Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tích cực trong tiết học âm nhạc trong trường Mầm non

doc 15 trang Đinh Thương 15/01/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tích cực trong tiết học âm nhạc trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hung_thu_tic.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tích cực trong tiết học âm nhạc trong trường Mầm non

  1. Tình yêu thương của gia đình của mình đối với trẻ hay của trẻ đối với gia đình như bài “Cả nhà thương nhau” nhạc và lời Bùi Anh Tôn, “Ông cháu” sáng tác Phong Nhã, “Bàn tay mẹ” sáng tác của Bùi Đình Thảo, thơ Tạ Hữu Yến. Âm nhạc được giáo dục trong giờ đón trẻ, ngoài ra còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác.Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao.Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, khám phá khoa học.Có sự tham gia của giáo dục âm nhạc sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú và hiệu quả hơn. Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc trong giờ học Trong giờ giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo bé ở trên tiết học thông qua hoạt động: Dạy hát và vận động bài hát ngoài việc giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục khác nhau thì để bài dạy đạt kết quả tốt thì người giáo viên phải cần đến các phương tiện phụ trợ hiện đại như: Đàn để đánh giai điệu của bài hát hoặc không sử dụng thành thạo đàn giáo viên có thể làm đĩa CD có giai điệu bài đó để khi giảng dạy trẻ được thể hiện bài hát dựa trên nền nhạc mà cô giáo đã chuẩn bị, ngoài ra còn kết hợp sử dụng các nhạc cụ âm như: xắc xô, trống lắc, phách, để khơi gợi và thu hút trẻ vào hoạt động. Có như vậy bài giảng mới thành công và trẻ sẽ cảm thụ được chọn vẹn giai điệu bài hát và thể hiện cảm xúc bài hát đó. Đối với các bài mà dạy hát cho trẻ thì cần đàm thoại kĩ về nội dung bài hát, trẻ nói được tên nhạc sỹ sáng tác, tên bài hát. Khi dạy hát thì cần dạy cho trẻ hát từng câu một đến hết, sau đó mới dạy hát toàn bài, ví dụ như: dạy hát cho trẻ bài “Cô và mẹ” thì giáo viên cần chuẩn bị nhạc cho bài hát, cô hát cho trẻ nghe lời bài hát và đàm thoại về nội dung bài hát nói lên điều gì để giúp trẻ hiểu và dễ cảm thụ hơn. Khi dạy hát thì cần phải dạy trẻ từng câu 1 để trẻ thuộc lời bài hát và khác sâu hình ảnh về gia đình và sự quan tâm của bản thân đến gia đình của mình. Đối với giờ âm nhạc vận động với các bài trẻ đã thuộc thì cô cùng trẻ hát và kết hợp sử dụng nhạc cụ, làm động tác theo nhịp bài hát, ví dụ như: bài hát “Cả nhà thương nhau” thì trẻ với bài hát vận động, vỗ tay theo tiết tấu chậm theo nhịp của bài hát. Trong giờ âm nhạc trẻ còn được nghe hát các bài hát do cô và đĩa CD hát theo chủ điểm đang thực hiện ví dụ như đối với chủ điểm gia đình và chủ đề nhánh là gia đình tôi thì cho trẻ nghe hát bài “Tổ ấm gia đình”. Ngoài ra các bài hát dân ca cũng được thể hiện cho trẻ nghe tùy thuộc vào chủ điểm mà lựa chon bài hát cho trẻ nghe. Hoạt động âm nhạc tiết học có hấp dẫn hay không còn phụ thuộc vào các trò chơi âm nhạc do giáo viên tổ chức, các trò chơi được tổ chức hay hấp dẫn, lôi cuốn trẻ bao nhiêu thì trẻ cùng hứng thú với âm nhạc bấy nhiêu, các trò chơi được tổ chức trong tiết học âm nhạc như: Nghe nhạc đoán tên bái hát, bé thể hiện bài hát nhạc, hát đối.
  2. Trong các tiết học khác thì âm nhạc là biện pháp giúp giáo viên giúp hứng thú để trẻ bước vào bài mới hứng thú. Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Tô màu ngôi nhà, nghe hát bài “Nhà của tôi”. + Chúng mình vừa nhắc đến ngôi nhà của ai? + Ngôi nhà đó như thế nào? + Chúng mình cần làm gì đối với ngôi nhà của mình? - Hay vẽ hoa tặng cô, nghe hát “ Cô giáo em” + Đố chúng mình biết đây là bức tranh gì? + Đàm thoại về bức tranh. Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo. Theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình như : - Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. - Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân. - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy. - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo) + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
  3. Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát, nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ. Biện pháp 5:Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các trò chơi âm nhạc Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất.Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Biện pháp 6 : Nêu gương, động viên, khích lệ trẻ trong các hoạt động Là biện pháp xây dựng những mẫu mực cụ thể, sống động để giáo dục trẻ, kích thích trẻ bắt chước và làm theo mẫu mực đó. Biện pháp này nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn sau mỗi hoạt động. VD: Khi trẻ hát xong một bài hát nào đó cô nhẹ nhàng khen ngợi tuyên dương cháu cho dù cháu đấy hát chưa đúng thì cô cũng không được chê cháu trước mặt các bạn. Hoặc khi cả lớp hát thì cô cũng phải tuyên dương động viên các cháu cho các cháu hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa. Trên đây là các biện pháp giúp trẻ hứng thú tích cực trong tiết học.Tuy nhiên tùy từng tiết học, điều kiện vật chất của từng trường, và đối tượng mà cô giáo sử dụng cho phù hợp để luôn gây hứng thú cho trẻ kích thích trẻ tự hoạt động nghệ thuật. Từ đó nảy sinh năng lực tự hoạt động, khả năng cảm thụ các tác phẩm âm nhạc nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật có sáng tạo. Ngoài ra cử chỉ, điệu bộ trang phục của cô khi dạy trẻ là một phương diện trực quan sinh động giúp phần không nhỏ vào thành công của tiết học. 3.Tính hiệu quả: Đến cuối năm học qua việc thực hiện các biện pháp trên tôi thu được kết quả như sau: - Đa số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc, hứng thú biểu diễn và lắng nghe cô giáo và các bạn hát, tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc.Từ
  4. đó hoạt động giáo dục âm nhạc đạt chất lượng rất cao.Đã không còn trẻ không hứng thú với hoạt động này. - Biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm khi cô giáo yêu cầu. - Biết chơi và hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc. - Biết ngẫu hứng theo lời bài hát - Trẻ đã thể hiện được cảm xúc khi tham gia bài hát. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với những biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp của mình. - Tạo môi trường cho trẻ được hoạt động âm nhạc thường xuyên - Tạo chon trẻ có thói quen cảm thụ âm nhạc, hứng thuc học tập. - Ứng dụng công nghệ thong tin vào giảng dạy. - Sử dụng tốt dụng cụ âm nhạc như: đàn, trống lắc - Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú, đa dạng hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc. - Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện sách báo, tạp chí. V. CAM KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết nội dung báo cáo sáng kiến trên không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. Do khả năng nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến còn hạn chế ch¾c ch¾n kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, rÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp cña héi ®ång xÐt duyÖt c¸c cÊp, b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®Ó s¸ng kiÕn cña t«i hoµn thiÖn h¬n vµ ®­îc ¸p dông réng r·i trong thùc tiÔn, b¶n th©n t«i có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ( Ký, ghi rõ họ tên) Cao Thị Hường CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
  5. (Ký tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Xác nhận, ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  6. CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN 1. Danh mục các tài liệu tham khảo - Chương trình giáo dục mầm non – Bộ GD ĐT( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), (tái bản lần thứ 8 có chỉnh lí theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non) – Tác giả TS Lê Thu Hương, TS Trần Thị Ngọc Trâm, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp năm học 2018 – 2019 của Bộ giáo dục và đào tạo. - Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo. - Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ giáo dục mầm non – PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc- TS. Đinh Thị Kim Thoa- ThS. Phan Thị Thảo Hương. - Các hoạt động giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non. - Cách khen, cách mắng, cách phạt con của tác giả masami sasaki và wakamatsu aki - Nói sao cho trẻ chịu nghe, nói sao cho trẻ chịu học ở trường và ở nhà của tác giả ADELE FABER & ELAINE MAZLISH. 2. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến ( nếu có). 3. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế (nếu có). 4. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có).