Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

docx 28 trang Đinh Thương 15/01/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_ren_chu_viet.docx
  • pdfSang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1_-_Vu_Thi_Chinh_d1210.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. giữa ô li kế tiếp, điểm chuẩn này tạo độ rộng nét móc 2 đầu : nét móc 2 đầu sẽ được viết vào giữa ô li kế tiếp. Giáo viên vừa viết vừa nêu quy trình viết: + Đặt bút tại đường kẻ 1 giữa ô li đi qua điểm chuẩn 1 đưa nét tới gần 5 li lượn nét khuyết rồi đưa nét bút vào đường kẻ dỌC, theo đường kẻ dỌC đưa nét bút xuống dòng kẻ ngang đậm dưới sau đó nhấn nét bút ngược lên tới dòng kẻ 1 thì tách nét để tạo nét móc hai đầu lượn nét tới đường kẻ hai rồi đưa nét xuống qua điểm chuẩn 2 xuống đường kẻ đậm ngang dưới lượn hất lên cao 1li , rông 1 ô li. + Khi dạy nhóm chữ có nét cơ bản là nét khuyết hỌC sinh hay mắc lỗi ở nét khuyết trên, hay khuyết dưới nét chưa thon, hay bị vuông đầu khuyết hoặc bé quá chưa đủ độ rộng 1 ô li . Nét khuyết là một nét khó viết với hỌC sinh, để có được nét khuyết đẹp, ngoài việc hướng dẫn hỌC sinh viết bảng con, viết ở tập viết in còn phải cho hỌC sinh luyện vở kẻ li rất nhiều. Giáo viên viết mẫu đầu dòng vở bằng mực đỏ cho hỌC sinh. HỌC sinh nào viết chưa đúng giáo viên phải bắt tay cho hỌC sinh, chỉ ra được chỗ đưa nét bút còn sai, chưa đẹp. Việc viết mẫu cũng rất quan trọng, vì vậy tôi luôn ý thức phải viết chuẩn, viết đẹp. Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc, nét thắt: r, s, v . Ví dụ : dạy viết chữ r 19
  2. - Quy trình dạy như sau: + Giáo viên viết mẫu lên bảng lần 1 + HỌC sinh nêu cấu tạo chữ r: Độ cao hơn 2 li rộng 2,5 ô li gồm 3 nét : Nét xiên, nét xoắn, nét móc ngược + Giáo viên viết mẫu lần 2: Để viết được chữ r chước khi viết ta phải chấm điểm chuẩn , điểm chuẩn được chấm tại điểm giao nhau giữa hai đường kẻ: đường kẻ dỌC Và đường kẻ hai (hình vẽ) Sau khi có điểm chuẩn ta đặt bút tại đường kẻ đậm ngang dưới giữa ô li, đưa nét bút xiên lên tới điểm chuẩn rồi xoắn nét (nét xoắn nằm trên đường kẻ 2) sau khi viết xoắn ta chuyển nét bút sang tay phải theo đường kẻ 2 tới đường kẻ dỌC kế tiếp đưa nét bút xuống chạm đường kẻ đậm dưới rồi hất xiên lên cao 1 li rộng 1 ô li (nét thứ 2 chính là nét móc ngược) Khi dạy chữ r hỌC sinh thường mắc lỗi ở nét thứ nhất. Khi đưa nét xiên hỌC sinh hay viết nét bị cong quá hoặc một số em viết thẳng quá chữ sẽ bị cứng không đẹp. + Giáo viên hướng dẫn viết nét này hơi cong một chút tạo độ mềm của chữ. 20
  3. Đến nét xoắn một số em hay mắc lỗi viết nét xoắn nằm trên đường kẻ 2. + Giáo viên phải hướng dẫn các em – nét xoắn nằm bên trên dòng kẻ 2, giáo viên làm mẫu và chỉ cụ thể cho từng em mắc lỗi để các em sửa. Giáo viên chỉ cho các em thấy được chữ r có độ cao hơn 2 li , phần cao nhất chính là nét xoắn * Dạy học sinh viết chữ ghi tiếng Sau khi hỌC sinh đã được hướng dẫn và có kỹ thuật viết chữ ghi âm, chữ ghi vần thì sang phần viết chữ ghi tiếng giáo viên chỉ cần hướng dẫn hỌC sinh cách viết liền mạch các con chữ . Ví dụ: Dạy hỌC sinh viết chữ “nhỏ”. Giáo viên hướng dẫn hỌC sinh cách viết liền mạch từ chữ n sang chữ h, sau đó viết chữ o chạm nét hắt của chữ h . - Giáo viên vừa viết mẫu vừa nói quy trình nối liền mạch cho hỌC sinh quan sát. Khi dạy cách viết chữ ghi tiếng nhỏ hỌC sinh thường mắc lỗi : nét hất của chữ h dài quá khi đặt chữ o bên cạnh thì nét hất dài nằm bên trong chữ o, hoặc nét hất của chữ h hẹp, ngắn lúc đó khoảng cách giữa chữ h và chữ o gần sát nhau. Khi biết được lỗi của hỌC sinh, tôi quyết tâm phải sửa bằng được cho các em, có như vậy chất lượng chữ viết mới cải thiện. Sau khi hỌC sinh hỌC song kỳ II, chữ sẽ chuyển sang cỡ nhỏ (1li). Trong thời điểm này hỌC sinh phải có giai đoạn luyện cỡ chữ 1li. Để luyện cỡ cữ nhỏ (1 li ) ta chia chữ cái theo nhóm chữ : Nhóm 1: Các chữ có độ cao 1 li: : c, o, ô, ơ , a, ă, â, i, e, ê, u, ư, n, m Nhóm 2: Các chữ có độ cao 1 li rưỡi: t, r, s Nhóm 3: Các chữ có độ cao 2 li rưỡi: h, b, l, k Nhóm 4: Các chữ kéo dài phía đưới: y, g, p, q Chữ y, g kéo dài bên dưới dòng kẻ đậm là 1,5 li. Chữ p, q kéo dài phía đưới đường kẻ đậm là 1 li. Nhóm 5: Các chữ có độ cao 2 li: d, đ Nhóm 6: Nhóm chữ ghép: ch, ph, th, nh, gi, tr, kh, ng, ngh 21
  4. HỌC sinh sẽ được luyện viết vào vở kẻ ô li các chữ ghi âm, mỗi chữ ghi âm các em sẽ được viết từ 5 đến 10 dòng. Giáo viên phải viết mẫu cho từng em, có thể chỉ viết 1 chữ ở một đầu dòng, còn dòng dưới các em viết tương tự. Hướng dẫn viết theo nhóm . Nhóm 1: Các chữ có độ cao 1li. (o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, m, n) Ví dụ: dạy viết chữ a: - Giáo viên viết mẫu lên bảng cho hỌC sinh quan sát và nhận xét độ cao chữ a: Cao 1li, gồm 2 nét; Nét cong kín và nét móc ngược; Nét cong kín có độ rộng gần 1 ô li và cao 1li. Nét móc ngược đặt bút từ dòng kẻ 1 đưa xuống dòng kẻ ngang đậm dưới và hất cao 1,2 li rộng ½ li. Các con chữ còn lại có nét móc ngược cũng viết tương tự như thế. Các chữ: e, ê, i, ư, m, n, v, u điểm đặt bút là ½ li thứ nhất. HỌC sinh viết nhóm chữ này thường mắc lỗi ở điểm đặt bút. Thường các em đặt bút thấp quá (điểm đặt bút sát dòng kẻ đậm dưới) 22
  5. Khi đó giáo viên sẽ phải hướng dẫn trẻ tỉ mỉ chính xác điểm đặt bút cho đúng. Những em nào viết chưa đúng giáo viên phải viết mẫu, bắt tay và chỉ rõ chỗ chưa được. Nhóm 2: Nhóm các con chữ có độ cao 1,5 li (t, r, s) Ví dụ dạy chữ t: - Giáo viên hướng dẫn hỌC sinh viết chữ t: Chữ t có độ cao 1 li và nửa li nữa (điểm cao nhất của chữ t nằm ở giữa li thứ 2) Đặt bút từ ½ li thứ 1 viết xiên lên giữa li thứ 2 và nhấn bút đưa nét xuống dòng kẻ đậm ngang và hất lên cao ½ li (nét thứ 2 chính là nét móc ngược) nét tiếp theo là nét ngang rộng ½ li hoặc gần 1 li. Nhóm 3: Nhóm các chữ có độ cao 2 li rưỡi ( l, b, h, k). Ví dụ dạy viết chữ h: 23
  6. - Giáo viên viết mẫu 1 hỌC sinh nhận xét: độ cao 2li rưỡi ( 2 li và nửa li nữa), rộng 1 li rưỡi. - Giáo viên viết mẫu lần 2: Vừa viết vừa nêu quy trình viết: Đặt bút tại ½ li thứ nhất để viết nét khuyết trên, điểm cao nhất của nét khuyết trên là ở giưa li thứ 3. Nét móc 2 đầu tách lượn từ ½ li thứ nhất. Nét móc 2 đầu rộng 1 ô li, hất lên cao ½ li và rộng ½ li. HỌC sinh viết nhóm chữ này thường mắc lỗi điểm đặt bút viết nét khuyết trên. Nét móc 2 đầu tách ra thấp quá hoặc cao quá. Nếu tách ra thấp quá thì nét chữ bị nhỌn, nếu tách cao quá nét chữ nhìn tròn và không được thanh nét Khi hỌC sinh mắc lỗi giáo viên sửa sai kịp thời cho các em, giáo viên chỉ trực tiếp chỉ cụ thể từng nét sai cho hỌC sinh, cần thiết em nào chậm quá giáo viên phải bắt tay, viết mẫu để các em luyện thêm. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái kéo dài phía dưới dòng kẻ đậm ( y, g, p, q ) - Chữ y, g :Nét khuyết dưới kéo xuống dưới dòng kẻ đậm 1,5 li 24
  7. - Chữ p, q : Nét thẳng kéo xuống phía dưới dòng kẻ đậm 1li. Khi viết nhóm nét này các em thường mắc lỗi; nét khuyết dưới kéo xuống chưa đủ 1,5 li hoặc dài 2 li. Giáo viên phải chỉ rõ cho các em thấy được đầu nét khuyết nằm ở giữa ô li thứ 2 kể từ trên xuống. Nếu em nào khó sửa giáo viên chấm 1 điểm ở giữa ô li thứ 2 mà nét khuyết dưới kéo dài dừng tại điểm đó. Ví dụ: chữ y * Nhóm 5: Nhóm các chữ có độ cao 2 li ( d , đ ) Nhóm chữ này có nét móc ngược cao 2 li, còn quy trình và kỹ thuật viết như chữ a. Riêng chữ đ có nét gạch ngang dài gần 1 ô li, nằm giữa ô li thứ 2. 25
  8. Khi viết chữ đ các em thường mắc lỗi ở nét gạch ngang. Nét gạch ngang ngắn quá hoặc dài quá. Vị trí đặt nét chưa đúng giữa ô li. Khi các em mắc lỗi giáo viên chú ý chỉnh sửa cho các em đặt nét ngang đúng vị trí giữa ô li thứ 2. Khi hỌC sinh luyện xong các con chữ cỡ nhỏ, giáo viên hướng dẫn các em viết chữ ghi vần- chữ ghi tiếng, ghi từ. Đến thời điểm này các em bắt đàu viết bút mực. Cùng một lúc các em làm quen với bút mực và viết chữ nhỏ, cho lên giáo viên phải kiểm soát hỌC sinh viết chặt chẽ hơn. Các em thường mắc lỗi về độ cao của các chữ có nét khuyết trên. Nét khuyết trên chưa đủ 2,5 li, hoặc cao tới 3 li. Giáo viên chỉ cụ thể cho các em lỗi sai, và viết mẫu cho các em luyện lại con chữ mắc sai đó. * Giáo viên hướng dẫn cho hỌC sinh quy trình viết liền mạch. Đây là kỹ thuật viết mà các em phải nắm được và thực hiện viết liền mạch một cách thuần thục. Bởi vì có viết liền mạch thì nét chữ mới có độ thanh, mềm nét và viết đúng tốc độ yêu cầu. Sau này lên lớp trên các em mới có thể viết nhanh và đẹp. Giáo viên hướng dẫn hỌC sinh viết khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng độ rộng một con chữ, tức là bằng 1 ô li. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua một thời gian áp dụng tôi thấy hỌC sinh có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Bản thân tôi cũng như hỌC sinh luôn hứng thú say mê với việc rèn chữ viết để nâng cao chất lượng dạy và hỌC. Nhất là phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp trong trường hỌC. Kết quả xếp loại chữ năm hỌc 2017 – 2018 lớp 1B khi chưa áp dụng sáng kiến: TSHS Loại A Loại B Loại C 23 SL % SL % SL % 20 86,9% 3 13,1% 0 0 Kết quả xếp loại chữ năm hỌC 2018-2019 lớp 1B sau khi áp dụng sáng kiến: TSHS Loại A Loại B Loại C 22 SL % SL % SL % 21 95,4% 1 4,6% 0 0 Một số bài viết tiêu biểu của hỌC sinh lớp 1B năm hỌC 2018-2019 26
  9. Trên đây là: "Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho hỌC sinh lớp 1" mà tôi rút ra ra được trong quá trình dạy hỌC. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả hơn! IV: CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) Vũ Thị Chinh 28