Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

doc 27 trang Đinh Thương 15/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_3_4_tuoi_hung.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

  1. 14 Tôi còn sưu tầm và cho trẻ cùng cô trồng thêm những loại rau củ theo mùa ở góc thiên nhiên (trẻ được tự tay trồng, chăm sóc và hàng ngày được theo dõi sự phát triển của chúng nên vô cùng thích thú) Qua quá trinh cho trẻ quan sát tôi nhận thấy không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong trạng thái tích cực hoặc là khi cho trẻ tham quan cánh đồng gần trường học như: Vườn ngô,vườn rau muống thì trẻ được nhìn, được sờ và quan sát các bộ phận cũng như các loại rau, loại cây đó xem có gì khác biệt với hôm trước.Tôi thấy trẻ rất hứng thú và sôi nổi đàm thoại cùng cô và “nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của các loại rau, loại cây đó” Bằng những hình thức trải nghiệm trẻ gieo hạt, được trồng cây và hằng chăm sóc tưới nước cho cây, nhổ cỏ và trẻ sẽ được quan sát thấy sự phát triển dần dần của cây biết bảo vệ cây đã giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh. b. Lấy trẻ làm trung tâm Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát cho trẻ được tự đánh giá, được cầm, sờ, nắn, được phám phá. Trẻ phải nói lên được ý kiến của mình. Mọi hoạt động tổ chức đều phải được đảm bảo cho trẻ được phát huy hết khả năng sáng tạo vốn có, tính tích cực của trẻ. Chính vì thế tôi cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Ngoài ra tôi luôn suy nghĩ xem các nội dung đó có phù hợp với lớp mình hay không? Có phù hợp với trường mình hay không để đưa ra các nội dung phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Tôi luôn quan sát, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi hoạt động ngoài trời bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng với môi trường sắn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tạo các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ, suy đoán và giải quyết các tình huống đó và sáng tạo ra thêm nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Tôi luôn hướng cho trẻ chơi theo một chủ đề thích
  2. 15 hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi. Tôi luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi được quan sát và tạo bầu không khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu được kết quả thành công nhất, tích cực nhất. c. Giải pháp 3. Tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, những phế liệu phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các phế liệu từ các gia đình vô cùng phong phú như: các vỏ hộp bánh, kẹo, vỏ lon bia, lõi giấy vệ sinh vỏ sữa chua, lon bia, lon nước ngọt, sữa hút, giấy báo rất nhiều Tôi đã suy nghĩ làm thế nào để tái sử dụng có hiệu quả những phế liệu bỏ đi ấy? Cuối cùng tôi đã chọn cách dùng những phế phấm ấy để làm ra những đồ chơi cho trẻ. Không những thế tôi còn khuyến khích trẻ tham gia và làm cùng cô trong giờ hoạt động học, hoạt động góc hoặc giờ vui chơi ngoài trời.Tôi đã sử dụng các phế liệu đã bỏ mà phụ huynh mang đến lớp và tôi đã làm các con vật, làm thuyền, máy bay, ô tô,làm các con rối .tôi còn hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lá cây khô như lá bàng, lá đa, lá bằng lăng để làm nghé ọ, lá chuối làm đồng hồ, con hâu chấu, đan túi sách tôi còn hướng dẫn trẻ dùng các loại hột hạt để xếp hình tạo thành các bức tranh. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ quan sát vật chìm nổi, Tôi cho trẻ cùng chuẩn bị các nguyên liệu: sỏi, đá, các miếng xốp, đồ chơi bằng nhựa . Khi tổ chức cho trẻ chơi với cát nước, tôi cùng trẻ sưu tầm chuẩn bị các vỏ chai nước bằng nhựa ( vỏ C2, trà xanh ) Để khi tham gia chơi trẻ có thể dùng chính các vỏ chai đó để chơi: Đong nước, chơi đồng hồ cát Tôi còn tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh để tổ chức cho trẻ quan sát đạt hiệu quả cao.
  3. 16 Ví dụ: Trẻ xuống sấn trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thi cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó. Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết? Tại sao lá rụng? Quan sát trên cây xem lúc này như thế nào? Cây cần gì để sống? người ta trồng cây để làm gì? Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào? Quan sát xem trên sân trường có bao nhiêu cây giống với cây này?Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đemnhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cộng rau muống, cổ và thayđổi nhiều hình thức cho phong phú. Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình. d. Giải pháp 4. Đa dạng hóa các trò chơi Với trẻ mầm non hoạt động chơi là hoạt động vô cùng quan trọng vì thông qua chơi trẻ tiếp thu kiến thức, đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân. Trong hoạt động chơi thì nội dung trò chơi đóng vai trò quan trọng vì trò chơi có hay có hấp dẫn và có ý nghĩa mới mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi và phân loại các trò chơi để phù hợp với trẻ. a. Trò chơi phát triển thể lực và các giác quan * Trò chơi phát triển thể lực Thông qua các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời như : Bập bênh, đuquay, cầu trượt, xích đu ; hay các “vận động chạy, nhảy lò cò, ném, tung bật nhảy’’ vv rèn cho sự khéo léo, nhanh nhẹn, của đôi bàn tay, bàn chân. Thông qua đó tôi giáo dục cho trẻ không được tranh giành đồ chơi, chơi phải theo thứ tự, không xô dẩy nhau, biết nhường bạn bé hơn mình, biết chia sẻ cùng bạn không leo trèo những nơi nguy hiểm. Ngoài hoạt động ngoài tròi của lớp, tôi thường phối hợp với các lớp trong khối mẫu giáo bé tổ chức các trò chơi thi đua giữa hai lớp để gây hứng thú cho trẻ.
  4. 17 Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát cây khế tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chuyền quả. Điều đặc biệt là thi đua với lớp mẫu giáo bé C2 Cách chơi : để chơi trò chơi này cần có 2 đội chơi, nhiệm vụ của 2 đội chơi là dùng thúng để chuyển quả bưởi về nơi quy định, bạn đội trưởng có nhiệm vụ xếp quả bưởi vào rổ. Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc đội nào chuyền được nhiều quả nhất thì đội đó sẽ chiến thắng. Kết thúc cô với trẻ cùng kiểm tra kết quả cả 2 đội và trao phần thưởng.Khi trẻ được tham gia trò chơi này tôi thấy trẻ vô cùng hứng thú. Trẻ được đóng vai làm anh nông dân đi hái quả và chuyền quả. Thông qua trò chơi này giúp trẻ phát triển thể chất, trẻ biết kết hợp khéo léo của đôi bàn chân, đôi bàn tay. Trò chơi này còn giúp trẻ thêm yêu lao động, thêm kính trọng với những người nông dân. Đặc biệt giúp trẻ mạnh dạn giao lưu, hợp tác với tất cả các bạn của lớp mình và lớp khác Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: Lộn cầu vồng, Trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, Tình bạn, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, ra đây xem, Thả đỉa ba ba vv Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi. Ví dụ: Trò chơi “ Đổi chỗ” tôi thay thành tên mới là “gió thổi, tìm bạn ” Tôi cũng khuyến khích để trẻ cùng tham gia làm những đồ chơi ngoài trời với cô như: Làm quả cầu từ dây nilon và nắp nhựa, hay nhặt những chiếc lá khô rồi
  5. 18 cùng đếm và so sánh với nhau xem đó là lá của loại cây nào Tôi cũng tận dụng tối đa những dụng cụ cho trẻ học trong giờ thể dục để cho trẻ hoạt động ngoài trời đây cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ đạt hiệu quả cao và rất hứng thú đối với trẻ. * Trò chơi phát triển giác quan Trẻ lắng nghe tiếng kêu ở đâu, tiếng động, tiếng gió thổi, nhìn lá rụng nghe tiếng chim hót, mùi cỏ cây, hoa lá, ngửi mùi hoa, cảm nhận được ánh nắng mặt trêi qua trò chơi: Đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem tiếng động gì, tai ai tinh? Từ những sáng tạo trong việc thay đổi hình thức chơi tôi đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ, Trẻ mạnh dạn, hứng thú tự tin hơn, luôn luôn xung phong tham gia chơi không còn rụt rè như trước. Đó cũng chính là kết quả từ tình cảm, tình yêu thương mà tôi đã dành cho trẻ để xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ quan sát vật chìm nổi, Tôi cho trẻ cùng chuẩn bị các nguyên liệu: sỏi, đá, các miếng xốp, đồ chơi bằng nhựa . Khi tổ chức cho trẻ chơi với cát nước, tôi cùng trẻ sưu tầm chuẩn bị các vỏ chai nước bằng nhựa ( vỏ C2, trà xanh ) Để khi tham gia chơi trẻ có thể dùng chính các vỏ chai đó để chơi: Đong nước, chơi đồng hồ cát Tôi còn tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh để tổ chức cho trẻ quan sát đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Trẻ xuống sấn trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thi cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó. Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết? Tại sao lá rụng? Quan sát trên cây xem lúc này như thế nào? Cây cần gì để sống? người ta trồng cây để làm gì? Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào? Quan sát xem trên sân trường có bao nhiêu cây giống với cây này?
  6. 19 Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cộng rau muống, cổ và thay đổi nhiều hình thức cho phong phú. Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại III.1.Hiệu quả kinh tế ( giá trị làm lợi tính thành tiền) Tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, những phế liệu phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời vì thế không tốn kém về kinh tế III.2: Hiệu quả về mặt xã hội (giá trị làm lợi không tính thành tiền(nếu có) a.Giá trị làm lợi cho môi trường(không có) b.Giá trị làm lợi cho an toàn lao động(không có) c.Giá trị làm lợi khác Sau khi áp dụng thực hiện vào giảng dạy trẻ lớp tôi mạnh dạn, tích cực khám phá thiên nhiên, tham gia tích cực các hoạt động, tích cực tham gia chơi các hoạt động ngoài trời Trẻ rất hứng thú tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ chính xác các kiến thức. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia các hoạt động tích cực hơn V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
  7. 20 Nguyễn Thị Hay PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
  8. 21 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Ảnh vườn cây ăn quả
  9. 22 Hình ảnh vườn rau của trẻ
  10. 23 Hình ảnh khu vườn cổ tích
  11. 24 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi lộn cầu vồng