Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non học tốt môn Âm nhạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tro.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non học tốt môn Âm nhạc
- Ngoài các buổi biểu diễn trên sân khấu nhà trường thì các ở các lớp cũng không thể thiếu các buổi giao lưu văn nghệ cuối tuần giúp trẻ kết thúc một tuần lễ học tập, vui chơi cùng các bạn một cách nhẹ nhàng, trẻ hứng thú và thích được tới lớp. Qua buổi văn nghệ cuối tuần trẻ được thể hiện mình thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, và việc tổ chức ở lớp thì sẽ có nhiều trẻ được thể hiện, những trẻ chưa mạnh dạn cũng sẽ được khuyến khích động viên biểu diễn nhiều hơn từ đó giúp trẻ tự tin để có thể thể hiện trước nhiều người hơn. Hình ảnh: Văn nghệ cuối tuần 7.2.5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát qua hình thức dạy trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát Mỗi bài hát đều có nhịp điệu tiết tấu khác nhau, nếu trẻ chỉ đứng im và thể hiện bài hát thì trẻ dễ nhàm chán vì vậy khi dạy trẻ hát giáo viên nên cho trẻ vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng theo lời ca để trẻ thấy thoải mái và dễ thuộc bài hát, dễ hát theo đúng nhịp điệu của bài hát. Việc cho trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát có thể sử dụng một, hai lần để thay đổi hình thức hát trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là dạy hát, hoặc là hình thức biểu diễn chính trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là vận động.
- 7.2.6. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi Đối với trẻ thơ hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất.Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “học bằng chơi, chơi mà học” chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong một chừng mực nào đó trò chơi còn là phương tiện, biện pháp và là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ, chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ. Do đó phải sử dụng nhiều biện pháp thủ thuật trong giờ học để gây thú và thu hút sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Nếu trong quá trình dạy trẻ hát mà giáo viên sử dụng linh hoạt một số biện pháp chơi giúp cho trẻ có sự thi đua, thêm hứng thú kích thích quá trình học tập của trẻ, sẽ không mất nhiều thời gian mà kết quả sẽ tốt hơn. Trò chơi 1:“Chơi hát nối tiếp” Cô đánh nhịp một tayvề phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả hai tay cả lớp hát. Trò chơi 2: “Đội nào giỏi” Cách chơi như sau: Đội nam hát đội nữ phụ họa và đội nữ hát đội nam phụ họa các động tác phù hợp vớ lời bài bát. Ví dụ: Với bài hát “Cá vàng bơi” Đội nam hát đội nữ sẽ phải phụ họa bài hát bằng cách làm động tác phù hợp với lời bài hát như: Hai tay làm động tác cá vàng bơi, chạy bước nhỏ nhanh để làm động tác cá vàng đuổi bọ gậy để bắt, Hay đứng lên, ngồi xuống ứng với câu hát “Ngoi lên ngụp xuống” Với trò chơi này trẻ cũng rất nhanh thuộc lời bởi khi trẻ không hát mà đội bạn hát trẻ sẽ được nghe và múa phụ họa phù hợp đồng thời phải chuẩn bị cho lượt hát của mình nên trẻ vẫn phải tập trung cao, mà rất hứng thú tham gia.Qua trò chơi trẻ còn được rèn kỹ năng vận động biểu diễn động tác phù hợp với lời bài hát. Trò chơi 3:“Hát theo từ chỉ định” Trò chơi được tổ chức chơi như sau: Cô sẽ nêu một từ và Cho trẻ hát bài hát có từ đầu là từ cô đưa ra. Ví dụ: Cô nói “một” trẻ hát bài “Một con vịt”, cô nói “Hai” trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem” Hoặc cô nói “Ba” trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, cô nói “Mẹ” trẻ hát bài “Mẹ của em ở trường” Qua trò chơi này trẻ được ôn lại các bài hát được rèn kỹ năng qua hát qua hình thức trò chơi làm trẻ hứng thú, say mê yêu âm nhạc;
- Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân ) để thể hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca qua đó giúp trẻ hát tốt và có kỹ năng biểu diễn tự tin. Trò chơi 4: Trò chơi bắt trước (đóng vai) Trong quá trình dạy trẻ học hát, ngoài biện pháp dạy trẻ thông thường cô giáo linh hoạt sử dụng trò chơi bắt trước (đóng vai) để dạy trẻ giúp trẻ thấy hứng thú tham gia hoạt động, trẻ dễ nhớ lời ca và thể hiện cảm xúc của bài hát.Trò chơi phân vai là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy trẻ hát và thể hiện cảm xúc. Trẻ vừa hát vừa diễn vai các nhân vật (làm chú bộ đội, bác sĩ, công nhân, cô giáo, phi công, các con vật ) Ví dụ 1: Chủ điểm “Thế giới động vật” khi dạy trẻ bài “Đố bạn” tôi cũng tiến hành tương tự là cho các cháu đóng vai làmHươu Sao, chú Voi, bác Gấu ) và thấy trẻ tiếp thu bài rất nhanh, không có sự nhầm lẫn, trẻ hứng thú với giờ học và giờ học rất vui. Ví dụ 2: Ở chủ điểm “Nghề nghiệp” khi dạy trẻ bài hát “Làm chú bộ đội” của nhạc sĩ Hoàng Long, tôi đã sử dụng biện pháp chơi đóng vai như sau: Tôi cho trẻ mặc trang phục chú bộ đội vừa hát vừa làm chú bộ đội và làm các động tác giống chú bộ đội như như: Vác súng trên vai thì trẻ đưa 2 tay lên vai làm động tác vác súng, chân bước một hai, một hai thì trẻ dậm chân tại chỗ và cho trẻ biểu diễn bài hát.
- Hình ảnh: Trẻ hát múa bài “Làm chú bộ đội” Trò chơi 5:Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”(Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, trí nhớ âm nhạc, phản xạ nhanh ) + Mục đích: - Củng cố kiến thức âm nhạc đã học. - Rèn tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh. - Phát triển tư duy, trí nhớ âm nhạc. + Chuẩn bị: - Những hộp quà đựng các đồ vật liên quan đến bài hát mà cô muốn trẻ nhớ đến và thể hiện. - Xắc xô dành cho hai đội. + Cách chơi:
- Cho 2 đội ngồi thành 2 vòng cung và đội trưởng cầm xắc xô. Cô và trẻ cùng khám phá hộp quà xem bên trong hộp quà có gì thì đội trưởng rung nhanh xắc xô dành quyền trả lời tên bài hát và thể hiện bài hát đó và cả đội hát bài hát đó. Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương. Ví dụ: Trong hộp quà đựng bông hoa trẻ hát bài “Màu hoa”, trong hộp đựng quả trẻ sẽ hát bài “Quả” hay trong hộp đựng “Con mèo” trẻ hát bài “Nhà em có con mèo” * Tóm lại: Việc dạy và ôn lại các bài hát thông qua các trò chơi, ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi giúp cho trẻ được luyện tập ca hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi, tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Ngược lại trẻ rất hứng thú vì giữa trẻ có sự thi đua, kích thích hoạt động học tập của trẻ.Vì vậy giáo viên cần hiểu để lựa chọn biện pháp cho phù hợp với bài dạy, độ tuổi của mình. 7.2.7. Biện pháp 7: Rèn kỹ năng ca hát qua việc tích hợp vào môn học khác một cách linh hoạt, hiêu quả Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên; Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp.Ca hát có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào mọi tiết học một cách dễ dàng làm cho mọi tiết học sinh động hơn và qua đó trẻ cũng được ôn lại bài hát. * Văn học Khi dạy thơ, truyện để trẻ hứng thú vào bài giáo viên cho trẻ hát một bài lien quan đến chủ đề hay trực tiếp bài học để trẻ bắt đầu tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Ví dụ: Khi dạy thơ “Rong và cá” giáo viên cho trẻ hát “Cá vàng bơi” để khơi gợi hình ảnh con cá vàng cho trẻ từ đó dẫn dắt trẻ vào bài thơ một cách tự nhiên. * Tạo hình Đề tài: “dán ng”, “Dán ngôi nhà ” cô cho trẻ hát bài “bé lật đật”, “cá vàng bơi” * Làm quen với môi trường xung quanh Vốn là một tiết học cần sự tập trung quan sát, phán đoán, suy luận cao. Để trẻ bước vào tiết học thoải mái hứng thú giáo viên cho trẻ hát một bài hát để trẻ cảm thấy vui, hào hứng với buổi học
- Ví dụ: Khi dạy đề tài: Tìm hiểu động vật nuôi trong gia đình, cô cho trẻ hát “Gà trống mèo con và cún con” để khơi gợi lại cho trẻ về hình ảnh các con vật sống trong gia đình giúp trẻ có được sự thoải mái vui vẻ để lĩnh hội được kiến thức của bài học. * Làm quen với toán Cho trẻ hát một bài hát về chủ đề trước khi vào bài học để trẻ hứng thú hơn. Ví dụ: Khi dạy trẻ “Đếm đến 2, nhận biết nhóm có 2 đối tượng nhận biết chữ số 2” Chủ đề Giao thông. Cô cho trẻ hát “Em đi qua ngã tư đường phố” sau đó dẫn dắt trẻ vào bài, đến phần lập số cô cho trẻ hát “Em đi chơi thuyền” và lấy rổ quà ngồi về chỗ, từ bài hát “Em đi chơi thuyền” cô dễ dàng dẫn dắt trẻ vào bài là bạn thỏ cũng muốn đi bơi thuyền và cho trẻ xếp thỏ và thuyền ra theo các bước lập số. Và đến phần trò chơi củng cố cô cho trẻ hát “Lái ô tô” để trẻ cùng cô lái xe tới khu triển lãm các phương tiện giao thông để trẻ đếm và gắn thẻ số. Như vậy việc tích hợp âm nhạc hợp lí, có sự logic xuyên suốt tiết học sẽ làm cho một tiết học toán vốn rất khô khan, cần sự chú ý cao trở nên sinh động và sôi nổi hơn, trẻ hứng thú hơn và vui vẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và quan trọng là trẻ lại một lần nữa được ôn lại kỹ năng ca hát. 7.2.8. Biện pháp dạy trẻ kỹ năng ca hát ở mọi lúc, mọi nơi * Hát trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ hát theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, Trẻ tới lớp được ca hát sẽ vui và thích được tới lớp hơn qua đó cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ.Bên cạnh đó cô có thể cho trẻ nghe các bài hát mới để trẻ làm quen với giai điệu bài hát, khi dạy hát chính thức sẽ thuận lợi hơn. * Cho trẻ hát khi ra sân chơi Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ hát nhằm tạo cho trẻ tâm thế thoải mái để bước vào hoạt động tiếp theo một cách nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ1: Sau khi cho trẻ quan sát và đàm thoại về cây xanh trong sân trường. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài “Lí cây xanh” hay “Em yêu cây xanh” Ví Dụ2: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa cô cho trẻ hát bài: “Hoa trường em” * Cho trẻ nghe nhạc trước giờ ngủ của trẻ Cô mở nhạc dân ca, hát ru cho trẻ nghe, hay cô hát và cho trẻ để trẻ cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng của những làn điệu dân ca, lời ru từ đó trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng và thoải mái. * Tổ chức văn nghệ trong giờ hoạt động chiều
- Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát.Nếu vắng bóng lời ca tiếng hát thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. 7.2.9. Biện pháp tham mưu với ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch xây dựng các buổi văn nghệ chào mừng, giao lưu văn nghệ trong năm học Trong năm học 2017-2018 nhà trường nhận thấy tình hình thực tế về vấn việc triển khai các buổi văn nghệ chào mừng, các buổi giao lưu văn nghệ cuối tuần hay các buổi ngoại khóa còn chưa được thực hiện nhiều và chưa có hiệu quả cao. Tôi nhận thấy các buổi văn nghệ trẻ được giao lưu với bạn bè cô giáo, trẻ mạnh dạn tự tin và đặc biệt là phát huy tối đa khả năng ca hát của trẻ, trẻ được tập luyện, biểu diễn trước nhiều người, trẻ được học hỏi, vận động phát triển một cách tự nhiên qua đó kỹ năng ca hát của trẻ sẽ được tô luyện và nâng cao, trẻ được rèn kỹ năng ca hát với sự hứng thú và say mê nhất. Ngoài ra tại các lớp sẽ tổ chức các buổi văn nghệ cuối tuần có đầu tư hơn, và có hiệu quả hơn, trẻ được tham gia nhiều hơn qua đó giáo viên sẽ có được nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kỹ năng ca hát cho trẻ và trẻ thì có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng ca hát của mình. Việc tổ chức các buổi văn nghệ còn là dịp để tuyên truyền đến phụ huynh, phụ huynh được tham dự được thấy con mình tới lớp được vui chơi, hoạt động và tự tin chắc chắn phụ huynh nào cũng cảm thấy hạnh phúc và trân trọng những người đã dìu dắt chăm sóc con em mình. 7.2.10. Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh Để giúp trẻ nâng cao chất lượng kỹ năng ca hát, ngoài việc tổ chức trên lớp tôi đã tích cực phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như vào các buổi đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về khả năng âm nhạc của trẻ ở lớp, để phụ huynh nắm được đồng thời tôi đề nghị phụ huynh về nhà thường xuyên cho trẻ hát biểu diễn những bài hát mà cô đã dạy trên lớp để trẻ mạnh dạn hơn và được củng cố lại những kiến thức đã được học trên lớp. Để làm được việc này tôi đã trao đổi với phụ huynh về một số bài hát mới hay bài hát dài để phụ huynh có thế cho trẻ nghe giai điệu bài hát khi ở nhà, cho trẻ hát theo băng hình khi ở nhà. Ví dụ: Để dạy trẻ hát bài: “Vườn cây của ba” là bài hát khó, tôi đã cung cấp cho phụ huynh lời hát, sau đó nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ hát nhiều lần đồng thời vào các buổi đến lớp tôi kiểm tra xem khả năng thực hiện của trẻ tốt chưa để tiếp tục phối hợp với phụ huynh rèn trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
- 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Nâng cao kỹ năng ca hát cho trẻ, giúp trẻ có kỹ năng âm nhạc, hứng thú với niềm đam mê ca hát; Giáo viên đứng lớp 3-4 tuổi trường mầm non Hoàng Đan Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 2/2018 kết thúc nghiên cứu tháng 2/2019. Điều tra thực trạng về kỹ năng ca hát của trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Hoàng Đan kết quả sau khi áp dụng. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầutheo các nội dung sau Sáng kiến giúp trẻ rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 3-4 tuổi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cô, là những biện pháp rèn luyện thực tế. Đồ dùng, dụng cụ âm nhạc được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, phế liệunên việc thực hiện sáng kiến ít tốn kém về mặt kinh tế. Mặt khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí cho phụ huynh, nhà trường và xã hội.
- Ví dụ: Về 2 trang phục biểu diễn Biểu 5: Đối chứng giá trị sản phẩm Trang phục thuê Trang phục tự làm(nguyên vật liệu tự STT sưu tầm) Đơn vị Đơn giá Nguyên liệu Đơn giá Giấy gói hoa (lấy từ bó hoa 0.000 đ 1 đã bỏ) 2 1 bộ 30.000 đ 3 cây keo nến 3.500 đ 3 3 sợi len 2.000 đ 4 1/3 Xốp mỏng màu đỏ 2.000 đ Tổng 30.000 đ 7.500 đ
- Nhìn vào biểu 5 ta thấy giữa 2 bộ trang phục cô tự tạo và trang phục đi thuê đã thể hiện cụ thể: trang phục đi thuê có giá thành cao hơn trang phục tự tạo 75%; Đồ dùng dụng cụ âm nhạc tự tạo đảm bảo an toàn và bắt mắt, đa dạng và phong phú về chủng loại nên trẻ rất thích và hứng thú với hoạt động; Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi thu thập nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Nhằm góp phần làm giảm chi phí của nhà trường, giảm bớt sự đóng góp của phụ huynh. 10.1.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả * Trường mầm non Hoàng Đan Biểu 6: Khảo sát kỹ năng ca hát của trẻ 3-4 tuổi trường MN Hoàng Đan lần 2 Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng TT Nội dung khảo sát số yêu cầu yêu cầu Số Số % % lượng lượng Trẻ có tư thế hát đúng (đứng hoặc 1 234 81,5% 53 18,5% ngồi thẳng, tự nhiên và thoải mái) Trẻ biết lấy hơi (hít nhanh, sâu, 2 không hổn hển, thở ra từ từ để hát 250 87,1% 37 12,9% hết câu) Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự 287 nhiên, âm thanh vang sáng, phát 3 261 90,9% 26 9,1% âm nhẹ nhàng không la hét căng thẳng) Trẻ hát rõ lời (lưỡi và môi, hàm 4 265 92,3% 22 7,7% dưới cử động tự nhiên)
- Sự chính xác (hát đúng âm điệu, 5 270 94,1% 17 5,9% nhịp điệu, ) Nhìn vào biểu 6 ta thấy tỷ lệ số trẻ có kỹ năng ca hát tốt tăng lên rõ rệt, trẻ hát đúng giai điệu, cường độ, nhịp phách, và còn hát rõ lời và thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát bài hát được thể hiện cụ thể như sau: Biểu 7: Đối chứng biểu 1 và biểu 6 (trường mầm non Hoàng Đan) Nội dung Trước khi áp Sau khi áp Cấp độ so khảo sát Kết quả dụng dụng sánh Trẻ có tư thế hát đúng Đạt 33,1% 81,5% Tăng 48,4% (đứng hoặc ngồi thẳng, tự nhiên và thoải Không đạt 66,8% 18,5% Giảm 48,3% mái) Trẻ biết lấy hơi (hít nhanh, Đạt 19,2% 87,1% Tăng 67,9% sâu, không hổn hển, thở ra từ từ để hát hết câu) Không đạt 60,9% 12,9% Giảm 48% Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự nhiên, âm Đạt 39 % 90,9% Tăng 51,9% thanh vang sáng, phát âm nhẹ nhàng không la hét Không đạt 60,9% 9,1% Giảm 51,8% căng thẳng) Trẻ hát rõ lời (lưỡi và môi, Đạt 59,2% 92,3% Tăng 33,1% hàm dưới cử
- động tự nhiên) Không đạt 40,8% 7,7% Giảm 33,1 % Sự chính xác Đạt 35,5% 94,1% Tăng 58,6% (hát đúng âm điệu, nhịp điệu, ) Không đạt 64,5% 5,9%% Giảm 58,6% Biểu 8: Khảo sát giáo viên đứng lớp 4 tuổi trường mầm non Hoàng Đan lần 2 Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng TT Nội dung khảo sát số yêu cầu yêu cầu Số Số % % lượng lượng Giáo viên có khả năng âm nhạc tốt 1 4 80% 1 20% giọng hát tốt Giáo viên hát chính xác âm điệu, 2 5 100% 0 0% giai điệu bài hát 5 Giáo viên tổ chức tôt hoạt động âm 3 5 100% 0 0% nhạc dạy hát, hấp dẫn, thu hút trẻ Nhìn vào biểu 8 ta thâycác tiết học của giáo viên thu hút được sự say mê, yêu ca hát của trẻ, giáo viên có kỹ năng truyền đạt kiến thức âm nhạc cho trẻ được thể hiện cụ thể như sau: Biểu 9: Đối chứng biểu 2 và biểu 7 (trường mầm non Hoàng Đan) Nội dung Trước khi áp Sau khi áp Cấp độ so Kết quả khảo sát dụng dụng sánh Giáo viên có Đạt 40% 80% Tăng 40% khả năng âm nhạc tốt giọng Không đạt 60% 20% Giảm 40%
- hát tốt Giáo viên hát Đạt 60% 100% Tăng 40% chính xác âm điệu, giai điệu bài hát Không đạt 40% 0% Giảm 40% Giáo viên tổ chức tôt hoạt Đạt 60% 100% Tăng 40% động âm nhạc dạy hát, hấp dẫn, thu hút Không đạt 40% 0% Giảm 40% trẻ Nhìn vào biểu 9 ta thấy các tiết học của giáo viên thu hút được sự say mê, yêu ca hát của trẻ, giáo viên có kỹ năng truyền đạt kiến thức âm nhạc cho trẻ được thể hiện cụ thể như sau: Việc áp dụng các biện pháp trên không chỉ giúp trẻ phát triển về kỹ năng ca hát mà còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức. - Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu. - Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát. Khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả. - Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp. - Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ. Với kết quả trên đã chứng minh rằng đề tài thực nghiệm của tôi đã thành công, các biện pháp tôi đề ra áp dụng vào thực tiễn là phù hợp và đạt hiệu quả cao. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Với các biện pháp đề xuất trên khi được áp dụng vào thực tiễn trong các trường mầm non thì ý thức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên mầm non trong việc tổ chức tiết học, rèn kỹ năng ca hát cho trẻ được quan tâm và trú trọng hơn; Cô có khả năng cao trong việc rèn trẻ kỹ năng ca hát cho trẻ, phát hiện và bồi dưỡng các bé có năng khiếu vượt trội để phát huy thế mạnh của trẻ; Bản thân Tôi biết cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi dụng cụ âm nhạc từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, kỹ năng cũng như khả năng làm ĐDĐC tốt hơn, các sản
- phẩm do tôi làm ra ngày càng phong phú, sáng tạo hơn, phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động âm nhạc được tốt hơn; Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, tham dự và động viên khích lệ giáo viên ngày càng phát huy trong công việc; phối hợp tốt với nhà trường để chăm sóc nuôi dưỡng các cháu ngày càng giỏi, càng ngoan hơn; Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp trên, các lớp có nhiều đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc phục vụ hoạt động âm nhạc phong phú, đa dạng hơn, trẻ thích thú hơn phấn khởi hơn mỗi khi được đến trường, được tham gia vào hoạt động văn nghệ. Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các giờ hoạt động. Trẻ hào hứng tham gia hoạt động tích cực và tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái; Về phía nhà trường các phong trào văn hóa, văn nghệ, ngày hội, ngày lễ trong năm và qua các hội thi được tổ chức phong phú đa dạng hơn về nội dung, quy mô hơn về hình thức. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu STT Tên Lớp GVCN Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 3- 4: tuổi A1 NguyễnThị Hồng Đào Trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non/Lĩnh 2 Lớp 3-4 tuổi A2 Nguyễn Thị Phương vực phát triển thẩm 3 Lớp 3-4 tuổi A3 Đỗ Thị Xuyến mĩ. 4 Lớp 3-4 tuổi A4 Lê Thị Bình 5 Lớp 3-4 tuổi A5 Nguyễn Thị Dụng Hoàng Đan, ngày tháng 2 năm 2019 Hoàng Đan, ngày 20 tháng 02 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến (Đã ký) (Đã ký) Trần Thị Kim Ký Đỗ Thi Xuyến