Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học

doc 18 trang Đinh Thương 15/01/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_lam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học

  1. 11 - Vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có, nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi phục vụ hoạt động. Ngoài ra, tôi còn nhờ một số phụ huynh làm nghề thợ may, đưa những con rối đã làm được cho phụ huynh xem và trao đổi với phụ huynh về cách làm rối, phụ huynh đóng góp ý kiến, giúp đỡ thêm các nguyên liệu để làm rối, phụ huynh may tặng cho lớp những bộ trang phục vừa với trẻ để trẻ sử dụng trong các tiết học và để tập kịch như: Quần áo Gấu, Thỏ, Dê, Sói . Những trang phục đó có thể sử dụng được nhiều trong các thể loại truyện, thơ, đóng kịch khác nhau. - Vào những ngày lễ hội như ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 8/3, tôi mời phụ huynh đến tham dự các hoạt động văn nghệ của nhóm lớp, nhà trường: Đọc thơ, thưởng thức những tiết mục do các “Nghệ sĩ tí hon” thể hiện trên sân khấu, từ đó, các bậc phụ huynh thêm tin tưởng, yên tâm về sự chăm sóc, giáo dục của các cô giáo. Bằng các hình thức trên thì đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng đã hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của của việc cho trẻ làm quen văn học nên đã nhiệt tình ủng hộ để lớp thực hiện tốt hoạt động này. 2.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen văn học. Để giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ ca hay truyện kể, ca dao, hò vè. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan, hình ảnh đẹp sẽ hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ. Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng nhiều trong giáo dục mầm non. Với công nghệ thông tin chúng ta có thể sử dụng các phần mềm có sẵn hoặc sử dụng chương trình powerpoint để soạn các hoạt động cho trẻ chơi và học. Đây là một biện pháp mang lại kết quả cao, gây được hứng thú cho trẻ khi bài dạy có hình ảnh, màu sắc, âm thanh sinh động tươi vui. Luôn gây sự chú ý cho trẻ. Vì vậy tôi đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong các giờ làm quen văn học ở lớp sẽ mang lại kết quả cao: - Sử dụng các phần mềm Adobe Auditions CS 6, photoshop để xử lý hình ảnh, cắt ghép nhạc thêm sinh động.
  2. 12 - Thiết kế bài giảng điện tử powerpoint, lựa chọn các hình ảnh đưa vào bài giảng, sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp nhằm gây sự chú ý của trẻ. Có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung, như thế rất thu hút và gây hứng thú cho trẻ. Giờ hoạt động làm quen văn học ứng dụng công nghệ thông tin VD: Với câu chuyện “Gà trống choai và hạt đậu” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện. Ngoài ra tôi còn kết hợp với nhạc đệm phù hợp, trẻ rất hứng thú và dễ nhớ nội dung truyện. Trẻ thấy được nét đặc trưng nổi bật của các nhân vật. 2.2. Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học trong các hoạt động học. - Để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, hứng thú trước hết người giáo viên cần tìm hiểu và nghiên cứu những phương pháp mới để tổ chức tiết học một cách linh hoạt, sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Trong giờ Làm quen văn học, chủ đề “Những con vật yêu thích”, đề tài “Sáo học nói”, giọng đọc thơ của cô giáo phải diễn cảm, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, không nói ngọng. Cô lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy trẻ phù hợp với đối tượng trẻ. Cô chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, lôi cuốn, thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ, dạy trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức như đọc thơ theo tranh minh họa, đọc kết hợp hình ảnh trên màn hình. Trò chơi củng cố cho trẻ cần nhẹ nhàng, linh hoạt nhưng không kém sự lôi cuốn trẻ, đảm bảo tất cả trong lớp đều được tham gia.
  3. 13 Khi thực hiện hoạt động này tôi thấy một số trẻ đặc biệt hứng thú: Đức Minh, Thanh Mai, Tuấn Khang, Bảo Trâm trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc thể hiện điệu bộ minh họa phù hợp. - Đối với tiết kể truyện giáo viên dẫn dắt vào truyện nhẹ nhàng, linh hoạt giọng kể cần phải rõ ràng thể hiện tính cách của từng nhân vật. Bên cạnh đó là việc sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt, sáng tạo, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia hoạt động. Mỗi bài dạy tôi cố gắng dùng các cách thu hút khác nhau để dẫn dắt vào bài dạy tạo cho trẻ sự hứng khởi ngay từ đầu giờ học. Ví dụ: Tôi vào vai bác sĩ với áo blu trắng, ống nghe khám bệnh cho trẻ sau đó dẫn dắt trẻ làm quen bài thơ “Thỏ bông bị ốm”. Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài thơ “Mưa” – chủ đề “Nước và mùa hè” mà ngoài trời cũng đang mưa, tôi có thể tận dụng luôn tình huống đó cho trẻ quan sát trời mưa và giới thiệu tác phẩm tới trẻ. Tận dụng những tình huống bất ngờ xảy ra thì hiệu quả của việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, với những trẻ chưa tập trung trong giờ học, việc sử dụng tình huống này cũng đã giúp trẻ có hứng thú, tích cực tham gia hoạt động: Nhật Minh, Quang Hào, Minh Anh. - Với phương trâm “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi trong quá trình đàm thoại. Các câu hỏi mang tính gợi mở đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phát huy năng lực tư duy. Khi trẻ trả lời tôi yêu cầu trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra, tôi đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội dung của tác phẩm bằng cách hướng trẻ vào nhân vật chính với những hành động của nhân vật, phát hiện ra phẩm chất, đưa ra nhận xét về nhân vật và xác định thái độ của mình với nhân vật. Ví dụ: Bài thơ “Cô giáo của con” tôi đặt ra các câu hỏi: - Cô giáo làm gì cho chúng mình? - Bạn nhỏ đã thể hiện tình yêu thương của mình với cô giáo như thế nào?
  4. 14 Ở trẻ 3 - 4 tuổi vốn từ của trẻ chưa được phong phú. Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích sẽ cản trở việc hiểu tác phẩm của trẻ. Giải thích từ khó phải ngắn gọn, dễ hiểu. Để giải thích từ khó giáo viên phải chọn từ, hiểu đúng từ và giải thích phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Khi giải thích từ mới, từ khó cần kết hợp hình ảnh và lời giải thích. 2.6. Biện pháp 6: Công tác tự học, tự bồi dưỡng Đi đôi với công tác giảng dạy thì công tác tự học, tự bồi dưỡng là hết sức cần thiết: - Tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng do nhà trường và Phòng GD&ĐT tổ chức và tự học tự nghiên cứu sau học bồi dưỡng. - Tham gia dự giờ để học hỏi đồng nghiệp, thường xuyên trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và cụm tổ chức. Qua đó rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy về phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Rút kinh nghiệm về giọng đọc và giọng kể trên cơ sở đó bản thân tôi cũng lựa chọn những phương pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, hình thức tổ chức tiết dạy cho trẻ lớp mình đang dạy. - Tự xây dựng cho mình giáo án phù hợp với đặc điểm của lớp, những tiết tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tích cực trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp và hình thức tổ chức, tự rèn luyện về giọng đọc, giọng kể cho diễn cảm. - Tự học hỏi, tìm tòi, truy cập mạng internet khai thác tối đa tài liệu tranh minh họa. Ngoài ra từ tranh ảnh khai thác được, tôi có thể làm thành phim ngắn được lồng tiếng tạo cho câu chuyện bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn nhằm phục vụ tiết học tốt gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen văn học. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã được nâng cao lên rõ rệt, cụ thể là: 1. Hiệu quả kinh tế: ( Không có)
  5. 15 2. Hiệu quả về mặt xã hội 2.1. Về phía giáo viên: - Sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp vào thực tiễn tôi thấy: + Giọng đọc, giọng kể diễn cảm phù hợp với tính cách của từng nhân vật thu hút được sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hào hứng với các diễn biến của câu chuyện. + Biết cách lấy hình ảnh minh họa lồng ghép giọng đọc và kể thành đoạn phim. Biết sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo hỗ trợ tiết dạy sinh động, hấp dẫn, sáng tạo trong quá trình dạy. - Nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt, đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ không bị nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. 2.2. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh hiểu được lợi ích của việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ngay từ đội tuổi mầm non giúp các con phát triển ngôn ngữ, trau dồi tình cảm,đạo đức, kĩ năng . - Cha mẹ thấy được kết quả của con mình đạt được khi trẻ đọc thuộc bài thơ, có thể kể lại đoạn chuyện ngắn và đã ủng hộ cho lớp những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp: tranh chuyện, họa báo, len vải sợi 2.3. Về phía trẻ: - Sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ làm quen văn học trong năm học đã cho thấy: + Vốn ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. + Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động làm quen văn học. + Trẻ thích được đóng kịch. + Trẻ thích đọc thơ kể truyện. + Trẻ ghi nhớ thuộc thơ truyện lâu hơn. + Biết thích sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. + Chất lượng khảo sát trẻ:
  6. 16 Nội dung Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm So sánh - Hứng thú: 55% - Hứng thú: 95% - Tăng 40% - Hiểu nội dung: 60% - Hiểu nội dung: 90% - Tăng 30% Thơ - Thuộc tác phẩm: 60% - Thuộc tác phẩm: 90% - Tăng 30% - Đọc diễn cảm: 50% - Đọc diễn cảm: 85% - Tăng 35% - Hứng thú: 65% - Hứng thú: 90% - Tăng 25% Truyện - Hiểu nội dung: 40% - Hiểu nội dung:80% - Tăng 40% - Kể diễn cảm: 20% - Kể diễn cảm: 55% - Tăng 35% 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được của lớp 3 tuổi C - Trường mầm non xã Nghĩa Minh đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các giải pháp giáo dục khả năng cảm thụ văn học cho trẻ với bậc học mầm non, đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục mầm non; vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới toàn bộ lớp học trong trường mầm non Nghĩa Minh, các trường mầm non trong cụm chuyên môn số 1; Các trường mầm non trong huyện Nghĩa Hưng nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dương Thị Hiền
  7. 17 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (không có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế 3. Sản phẩm khác kèm theo (không có)
  8. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Giáo trình văn học trẻ em” – NXB Đại học sư phạm 2. Sách " Văn học thiếu nhi” – Tác giả Đào Thiên An – NXB thông tin và truyền thông. 3. Sách “Bài giảng văn học thiếu nhi” – Tác giả Lê Thị Hồng Thắm.