từ que kem đã dùng, được vệ sinh sử dụng làm tranh ghép hoặc dùng sơn vẽ tranh trên những chiếc mẹt bằng tre nứa : Giáo viên tận dụng nguyên vật liệu có trong thiên nhiên và hướng dẫn trẻ cùng cô sáng tạo ra đồ chơi:
  5. 14 Giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh phối hợp cùng cô giáo để tạo ra môi trường hoạt động cho trẻ phong phú và đa dạng:
  6. 16 Kết quả cho thấy với những nỗ lực kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của cô giáo, các góc chơi ở từng chủ đề và trên những hoạt động hàng ngày trong nhóm lớp cho thấy: Đồ dùng đồ chơi các cô tạo nên rất sinh động, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu, nhiều màu sắc, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp tiết kiệm, hiệu quả sử dụng cao. Được các cô sử dụng, tận dụng rất hiệu quả. 2.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi qua tổ chức cho trẻ hoạt động. Để đánh giá giáo viên có tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo qua tổ chức cho trẻ hoạt động hay không. Mỗi chủ đề tôi lên kế hoạch cùng Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra theo kế hoạch hay kiểm tra đột xuất, lần lượt các giáo viên; kiểm tra thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ định đối với mẫu giáo, hoạt động góc, hoạt động dạo
  7. 17 chơi ngoài trời, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều để đánh giá kết quả giảng dạy cũng như đánh giá giáo viên có tận dụng và sử dụng đồ dùng đồ chơi qua tổ chức cho trẻ hoạt động có thực chất và hiệu quả hay không. Cũng từ đó làm căn cứ xếp loại thi đua giáo viên theo hàng tháng. Từ thực tế kiểm tra, dự giờ, đánh giá ở các nhóm lớp tôi nhận thấy việc giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã giúp cho trẻ hoạt động hứng thú tích cực và chú ý tập trung hơn. Mỗi hoạt động chơi, mỗi hoạt động chơi - tập có chủ định (đối với nhà trẻ), hoạt động học có chủ định (đối với mẫu giáo) có đủ đồ dùng sẽ giúp trẻ say sưa khám phá một cách tích cực, không nhàm chán. Nhờ đó chất lượng dạy và học đạt chất lượng hiệu quả hơn rất nhiều. 2.6. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo: Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm đánh giá, tổng kết lại thành quả lao động và sáng tạo miệt mài của giáo viên trong trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, là dịp cho cán bộ giáo viên thể hiện tài năng, sự sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu khoa học của mình. Là nơi để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách làm đồ dùng dạy học, qua đó khơi dậy và nhân rộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Từ đó mà tôi đã phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường lên kế hoạch phát động mỗi năm học tổ chức tối thiểu là một lần, tối đa hai lần; phát động phong trào lấy thành tích chào mừng ngày những ngày Hội, ngày lễ trong năm; như: Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày 8/3 Qua hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho thấy mỗi một loại đồ dùng mang tính thẩm mỹ, tính giáo dục và tính sáng tạo riêng để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Song qua đó thể hiện sự khéo léo, kiên trì, yêu nghề mến trẻ của các giáo viên trong nhà trường. Ở hội thi mỗi giáo viên được trưng bày sản phẩm mà mình cho là đẹp, có ý nghĩa nhất mang đến hội thi. Ban tổ chức thành lập ban giám khảo là đại diện cho BGH, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn Thanh niên thống nhất chấm thi theo 5 tiêu chí: Sử dụng nguyên vật liệu: 10 điểm - Về số lượng: 10 điểm, về giáo dục: 10 điểm - Về thẩm mỹ: 10 điểm, - Về giá trị sử dụng (Tính sáng tạo): 10 điểm.
  8. 18 Hình ảnh: Trưng bày sản phẩm tự làm của giáo viên trong hội thi đồ dùng đồ chơi tự làm cấp trường:
  9. 19 Bằng những nỗ lực cộng với khả năng và bàn tay khéo léo, sáng tạo của các cô giáo đã mang đến hội thi những bộ đồ chơi sáng tạo đẹp mắt, hấp dẫn thật sự có giá trị, sinh động, an toàn thân thiện và gần gũi với trẻ mầm non, hiệu quả sử dụng cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non. Thực sự có ý nghĩa và đặc biệt đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả kinh tế: Vị trí vai trò của đồ dùng đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đáp ứng yêu cầu về tính trực quan trong dạy học và khuyến khích phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường với mục đích sử dụng phương tiện trực quan vào công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo với những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua sắm vật liệu; đồng thời còn bổ sung những đồ dùng còn thiếu, hạn chế được nguồn kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trường mình hàng năm rất lớn. Mỗi lớp tiết kiệm khoảng từ 9-10 triệu đồng/năm học; tổng toàn trường tiết kiệm khoảng 90-100 triệu chi phí cho 10 nhóm lớp/năm học. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: a. Giá trị làm lợi cho môi trường: Việc thu gom phế liệu làm nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, là hành động có ý nghĩa và hết sức cần thiết, giúp cho phong trào phân loại rác thải trong sinh hoạt tại cộng đồng hiệu quả, góp phần lan tỏa trong phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của xã Nghĩa Minh. Và góp phần giúp cho môi trường sống của chúng ta ngày càng trong lành, sạch đẹp hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đất nước, giảm thiểu tối đa sự nguy hại cho con người.
  10. 20 b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: Việc phân loại thu gom phế liệu tại hộ gia đình, rồi ủng hộ cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi đã giúp cho phụ huynh và nhân dân giảm được việc vận chuyển cho công nhân thu gom, rồi tập trung về địa điểm tập kết và đem đi xử lý tiếp. c. Giá trị làm lợi khác: Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng, giúp trẻ được thao tác, hoạt động, trải nghiệm, thể hiện những nhu cầu cá nhân. Qua chơi trẻ phát triển hiểu biết, có kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Vai trò của đồ chơi với trẻ em là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực, để đảm bảo phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Kết quả cho thấy: Việc chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã thu được so với khi chưa tổ chức chỉ đạo: KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI: GV có kỹ năng Số lượng làm/ số GV Đảm bảo tính Đảm bảo tính Đảm bảo ĐDĐC tham gia làm giáo dục thẩm mỹ tính sáng tạo đã làm ĐDĐC Số Tỷ Số lượng Số lượng (bộ) Số GV % Số GV % % lệ % GV GV 26/26 100 176 26/26 100 26/26 100 26/26 100 KHẢO SÁT TRẺ THAM GIA LÀM CÙNG CÔ: Số lượng trẻ tham gia Trẻ hiểu được kiến thức Trẻ có kỹ năng làm ĐDĐC khi làm ĐDĐC ĐDĐC. Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 150/215 72 112/215 52 112/215 52
  11. 21 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến là những kinh nghiệm đã áp trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non xã Nghĩa Minh mà tôi đã thực hiện. Có thể áp dụng tại các trường mầm non trong cụm, huyện. Tôi cam đoan không sao chép hay vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trịnh Thị Minh Ngọc