Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

doc 20 trang thulinhhd34 26103
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_loi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

  1. mà các lực lượng giáo dục khác chưa thể thay thế, tất cả dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Chính vì lý do trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp bậc tiểu học, tôi đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi và viết ra những kinh nghiệm của mình với mong muốn được đóng góp thêm một vài biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này chính là tìm phương pháp thích hợp nhất trong quá trình chủ nhiệm lớp để giúp các em học sinh tiểu học có nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu và giáo dục những em học sinh có những biểu hiện về phẩm chất, năng lực và học tập chưa tốt trở nên tiến bộ. Đồng thời giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường để hiện thực hóa mong muốn đó, rất cần nỗ lực cả trong tư duy và hành động của mọi người. Để làm tốt công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tình hình đạo đức, lối sống của học sinh tại trường tiểu học và học sinh trong độ tuổi của lớp do tôi làm chủ nhiệm tôi nhận thấy: HS bây giờ thích khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt. GVCN có “quyền lực” trong tay nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng lạm dụng nó, phải biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các tình huống. Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn, GVCN còn là một nhà tâm lý, hiểu thấu đáo những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc, GVCN phải tự đặt mình vào vị thế của HS để hiểu được hành vi và thái độ của các em với cương vị là người trong cuộc và cũng có những lúc, GVCN đóng vai trò như một quan tòa có lập luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải quang minh chính đại, không thiên vị một ai Nếu trước đây HS rất chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, thích chơi hơn học, luôn muốn tự khẳng định mình. Vì thế, một GVCN muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự thương yêu HS, coi các em như người thân của mình. Khi đã có tình yêu thương thì người thầy sẽ hiểu và biết cách dạy HS, ngược lại các em quý mến GV của mình hơn. Chỉ khi tình yêu thương đặt đúng chỗ, HS mới cảm nhận được tình cảm từ trái tim thầy cô. Nói cách khác, giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn. Trên thực tế, cùng một HS cá biệt nhưng đối với thầy cô này thì em chống đối còn với thầy cô khác lại phục tùng và nghe lời? Rõ ràng, điều quan trọng không phải là HS đã phạm lỗi ra sao mà ở chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế nào? Làm được điều này chính là nhờ sự tâm huyết của GVCN. Những biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp đó là:
  2. 1. Hiểu rõ học sinh của mình để hợp tác cùng các em 1.1. Hiểu rõ học sinh của lớp mình chủ nhiệm: Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp. Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học. Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em học sinh tiểu học, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ" 1.2. GV luôn Hợp tác và chia sẻ với học sinh.: Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. * Giải pháp trên sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em và ngược lại gia đình các em sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm. 2. Hãy luôn Quan tâm- Quan sát để tìm cách giúp các em tiến bộ. 2.1.Cách Quan tâm đến HS : Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự
  3. tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). 2.2 Quan sát kĩ học sinh mọi nơi mọi lúc: Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mọi vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 3.GV cần phải Nghiêm khắc trongcông việc – Ngọt dịu trongcảm hoá. 3.1. Nghiêm khắc trong mọi cử chỉ, việc làm: Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng. 3.2. GV cần ngọt dịu để thuyết phục cảm hoá các em.: Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy- trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 4.4.GV luôn Động viên – Định hướng cho HS phát triển nhân cách. 4.1. Động viên luôn là cần thiết và quan trọng :
  4. Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể - Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. 4.2. Định hướng cho HS phát triển nhân cách: Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích. 5.GV cần Tâm huyết – Trách nhiệm với HS. Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy. Với những giải pháp đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường mà còn có sự chung tay của toàn xã hội Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần tạo được môi trường lành mạnh toàn diện cho trẻ em một cách tốt nhất là tránh cho các em khỏi quá tải, ốm yếu bởi sách vở, thi cử nặng nề. Khỏi phí thời gian, sức lực vào các trò chơi có hại cho sức khoẻ và không lành mạnh, cũng như tránh khỏi tình trạng lang thang chơi bời, không được kiểm soát dẫn tới tai hoạ hiện là những điều lo ngại mà toàn xã hội cần quan tâm
  5. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến. Từ ngày 15 tháng 10 năm 2018, tôi tiến hành khảo sát thực trạng HS lớp tôi chủ nhiệm và kết quả cho thấy: Những đặc điểm nhận thấy ở HS TS HS Tỷ lệ Học sinh lễ phép, chăm chỉ, có ý thức học tập 15/35 42,8 Học sinh thích chơi hơn thích học 30 /35 85,7 HS có những hành động kỳ quặc trong lớp 10 /35 28,5 HS có thói quen không tốt do ảnh hưởng của yếu 5 /35 14,2 tố gia đình, hoàn cảnh sống. Học sinh khó giáo dục, chậm tiến bộ. 3 /35 8,5 Có thể nói, HS bây giờ thích chơi hơn thích học, những tác hại do các em học sinh chưa ngoan, những học sinh chưa chăm học gây ra là không nhỏ và thậm chí là khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung, phong trào thi đua của nhà trường, trật tự trị an xã hội, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của các em sau này. Sau đó tiến hành khảo sát 100% số HS trong Khối 2+3. Sau khảo sát, tôi tiến hành phân tích kết quả, tự kiểm chứng lại tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và đối chứng với kiểm nghiệm theo cách nêu trên, tôi nhận thầy thực trạng trên là hoàn toàn đúng. Tôi mạnh dạn đem sáng kiến của mình trình bày trong tổ khối để kiểm chứng và xin ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp sau đó áp dụng rộng rãi sáng kiến của tôi trong tổ khối 2+3 để lấy ý kiến tham gia của các bạn đồng nghiệp và hoàn thiện sáng kiến. Giải pháp trên đã được áp dụng trong tổ khối chuyên môn. Kết quả sau khi áp dụng (Cuối HKI) đạt được như sau: Những đặc điểm nhận thấy ở HS TS HS Tỷ lệ Học sinh lễ phép, chăm chỉ, có ý thức học tập 133/160 83,1 Học sinh thích chơi hơn thích học 20 /160 12,5 HS có những hành động kỳ quặc trong lớp 3 /160 1,8 HS có thói quen không tốt do ảnh hưởng của yếu 2 /160 1,3 tố gia đình, hoàn cảnh sống. Học sinh khó giáo dục, chậm tiến bộ. 2 /160 1,3 So sánh bảng số liệu trên tôi nhận thấy: Số HS ngoan, chăm học tăng lên rõ rệt. Số HS có cá tính đã được cảm hoá rõ nét. Điều đó chứng tỏ giải pháp nêu trong
  6. sáng kiến của tôi được áp dụng đem lại hiệu quả cao góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. - Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến: 1. Khi chưa áp dụng sáng kiến: Những học sinh biểu hiện chưa ngoan phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội, trái với đạo đức. Một học sinh hay ngủ gật, lười chép bài, học bài nhưng lại tỏ ra rất khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bè bạn. Những học sinh này không nghe lời thầy cô giáo, hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè để nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xếp sẵn trong đầu óc. Các em thường đánh mất lòng tự trọng, xấu hổ và trở nên chai lì khác thường. Tùy theo đối tượng tiếp xúc mà các em có những thái độ, phản ứng một cách gay gắt, thô bạo, có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực, có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn. Có nhiều HS thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và các phong trào tập thể. 2.Khi áp dụng sáng kiến: Học sinh ngoan hơn, nghe lời thầy cô giáo, chăm chỉ trong học tập. Trong vui chơi với bạn bè, các em có ý thức hơn trong giao tiếp và cách xưng hô đúng mực thân thiện hơn. Xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực giảm hẳn. Tập thể lớp tôi chủ nhiệm luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ đươc giao. Thành công của giáo viên chủ nhiệm lớp là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng để các em học tập và làm theo. *. Một số học sinh tiêu biểu 1. Vũ Phương Dương(lớp 3A): Từ một HS cá biệt, lưu ban của năm học học trước, có những biểu hiện bất cần, chán nản trong học tâp nhưng với sự nổ lực, cố gắng của bản thân và sự động viên của GVCN em đã vươn lên với kết quả thật bất ngờ về nhiều mặt. 2. Nguyễn Văn Linh(lớp 3D): Từ một HS có sức học rất yếu, cuối năm học lớp 1( năm học 2016- 2017) em phải thi lên lớp chỉ sau một thời gian ngắn, em vươn lên HS bình thường, với năng khiếu văn nghệ em đã có nhiều đóng góp cho tập thể lớp và đã để lại những ấn tượng rất đẹp cho bạn bè và các thầy cô giáo bộ môn
  7. 3. Nguyễn Thị Hồng Vân (lớp 3D): Vì nhiều lí do nên năm học lớp 2 em thường xuyên nghỉ học, có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên nhưng ở năm học lớp 3, em đã dần khắc phục và đã ý thức hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất, năng lực. Trên đây chỉ một vài học sinh tiêu biểu trong số nhiều em đã trở nên ngoan hơn sau quá trình cảm hóa của bản thân tôi trong công tác chủ nhiệm lớp các năm học gần đây, tất nhiên để có được sự thành công trên, tôi luôn ghi nhận sự phối hợp và hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, cùng với sự nỗ lực của bản thân các em và sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Có thể khẳng định rằng, các giải pháp nêu trên phù hợp với mọi đối tượng HS trong lớp. Cái được lớn nhất mà cả thầy lẫn trò thu hoạch được là thái độ làm việc, tinh thần học tập được nâng cao hơn, các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với thực tế cuộc sống được hợp tác, chia sẻ. Khẳng định rằng tính ứng dụng sáng kiến đã góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, cách cảm hoá học sinh hơn hẳn cách giáo dục nghiêm khắc trước đây. Thành công của giáo viên chủ nhiệm lớp là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng để các em học tập và làm theo. Tôi khẳng định rằng, các giải pháp nêu trong sáng kiến của tôi hoàn toàn phù hợp với phương pháp giáo dục đạo đức và lối sống cho HS trong giai đoạn hiện nay và nó hơn hẳn so với phương pháp giáo dục nghiêm khắc, sát phạt trước đây. Nó có thể áp dụng hiệu quả với tất cả các trường trong huyện. Đúng là tình yêu thương luôn mạnh hơn những lời quát mắng, sát phạt. Giải pháp trên còn phù hợp với tinh thần Đổi mới căn bản và toàn diện về Giáo dục trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Tôi xin cam đoan: Đây là sáng kiến của tôi, không sao chép của người khác .
  8. Mẫu số 02 PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH GIA KHÁNH A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02- NXĐG SKKN Gia Khánh, ngày 15 tháng 1 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Trường tiểu học Gia Khánh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Bà Đinh Thị Hà - Ngày tháng năm sinh: 4/1/1979 - Nữ - Đơn vị công tác: trường tiểu học Gia Khánh A - Chức danh: Giáo viên tiểu học - Trình độ chuyên môn: CĐTH - Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp". - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: + Môn đạo đức lớp 2; 3 bậc tiểu học + Học sinh khối 2; 3 trường tiểu học Gia Khánh A. + Đội ngũ giáo viên khối 2+3 trong các nhà trường . Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Nguyễn Thị Thanh Hải - Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau: 1. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Sáng kiến đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS qua công tác chủ nhiệm lớp với các giải pháp như: Giáo viên cần hiểu rõ học sinh của mình để hợp tác, chia sẻ cùng các em; Hãy luôn Quan tâm- Quan sát để tìm cách giúp các em tiến bộ. GVcần phải Nghiêm khắc trong công việc – Ngọt dịu trong cảm hoá, luôn Tâm huyết – Trách nhiệm với HS qua đó tác động làm thay đối nhân cách của trò.
  9. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Giúp giáo viên chủ nhiệm các khối lớp có thêm nhiều kinh nghiệm khi tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho HS đạt hiệu quả. - Học sinh các khối lớp 2;3 tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện kĩ năng, mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập. Giải pháp trên phù hợp với mọi đối tượng HS bậc tiểu học - Năm học 2018-2019, sáng kiến đã được áp dụng trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho HS tại các trường tiểu học đạt hiệu quả cao. 3. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến. Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy chất lượng học sinh ở lớp có sự tiến bộ rất nhiều. Học sinh ngoan hơn, nghe lời thầy cô giáo, chăm chỉ trong học tập. Trong vui chơi với bạn bè, các em có ý thức hơn trong giao tiếp và cách xưng hô đúng mực thân thiện hơn. Xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực giảm hẳn. Tập thể lớp luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ đươc giao. học, kỹ năng giao tiếp, hợp tác tích cực, đã quen với học nhóm; tự điều khiển hoạt động trong nhóm với thói quen làm việc, học tập,từ đó đã các em có ý thức hơn, chủ động hơn trong tự học và chiếm lĩnh kiến thức, giảm bớt sự phụ thuộc vào thầy, cô giáo. Nhiều em học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển nhóm và có thể hướng dẫn các bạn khác học thay cho việc tổ chức hướng dẫn của cô giáo như trước đây. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập và phát hiện kiến thức mới. * Chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giáo dục đạo đức lối sống cho HS với những biện pháp trên, sau gần một năm học tôi thấy rằng: Chất lượng giáo dục đạo đức cho HS đạt kết quả rõ rệt. Cái được lớn nhất mà cả thầy lẫn trò thu hoạch được là thái độ làm việc, tinh thần học tập được nâng cao hơn, các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với thực tế cuộc sống được hợp tác, chia sẻ. Khẳng định rằng tính ứng dụng sáng kiến đã góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, cách cảm hoá học sinh hơn hẳn cách giáo dục nghiêm khắc trước đây. Thành công của giáo viên chủ nhiệm lớp là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng để các em học tập và làm theo. 4. Kiến nghị đề xuất: - Trường tiểu học Gia Khánh A đề nghị Hội đồng sáng kiến các cấp xét công nhận sáng kiến .
  10. Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thị Thanh Hải