Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

pdf 32 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. xúc cơm vãi, chưa biết nhặt đồ ăn vãi vào khay, trước khi ăn còn chưa tự giác vệ sinh chân tay sach sẽ, chưa biết lau miệng sau khi ăn, chưa biết cất bát thìa của mình, ăn xong cũng chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng Để tạo ra thói quen tốt trong ăn uống tôi đã sưu tầm những đoạn video về những thói quen xấu khi ăn cho trẻ xem, để trẻ tự thấy được đó là những thói quen cần phải thay đổi. Cho trẻ xem những đoạn video nói lên tầm quan trọng, và cần thiết của việc thực hiện các thói quen vệ sinh Sau khi xem những đoạn video đó xong để có thể thiết lập cho trẻ có những thói quen này, ban đầu tôi trực tiếp giám sát trẻ để trẻ thực hiện đúng cách như khi rửa tay thì phải như thế nào, xúc miệng ra sao sau đó tôi chia trẻ về thành từng nhóm để tổ chức cho trẻ ôn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến giờ ngủ của trẻ. Trước khi ngủ tôi cho trẻ cởi những chiếc áo khoác, gấp áo và lấy gối chuẩn bị chỗ ngủ. Thông qua giờ ngủ tôi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như cởi áo gấp áo, lấy cất gối, sắp xếp quần áo gọn gàng. 3.3 Biện pháp 3. Hoạt động tập thể: 3.3.1:Mục đích, ý nghĩa của biện pháp; Giáo dục cho trẻ tính tự tin, đoàn kết, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng sống ngoài xã hội thông qua các hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu, hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy kĩ năng sống cho trẻ. 3.3.2: Nội dung của biện pháp: Hoạt động tập thể trong trường mầm non được chia làm hai mảng: tổ chức ngày lễ ngày hội và hoạt động ngoại khóa, hoạt động giao lưu 3.3.3: Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp: Tổ chức ngày lễ ngày hội trong trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục trẻ. Tổ chức ngày hội ngày lễ nhằm mục đích phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ. Qua việc chuẩn bị ngày hội ngày lễ như luyện tập văn nghệ cho trẻ giúp 13
  2. rèn cho trẻ kỹ năng tập trung chú ý, kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra khi tổ chức lễ hội trẻ được giao lưu trò chuyện với bạn, từ đó trẻ có kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ thành thạo rèn cho trẻ kỹ năng sống như tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp với bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một trong những phương tiện giúp hình thành kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động ngoại khóa. Thông qua hoạt động ngoại khóa, trẻ được tiếp xúc thực tế với một số kiến thức trẻ được tìm hiểu trên lớp dưới hình thức hoạt động ngoại khóa, dã ngoại đó là cơ hội để rèn luyện kỹ năng xã hội một cách tốt nhất. 3.4. Biện pháp 4:. Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 3.4.1: Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Đặc điểm của trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy việc dạy kĩ năng sống cho trẻ được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Giúp trẻ học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, không bị gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. 3.4.2: Nội dung của biện pháp: Thông qua biện pháp này trẻ được trải nghiệm, được khám phá, tìm tòi những điều mới lạ Trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn và xin lỗi. Có một số kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao giúp hình thành, phát triển khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể, sự tự tin, và một thói quen sống ngăn nắp gọn gàng, có ý thức bảo vệ môi trường và sự tự lập cao cho trẻ 3.4.3: Cách thức tổ chức, thực hiện biện pháp: Tôi nhận thấy rằng, trong các kỹ năng sống thì kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ có nhiều kiến thức về giao tiếp, từ đó trẻ sẽ có những kỹ năng giao tiếp phù hợp. Qua việc trò chuyện hàng ngày cùng cô giáo, các bạn và những người xung quanh giúp trẻ thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Đây là kỹ năng có vị trí chính yếu so với các kỹ năng khác. 14
  3. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về ý tưởng hay chính kiến nào đó sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Từ đó sẽ giúp trẻ thành thạo hơn trong giao tiếp và trẻ sẵn sàng tiếp nhận mọi thứ. Một hoạt động khác cũng cung cấp cho trẻ nhiều kỹ năng sống đó là quá trình “thực hành ” hay nói cách khác giúp đỡ cô trong các hoạt động. Việc thực hiện nhiệm vụ vừa sức cũng rất quan trọng, giúp cho trẻ có nhiều kinh nghiệm sống như hiểu được mối quan hệ giữa các đồ vật, hiện tượng khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, hình thức này cũng giúp tôi nhận ra là những trẻ nào nghe và hiểu được yêu cầu và thực hiện đúng yêu cầu của mình, những cháu nào còn yếu, chưa tự tin tôi giúp đỡ và bổ sung những khiếm khuyết đó. Quá trình thực hiện sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn và thích được làm việc. Trẻ quan sát cô làm, từ đó những kinh nghiệm của trẻ cũng được tích lũy. Ngoài ra thực hiện một số nhiệm vụ còn giúp trẻ ý thức đó là không chỉ có phục vụ bản thân mà còn giúp đỡ những người xung quanh mình. Nhờ có biện pháp này mà trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt. 3.5 Biện pháp 5. Tuyên truyền với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình. 3.5.1: Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Tuyên truyền đến nhiều đối tượng xung quanh trẻ, đặc biệt là phụ huynh học sinh. Ngoài mục đích phối hợp giáo dục trẻ một cách đồng nhất từ gia đình và nhà trường, giáo viên còn phối hợp với phụ huynh tham gia vào quá trình giáo dục ở trường, thông qua việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ. Biện pháp này đã giúp trẻ phát triển đúng tâm lý lứa tuổi, trẻ có rất nhiều tiến bộ, trẻ có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt những khả năng và sở trường của mình. Cùng với những bài tuyên truyền, trao đổi cởi mở với phụ huynh về quan điểm của mình về việc dạy những kỹ năng sống cho trẻ, từ đó phụ huynh ngày càng tin tưởng, có ý thức và trách nhiệm cao hơn khi phối hợp cùng cô để dạy những kỹ năng sống phù hợp cho trẻ. 15
  4. 3.5.2: Nội dung của biện pháp: Tôi trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ. Qua bảng tuyên truyền ở lớp, lịch học và giáo dục kĩ năng thông qua kế hoạch hoạt động tháng, hoạt động tuần, hoạt động ngày của trẻ. Gửi hình ảnh và những yêu cầu cần thiết cho các hoạt động dạy trẻ qua nhóm za lo của lớp, qua trang fanpage của trường. Phụ huynh sẽ cùng xem chia sẻ và có sự phối kết hợp kịp thời cùng giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 3.5.3: Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp: - Thông báo trước cho phụ huynh về các sự kiện, các hoạt động mà các con sẽ được học trong năm học qua zalo của nhóm lớp. - Gợi ý về việc chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tư liệu cho trẻ và đặc biệt là giúp giáo viên rèn những kỹ năng đã học trên lớp và dạy những kỹ năng khác tại gia đình. - Tuyên truyền, giới thiệu vào buổi họp phụ huynh đầu năm. Đầu năm học 2019- 2020, trong cuộc họp phụ huynh, sau khi triển khai các nội dung chính, tôi nói với phụ huynh về sự quan trọng của việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ từ đó hình thành những thói quen tốt cho trẻ ở bậc học mầm non (Bởi những kỹ năng sống được hình thành ở thời gian này có thể theo trẻ đến suốt cuộc đời về sau, điều mà đa số phụ huynh đều không nhận thấy và không để ý); Tôi cũng nói với họ về sự cần thiết và quan trọng của gia đình và sự kết hợp giáo dục từ phía gia đình. Sau khi họ đã hiểu được mục đích chính đó, tôi giới thiệu với phụ huynh các hoạt động, sự kiện của năm học và lịch học của lớp mình đặc biệt là dành một buổi chiều để dạy kỹ năng cho trẻ đó là kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ (phát giấy đã được phô tô sẵn). Đề nghị phụ cùng tham gia vào quá trình giáo dục con em mình, tạo được sự nhất quán trong giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Chính vì thế trẻ đều có kỹ năng phù hợp và rất tự tin trong giao tiếp. Và một điều quan trọng hơn mà tôi thu được khi tiến hành công việc trên là 16
  5. được phụ huynh đồng thuận ủng hộ, nhất quán trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ giữa gia đình và nhà trường, giúp cho trẻ được rèn luyện kỹ năng thường xuyên”. 4. Hiệu quả sáng kiến: Qua một năm thực hiện với những biện pháp trên với lứa tuổi 3 -4 tuổi tôi đã thu được một số kết quả như sau: 4.1. Đối với trẻ: - Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ: Giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tính đồng đội, biết chia sẻ, giao tiếp với nhau một cách thân thiện, biết xử lý tình huống, biết giải quyết vấn đề, biết giải quyết xung đột Phát triển một số phẩm chất tốt như: Kiên trì, trung thực, nhường nhịn. Biết một số kỹ năng tự phục vụ như: Rửa chân tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tết tóc, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, cởi và gấp áo Trẻ tự tin, mạnh dạn, linh hoạt nhanh nhẹn hơn rất nhiều Trẻ tích cực và chủ động trong mọi hoạt động, thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn rất nhiều so với đầu năm học. 4.2. Đối với phụ huynh: - Phụ huynh luôn coi trọng và tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục trẻ ở lớp; đã có thói quen phối hợp với cô giáo trong việc giáo dục kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau: trao đổi trực tiếp, trao đổi thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, qua zalo của nhóm lớp bảng đánh giá ở lớp của trẻ; tin tưởng cô giáo và phương pháp giáo dục của nhà trường vì con em mình tiến bộ rõ rệt. 17
  6. 4.3. Đối với giáo viên: - Bản thân tôi nắm chắc nội dung giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ của trẻ 3 - 4 tuổi. Qua đó chú ý hơn trong việc trò chuyện với trẻ, tích cực trả lời những câu hỏi của trẻ, giải quyết hợp lý và công bằng trong mọi tình huống xảy ra trong mọi hoạt động của trẻ - Trong giảng dạy chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, được phụ huynh tin tưởng và trẻ yêu mến, và đồng nghiệp tôn trọng, bản thân tôi cũng tự tin hơn trong công việc. Quan trọng hơn là cha mẹ đã hiểu con trẻ hơn. Phần lớn, cha mẹ kiên trì hơn, dịu dàng hơn và biết lắng nghe hơn trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt, tôi không còn nhìn thấy cảnh phụ huynh lớp tôi bế trẻ đến trường, cũng không thấy cảnh bố mẹ phải cất ba lô, quần áo, giầy dép cho con như đầu năm học Thay vào đó là bố mẹ dắt tay trẻ đến trường, khi đến lớp trẻ tự biết cất giày dép và ba lô vào đúng nơi quy định, biết tự giác khoanh tay chào cô, chào bố mẹ mà không cần nhắc nhở Chỉ từ những hành động đơn giản đó của trẻ thôi nhưng điều đó cũng một lần nữa khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của trẻ, của phụ huynh và của giáo viên sau một năm cố gắng. Và cũng chính điều này đã khiến phụ huynh tin tưởng vào nhà trường và giáo viên hơn, đặc biệt là tin tưởng hơn vào con em mình. Chính niềm tin đó sẽ là động lực thôi thúc trẻ cố gắng hơn nữa trên con đường phấn đấu trở thành “Chủ nhân tương lai của đất nước”. 18
  7. 4.4 Bảng tổng hợp, kết quả khảo sát, đánh giá trẻ cuối năm: STT Kỹ năng sống Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Sự tự tin 7 16 17 6 30% 70% 74% 26% 2 Kỹ năng hợp tác 6 17 18 5 26% 74% 78% 22% 3 Kỹ năng giao tiếp 7 16 19 4 30% 70% 83% 17% 4 Kỹ năng xử lý tình 5 18 17 6 huống 22% 78% 74% 26% 19
  8. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Bài học kinh nghiệm: Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Dạy cho trẻ kỹ năng sống là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành nhân cách con người. Thông qua việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống chúng ta hoàn toàn có thể giáo dục và hình thành cho trẻ những kỹ năng quan trọng của cuộc sống mà những hoạt động khác khó làm được. Hãy luôn gần gũi với trẻ và hiểu trẻ đang cần gì, đang muốn gì, hãy tạo cho trẻ cơ hội được học và chơi một cách thực sự, hãy là những người cha, người mẹ thông thái để chuẩn bị cho con mình một tương lai tươi sáng, hãy dành những gì tốt nhất cho con em chúng ta. 2. Ý nghĩa của đề tài: Từ những nhận định, đánh giá và phân tích như trên, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của “kỹ năng sống” với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách một con người. Trong giai đoạn hiện nay, nhận thức của trẻ ngày càng cao đòi hỏi giáo viên mầm non không chỉ yêu nghề, mến trẻ mà còn phải luôn đổi mới, tự trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ của bản thân nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt. Trong năm học này, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đi học đều hơn, trẻ rất thích đến trường, và tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Đặc biệt, trẻ lớp tôi đã có được một số kỹ năng cơ bản như: sống trung thực, tự tin, hòa động, yêu thương giúp đỡ, hợp tác, đoàn kết ngoài ra trẻ còn có được một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản như cởi mặc áo chải răng, chải tóc, 3. Khả năng ứng dụng: Với những kinh nghiệm và biện pháp trên tôi mong muốn mang lại cho trẻ những trải nghiệm để trẻ hào hứng và tích cực hơn trong hoạt động, như câu nói “một đứa trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người tốt”. Trẻ không 20
  9. những được giáo dục mà còn được học nhiều hơn nữa về cách sống, về tình cảm của con người, về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và hình thành ở trẻ những thói quen, những tính cách cần có của con người thế hệ mới nhanh nhẹn, năng động, đó chính là mục tiêu mà giáo dục hướng tới. 4. Kiến nghị: Trên đây là một số chia sẻ của tôi về một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi. Những kinh nghiệm này dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Ngoài việc đạt được những mục tiêu giáo dục tôi còn tích lũy được rất nhiều kỹ năng mới. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường góp ý, xây dựng bổ sung thêm giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác giáo dục nói chung và dạy kỹ năng sống nói riêng. I. PHỤ LỤC: - Một sô câu chuyện và hình ảnh dạy trẻ kĩ năng sống tại lớp. Hoàn Kiếm, ngày 12tháng 02 năm 2020 Người viết Tạ Ngọc Yến 21
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tác giả ( Năm xuất Tên tài liệu Nhà xuất bản bản) 1 GS. TS Nguyễn Quang Tâm lý học trẻ em NXB Đại học sư Uẩn .Năm xuất bản phạm 2009 2 PGS. TS Nguyễn Thị Giáo dục giá trị sống NXB Đại học quốc Mỹ Lộc. Năm xuất bản và kỹ năng sống cho gia 2012 trẻ mầm non. 3 Bộ giáo dục. Năm xuất Chương trình chăm sóc NXB giáo dục Việt bản 2016. giáo dục mầm non và Nam hướng dẫn thực hiện trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 4 GS. Nguyễn Thị Hòa. Giáo dục học mầm non NXB Đại học sư Năm xuất bản 2015 phạm 22
  11. PHỤ LỤC KHEN CON ĐÚNG LÚC Nhiều bố mẹ khắt khe quá với con, làm con trẻ dễ nhút nhát khi ra ngoài xã hội. Khi con bạn có ước mơ, đừng dập tắt ước mơ của bé bằng những lời chê bai. Hãy động viên bé bằng những lời khen. Vì khen ngợi giúp trẻ phát triển. Một khảo sát mới đây của Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, cách trẻ được khen và lý do được khen sẽ góp phần rất lớn, tạo ra sự khác biệt khi chúng đối diện với thử thách và chịu đựng thất bại ra sao khi lớn lên. Khi các bé tỏ ra bướng bỉnh, có lỗi thì bố mẹ thường có những trừng phạt đánh đòn, không cho đi chơi vào những ngày nghỉ .nhưng điều quan trọng đối với các bé là bố mẹ chưa chú ý tới, đó là những lời khen nhằm khuyến khích trẻ phát triển trong học tập hay trong sinh hoạt. Trong tay các bố mẹ hiện đang có sẵn một công cụ hữu hiệu nhất, nhưng nhiều bậc cha mẹ không nhận ra được điều đó, công cụ đó chính là khen ngợi. Nếu sử dụng “khen ngợi” đúng cách, đúng chỗ, đúng mực thì đó là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển những hành vi tốt của mình, và sớm nhận ra được những lời khen thưởng của cha mẹ là phần thưởng vô giá mà bố mẹ dành cho mình. Tâm lý của trẻ là rất khoái được khen ngợi hơn là những lời chê, muốn được nghe những lời ngọt ngào từ bố mẹ. Nhưng các bé cũng rất tinh ý, không phải lời khen nào, vào bất kỳ lúc nào cũng có tác dụng tích cực đối với trẻ. Những lời khen đúng chỗ, động viên đúng lúc, thì những lời khen đó đã khuyến khích con làm những việc tốt, giúp cho con mình tạo được sự phấn khởi vui, vẻ vẻ và dễ dàng khi tiếp thu những lời dạy bảo của bố mẹ hơn. Khi trẻ mắc lỗi bị bố mẹ đánh, mắng nhiều thì sẽ làm cho trẻ ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý. Nhưng khi bé có những thành tích mà nhận được 23
  12. những lời khen từ bố mẹ thì tác dụng trong việc dạy bảo trẻ lại trở lên rất có lợi và có giá trị. Nhưng khen con là cả một nghệ thuật, các bậc cha mẹ có thể rèn luyện được những kỹ năng này, đó chỉ là việc diễn tả của bố mẹ về việc nhìn thấy hay cảm nhận được những thành tích và tiến bộ của con mình. Kết quả trên cho thấy, khi trẻ được khen với những lời khen trân thành, đúng chỗ và cụ thể đều có tác dụng tích cực cho trẻ. Đó chính là sự khích lệ trẻ, đem lại lòng tự tin, kích thích tiềm năng sáng tạo, làm động cơ cho trẻ tích cực học tập và lao động giúp trẻ phát triển. 24
  13. DẠY CON TỰ LẬP NGAY TỪ KHI CÒN BÉ “Nếu như bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn cả đời”. Xuất phát từ tư duy này, cha mẹ và cô giáo nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta nên đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Và theo đúc kết của các chuyên gia tâm lý có 6 bước giúp con trẻ sống tự lập. 5 bước dạy cho trẻ kĩ năng sống có tính tự lập Bước 1: Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết Trước hết, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cha mẹ áp dụng phương pháp dạy trẻ 2 tuổi hiệu quả nhất. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: - Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định - Kỹ năng giúp đỡ người khác: là một trong những cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, bé có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây Bước 2: Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập Khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ phải kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa. Đó cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ví dụ: Bé đang cố gắng mang giày vào chân, bạn nên hướng dẫn cách mang giày nhưng không nên nóng vội mà trực tiếp làm thay bé. Bước 3: Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình Mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Bạn có thể chú ý hoặc nghe 25
  14. những câu hỏi từ trẻ và từ đó tìm ra cách dạy trẻ tự lập hợp lý nhất. Đó cũng chính là một phương pháp dạy trẻ 5 tuổi mà phụ huynh cần tham khảo. Ví dụ: Khi bạn nhặt rau, bạn nên giải thích và hướng dẫn để con bạn có thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau, từ đó, bé hình thành suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình. Bước 4: Phân công công việc cho bé Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Vì vậy, mỗi phương pháp giáo dục trẻ từ độ tuổi mầm non của bố mẹ đều ảnh hưởng tới thói quen của con mình. Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên. Đây là kỹ năng và là cách dạy trẻ 5 tuổi mà nhiều phụ huynh áp dụng thành công. Bước 5: Dạy con kỹ năng sống bằng cách khuyến khích trẻ làm việc Việc dạy con kỹ năng sống bằng cách khen ngợi đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, hình thành tính cách cho bé sau này. Bố mẹ cũng nên khen thưởng bằng những món quà nho nhỏ để bé càng thích thú hơn. Tuyệt đối không nên thưởng tiền khi bé chưa bé hiểu hết được giá trị của nó. 26
  15. Một số hình ảnh rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé Ảnh: Kĩ năng rửa tay trước khi ăn 27
  16. Ảnh : Trẻ biết xếp hàng không chen lấn, xô đẩy 28
  17. Ảnh : Kĩ năng pha bột sắn 29
  18. Ảnh: Kĩ năng gắp thức ăn khi ăn buffer 30
  19. Ảnh : Kĩ năng hoạt động tham quan tại Cánh Buồm Xanh. Ảnh : Cô và trò vui chơi tại Cánh Buồm Xanh. 31