Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_p.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại
- 20 Đáp án: - Các đại từ có trong các câu đó là: a) tớ; các cậu b) nó VD2: Các từ gạch chân sau là danh từ hay đại từ? - Bà của tôi có mái tóc bạc phơ - Cháu chào bà ạ! - Bố tôi là bộ đội. - Bố ơi, bố có được nghỉ không ạ ? => Ở dạng này, Gv hướng dẫn Hs các danh từ chỉ người dùng trong câu hội thoại chuyển thể thành đại từ. Đáp án: - Bà của tôi có mái tóc bạc phơ DT - Cháu chào bà ạ! Đại từ - Bố tôi là bộ đội. DT - Bố ơi, bố có được nghỉ không ạ ? Đại từ VD2. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau, rồi xếp các từ đó vào bảng dưới. Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào: - Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi. - Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ. - Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại. Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra: - Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!
- 21 => Ở dạng bài tập này, Gv Hướng dẫn Hs xác định đại từ chỉ ngôi theo ba ngôi: người nói, người nghe, người được nhắc đến. Đáp án: Đại từ chỉ ngôi thứ nhất Đại từ chỉ ngôi thứ hai Đại từ chỉ ngôi thứ ba tớ , chúng mình cậu nó VD 3. Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào? 1. Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập. 2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua. 3. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay. => Hs tìm ra đại từ có tác dụng thay thế, phân biệt với đại từ chỉ ngôi ở VD 2 Đáp án: 1.Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập. =>Đại từ bạn ấy thay thế cho danh từ Hùng 2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua. =>Đại từ nó thay thế cho từ con Vện 3. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay. * Dạng bài tập phân biệt các loại quan hệ từ VD1. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống: a,Tôi Hoa cùng học bài. b, trời mưa to nước sông dâng cao. c, mưa bão lớn chúng em sẽ không đi lao động. d, .trời mưa to .chúng em vẫn đi học. e, Tôi nói, nó hiểu ngay. g,Hoa học giỏi .bạn còn hát rất hay.
- 22 => Ở bài tập này, Gv hướng dẫn Hs dựa vào ý nghĩa câu muốn diễn đạt để chọn quan hệ từ phù hợp. Đáp án : a,Tôi với Hoa cùng học bài. b, Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao. c, Nếu mưa bão lớn thì chúng em sẽ không đi lao động. d,Tuy trời mưa to nhưng chúng em vẫn đi học. e, Tôi vừa nói, nó đã hiểu ngay. g,Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn hát rất hay. * Lưu ý: Khi dạy Hs về các cặp QHT, lưu ý cho hs phân biệt QHT chỉ nguyên nhân- kết quả với QHT chỉ điều kiện ( giả thiết ) - kết quả ___ c. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại. b.1 Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho Hs, giúp các em nắm kiến thức và ôn lại kiến thức đã học . b.2 Một số trò chơi đã vận dụng: Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh , ai đúng” a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ. Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ , Động từ . Tính từ. b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng. Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi. * Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh. Trò chơi thứ hai: Điền từ loại VD1: “ Điền danh từ” a- Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt. Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:
- 23 cưỡi sóng ra khơi. chao lượn ngang trời hè vui. dừng lại sân ga. Đầy vơi hiền hoà dòng sông của sổ tâm hồn. b- Cách tiến hành: Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ thắng. * Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu thơ. c) Đáp án: Con thuyền cưỡi sóng ra khơi. Con diều chao lượn ngang trời hè vui. Con tàu dừng lại sân ga. Đầy vơi con sóng hiền hoà dòng sông Con mắt của sổ tâm hồn. VD2: “ Điền động từ” a) Chuẩn bị - Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, lay động , đánh thức, dậy, rải. - Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ: “Tiếng chim . lá cành Tiếng chim chồi xanh cùng Tiếng chim cánh bầy ong Tiếng chim nắng đồng vàng thơm” b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần : - Điền nhanh, đúng. - Đọc thơ hay.
- 24 * Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách dùng từ sinh động Đáp án: “Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm” VD3: “ Điền tính từ” a) Chuẩn bị: Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng xoá , trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc. - Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ. Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ khác nhau) Tuyết rơi trắng phau một màu Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò Da trắng bệch người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch Sơn len trắng hồng như bông Làn mây trắng nõn bồng bềnh trời xanh. b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi , mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên sửa lại một câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ. Đáp án: Tuyết rơi trắng xoá một màu Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò Da trắng bệch người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng Sơn len trắng nõn như bông Làn mây trắng bệch bồng bềnh trời xanh. - Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả.
- 25 3. Kết quả đạt được: Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5a2, tôi đã vận dụng sáng kiến vào đầu học kì 1, đến hết học kì 1,tôi đã kiểm chứng và tôi thấy: *Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại. *Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ nhanh, chính xác, ít bị nhầm lẫn. * Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ. *Học sinh tự tin, hào hứng khi học đến phần này. *Kết quả môn học được nâng cao. Cụ thể như sau: a. Lớp đối chứng: Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 48 0 0 12 25 % 22 45,8% 14 29,2% a. Lớp thực nghiệm: Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 48 0 0 5 10,4% 18 37,6 % 25 52 % Qua kết quả trên cho ta thấy kết quả của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng có sự chênh lệch nhau khá rõ. Điều này chứng tỏ các giải pháp mà tôi đưa ra có tính khả thi. Kết quả có sự chuyển biến này là do : Bài dạy được thiết kế lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực của HS, thầy tổ chức hướng dẫn, nêu vấn đề, trò trực tiếp tham gia hoạt động, để giải quyết vấn đề để từ đó các em khai thác tri thức mới.
- 26 4. Kết luận a. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của báo cáo Đưa ra cách thức giúp giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học Luyện từ và câu. Học sinh không còn lúng túng trong việc xác định từ loại, phát hiện ra sự biến thể của từ loại trong từng văn cảnh. Biết vận dụng cách sử dụng các từ loại này vào viết văn và trong giao tiếp. b. Hiệu quả thiết thực của báo cáo nếu được triển khai Giải quyết được những thực trạng mà HS đang mắc phải: Các em biết xác định từ loại một cách chính xác. Biết dùng từ đặt câu đúng vai trò các từ loại, biết xác định các từ loại đã biến thể. 5.Kiến nghị và đề xuất: a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Thường xuyên tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức về từ loại vào học tập tất cả các môn học, đặc biệt là khi viết văn. - Đưa nội dụng giải pháp vào các tiết hội giảng đề giáo viên cùng thực hiện và rút ra ý kiến đóng góp bổ sung để các giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn b) Đối với Lãnh đạo nhà trường - Khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng cá nhân và sức mạnh của tập thể. - Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan trải nghiệm để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam. c) Đối với Phòng GDĐT- Sở GDĐT - Tích cực tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, mở rộng chuyên đề dạy Luyện từ và câu. - Tiếp tục đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các nhà trường: Trang bị những thông tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho giảng dạy.
- 27 Trên đây là những bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được sau nhiều năm nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy lớp 5. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng những giải pháp này vào các giờ Luyện từ và câu , giúp học trò của mình ngày càng tiến bộ hơn khi sử dụng từ loại. Tuy nhiên, những giải pháp tôi đưa ra là theo ý kiến cá nhân và áp dụng thực nghiệm tại nơi tôi đang công tác nên không tránh khỏi những điều còn khiếm khuyết hoặc chưa phù hợp với tất cả các địa bàn dạy học khác. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng Khoa học để những giải pháp tôi đưa ra ngày càng hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh , ngày 20 tháng 12 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Minh Hậu TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tài liệu tham khảo: + Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 + Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 + Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên. - Tạp chí thế giới quanh ta.
- 28 - Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – NXB ĐHQG Hà Nội. - Bộ sách Tiếng việt Tiểu học nâng cao – NXB giáo dục.