Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx
Mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen_van_hoc_cho_tre_mau_giao_3-4_tuoi_5a21f8d88a.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
- 16 chú ý để đọc đúng bài thơ, nhanh thuộc và thể hiện diễn cảm hơn. Mặt khác tôi thay đổi môi trường cho trẻ học ngoài trời, tạo không gian bối cảnh giống nội dung truyện tạo hứng thú học tập cho trẻ. Sau đó tôi giới thiệu câu chuyện và kể chuyện theo tranh cho trẻ nghe. Trẻ thoải mái tâm lý, tiếp thu bài một cách tích cực. Khuyến khích trẻ kể sáng tạo để trẻ phát triển ngôn ngữ, liên tưởng và tư duy sáng tạo cho trẻ rất tốt. Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của cá nhân trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được nghe, được thấy, được trải nghiệm. Đây là một hình thức giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin và các chức năng tâm lý cá nhân Tập kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tự tin khi giao tiếp. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn chủ động trong việc chọn nội dung và ý tưởng cho truyện. Câu chuyện của trẻ vẫn đơn thuần là mô phỏng lại mẫu của người lớn. Tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo với trẻ 3 - 4 tuổi có thể được tiến hành dưới dạng: Tập đặt tên cho truyện được nghe; kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi; kể chuyện theo tranh: truyện tranh (2 đến 3 tranh) hoặc tranh có chủ đề; kể chuyện theo kinh nghiệm. Ví dụ: Khi trẻ gặp khó khăn với việc đặt lời kể, cô sử dụng các câu hỏi để hỗ trợ trẻ như: Ông già trồng cây gì?; Có những ai giúp ông già? Sau đó giúp trẻ ghép các câu trả lời vào câu chuyện. Ngoài ra, trong các giờ hoạt động, tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung truyện, nhớ truyện, thuộc truyện và đọc kể diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch Mỗi câu chuyện hay bài thơ, tôi lại thiết kế một cách khác để phát huy tính tò mò, ham hiểu biết thế giới xung quanh của trẻ.
- 17 2.5. Giải pháp 5: Trao đổi với phụ huynh. - Thế giới của trẻ chủ yếu là trường học và gia đình, chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh là nhân tố quyết định và cũng là nguồn lực hỗ trợ giáo viên trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, tạo ra những đồ dùng sáng tạo hấp dẫn cho trẻ hứng thú với hoạt động làm quen văn học. - Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức họp phụ huynh, trao đổi với cha mẹ trẻ vào các giờ đón, trả trẻ và trên trang zalo của nhóm lớp tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường để được làm quen với trường lớp, với các bạn, làm quen với văn học và các biện pháp phối hợp giúp trẻ cảm nhận văn học mọi lúc mọi nơi. Làm bản tin về chương trình dạy trẻ theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối hợp với phụ huynh rèn thêm cho trẻ ở nhà. - Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của văn học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ vì thế cần giúp phụ huynh kích thích văn hóa đọc sách truyện để các con say mê với những trang sách hơn. - Có kế hoạch mời phụ huynh thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động học làm quen văn học; tham gia cùng làm đồ dùng phục vụ các tiết học làm quen văn học. Tổ chức cho trẻ trưng bày các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi mà cô và cả lớp đã làm cho phụ huynh xem. - Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: giấy, sách, lọ nhựa, vải vụn để làm rối kể chuyện cho trẻ. - Đối với những trẻ tiếp thu chậm tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh để cùng đưa ra những biện pháp giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Trong thực tế áp dụng các giải pháp từ đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” tôi nhận thấy các giờ hoạt động cho trẻ lam quen văn học đã có hiệu quả kinh tế một cách rõ ràng. Hoạt động này đã dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội
- 18 dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn nữa là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ bằng con đường ngắn nhất, tiết kiệm chi phí thời gian. Đề tài đã được nhà trường, hội phụ huynh học sinh đầu tư kinh phí trang bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động nâng cao chất lượng làm quen văn học của lớp. Qua hoạt động làm quen văn học tôi đã giúp trẻ được biết thế giới loài vật, cây cỏ, hoa lá cùng mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn vì thế câc bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng về chất lượng của chuyên đề, chất lượng giáo dục sẵn sàng ủng hộ và phối kết hợp cùng cô giáo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi được tận dụng giảm chi phí mua sắm, hiệu quả công tác xã hội hóa được nâng cao. 2. Hiệu quả xã hội: Sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ cảm thụ văn học trong năm học đã cho thấy: Trong hoạt động nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học, trẻ được giáo dục các kỹ năng tình cảm xã hội, biết yêu thương, quý trọng nhân vật trong tác phẩm văn học, hình tượng hóa qua các đồ dùng đồ chơi nên có ý thức trong sử dụng, bảo quản đồ dùng bền đẹp. + Trẻ được phát triển thẩm mỹ, giáo dục kỹ năng sống từ đó phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. + Trẻ hăng hái, hào hứng giơ tay phát biểu nhiều hơn, trẻ mạnh dạn hồn nhiên hơn, trả lời câu hỏi r ràng, mạch lạc hơn. + Trẻ thích được đóng kịch, trẻ thích đọc thơ, kể chuyện.
- 19 + Trẻ ghi nhớ, thuộc thơ, truyện lâu hơn. + Trẻ có khả năng thể hiện tính cách nhập vai một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. * Kết quả trên trẻ như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ % % Trẻ hứng thú 22/34 22/34 33/34 97 Trẻ hiệu nội dung bài thơ, câu chuyện 20/34 20/34 30/34 88,2 Trẻ trả lời câu hỏi r rang, mạch lạc 23/34 23/34 31/34 91,17 Trẻ đọc thơ diễn cảm 20/34 20/34 28/34 82,3 Trẻ kể chuyện diễn cảm 18/34 18/34 26/34 76,4 Với kết quả nghiên cứu được đánh giá tương đối chính xác, sát và phù hợp với thực tiễn, tâm lý của trẻ. Theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, đề tài này không chỉ vận dụng cho lứa tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi mà còn có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi trẻ ở trong các trường Mầm Non. * Kết quả từ phụ huynh, giáo viên. Sau khi áp dụng đề tài này, đa số các phụ huynh rất phấn khởi và hiểu r được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen văn học nên đã nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Các hoạt động “Cho trẻ làm quen với hoạt động văn học” của tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại tiết dạy giỏi, đồ dùng trực quan, kiến thức sáng tạo, nên học sinh tiếp thu bài nhanh. Bản thân giáo viên luôn tự tin, chủ động sáng tạo hơn khi truyền đạt cho trẻ các tác phẩm văn học bằng chính sự say mê, bằng lòng yêu nghề mến trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết, những tình cảm với quê hương đất nước, người thân trong gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy trẻ em 3 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ tương đối rõ nét. Trẻ nói được khá r
- 20 ràng và mạch lạc. Trẻ học được nhiều từ mới và cải tiến đáng kể trong phát âm. Trẻ giao tiếp bằng những câu đơn giản và tinh chỉnh. Vì thế, người lớn nói chung và các cô giáo nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ ban đầu nhất là khi giao tiếp. Trẻ 3- 4 tuổi giọng nói còn yếu nên giáo viên là người cần chú trọng, quan tâm đến ngôn ngữ của trẻ nhiều nhất. Để hình thành được ngôn ngữ cho trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân nhất định, để diễn đạt trong việc hướng dẫn trẻ, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp phát triển về ngôn ngữ làm tăng thêm vốn từ cho trẻ. Đạt được kết quả cao trong nghiên cứu đề tài, trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc phương pháp lên lớp theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với một số hoạt động giúp trẻ nắm chắc các nội dung bài học. Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xin ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về tài liệu nghiên cứu. Trong khi tổ chức các hoạt động cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời tạo cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hòa mình vào các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ được làm quen. Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. Điều cần thiết nhất là phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh làm tốt công tác tuyên truyền để nhận được sự giúp đỡ đồng tình ủng hộ, quan tâm đến con em mình. Bản thân không ngừng tìm tòi, học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy. 3. Khả năng áp dụng ra nhân rộng Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” được áp dụng trong công tác giáo dục tại lớp tôi đạt hiệu quả cao. Có thể áp dụng được tại các nhóm lớp trong trường, các trường mầm non trong huyện.
- 21 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi cam kết đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” tôi đã trình bày ở trên là hoàn toàn do ý tưởng thiết kế và việc làm được đúc rút từ thực tế công tác của bản thân tôi tại trường mầm non thị trấn Rạng Đông. Tôi xin chân thành cảm ơn! Rạng Đông, ngày 15 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phan Thị Hoài CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 22 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO