Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non

docx 37 trang Đinh Thương 15/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx
  • pdfSKKN_-_Nguyen_T_Hoan-nam_hoc_2022-2023_daa5f.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non

  1. 29 - Có tủ lạnh để lưu giữ thực phẩm và lưu mẫu thực phẩm theo quy định, việc lưu giữ mẫu thức ăn đã chế biến và thực phẩm sống phải đảm bảo đúng quy trình (thời gian tối thiểu 24 giờ) và cập nhật vào sổ lưu mẫu. - Có đầy đủ biển tên cho các phòng, các khu vực trong bếp như: khu sơ chế, khu chế biến, kho, khu chia ăn trang bị đầy đủ các loại bảng biểu nhà bếp theo quy định: Bảng công khai tài chính, bảng thực đơn, 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, quy định về sử dụng ga an toàn, bảng hướng dẫn sử dụng tủ cơm ga, hướng dẫn sử dụng tủ sấy bát, máy xay thịt, bảng quy đổi thực phẩm, các khẩu hiệu 3 sạch, 3 ngon Hình ảnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp Giải pháp 6: Quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ.
  2. 30 - Quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ được thực hiện theo thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học. - Theo đó vào đầu năm học (tháng 9/2022) tôi triển khai cho nhân viên y tế (THCS tăng cường) tiến hành cân đo, kiểm tra sức khỏe trẻ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và và sức khỏe trẻ: Đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, đối với trẻ mẫu giáo. Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) đối với trẻ 60 tháng tuổi trở lên 02 lần/năm học. Sau mối đợt cân đo công khai, thông báo tình hình sức khỏe trẻ cho cha mẹ. Từ đó có giải pháp thích hợp về dinh dưỡng đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì hoặc các trẻ có các vấn đề về sức khỏe khác, tư vấn cho cha mẹ trẻ về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với trẻ. - Phân công nhân viên y tế (Trung học cơ sở) kết hợp với giáo viên nhóm lớp thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, tăng động và các bệnh tật khác . để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, vui chơi, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe trẻ. - Phối hợp với trạm y tế xã Trực Thắng để tổ chức khám theo dõi sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm; tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho trẻ. - Thực hiện tốt việc hướng dẫn tổ chức bữa ăn cho trẻ bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi. - Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện hoạt động, vui chơi, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt là dịch Covid 19 đang bùng phát; diễn biến phức tạp theo quy định và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
  3. 31 - Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh cho trẻ. Hình ảnh y bác sỹ trạm y tế xã Trực Thắng khám bệnh cho trẻ Giải pháp 7: Thực hiện công tác tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng bán trú. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hình thức tuyên truyền phong phú giúp phụ huynh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của công tác bán trú, từ đó phụ huynh hiểu và kết hợp với nhà trường mua sắm, ủng hộ cơ sở vật chất bán trú, phối hợp với giáo viên nhóm lớp trong việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ, thống nhất phương pháp giáo dục các thói quen, hành vi, kỹ năng tự phục trong ăn, ngủ cho trẻ ở nhà cũng như ở trường, biết cách chăm sóc con cái theo khoa học thể lực, trí tuệ của trẻ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi. Kết hợp với phụ huynh tổ chức các họat động chế biến món ăn tại nhà bếp, tổ chức tiệc bufet cho trẻ trong các dịp lễ tết, dự giờ ăn của trẻ. Phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cử đại diện tham gia tổ kiểm thực bếp ăn cùng nhà nhà trường kiểm tra việc nhập thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn cho trẻ.
  4. 32 Hình ảnh phối hợp với phụ huynh tổ chức tiệc buffet cho trẻ Phối hợp với Trạm y tế xã trong việc chăm sóc, sức khỏe ban đầu cho trẻ, tiêm chủng các loại vacxin theo lịch, sơ cứu, xử trí ban đầu những tai nạn thường gặp cho trẻ khi xảy ra trong nhà trường.
  5. 33 Tham mưu với Ủy ban nhân dân xã tu sửa cơ sở vật chất nhà trường vào đầu mỗi năm học, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình còn thiếu, đặc biệt là cơ sở vật chất nhà bếp, lớp học để đảm bảo các điều kiện tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. Hình ảnh thực hiện công tác tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng bán trú. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng vào thực tế sẽ nâng cao chất lượng bán trú ở các trường mầm non. Sáng kiến phù hợp để áp dụng cho các trường mầm non trong huyện Trực Ninh. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” được áp dụng vào thực tế đem lại lợi ích về kinh tế và lợi ích xã hội rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà trường mầm non. 1. Hiệu quả về kinh tế: - Đề tài được áp dụng vào thực tế giúp tiết kiệm thời gian, công sức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện công việc được giao, chủ động thực hiện nhiệm vụ không mất nhiều thời gian đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hiệu quả công việc cao, đảm bảo đúng tiến độ thời gian. - Nâng cao chất lượng bán trú trong nhà trường giúp trẻ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, phòng tránh bệnh tật, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 2. Hiệu quả về xã hội: - Qua việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã nâng cao được nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh, trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác nuôi ăn bán trú trong trường mầm non, có những
  6. 34 giải pháp phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - Trẻ đến trường được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đảm bảo đem lại sự yên tâm, niềm tin cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; giúp cha mẹ trẻ tin tưởng tuyệt đối, trao gửi con cái cho nhà trường, cho cô giáo yên tâm công tác, lao động sản xuất. - Trẻ được đảm bảo an toàn trong nhà trường đem lại niềm vui và động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say hơn nữa trong công tác trồng người. Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. * Số liệu khảo sát sau khi thực hiện biện pháp Thời Độ TS Số Số trẻ Số Phân loại tình trạng sức khoẻ điểm tuổi trẻ trẻ mắc trẻ được sâu Đau cân Cân nặng Chiều cao răng T.M.H mắt đo PTBT SDD BP PTBT TC Tháng 4 Năm 24-36 2023 T.T 71 64 1 0 71 0 1 1 0 3-4 T 111 109 1 1 109 2 1 2 0 4-5 T 108 106 2 0 107 1 0 1 0 5-6 T 141 140 1 0 140 1 0 1 0 Tháng 4/2023: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5/431 chiếm 1,1% Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 4/431 chiếm 0,9% Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì: 1/431 chiếm 0,2% Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 4% so với đầu năm học. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 3,3% so với đầu năm học. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì: giảm 2,3% so với đầu năm học. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú ở trường Mầm non xã Trực Thắng đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của một số giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác nuôi ăn bán trú; đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục Mầm non, vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới các trường Mầm non trong cụm chuyên môn số 7, miền
  7. 35 4; các trường Mầm non trong và ngoài huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến là những kinh nghiệm đã áp trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non xã Trực Thắng mà tôi đã thực hiện. Tôi cam đoan không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hoàn CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non Trực Thắng xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” của bà Nguyễn Thị Hoàn - Phó hiệu trưởng trường Mầm non Trực Thắng có phạm vi ảnh hưởng, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc tại trường Mầm non xã Trực Thắng năm học 2022 - 2023. Trực Thắng, ngày 20 tháng 4 năm 2032 HIỆU TRƯỞNG Đỗ Thị Lụa
  8. 36 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hội đồng SK ngành GD&ĐT huyện Trực Ninh xác nhận: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non”, tác giả là bà Nguyễn Thị Hoàn – Phó Hiệu trưởng trường mầm non Trực Thắng đã có các giải pháp cải tiến, có tính mới, khả thi, đã được áp dụng tại đơn vị và có khả năng áp dụng tại các trường mầm non trong và ngoài huyện đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá xếp loại: Đạt Trực Ninh, ngày tháng 5 năm 2023 KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Hồng Sơn