Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi Mầm non ra lớp

pdf 19 trang binhlieuqn2 08/03/2022 5451
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi Mầm non ra lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_dan_toc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi Mầm non ra lớp

  1. + Tuyên truyền trong hội thi " Bé đọc, kể diễn cảm"; có cả đối tượng là phụ huynh tham gia nên đã góp phần rất lớn cho công tác tuyên truyền của nhà trường. Dựa vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương xã Tân Lập để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của nhà trường trong những năm gần đây có triến triển rõ rệt, năm sau đều cao hơn năm trước. 3.2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ: Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ là cơ sở quan trọng để làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp cho nên tôi luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. * Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc: Do điều kiện trường có nhiều điểm lẻ cách xa khu trung tâm và điều kiện kinh tế của phụ huynh quá nghèo nên việc tổ chức bán trú cho trẻ tại điểm trường còn gặp nhiều khó khăn, nên tôi đã chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh đem cà mèn cơm đến lớp, thường xuyên nhắc nhở phụ huynh lựa chọn thực đơn phù hợp, thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất. Tuyên truyền, vận động phụ huynh tăng khẩu phần trứng, sữa cho trẻ trong tuần, để trẻ có bữa ăn đủ lượng, đủ chất và cân đối về dinh dưỡng. chỉ đạo giáo viên chú ý tới trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời thông báo cho phụ huynh. Cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và phối hợp với trạm y tế khám sức khoẻ định kỳ cho 100% trẻ của trường để kịp thời có những biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng như: Chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng hợp lý và VSATTP cho phụ huynh. * Chất lượng giáo dục: Tăng cường chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực hiện chương trình đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động. Chú trọng vào công tác tăng cường tiếng Việt, giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, tạo cho trẻ có đầy đủ vốn tiếng Việt để bước vào học lớp lớp 1 tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận lợi hơn. Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề, chủ điểm để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ. Tích cực chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự tin, thích hoạt động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi học hơn, tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ bé ngoan tăng cao. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã đến trường để xin cho con đi học. 7
  2. 3.3. Làm tốt công tác phối hợp, kết hợp: Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng uỷ, UBND xã về công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong xã làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp, đó là một trong những nhiệm vụ chính trị được ưu tiên hàng đầu trong giáo dục địa phương. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác điều tra để nắm chắc số lượng trẻ trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo, cụ thể là số trẻ có độ tuổi từ 3 đến 5, chú ý số trẻ 5 tuổi ở địa bàn để vận động được hết số lượng trẻ ra lớp không bị sót lại. Phối hợp với các ban, ngành như: thông tin văn hóa, Hội phụ nữ, ban bảo vệ chăm sóc trẻ em xã, già làng, trưởng thôn, ban quản lý các thôn để vận động học sinh ra lớp. Ngoài ra, còn tham gia các hoạt động ở địa phương như họp thôn, tham gia các lễ kỉ niệm của phụ nữ, tranh thủ tuyên truyền, vận động cho phụ huynh biết để phụ huynh tự giác đưa con em đến trường, lớp mẫu giáo để học 3.4. Tạo hứng thú cho trẻ đến trường: Chỉ đạo giáo viên tạo ấn tượng tốt đẹp đối với trẻ ngay từ ngày đầu tiên đến trường. Vì thế chuẩn bị tổ chức ngày khai giảng thật vui tạo tâm thế háo hức đối với trẻ bằng nhiều hình thức trang trí đẹp mắt, tổ chức cho trẻ các tiết mục văn nghệ vui nhộn, cô gần gũi trò chuyện với trẻ, Chuẩn bị cho năm học mới cô cần trang trí lớp đẹp, phù hợp với trẻ. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tạo cho trẻ sự thoải mái, thích thú, tạo ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh. Giáo viên luôn thay đổi đồ dùng, đồ chơi nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú trong học tập cũng như trong vui chơi. Nhu cầu về đồ chơi cho trẻ là thiết thực và vô tận, tuy giáo viên không có khả năng mua đồ chơi cho trẻ, nhưng giáo viên biết đáp ứng nhu cầu chơi với đồ chơi của trẻ bằng cách tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ những nguyên vật liệu thiên nhiên: cát, sỏi, lá cây, vỏ cây ; từ phế thải như: vỏ đồ hợp, bao thuốc lá, hộp sữa, vải vụn, mút xốp , chẳng hạn làm tàu hỏa bằng những hộp sữa tươi Giáo viên đầu tư vào các tiết dạy thật kĩ như: đầu tư đồ dùng trực quan, cải tiến phương pháp làm cho giờ học thêm sinh động hấp dẫn, lôi cuốn nhiều trẻ tham gia. Nêu gương bé ngoan hằng ngày nhằm tạo sự phấn khởi, ham thích đi học của các cháu. Ngoài ra giáo viên và trẻ còn tham gia các hội thi của cô và cháu do nhà trường và Phòng giáo dục – đào tạo, Sở giáo dục – đào tạo tổ chức; tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn. Qua đó trẻ phấn khởi hơn trong học tập và phụ huynh ngày càng tin tưởng hơn khi cho trẻ đi học mẫu giáo. 8
  3. 3.5: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về các nội dung thực hiện chương trình GDMN. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, quản lý, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ chơi Hoàn thiện bộ máy lãnh đạo và các tổ chức trong nhà trường ngay từ đầu năm học đặc biệt là tổ chuyên môn. Quản lý và sử dụng tốt về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị hiện có. Tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất nhà trường. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp. Tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp học nâng chuẩn có chất lượng như: Các lớp cao đẳng, đại học, các lớp bồi dưỡng chuyên môn do sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT mở Toàn thể CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt các cuộc vận động các phong trào thi đua. Có phẩm chất đạo đức lối sống tốt. Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có GV vi phạm pháp luật, không có giáo viên yếu kém. Gia đình đạt gia đình văn hóa. Thực hiện nghiêm túc điều lệ trường Mầm Non, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. Các nội quy, quy chế của ngành, của trường. Tham gia tốt các phong trào của ngành, của trường và của địa phương. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị và chuyên môn đặc biệt là về chương trình giáo dục Mầm non mới. Nhà trường tạo điều kiện, động viên khuyến khích CBGV tham gia học các lớp bồi dưỡng về tin học, sử dụng máy vi tính và khai thác thông tin trên mạng intenet vận dụng vào công tác giảng dạy, công tác chuyên môn. Ổn định đội ngũ giáo viên trong nhà trường.Thực hiện đầy đủ lương ,các khoản phụ cấp và các chính sách cho CB giáo viên, nhân viên theo chế độ hiện hành. Tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của nhà nước, phát động các phong trào thi đua đạt hiệu quả cao 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, có sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời cán bộ giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong hoạt động chuyên môn và các phong trào thi đua trong nhà trường. 3.6. Làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị: 9
  4. Cơ sở vật chất rất quan trọng trong công tác huy động trẻ ra lớp, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi cho con tới trường vì vậy hàng năm, vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch đầu tư tu sửa vật chất và mua sắm trang thiết bị phù hợp với địa phương và tình hình thực tế của nhà trường: Là xã thuận lợi nên trường không được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất điểm trường chính, tuy nhiên các trang thiết bị như bàn ghế, tủ góc, phản nằm cho trẻ được sở giáo dục cấp , tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tốt hơn. Đối với các lớp điểm đều được trang bị đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, sau mỗi buổi học cô giáo cất khoá gọn gàng để tránh mất mát. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 4.1: Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp * Về số lượng: Năm học 2015 - 2016, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi trong toàn trường ra lớp đạt 99,6%: - Nhóm trẻ 18 - 24 tháng: 20 cháu - chiếm tỷ lệ 11,2% so với kế hoạch giao. - Mẫu giáo: 262/263 99,6% so với kế hoạch giao Riêng trẻ 5 tuổi 83/83cháu - đạt 100% Tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số tại thôn tại thôn 4 và thôn 5 như sau: Huy động trẻ ra lớp Năm học 2014 -2015 Năm học 2015 -2016 Tăng (+) Giảm(-) Thôn 4 +Số lớp : 1 +Số lớp : 1 +Số trẻ: 23 +Số trẻ: 35 + 12 +Tỷ lệ huy động: 72% +Tỷ lệ huy động: 100% +Riêng trẻ 5 tuổi : +Riêng trẻ 5 tuổi: 10 +Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra +Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp :100% lớp :100% trẻ học chuyên cần đạt trẻ học chuyên cần đạt 100% 100% Thôn 5 +Số lớp : 2 +Số lớp : 2 +Số trẻ: 35 +Số trẻ: 41 + 6 +Tỷ lệ huy động: 80% +Tỷ lệ huy động: 100 % 10
  5. +Riêng trẻ 5 tuổi : 16 +Riêng trẻ 5 tuổi: 16 +Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra +Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp :100% lớp :100% trẻ học chuyên cần đạt trẻ học chuyên cần đạt 100% 100% - Phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, đặc biệt là việc cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi đến trường, phụ huynh tin tưởng vào các cô giáo từ đó quan tâm tới việc cho con em mình đi học hơn. Hàng năm nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, so với dân số độ tuổi năm sau đều cao hơn năm trước: * Về chất lượng : Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường cũng tăng cao: Trẻ ham muốn được đi học nên tỷ lệ chuyên cần đạt 100%, so với trước kia chỉ đạt 70 - 97%. Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, có kiến thức và kỹ năng giao tiếp với mọi người, tỷ lệ bé ngoan đạt 76,3% so với trước chỉ đạt 68 - 70%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 4,96% so với đầu năm và giảm 5% so với cùng kỳ năm học trước. Hình ảnh học sinh lớp mẫu giáo thôn 4 11
  6. Hình ảnh học sinh lớp mẫu giáo thôn 5 4.2: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi lớp mẫu giáo thôn 4, thôn 5: Trường mầm non Tân Lập có 3 lớp mẫu giáo tại thôn 4,thôn 5, phòng học được thiết kế xây dựng kiên cố, diện tích và các quy định khác về phòng học đảm bảo theo yêu cầu điều lệ trường mầm non. Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi: đầy đủ theo danh mục đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu được quy định tại thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường có đầy đủ sân chơi ,đồ chơi ngoài trời và công trình vệ sinh đảm bảo theo quy định chuẩn. Trong năm học 2014-2015 Ủy ban nhân dân xã Tân Lập đã làm sân bê tông và đường bê tông cho lớp mẫu giáo thôn 4 và thôn 5 của trường. 4.3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định đối với trẻ em 3->5 tuổi như sau: Tổng số trẻ 3->5 tuổi trên địa bàn thôn 4, thôn 5: 76 trẻ. + Đã huy động ra lớp: 76/76 trẻ = 100%. 100% trẻ được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non và đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 3-> 5 tuổi của Bộ giáo dục. - Tỷ lệ trẻ 3->5 tuổi được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN 12
  7. 76/76 cháu đạt 100 % - Tỷ lệ trẻ 3->5 tuổi đi học chuyên cần đạt 100%; - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 11/76 cháu = 14,4% - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 11/76 cháu = 14,4% Có 76 trẻ 3->5 tuổi được hưởng chế độ ăn trưa theo quy định của thông tư số: 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011. a) Tình hình đội ngũ, chất lượng giáo viên dạy lớp mẫu giáo thôn 4, thôn 5: Tổng số lớp: 3 Tổng số giáo viên dạy: 3 + Đạt trình độ chuẩn: 3/3 giáo viên = 100% + Đạt trình độ trên chuẩn: 1/3 giáo viên = 33,3 % +3/3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; trong đó có: 1/3 GV đạt Gv dạy giỏi cấp huyện = 33,3% + 3/3 giáo viên xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: loại xuất sắc (năm học 2014 - 2015). + 3/3 giáo viên là viên chức hưởng đầy đủ mọi chế độ chính sách của nhà nước III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Với phạm vi hẹp của đề tài, tôi chỉ đưa ra 6 biện pháp nhằm huy động tốt trẻ mầm non dân tộc thiểu số ra lớp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện từng biện pháp, tôi rút ra được những kết luận sau: Công tác vận động trẻ ra lớp và duy trì sỉ số trẻ là công tác then chốt hàng đầu ở trường mầm non, mẫu giáo, nó góp phần quyết định sự thành công của việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Vì vậy rất cần có những hình thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, mặt khác cần phải chú ý đến bản sắc đặc thù của đồng bào dân tộc, nắm được đặc điểm tâm lý cũng như phong tục tập quán của mỗi dân tộc để tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non tới các bậc phụ huynh và toàn cộng đồng. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi giáo viên phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết, có trách nhiệm với công tác; phải thường xuyên trao dồi kiến thức và năng lực chuyên môn; giải có khả năng giao tiếp nhẹ nhàng, mềm mỏng với phụ huynh học sinh. 13
  8. Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương Đảng ủy , chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác phối hợp, kết hợp để vận động học sinh ra lớp. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. Đảm bảo mọi chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên và học sinh theo chế độ của nhà nước. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin bằng nhiều hình thức đảm bảo chất lượng đội ngũ phù hợp với chất lượng trong giai đoạn hiện nay. Cần chú trọng tới công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo những điều kiện tốt nhất cho các hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt tại trường của các cháu giúp cha mẹ trẻ tin tưởng, yên tâm gửi con tại trường. Phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, đặc biệt là việc cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi đến trường, phụ huynh tin tưởng vào các cô giáo từ đó quan tâm tới việc cho con em minh đi học nhiều hơn. Hàng năm nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Với những kết quả đạt được như vậy, đã khẳng định những biện pháp tôi đưa ra là phù hợp và tin tưởng rằng trong những năm học tiếp theo trường Mầm non Tân Lập sẽ huy động được nhiều trẻ trong độ tuổi ra lớp hơn nữa. * Những bài học kinh nghiệm: 1. Huy động học sinh ra lớp là một việc làm không hề đơn giản, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các ngành, mà chủ động là Hiệu trưởng trường học. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhà trường phải luôn kiên định, chủ động và sáng tạo trong công tác vận động học sinh ra lớp kết hợp với các biện pháp duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng thời. Có thế mới đủ điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng ở mỗi trường học. 2. Giáo viên phải theo dõi và nắm vững sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đồng thời có biện pháp hữu hiệu để khắc phục, phòng ngừa. 3. Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các cháu. Luôn phải kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các cô giáo. Những bài giảng của các cô cần phải tạo cho các cháu tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. Các cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài . Vì vậy với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, hiểu tâm lí học sinh và tận tụy với nghề. Nếu yêu cầu ở các cháu quá cao hay phương pháp không 14
  9. phù hợp có thể khiến các cháu có tâm lí “sợ học” bởi vậy bài giảng phải luôn vừa sức với học sinh nhưng kiến thức vẫn đủ và sinh động, lí thú, từ đó học sinh mới đi học đều. 4. Khi tổ chức đi vận động học sinh ra lớp phải đi tập thể có đông đủ ban giám hiệu, các cô giáo, các ban ngành đoàn thể trong xã, trong thôn đến gặp trực tiếp cha mẹ học sinh như một chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp. Tổ chức đi như vậy vừa tạo ra không khí, động lực cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên khi đi vận động học sinh, vừa làm cho cha mẹ, học sinh thấy sự quan tâm đến việc học của học sinh không chỉ có các cô chủ nhiệm mà tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cũng đều quan tâm. Bên cạnh đó cần phải phát huy hết vai trò của giáo viên, nhân viên người sở tại để họ trao đổi với cha mẹ học sinh bằng tiếng địa phương thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 5. Trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương phải kịp thời. Mặt khác ban giám hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng phải thường xuyên có mặt trong các buổi họp thôn hay các buổi triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hay công tác y tế.v.v. để trực tiếp báo cáo trao đổi tình hình học tập của học sinh và các hoạt động của nhà trường với bà con nhân dân mới đem lại hiệu quả tốt. 6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, các trò chơi dân gian cho học sinh. Qua các hoạt động này cho thấy các cháu đến trường không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi. 7. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. * Kiến Nghị đề xuất: - Đối với UBND huyện : Đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học, nhà bếp, nhà vệ sinh tại điểm trường chính và xây dựng thêm phòng học, nhà bếp, nhà vệ sinh tại thôn 5(làng Kon Du) để nhà trường mở bán trú thuận lợi hơn. - Đối với phòng GD&ĐT: Cần hỗ trợ kinh phí để chi cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Đối với UBND xã: Cần phối hợp với nhà trường trong việc điều tra số trẻ trong địa bàn xã và vận động trẻ ra lớp mẫu giáo để học. Tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường làm tốt hơn nữa công tác huy động trẻ ra lớp và công tác chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm học tiếp theo. - Đối với các bậc phụ huynh: Cần quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ đến lớp mẫu giáo để học, nhất là việc đưa, đón trẻ đến trường hằng ngày. 15
  10. Trên đây là một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp mà tôi đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường Mầm non Tân Lập. Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng kể song vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Lập, ngày 10 tháng 12 năm 2015. Người viết Trần Thị Thu Ba 16
  11. IV.MỤC LỤC trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 02 1. Cơ sở lý luận của đề tài 02 2. Thực trạng của đề tài 04 3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 05 3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ Mầm non ra lớp 05 3.2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ 06 3.3. Làm tốt công tác phối hợp, kết hợp 07 3.4. Tạo hứng thú cho trẻ đến 08 3.5: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên trong nhà trường 08 3.6. Làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị: 09 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 9 4.1: Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp 10 4.2: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi lớp mẫu giáo thôn 4, thôn 5: 12 4.3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định đối với trẻ em 3->5 tuổi như sau: 12 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 13 1. Kết luận 13 * Những bài học kinh nghiệm: 14 *Kiến nghị-đề xuất: 15 IV. MỤC LỤC 16 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 17
  12. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục. 2. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 3. Quyết định 161/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. 4. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và sở giáo dục đào tạo qua các năm. 5. Chiến lược phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020. 6. Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Kon Rẫy. 7. Tạp chí giáo dục Mầm non các số, các năm 8.Công tác chỉ đạo tuyển sinh và huy động học sinh ra lớp ở nhà trường. 18