Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi làm que với toán

doc 25 trang Đinh Thương 15/01/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi làm que với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_3_4_tuoi_lam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi làm que với toán

  1. 13 . Biện pháp 3: Dạy trẻ “Làm quen với toán” mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động “Làm quen với toán” không đòi hỏi giáo viên phải có nhiều năng khiếu song làm thế nào để truyền thụ kiến thức một cách chính xác mà giờ học không bị khô cứng giúp trẻ hứng thú và tiếp thu bài một cách nhanh nhất thì điều đó quả không dễ. Trước khi dạy trẻ tôi cho trẻ làm quen trước mọi lúc mọi nơi để trẻ nắm bắt được nội dung của hoạt động. VD: Đối với hoạt động làm quen với toán dạy trẻ “ nhận biết hình vuông,hình tròn” ở chủ đề Bản thân đối với giờ đón, trả trẻ tôi trò chuyện với tre về khuôn mặt giữa tôi và bạn có dạng khuôn mặt hình gì. Mỗi tiết dạy làm quen với toán tôi đều có kế hoạch cho trẻ ôn luyện các kiến thức cũ có nội dung ngắn gọn, có nội dung trẻ sắp tham gia hoạt động thông qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác bởi đây là cơ hội tốt để trẻ làm quen và hiểu rõ, khắc sâu hơn các kiến thúc cơ bản về biểu tượng toán. VD: Trong giờ hoạt động góc: trong quá trình trẻ chơi ở các góc tôi lại gần trẻ đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời. Góc nấu ăn con thấy có mấy bạn ngồi ở bàn? Mỗi bạn khi ăn cần có mấy cái bát? Có 4 bạn thì cần có mấy cái bát? Mấy đôi đũa? Hôm nay con nấu món gì? Con nấu mấy món ăn?
  2. 15 Các món ăn này được chế biến từ nguồn thực phẩm gì? Được chế biến như thế nào? Các món ăn này cung cấp chất gì? Qua đó trẻ biết được mỗi người khi ăn cơm cần, biết tên các món ăn mà trẻ chế biến, biết các chất dinh dưỡng có trong các món ăn này, trẻ biết đếm được số lượng món ăn. Góc chơi gia đình tôi hỏi trẻ nhà con có những ai? Có tất cả mấy người? Khi bế em con bế như thế nào? Khi em bé khóc con phải làm gì, khi em bé đói con phải làm gì? Qua đó trẻ biết tên các thành viên trong gia đình mình, biết gia đình mình có tất cả mấy người, trẻ biết cách bế em, biết dỗ em bé khi em bé khóc, biết dành tình cảm của mình cho người khác như yêu thương, quý mến em bé, biết nhường nhịn em. Góc Bác sĩ: Hôm nay con khám cho những bạn nào? Con khám cho mấy bạn? Các bạn bị làm sao? Khi bệnh nhân đến khám thì bác sĩ phải làm gì? Con khám như thế nào? Con dặn bệnh nhân của mình như thế nào? Qúa trình trẻ được chơi các góc thì trẻ cũng được làm quen với toán và được chơi ở góc bé làm quen với toán trẻ được sắp xếp sen kẽ 1 hoa một lá,xếp cao hơn thấp hơn, nhận biết được to hơn nhỏ hơn, của các đồ vật trẻ được chơi
  3. 17 Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ ở trong tiết học mà còn ở mọi lúc, mọi nơi. Tôi đã sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn. Làm thế nào để với một thời gian ngắn cô cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ, trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và trẻ hứng thú tham gia hoạt động và nghĩ rằng đó là những điều có thật, đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. VD: Tích hợp làm quen với toán vào hoạt động giáo dục âm nhạc như khi dạy trẻ hát bài “Gia đình Gấu” tôi đàm thoại với trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về những ai? Gia đình Gấu gồm những ai? Không giống như những bộ môn khác, bộ môn cho trẻ “Làm quen với toán” nếu người dạy không có sự đầu tư nó sẽ đơn điệu và khô cứng. Chính vì vậy ngoài các biện pháp trên tôi còn sử dụng biện pháp tích hợp một số hoạt động khác với hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Biện pháp 4: Tích hợp một số hoạt động khác với hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán”. Để hoạt động “Làm quen với toán” thật sự hứng thú hấp dẫn trẻ, tôi tích hợp một số hoạt động khác vào hoạt động cho trẻ làm quen với toán, qua đó giúp giờ học sinh động lại cung cấp và củng cố, mở rộng kiến thức toán cho trẻ. Tích hợp môn thể dục vào hoạt động “Làm quen với toán” một cách nhẹ nhàng khéo léo để giúp trẻ hứng thú hào hứng và tích cực hơn. VD: Khi cho trẻ nhận biết “ hình vuông, hình tròn”. Cô chuẩn bị hình hình vuông, hình tròn mỗi bạn sẽ có 1 rổ đựng các hình tròn, hình vuông sẽ thi đua chọn hình tròn và hình vuông, mỗi trẻ chọn một hình. Khi chọn hình cô yêu cầu trẻ phải chọn 1 hình đúng theo yêu cầu và giơ lên
  4. 19 Lồng tích hợp môn toán vào giờ tạo hình. Khi nói đến toán người ta hay nói đến sự khô khan, sự nhàm chán, trẻ thường không thích học, đặc biệt là đến cuối tiết học sự tập trung chú ý của trẻ kém tôi tổ chức các trò chơi để thu hút sự chú ý, tích cực tham gia của trẻ như trò chơi “đếm số lượng hình”. Khi tham gia trò chơi trẻ được ôn luyện những kiến thức toán đã học,nhận biết số lượng , phát huy tính thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái, hứng thú trong gờ học. Tích hợp văn học vào tiết toán. Để lôi cuốn trẻ khi tham gia hoạt động, tạo sự lô zíc xuyên suốt tiết học toán, tôi tích hợp môn văn học. khi học văn học ví dụ truyện: “Một bó hoa tươi thắm” Ở chủ đề gia đình tôi sẽ cho trẻ nhắc lại các nhân vật trong truyện và đếm xem có tất cả bao nhiêu nhân vật trong truyện. Biện pháp 5: Sáng tạo một số trò chơi trong hoạt động làm quen với toán. Là một giáo viên tôi luôn có suy nghĩ, cần cố gắng dạy hay, dạy tốt hơn nữa, làm sao thu hút trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học toán tôi áp dụng những trò chơi sáng tạo vào các giờ học có tác dụng khích lệ trẻ tốt hơn. Khi tham gia tiết học trẻ tiếp thu được kiến thức về toán, là phương tiện vừa để củng cố kiến thức trong trẻ sau mỗi tiết dạy. Song việc sáng tạo ra các trò chơi quả là khó, các trò chơi vừa hấp dẫn trẻ, vừa mang tích tư duy và thông qua trò chơi trẻ phải áp dụng những kiến thức khác nhau trong tiết học quả thật là khó. Ví dụ: Trò chơi thi đếm nhanh trong chủ đề bản thân: Thi đếm các bộ phận trên khuôn mặt trẻ : Trên khuôn mặt tôi có bao nhiêu con mắt,bao nhiêu cái tai hoặc cái tay của tôi có bao nhiêu ngón
  5. 20 Trên đây là một số trò chơi đã được tôi áp dụng vào các tiết học toán và tôi thấy trẻ học rất hứng thú, thoải mái và đạt kết quả cao, kích thích được nhiều trẻ rụt rè, nhút nhát ở lớp tôi trở nên bạo dạn hơn như cháu: An Nhiên, Phương Anh, Khánh Chi, Minh Triết, Châu Anh, Ngọc Lâm, Qua các trò chơi này cô chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ trở thành trung tâm của mọi hoạt động. Tuy nhiên để trò chơi đạt kết cao hơn nữa thì nhiệm vụ của giáo viên là rất quan trọng. Cô giáo phải giải thích được luật chơi một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Đồng thời trong quá trình chơi cô phải giúp đỡ trẻ yếu, tùy thuộc vào khả năng của trẻ, mức độ yêu cầu của từng trò chơi bằng cách phức tạp dần trò chơi, hiệu lệnh chơi, luật chơi để trẻ được thực sự tập luyện, củng cố kiến thức của mình. Khi tổ chức chơi không những phải chú ý đến mục đích dạy học (Củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng) mà còn phải chú ý đến mục đích giáo dục (Rèn luyện những phẩm chất đạo đức, quy tắc ứng xử). Các trò chơi cần được lựa chọn, tổ chức theo hệ thống nhất định phù hợp với quá trình dạy học như vậy hoạt động mới đạt kết quả cao. Và một phần quan trọng không thể thiếu đó là kiểm tra kết quả cuộc chơi cho trẻ kiểm tra cùng cô thông qua việc kiểm tra cô có thể biết được kết quả tiết học vừa dạy. Trong quá trình diễn ra các trò chơi cô phải kết hợp chặt chẽ linh động để kết quả đạt kết quả tốt. * Kết quả so sánh đối chứng . Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình Chưa đạt STT trong lớp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
  6. 21 trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % 1 32 17 53 12 38 3 9 0 0 3. Khả năng áp dụng và nhân rộn Sau khi thực hiện áp dụng “Qua áp dụng một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán tôi nhận thấy cần phải thực hiện: Bản thân không ngừng nâng cao học hỏi,rèn luyện và tham khảo các tài liệu cần thiết để tìm ra các sáng kiến mới phục vụ cho giờ hoạt động Thường xuyên rèn các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học tập nói riêng. Giáo viên biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút được sự chú ý của trẻ, các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết. Các loại hình hoạt động của bộ môn làm quen với toán thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến phát triển nhận thức cho trẻ làm quen với toán và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng. Cần xây dựng , thiết kế môi trường mở hấp dẫn ở đó có nhiều đồ dùng đồ chơi, học liệu được trạng bị , tự làm nguyên liệu sẵn có, thiết kế các bài tập mở . Quá trình tổ chức hoạt động phải luôn lấy trẻ làm trung tâm và tạo cơ hội , tình huống để trẻ tư khám phá , suy nghĩ và giải quyết vấn đề dựa trên vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ . Phối kết hợp cùng phụ huyng một cách hiệu quả trong chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi dùng dạy học 1 cách sáng tạo, tích hợp các môn học khác một cách hợp lý. Trên đây là: “Một số biện pháp cho trẻ 3- tuổi làm quen với toán ”
  7. 22 Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Đỗ Thị Hạnh PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)