Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

doc 22 trang binhlieuqn2 20175
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_man.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

  1. 6 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Biện pháp 1: Nghiên cứu, học tập nâng cao nhận thức bản thân . * Mục đích: Giúp người giáo viên mầm non nhận ra tầm quan trọng của tính mạnh dạn, tự tin đối với sự phát triển nhân cách trẻ sau này. Từ đó tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp phù hợp với từng trẻ để trẻ hoàn thiện nhân cách, đạt nhiều thành công trong tương lai. * Nội dung: Người giáo viên mầm non cần tìm hiểu, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, tham khảo sách, báo, tạp chí về giáo dục trẻ, để thấy được tầm quan trọng của tính mạnh dạn, tự tin đối với sự phát triển của trẻ sau này. Từ đó tìm ra các biện pháp phù với với đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, áp dụng các biện pháp sao cho hiệu quả nhất giúp trẻ có được sự mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. * Cách tiến hành: Người giáo viên cần tự nghiên cứu là chính, có thể từ các tài liệu chuyên môn nhà trường cung cấp, ngoài ra có thể tham khảo các sách, báo, tạp chí, trang Web chính thống của bộ giáo dục, Các trang mạng, internet có nguồn gốc đảm bảo thông tin chính xác để làm tư liệu. Không chỉ dành thời gian nghiên cứu, tự học tập trong lúc ở trường mà người giáo viên cần không ngừng phấn đấu, có tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập từ đồng nghiệp xung quanh, từ BGH trường hoặc trên các cộng đồng, group giáo viên để mở rộng kiến thức, từ đó nắm được đặc điểm từng trẻ trong lớp để áp dụng các biện pháp phù hợp, sao cho đạt hiệu quả tốt nhất với từng trẻ. * Kết quả: Bản thân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn tính mạng dạn, tự tin cho trẻ từ đó tôi có thể xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp một cách hiệu quả. 2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch các hoạt động. * Mục đích: Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của tính mạnh dạn, tự tin đối với trẻ. Người giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể để thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của các biện pháp, đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ từ đó có sự điều chỉnh, bổ xung sao cho phù hợp với học sinh trong lớp.
  2. 7 * Nội dung: Giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể theo từng tháng, từng sự kiện trong các tháng hoặc nhỏ hơn là kế hoạch cụ thể cho từng ngày trong một năm học, để thực hiện theo đúng kế hoạch không bị bỏ sót nội dung và có cơ sở để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phù hợp. * Cách tiến hành: Lập kế hoạch cụ thể từng nội dung thực hiện trong các tháng để theo dõi, đánh giá hiệu quả, và sự tiến bộ của trẻ. Các biện pháp cần được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, lồng ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ để mang lại hiệu quả tốt nhất. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG THÁNG Tháng Nội dung Ghi chú 8 - Thường xuyên trò chuyện, gần gũi, ân - Thục Anh ăn chay cần với trẻ. - Ngọc Ánh tự kỷ đang đi - Trao đổi PH để nắm được tính cách, đặc học lớp can thiệp điểm, thói quen của trẻ. - Đa số trẻ chưa có nề - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ to, rõ nếp, thói quen vệ sinh. ràng, biết nói lơi cảm ơn, xin lỗi. - Đa số trẻ chưa tự giác - Hướng dẫn trẻ các nề nếp, thói quen vệ chào cô, chào bố mẹ. sinh trong lớp học. - Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 9 - Tổ chức các hoạt động giáo dục chú ý - Cô chú ý các trẻ nhút tăng cường cho trẻ nói, để trẻ tự suy nghĩ nhát: Thục Anh, Tiên tìm cách giải quyết. Phong, Anh Vũ, Hà Chi, - Trò chuyện, đọc sách, lắng nghe trẻ. Mai Chi, Xuân Tùng . - Tuyên truyền phối hợp với PH các hoạt động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tại gia đình. - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt
  3. 8 động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 10 - Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động - Động viên khuyến khích văn nghệ chào mừng ngày 20/10 các trẻ nhút nhát tham gia. - Tổ chức sự kiện Trung Thu cho trẻ. - Cô tổ chức các hoạt - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt động sao cho phù hợp với động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. từng học sinh. 11 - Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng - Cô khuyến khích động ngày 20/11 viên Nhật Quang tham gia - Tổ chức thay đổi luân phiên các trẻ đều cùng các bạn. được làm tổ trưởng. - Tổ chức các hoạt động - Tăng cường hướng dẫn các kỹ năng tự thường xuyên và liên tục, phục vụ cho trẻ. luôn tôn trọng và lắng - Tổ chức các hoạt động bé tập làm nội nghe trẻ. trợ. - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 12 - Tạo tình huống khuyến khích trẻ đặt - Tổ chức trong tất cả các nhiều câu hỏi với cô. hoạt động trong ngày. - Tổ chức, hướng dẫn các trò chơi tập thể - Khơi gợi, tạo cho trẻ cho trẻ. tâm thế hứng thú tham gia - Tổ chức, hướng dẫn, vận động cả lớp các hoạt động tập thể, tham gia ngày hội ”Thể dục thể thao” do giao lưu. trường tổ chức. - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 1 - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thuyết - Kỹ năng thuyết trình rất trình theo ngôn ngữ tự do và hành động quan trọng cô chú ý cho theo suy nghĩ của trẻ. các trẻ đều được tham gia, - Cho trẻ cơ hội tự giải quyết vấn đề của cô khuyến khích động
  4. 9 mình, cô đóng vai trò quan sát là chính. viên trẻ. - Luôn quan sát và động viên trẻ đúng lúc, - Cô chủ yếu quan sát tạo thường xuyên khen ngợi các điểm tốt của cơ hội để trẻ được hành trẻ, nhắc nhở nhẹ nhàng nói riêng với trẻ động theo suy nghĩ của khi trẻ mắc lỗi. mình . - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 2 - Vận động cha mẹ học sinh quay video - Nghỉ dịch cô vẫn thường các hoạt động của con ở nhà gửi lên nhóm xuyên trao đổi, tương tác lớp cô khen ngợi kịp thời. với học sinh và phụ huynh - Cô quay video học online tương tác với qua nhóm zalo lớp. trẻ qua nhóm lớpzalo. - Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh trò chuyện, giao tiếp với con nhiều hơn. Khuyến khích PH chụp ảnh các hoạt động cùng con để giao lưu trên nhóm lớp Zalo. 3 - Cô chào đón trẻ quay lại trường ân cần, - Tiếp tục các hoạt động hỏi han, quan tâm, trò chuyện với trẻ. trò chuyện hàng ngày với - Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày trẻ 8/3 tại lớp học. - Luôn tạo nhiều cơ hội - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng giờ cho trẻ được thể hiện bản trái đất cho trẻ. thân. - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, hoạt động nhóm, hoạt động giao lưu các lớp. 4 - Tiếp tục các hoạt động trò chuyện, giao - Đánh giá sự tiến bộ của lưu, tăng cường các tình huống, khơi gợi trẻ so với đầu năm, rút cho trẻ thể hiện bản thân nhiều hơn. kinh nghiệm. - Đánh giá kết quả đạt được trên trẻ và rút kinh nghiệm bản thân.
  5. 10 * Kết quả: Từ bảng kế hoạch hoạt động từng tháng, tôi có thể dựa vào đó vạch ra các hoạt động của từng tuần, từng ngày trong tháng. Từ đó không bỏ sót các nội dung quan trọng và có thể điều chỉnh, bổ xung những nội dung không phù hợp. 3.Biện pháp 3: Thực hiện kế hoạch. a, Luôn luôn lắng nghe trẻ. * Mục đích: Củng cố sự tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tạo cho trẻ tâm lý mình được tôn trọng, được quan tâm, được cô chú ý tới lời nói của mình. * Nội dung: Tôn trọng trẻ giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình, lắng nghe, khích lệ, bày tỏ thái độ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: Cô cần luôn lắng nghe tất cả những lời nói từ phía trẻ với mình, khi trẻ có điều muốn nói cô cần dừng công việc của mình lại 1 chút nhìn vào mắt trẻ, chăm chú lắng nghe ý kiến của trẻ, không ngắt lời trẻ khi trẻ đang nói để trẻ được tự do nói lên ý kiến, suy nghĩ của mình. - lắng nghe trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống và trong tất cả các hoạt động ở lớp của trẻ. Hình ảnh trẻ trao đổi, thảo luận trong hoạt động nhóm * Kết quả: Trẻ thường xuyên trao đổi ý kiến của mình với cô, những suy nghĩ cá nhân riêng mà không sợ sệt, lo lắng bị cô mắng. b, Thường xuyên trò chuyện, gần gũi, hỏi han trẻ.
  6. 11 * Mục đích: Giúp trẻ cảm nhận tình cảm yêu thương, quan tâm của cô dành cho trẻ từ đó trẻ sẽ có thể thoải mái tâm sự, giao tiếp với cô, kể chuyện cùng cô và gần gũi cô hơn. * Nội dung: Muốn trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh cô giáo nên gần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng la mắng khi trẻ làm sai. Mà ngược lại phải tôn trọng trẻ không xem thường những thắc mắc những câu hỏi của trẻ. Thậm chí quan tâm cả những lời mách vớ vẩn của trẻ. -Cô quan tâm hỏi han và gần gũi trẻ Ví dụ như bạn Thái Lâm mới cắt tóc phải không, đẹp quá. Hôm nay An Nhiên có váy xinh quá - Sử dụng những câu chuyện đơn giản bằng cách gợi cho trẻ trả lời bằng những ngôn ngữ bình thường, dần dần các cháu hết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn gần gũi, thích kể chuyện với cô. - Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm được đặc điểm tính cách, thói quen hàng ngày và sở thích của trẻ để trò chuyện với trẻ. * Cách tiến hành: Cô tiến hành trò chuyện cùng trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày như : -Giờ đón trả trẻ: Cô quan sát trẻ bạn nào có gì mới, bạn nào nghỉ hôm nay mới đi học cô hỏi han, quan tâm, trò chuyện gần gũi với trẻ. -Giờ hoạt động góc: cô cùng chơi đóng vai bán hàng, nấu ăn, làm bác sĩ với trẻ, đôi khi lại hóa thành kỹ sư xây dựng cùng trẻ xây nên các công trình, hoặc cùng tham gia làm người dẫn chương trình để trẻ biểu diễn âm nhạc trong góc âm nhạc . -Giờ hoạt động chiều: Cô có thể kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc lắng nghe các câu chuyện trẻ kể, đôi khi là hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi mới, trẻ rất thích và giữa cô và trẻ đã không còn có khoảng cách nữa. -Giờ hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ thường xuyên trò chuyện về thời tiết trong ngày, về cây cối trong khuôn viên trường mầm non Đại Kim, cùng quan sát trò chuyện về những chú cá nhỏ ở sân trường. .
  7. 12 Hình ảnh cô và trẻ trò chuyện về các sản phẩm nặn * Kết quả: Trẻ thường xuyên kể chuyện với cô như những người bạn gần gũi của trẻ để trẻ thoải mái tâm sự từ chuyện ở nhà, đến những sự việc, sự vật mà trẻ nhìn thấy c, Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong các giờ biểu diễn, giao lưu văn nghệ. * Mục đích: Giúp trẻ tự tin vào bản thân, tự tin biểu diễn trước mọi người. * Nội dung: Trong các giờ học âm nhạc biểu diễn văn nghệ, hay các hoạt động giao lưu âm nhạc tại phòng đa năng, biểu diễn văn nghệ tại các sự kiện của trường, của lớp sẽ tạo cho trẻ sự tự tin, vui tươi và hồn nhiên. - Cô cố gắng động viên trẻ nhút nhát tham gia biểu diễn văn nghệ cùng các bạn để trẻ tự tin hơn. - Sau khi trẻ biểu diễn văn nghệ xong cô cùng cả lớp khuyến khích, động viên trẻ để các lần sau trẻ tự tin hơn, hăng hái tham gia hơn cùng các bạn.
  8. 13 * Cách tiến hành: Giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động văn nghệ tại lớp, các hoạt động giao lưu văn nghệ với lớp khác trong giờ hoạt động ngoài trời, làm ca sĩ trong hoạt động ở góc âm nhạc, biểu diễn các tiết mục văn nghệ trong các sự kiện như tết trung thu, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt nam 20/11 Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ trong sự kiện ngày 20/10 * Kết quả: Qua những hình thức trên bé được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên, cùng sinh hoạt với lớp thường xuyên sẽ tạo cho bé tự tin, vui tươi, mạnh dạn hồn nhiên và gần gũi thân thiết cùng cô và các bạn. Bé sẽ dần mất sự thụ động và nhút nhát. d, Thông qua các trò chơi tập thể.
  9. 14 * Mục đích: Để trẻ phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo giải quyết các vấn đề của trẻ và cho trẻ sự tự do trong các hoạt động nhằm mang đến cho trẻ sự hoạt bát, hồn nhiên, vui vẻ khi ở trường. * Nội dung: Cô tăng cường tổ chúc nhiều trò chơi mang tính tập thể để trẻ tham gia, đôi khi để trẻ tự tổ chức, đàm phán, phân chia cách chơi trong các hoạt động chơi của trẻ, khi trẻ phát sinh mâu thuẫn trong khi chơi cô từ từ chú ý quan sát để xem trẻ có tự giải quyết được vấn đề không? Nếu trẻ không tự giải quyết được cô sẽ gợi ý giúp trẻ để trẻ tiếp tục tự giải quyết vấn đề của mình, cô chú ý luôn luôn đóng vai trò quan sát là chính để trẻ tự do chơi và hành động theo suy nghĩ của trẻ. * Cách tiến hành: Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ. VD: Trò chơi 1 “chuyền bóng bằng chân” (Trò chơi này sử dụng trong các sự kiện hoặc trong hoạt động ngoài trời cho trẻ) Mục đích: Tạo cho trẻ sự vui tươi, hồn nhiên, phát triển sự mạnh dạn, tự tin của trẻ trong các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Địa điểm rộng Tiến hành: Cô chia trẻ làm 2 đội mỗi đội 5 bạn, một bạn đứng đầu hàng đưa bóng cho bạn ngồi đầu tiên, còn các bạn khác ngồi thành hàng dọc và vận chuyển bóng bằng chân vào rổ, thời gian là 1 bản nhạc đội nào chuyền được nhiều bóng nhất không làm rơi bóng sẽ giành chiến thắng. Cứ như vậy cô cho trẻ chơi 2-3 lần
  10. 15 Hình ảnh trẻ chơi chuyền bóng bằng chân trong sự kiện tết trung thu VD: Trò chơi 2 “Mèo đuổi chuột” ( Chơi trong các hoạt động ngoài trời của trẻ) Mục đích: Tạo cho trẻ sự vui tươi, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Địa điểm rộng Tiến hành: Hai trẻ đóng làm mèo và chuột đứng vào giữa vòng tròn, những trẻ còn lại nắm tay nhau, giơ lên cao thành một vòng tròn để tạo lối cho mèo và chuột chạy qua. Chuột đứng cách mèo một khoảng tùy theo vòng tròn lớn hay nhỏ. Cô giáo ra hiệu lệnh cho mèo bắt đầu đuổi theo chuột thì chuột chạy và mèo đuổi theo. Chuột chạy vào vòng tròn rồi lại chạy ra ngoài qua khoảng trống giữa 2 trẻ. Chuột chạy theo lối nào thì chuột phải chạy theo lối đó. Khi chạy chuột kêu “chít chít” và mèo kêu “meo meo”. Những trẻ đứng thành vòng tròn cùng hát lời đồng dao: “Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay
  11. 16 Đứng thành vòng rộng Chuột chui lỗ hổng Để chạy cho mau Mèo đuổi phía sau Chạy đâu cho thoát. Thế là chú chuột Lại hóa thành mèo Co cẳng đuổi theo Bắt mèo hóa chuột.” Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. * Kết quả: Thông qua các trò chơi tập thể trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh. * Mục đích: Cô giáo cùng phối kết hợp với phụ huynh để trẻ được rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp không chỉ ở trường với cô với các bạn mà cả khi ở nhà với gia đình với những người xung quanh. * Nội dung: Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực, thân thiện, mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. * Cách tiến hành: Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ về tình hình của trẻ ở lớp, hỏi han sở thích, tính cách, thói quen hàng ngày của trẻ ở nhà để có kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Ngoài ra cô cũng trao đổi với phụ huynh về cách biện pháp cần sự phối kết hợp của phụ huynh trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ trẻ. - Trao đổi với PH qua kênh thông tin zalo: Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp có vấn đề gì cần trao đổi và phối hợp với PH thì cô giáo ngoài trao đổi trực tiếp có thể liên lạc qua kênh zalo để kết nối giữa giáo viên và phụ huynh. Ngoài ra kênh zalo cũng là hình thức để các cô và phụ huynh gửi ảnh hoạt động của con ở
  12. 17 lớp và ở nhà lên nhóm thêm phần gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên đặc biệt là trong thời gian trẻ được nghỉ dịch, trẻ vẫn có thể học bài, giao lưu, trò chuyện với cô qua zalo. -Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt dẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. Hình ảnh phụ huynh hướng dẫn con học bài tại nhà
  13. 18 V. KẾT QUẢ CHUNG Qua nghiên cứu tự học hỏi và rèn luyện của cô và trẻ tại lớp trong năm học 2020- 2021 đã thu được kết quả sau: -Về phía trẻ: Với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm”, và mạnh dạn áp dụng một vài biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp tại lớp và đã đạt được một số kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát cuối HKII năm 2020-2021 trên tổng số 35 trẻ STT Tiêu chí đánh giá Mức độ: Cuối năm (Đầu năm) Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ 1 Dám làm điều mình nghĩ 12 35% 18 51% 5 14% (6) (17%) (13) (37%) (16) (46%) 2 Biết diễn đạt ý muốn, cảm 22 63% 10 28% 3 9% xúc, ý nghĩ bằng lời nói (7) (20%) (12) (34%) (16) (46%) 3 Mạnh dạn giao tiếp với 16 46% 12 34% 7 20% mọi người xung quanh (9) (26%) (14) (40%) (22) (34%) 4 Khả năng diễn đạt, tương 18 51% 13 37% 4 12% tác với bạn khi HĐ nhóm (13) (37%) (15) (43%) (7) (20%) 5 Biết bày tỏ cảm xúc của 17 48% 14 40% 4 12% mình với người khác (9) (26%) (16) (46%) (10) (28%) Về phía giáo viên: Làm tốt nội dung giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp ở trường mầm non chính là tôi đã tìm được phương pháp dạy học gần gũi với trẻ “lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động, sáng tạo. Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh thấy phấn khởi khi nhận thấy sự tiến bộ của con em mình về nề nếp, ý thức, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày, kĩ năng sống phát triển rõ rệt.
  14. 19 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾT NGHỊ I. Kết luận Sau một thời gian ngắn áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy bạn học sinh lớp MGN B8 của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không những thế các bé còn mạnh dạn giao lưu với cô giáo và bạn bè, người thân. Trong đợt nghỉ dịch này phụ huynh luôn nhắn tin nói con rất nhớ các cô và muốn được đến lớp với cô và bạn. đây là 1 niềm hạnh phúc và phấn khởi đối với 2 cô giáo lớp MGN B8 nói chung và với tôi nói riêng. II. Bài học kinh nghiệm Việc dạy bé tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú- những em bé với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: -Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng mạnh dạn tự tin. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biêt khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ . -Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ tính “Mạnh dạn tự tin”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. -Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè. -Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung. III. Khuyến nghị đề xuất Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng
  15. 20 mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu đi sâu hơn nữa nhưng do thời gian có giới hạn nên không tránh khỏi sự thiếu sót.Tôi mong muốn nhận được các đóng góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Nhàn
  16. 21 D - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ( Bộ giáo dục và đào tạo, dự án SRPP) 2. Sách“ Những trò chơi dân gian phổ thông và vui nhộn dành cho thiếu nhi” Nhà xuất bản trẻ. 3. Bộ giáo dục và đào tạo: Chương trình giáo dục Mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Sách “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi”. Nhà xuất bản ĐHSP