Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tổ mẫu giáo nâng cao chất lượng chuyên môn

pdf 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5650
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tổ mẫu giáo nâng cao chất lượng chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_to_mau_giao_n.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tổ mẫu giáo nâng cao chất lượng chuyên môn

  1. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẩn chất lượng. Những thành tựu đạt được đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên. - Nhận thấy được thực trạng của trường để đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. - Tạo tiền đề giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có được những giải pháp cơ bản trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhà trường. - Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non và cũng nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục các cháu. - Thúc đẩy sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả cán bộ - giáo viên. - Giúp giáo viên có tay nghề vững vàng. 3.2.2. Nội dung của giải pháp Giải pháp 1: Bồi dưỡng về nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên - Đứng trước thực trạng tình hình giáo viên trình độ chuyên môn chưa đồng đều. ngay từ đầu năm học tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường phân loại giáo viên và lập kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với năng lực của từng giáo viên. - Chất lượng chuyên môn có vai trò rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người mới nhưng để là một người giáo viên giỏi trước hết người giáo viên đó phải có đủ đức và tài như theo lời nói của Bác Hồ. Người giáo viên phải thật sự gương mẫu để trẻ noi theo. - Đầu năm học, nhà trường tổ chức học tập nội dung các cuộc vận động như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Học tập Nội dung quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Thông tư đánh giá xếp loại giáo viên - Tổ chức lớp học tập và bồi dưỡng chuyên môn, chính trị hè cho đội ngũ. 3
  2. - Xây dựng kỷ cương, nhiệm vụ thực hiện. - Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng chuyên môn qua các hoạt động kiểm tra, dự giờ, thao giảng Công tác kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên của người cán bộ quản lý.Vì trong quá trình quản lý thì công tác chỉ đạo phải đi song song với kiểm tra, đánh giá. Nếu khâu kiểm tra không đảm bảo thì công tác chỉ đạo của người quản lí xem như chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên còn góp phần hỗ trợ quá trình giảng dạy và chăm sóc - giáo dục trẻ,đồng thời cũng giúp cho đội ngũ giáo viên có tình thần trách nhiệm, tự giác trong công việc được giao. Để làm tốt công tác kiểm tra, ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện một số nội dung như sau: a.Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho cả năm, tháng, tuần, kiểm tra chuyên đề và các hoạt động khác của giáo viên một cách khoa học, tránh kiểm tra chồng chéo lặp đi lặp lại.Trong quá trình xây dựng cần căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, của giáo viên trong tổ,căn cứ vào năng lực giảng dạy của giáo viên để đặt ra mục đích - yêu cầu cho phù hợp. b. Tổ chức lực lượng kiểm tra: - Căn cứ vào nội dung kiểm tra, tôi phân công đối tượng kiểm tra, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ và tiết kiệm được thời gian. Ví dụ: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề chỉ cần Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng. (Tuy nhiên cũng có thể phân công thêm tổ trưởng chuyên môn vào công tác kiểm tra). - Kiểm tra khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi: Kiểm tra đánh giá chất lượng, đánh giá tay nghề giáo viên, chấm giáo viên dạy giỏi cần có: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn. c. Hình thức kiểm tra: Tôi lựa chọn hai hình thức kiểm tra như sau: 4
  3. - Kiểm tra có báo trước: Hình thức này giúp giáo viên dễ dàng trong công tác thực hiện nhiệm vụ, bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó tôi đánh giá được năng lực chuyên môn,nghiệp vụ của từng giáo viên. - Kiểm tra đột xuất:Giúp cho tôi đánh giá được tình hình hoạt động của giáo viên trong lớp,hình thức này giúp tôi đánh giá thật về trình độ chuyên môn của giáo viên. Qua đó, giúp người quản lý kịp thời thấy được những mặt hạn chế và đề ra phương hướng khắc phục, vì chỉ có kiểm tra đột xuất thì mới phản ánh đúng nhất về chất lượng giảng dạy, cũng như việc thực hiện nhiệm vụ được giao. . *Kiểm tra các hoạt động của giáo viên: - Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên. + Dự giờ dưới nhiều hình thức (dự giờ báo trước và đột xuất). + Nhận xét đánhtiết dạycủa giáo viên. - Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi, kiểm tra vệ sinh và trang trí lớp - Nội dung kiểm tra trong tuần được ghi chi tiết, công khai trên bảng ở Văn phòng nhà trường. Các kết quả kiểm tra được lưu trong tập hồ sơ kiểm tra của P.Hiệu trưởng và cuối năm sẽ lưu trong túi hồ sơ cá nhân của từng giáo viên. * Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: - Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng. - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Bản kế hoạch, biên bản họp tổ, nội dung họp tổ,sổ kiểm tra giáo viên, chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn. - Kiểm tra buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn. - Kiểm tra việc giáo dục lễ giáocho các cháu: nề nếp học tập, cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, cách bảo vệ môi trường, cách phòng chóng bệnh tật, yêu thương và lễ phép với mọi người xung quanh * Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. - Kiểm tra việc thực hiện nề nếp dạy học. 5
  4. - Kiểm tra các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó,công tác kiểm tra là một trong những những biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Vì thế, người cán bộ quản lý cần đẩy mạnh công tác này trong nhà trường, kiểm tra cần phải tiến hành nhẹ nhàng không gây áp lực, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu ý kiến, đồng thời có ý thức vươn lên và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhờ việc tổ chức kiểm tra thường xuyên theo đúng quy trình đã tác động đến đội ngũ giáo viên ý thức chấp hành các nội quy về quy chế chuyên môn. Tay nghề được nâng lên sau mỗi lần được kiểm tra. -Dự giờ là một trong những biện pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng giáo viên. Thông qua dự giờ, sẽ đánh giá được chất lượng giáo viên, kỹ năng lên tiết dạy của từng giáo viên. Từ đó có những biện pháp bồi dưỡng kịp thời, khuyến khích thúc đẩy giáo viên khắc phục những hạn chế. -Hàng tháng dự giờ đột xuất một số giáo viên để nắm bắt tình hình giảng dạy cũng như quá trình chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Dự nhiều giáo viên ở nhiều đề tài khác nhau nhưng cũng có lúc dự nhiều giáo viên trong cùng một đề tài. Sau mỗi lần dự giờ trao đổi cùng giáo viên để rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong giảng dạy. Thông qua đó đánh giá được trình độ chuyên môn của từng giáo viên Qua đó cùng giaó viên trong tổ trao đổi, thảo luận để rút kinh nghiệm cho tiết dạy đó Giải pháp 3:.Bồi dưỡng chuyên môn thông qua tổ chức thực hiện các chuyên đề, công nghệ thông tin Tổ chức chuyên đề là một hình thức rất có bổ ích đối với giáo viên. Giáo viên được trực tiếp tham gia học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mà những giáo viên thực hiện chuyên đề là những giáo viên cốt cán, có tay nghề, năng lực cao. Ngay từ đầu năm, nhà trường đã căn cứ vào chỉ đạo của ngành để xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề như chuyên đề ở lĩnh vực nhận thức làm quen với toán, khám phá khoa học, chuyên đề làm quen văn học ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xà 6
  5. hội, chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi Từ đó nhà trường chọn những giáo viên cốt cán để tổ chức chuyên đề. Nhà trường đầu tư về đồ dùng, trang thiết bị phục vụ các chuyên đề, chỉnh sữa giáo án để tiết dạy hoàn thiện hơn. Như đầu năm nhà trường tổ chức chuyên đề làm quen văn học với đề tài kể chuyện “ Chú vịt Xám”. Sau khi dự giờ đột xuất tiết dạy đó, thấy rõ những ưu điểm của tiết dạy, xem xét, góp ý và chỉnh sữa thành tiết dạy chuyên đề cho tập thể giáo viên tham dự. Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và tạo nhiều tình huống nhằm phát huy khả năng tư duy của trẻ. Qua tiết dạy đó giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy theo chương trình mới, những hình thức phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Tổng kết chuyên đề, qua thời gian trao đổi thảo luận nhà trường sẽ đưa ra những ý kiến thống nhất chung trong toàn trường. Sau khi tổ chức chuyên đề, giáo viên nhóm lớp áp dụng thực hiện chuyên đề ở lớp mình. Nhà trường hoặc tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra chuyên đề ở lĩnh vực đó đối với những giáo viên khác. - Nhờ vậy mà chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. - Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên thường xuyên đọc tài liệu, báo chí (đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến công tác giáo dục để giáo viên tự trau dồi thêm hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sư phạm cho bản thân. - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng soạn bài, tìm thông tin, tư liệu, giáo án điện tử trên mạng internet. Giải pháp 4:. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt các hoạt động thi đua : Tổ chức thi đua khen thưởng là tác động vào tâm lí và kinh tế của giáo viên. Động viên khen thưởng giáo viên tức là đã khẳng định trước tập thể công sức và nghị lực phấn đấu của họ. Do vậy tạo động lực cho giáo viên giảng dạy tốt hơn. Hàng năm những giáo viên có thành tích xuất sắc được ghi vào sổ khen thưởng của nhà trường. Đầu năm, nhà trường đề ra một số định mức khen thưởng: (Tùy theo kinh phí của trường mà đề ra mức thưởng sao cho phù hợp) 7
  6. Qua đó, tạo động lực giáo viên phấn đấu, khen thưởng có tác dụng thúc đẩy chuyên môn của từng giáo viên trong nhà trường.Trong công tác quản lý, nếu chỉ biết đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, buộc giáo viên phải hoàn thành tốt công việc mà không có thưởng, phạt công minh thì chuyên môn có giỏi mấy thì họ cũng chỉ làm cho có, những giáo viên nhiệt tình say sưa trong công việc dẫn đến chán nản không muốn phát huy tài năng của mình. Với hình thức thi đua khen thưởng như trên 100% giáo viên trong nhà trường đều rất nhiệt tình trong công tác giáo dục chăm sóc trẻ, chất lượng chuyên môn cũng được nâng lên rõ rệt. Giải pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là một trong những nhân tố quan trọng giúp giáo viên trong tổ nâng cao nhận thức về chuyên môn. Vào đầu năm học, tham mưu cùng Hiệu trưởng căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất của các giáo viên mà có thể bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó cho các tổ Tổ chuyên môn sinh hoạt 2lần/ tháng. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là trao đổi về nội dung, phương pháp soạn giảng, tổ chức thao giảng, chuyên đề, hướng dẫn giáo viên cách làm đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm, nêu những ưu khuyết điểm về chuyên môn của tổ. - Thường Xuyên tham dự trong các cuộc họp tổ chuyên môn để nắm vững tình hình tổ chức và thực hiện của các thành viên trong tổ. - Ký duyệt và chỉnh sữa kế hoạch sinh hoạt tổ kịp thời, chính xác để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ. - Khuyến khích giáo viên đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. - Tạo điều kiện cho các tổ trửơng, tổ phó được tham gia vào các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác quản lý. Giải pháp 6. Chỉ đạo thực hiện chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy: 8
  7. Nói đến việc giáo dục ở trường thì không thể nào không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học chỉ đạo các thành viên trong ban biên soạn và thẩm định chương trình giáo dục của nhà trường xây dựng kế hoạch năm, cụ thể chi tiết phù hợp với độ tuổi để trình Hiệu trưởng phê duyệt .Chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải có nhiều thủ thuật hấp dẫn, thu hút trẻ. Tạo nhiều tình huống làm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã hỗ trợ tài liệu về việc thực hiện chương trình cho các giáo viên, lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, cách lập kế hoạch, sao cho phù hợp với từng chủ đề và đưa ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm, tháng, Sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên để thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy. - Duyệt kế hoạch bài giảng của giáo viên hàng tuần, tháng để bồi dưỡng giáo viên cách xây dựng kế hoạch, khai thác triệt để nội dung bài dạy. - Chỉ đạo cho các lớp phải có kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng ngày và phải treo lên bảng tuyên truyền cho phụ huynh nắm. - Giúp giáo viên đổi mới cách học “ lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên những hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà đưa ra nội dung bài dạy, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Giải pháp 7: Bồi dưỡng qua các cuộc thi Cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”: Thông qua cuộc thi giúp giáo viên có ý thức trong cách soạn giảng đồng thời cũng nâng cao tay nghề. Phát huy hết tiềm năng của cá nhân và tập thể. Qua cuộc thi, giáo viên sẽ rút kết được nhiều kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành hơn trong chuyên môn, tạo được niềm tin trong giáo viên, phụ 9
  8. huynh học sinh, giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn trong giảng dạy và tham gia các hoạt động khác chính vì vậy mà không năm nào nhà trường bỏ qua việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: giáo viên tổ chức một hoạt động giáo dục và tham gia thi lý thuyết. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc tìm phương tiện hoạt động, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên tham gia nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh. Cuộc thi “Tự làm đồ dùng dạy học”: - Tổ chức hội thi này sẽ phát huy được tính sáng tạo, bộc lộ khả năng khéo tay của mình và cũng giúp giáo viên trang bị thêm đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy. Một tiết dạy tốt thì không thể thiếu đồ dùng và đồ dùng đó phải thể hiện tính thẩm mỹ, tính khoa học tính mục đíchvà phải tuyệt đối an toàn cho trẻ mới là điều quan trọng nhất. - Tổ chức tốt các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của giáo viên, tạo cho giáo viên có cơ hội để khẳng định mình trước tập thể, trước lãnh đạo. Ban giám hiệu cũng động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích cao, giúp họ có động lực trong giảng dạy. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu giúp nhà trường nâng cao được chất lượng chuyên môn. Cuộc thi “viết Sáng kiến kinh nghiệm” - Đầu năm cho giáo viên đăng ký đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm đề tài đã đăng ký 10
  9. - Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm để chọn sáng kiến hay vào giữa năm. - Tổ chức học tập những sáng kiến kinh nghiệm ở tập san. - Bình chọn và khen thưởng những sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực, nhân rộng được trong đội ngũ Nhờ có việc tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm mà những kinh nghiệm hay đã được phổ biến áp dụng, chất lượng giảng dạy trong trường ngày một tốt hơn. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp. Từ thực tiễn áp dụng các giải pháp Một số biện pháp biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm nonVũ Tiến” cho thấy - 100% giáo viên có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong công việc, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt qui chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt cụ thể như: Số giáo viên đạt khá và giỏi nhiều hơn so với những năm học trước. Đặc biệt không còn giáo viên yếu kém. - Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nội dung lồng ghép vào các lĩnh vực, đồ dùng đẹp mắt và phong phú. Phát huy được tính tích cực của trẻ trong các tiết học, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, với hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”. 3.4.Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Sau một thời gian thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo tổ mẫu giáo nâng cao chất lượng chuyên môn” đã đạt được kết quả sau. * Đối với đơn vị: 11
  10. - Tất cả cán bộ giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng,có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh,luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng,chính sách pháp luật của nhà nước, có tinh thần đoàn kết nội bộ cao và quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp. Thực hiện thu – chi đúng pháp luật, không có trường hợp khiếu nại, tố cáo trong nhà trường. * Đối với giáo viên. - Giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy thông qua dự thực hành trực tiếp. - Giáo viên có điều kiện tham gia học hỏi kinh nghiệm, giao lưu lẫn nhau. - Phát huy tinh thần tự học, sáng tạo của của giáo viên. - Thông qua chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi sẽ tạo cho lớp học có nhiều đồ chơi phong phú hơn. - Tạo sự đòan kết cao trong nội bộ nhà trường. - Giáo viên được tìm hiểu và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. - Giáo viên biết được cách lập kế hoạch, xây dựng mạng nội dung, hoạt động theo từng chủ đề. - Giáo viên được tự chọn đề tài dạy phù hợp với tình hình thực tế của lớp, là dể dàng trong việc soạn giảng. * Đối với trẻ - Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thoải mái không gò bó trẻ học mà chơi, chơi mà học, phát huy tính tích cực của trẻ - Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động - Trẻ hứng thú hơn trong các giờ vận động, thích vận động, tự tin, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, - Trẻ tập chung chú ý thông minh khi sử lý các tình huống trong cuộc sống hằng ngày 12
  11. - Thể lực của trẻ ngày được nâng lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và tăng cân đều, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi - Trẻ được chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh - Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ tốt hơn - Hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức tốt, những khả năng phối hợp với các bạn tốt hơn, có khả năng giúi đỡ lẫn nhau. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn việc học tập của con em mình, thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà. Tin tưởng và hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động của nhà rường nhàm giúp trẻ phát trển 1 cách tốt nhất 3.5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Đội ngũ CBGV trường Mầm non Vũ Tiến năm học 2019 - 2020 3.6. Các thông tin cần được bảo mật : (Không có) 3.7. Các điều kiện áp dụng sáng kiến - Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tăng cường thiết bị, đồ dùng đồ chơi sánh tạo và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt. - Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động - Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên. - Tổ chức tốt các phong trào thi đua để tuyên truyền đến phụ huynh.Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện - Phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương và đơn vị. 13
  12. - Tạo điều kiện cho tập thể giáo viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, nâng cao nhận thức bản thân. - Tổ chức cho giáo viên tham gia các phong trào thi đua, hướng dẫn làm nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú để nâng cao tinh thần phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ trong công tác. - Làm tốt công tác tham mưu để hổ trợ, bồi dưỡng kinh phí cho giáo viên tham gia học tập nghiên cứu. - Có sự kiểm tra, đánh giá chính xác để tạo niềm tin đối với tập thể. - Kết hợp với ban ngành quan tâm, chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho CBGVNV. - Tổ chức nhiều hoạt động giúp giáo viên nâng cao tay nghề: dự giờ, thao giảng, chuyên đề - Tạo bầu không khí thoải mái, gần gủi, đoàn kết trong nội bộ, là sức mạnh để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra. 3.8. Tài liệu kèm ( Không có) 4. Cam kết không sao chép không vi phạm bản quyền Trên đây đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm nonVũ Tiến”. rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn để cùng đưa ngành học mầm non ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vũ thư, ngày 05 tháng 05 năm 2020 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 14
  13. Trần Thị Duyên 15