Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả con vật cho học sinh Lớp 4

docx 22 trang thulinhhd34 6651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả con vật cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả con vật cho học sinh Lớp 4

  1. Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn miêu tả con vật mà em thích trong đó có sử dụng phép nhân hóa hoặc so sánh. Thông qua các dạng bài tập đó tôi đã củng cố cho HS về so sánh, nhân hóa. Giúp học sinh nhận ra cái hay của các câu thơ, bài thơ, câu văn, đoạn văn hay những tác phẩm văn xuôi. Qua đó học sinh học được cách nhân hóa, so sánh và cách quan sát, biết liên tưởng sự vật này với sự vật khác, biết vận dụng, chọn lọc những gì qua sát được để viết các câu văn có hình ảnh, làm cho đoạn văn hay hơn. 2.4. Hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát. Như chúng ta đã biết quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Ở một bài văn miêu tả, chủ yếu các em phải sử dụng ba giác quan cần thiết là thị giác (mắt nhìn), thính giác (tai nghe) và xúc giác (tay sờ). Mắt cho ta cảm giác về hình dáng (Cao hay thấp, mập hay gầy, ) , cho ta thấy hoạt động (Con gà khi đi cổ thường nghển cao, con vịt bước đi chậm chạp, lạch bạch, ), Tai cho ta cảm giác về âm thanh (Chú gà gáy Ò ó o hay kéc kè ke e e ), Tay cho ta cảm giác về mềm hay cứng, dạy cho học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của con vật để quan sát. Các con vật mà mình chọn để miêu tả phải có những nét nổi trội. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc điểm tiêu biểu của con vật mình định tả, để phân biết nó với các con vật khác giúp bài văn thêm sinh động,hấp dẫn và độc đáo. Ví dụ: Quan sát những đặc điểm nổi bật của con gà trống nhà em nó có gì khác so với con gà trống nhà hàng xóm. Ngoài ra khi dạy văn miêu tả giáo viên cần định hướng cho học sinh cách quan sát và quan sát có phương pháp: - Lựa chọn trình tự quan sát: + Quan sát con vật từ xa đến gần. + Quan sát con vật từ cụ thể đến bao quát. + Quan sát thói quen sinh hoạt của con vật theo thời gian trong ngày. + Quan sát theo thời kỳ phát triển của con vật. Ví dụ: Khi tả con mèo giáo viên có thể hỏi “Dùng tay sờ vào con mèo em có cảm giác như thế nào?” Hướng dẫn cách thu thập các nhận xét do quan sát mang lại. Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác, gợi hình. Sau đó giúp các em biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết miêu tả quan sát được cho lôgíc. Trong thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tôi thấy những câu văn miêu tả hay là những câu sử dụng từ gợi hình ảnh, gợi tả âm thanh một cách sáng tạo, gợi tả sát thực. Để viết được những câu văn đó học sinh phải quan sát đối tượng một cách 12
  2. tinh tế. Vì vậy tôi rất chú ý phương pháp quan sát, luôn rèn cho các em kĩ năng quan sát cần thiết, biết chọn các chi tiết tiêu biểu để đưa vào bài văn. Khi hướng dẫn quan sát, tôi luôn gợi cho các em vận dụng vốn hiểu biết, khả năng liên tưởng cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát, cảm nhận của các em được tốt hơn. Tôi còn gợi ý cho lớp cùng nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp rồi ghi nhanh lên bảng làm cơ sở cho các em chọn lựa, vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình để thực hiện yêu cầu của bài tập. Vì vậy, để viết tốt bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải hiểu, biết về đối tượng miêu tả. Hay nói cách khác là phải biết nhận dạng đúng và đầy đủ đối tượng mình miêu tả. Để có được điều đó thì đòi hỏi người viết phải biết cách quan sát, biết chọn lọc các chi tiết quan sát được để vận dụng làm bài. 3. Biện pháp sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực.(PP gợi mở, PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm, ) Như chúng ta đã biết qua một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học làm cho các em hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà chính tự suy nghĩ viết ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, sử dụng bản đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng bộ não, giúp học sinh học tập một cách tích cực, đó chính là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải học vẹt, học thuộc lòng. Học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt. Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy sử dụng bản đồ tư duy rèn cho các em tư duy lôgic để có thể vận dụng vào thực hành giao tiếp nói, viết trong cuộc sống. Đặc biệt, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ mà còn có kĩ năng diễn đạt, hệ thống hoá kiến thức hay huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi chép, vận dụng kiến thức được lọc qua sách vở vào cuộc sống. Phương pháp này hướng đến việc cụ thể hoá tối đa hoạt động viết và nói của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa đảm bảo được chuẩn mực cơ bản cả một thể loại văn bản vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em, trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của các em, cũng như những ý tưởng và ngôn từ mà các em đã chiếm lĩnh được qua bài “Tập đọc – Kể chuyện”, “Luyện từ và câu” và “Tập làm văn”. Để giúp các em vận dụng tốt vốn kiến thức mà mình đã được trang bị thì bản thân tôi đã sử dụng cách dạy trong tiết “Viết bài văn miêu tả con vật” là: sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể là: 13
  3. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề. - Học sinh định hình cụ thể đối tượng cần miêu tả trong trí tưởng tượng đồng thời viết đối tượng ấy( con gì /là gì?, ở đâu, lúc nào ) vào khung chủ đề. *Hoạt động 2: Tìm ý. - Như chúng ta đã biết, làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mặt để thực hiện “ Bút cầm tay, ghi chép lại hiện trường”. - Vì vậy để viết được bài văn miêu tả thì học sinh phải sử dụng hồi ức, vận dụng những hiểu biết, nhận xét cảm xúc đã có trong quá khứ về đối tượng miêu tả. Hồi ức, tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi nhìn nhận bằng cách gợi nhớ là cách nhìn “ thầm” để giúp các em làm bài vận dụng khả năng phục hồi kí ức, tưởng tượng.Trong các tiết này, tôi luôn sử dụng cách trò chuyện, khơi gợi rồi đề nghị các em nhắm mắt lại nhớ lại, nghĩ về con vật mình định tả đã xác định trong khung chủ đề và tự chọn lọc, viết ra những từ ngữ liên quan đến con vật đó. VD: HS suy nghĩ tìm được những từ, cụm từ liên quan đến chú gà: to khỏe, mào,ò ó o , bộ lông, đuôi, oai vệ, đôi chân, ghi vào khung chủ đề: - Bên cạch đó, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng học hỏi thu thập thông tin từ các tài liệu tham khảo, các bài văn mẫu. Quá phụ thuộc vào bài làm của người khác là không tốt nhưng nếu biết biến lời văn của người khác thành của mình thì sẽ giúp bài biết sinh động, phong phú hơn. Phải học hỏi xem người ta trình bày bài viết như thế nào? Sử dụng từ ngữ ra sao? Những câu văn hay, diễn tả độc đáo, các em hoàn toàn có thể ghi chép lại, hay áp dụng cấu trúc câu cho những bài làm khác. Tuy nhiên cách áp dụng phải linh hoạt. Sách tham 14
  4. khảo có chỗ tốt, có chỗ chưa tốt, chưa sát thực tế. Chúng ta phải làm cho nó cụ thể hơn, gần gũi hơn, không nên viết quá xa vời, sáo rỗng, có gần gũi với đời sống thì bài viết mới được đón nhận. Bộ lông Đôi mắt Đuôi Chú gà trống Mào Tiếng gáy Dáng vẻ Đôi chân Hoạt động 3: Lập dàn ý. Sắp xếp ý đã có vào sơ đồ. - Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được sao cho các ý đó có thể phát triển phù hợp với bố cục, nội dung bài văn miêu tả. - Gọi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự. - Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã tìm được trước lớp,để cả lớp có thể theo dõi việc làm mẫu của bạn, vài em học sinh nhận xét. 2 Bộ lông 15
  5. 6 Đôi mắt 4 Đuôi Chú gà trống Mào 3 7 Tiếng gáy Dáng vẻ Đôi chân 5 1 Hoạt động 4: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài. Hướng dẫn các em diễn đạt mỗi một từ ngữ xoay quanh mạng thành ít nhất một câu. Ví dụ: từ “Bộ lông ”. Diễn đạt thành câu: Đúng với cái tên, chú gà trống có bộ lông vàng mượt như nhung và lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sáng. Hay: Bộ lông của chú mượt, mịn màng và rất dày. - Đầu chú hình hột xoài, đôi mắt nhỏ như hai cái nút áo. Cái mỏ màu vàng trông thật cứng cáp. - Cái mào đỏ thắm đội trên đỉnh đầu càng làm cho chú thêm phần đỏm dáng và oai vệ. - Bộ lông đuôi vừa dài vừa lượn cong, lại sặc sỡ tựa bảy sắc cầu vồng sau mưa. Ở sơ đồ tư duy, cần lưu ý cho học sinh những chỗ có thể so sánh hay dùng từ ngữ độc đáo thì có thể ghi chú. Hoạt động 5: Trao đổi sửa chữa và nhận xét. Đối với học sinh lớp 4 việc sửa chữa và tự nhận xét bài cho nhau là việc làm rất khó khăn, ít em tự thực hiện được. Việc tập cho các em biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về cả nội dung và cách diễn đạt, cách trình bày là rất cần thiết, nó không chỉ giúp các em nâng cao khả năng làm văn, nâng cao chất lượng câu văn, đoạn văn, bài văn của các em mà còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn đề. Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, tôi hết sức chú trọng việc tập cho học sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp. Khi các 16
  6. em hoàn thành bài tập, tôi thường tổ chức cho các em đọc lại bài, đối chiếu với yêu cầu của đề bài để kiểm tra xem nội dung bài làm đã đảm bảo chưa? Câu văn, ý văn đã rõ ràng, đủ ý chưa? Thời gian đầu các em rất bỡ ngỡ, khó thực hiện, tôi tập cho cả lớp cùng thực hiện chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực hiện trong nhóm, dần dần là mỗi cá nhân sẽ tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của mình. Ngay trong quá trình các em làm bài, tôi cũng theo dõi, giúp các em tự nhận xét, kiểm tra, điều chỉnh kịp thời những chỗ chưa hay, chưa phù hợp, tập cho các em biết chú trọng đến cách diễn đạt sao cho đúng, đủ, rõ ý. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá bài của bạn (cách dùng từ, đặt câu, ) rồi rút kinh nghiệm, vận dụng vào bài của mình theo các bước: + Chọn đọc bài, câu văn của bạn và trao đổi, suy nghĩ tìm ý hay, cách chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù hợp. + Rút kinh nghiệm, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài làm của mình. Hoạt động 6: Dựa vào bài viết nháp đã sửa, học sinh viết bài vào vở cho hoàn chỉnh. Sau một năm nghiên cứu chương trình dạy Tập làm văn lớp 4. Bằng cả sự lao động nỗ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò. Chất lượng học văn của lớp tôi nâng cao rõ rệt. Từ chỗ học sinh chưa viết được những bài văn gãy gọn, mạch lạc, các em đã xây dựng được những bài văn hay, câu văn giàu hình ảnh, đạt bài khá, bài giỏi ngày càng nhiều. Tôi cũng xin đưa ra những bài văn điển hình của các học sinh lớp tôi. Bài số 1: Đề bài: Viết đoạn văn tả con vật nuôi trong gia đình? Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Ngày xưa, họ dùng bồ đưa câu để đưa thư. Sở thích của chúng là sạch sẽ, chuồng đẹp, chúng ăn thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, màu đen nhưng em rất thích chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót "gù gù " của chúng nghe thật êm đềm. Ôi, chúng thật đáng yêu! Bài số 2: Đề bài: Tả chú gà trống nhà em nuôi hoặc của hàng xóm. Bình minh vừa thức giấc. Bỗng, một tiếng gáy vang động đánh thức mọi người. Đó là tiếng gáy của con gà trống nhà em. Chú khoác trên mình một tấm áo màu đỏ tía. Hai cánh và đuôi pha màu xanh biếc. Đầu chú to bằng nắm tay em, chiếc mào hình bánh lái tàu đỏ chót. Đôi mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Cái mỏ khoằm khoằm vàng sậm. Đôi chân màu vàng nghệ, cựa sắc và nhọn. Hai cái cánh to như hai cái quạt. Cái đuôi đủ màu sắc nhưng nổi hơn cả là màu đen, xanh cong cong như hình lưỡi liềm. 17
  7. Hằng ngày, chú ta đánh thức cả xóm dậy với tiếng gáy quen thuộc “ Ò ó o!o o o”. lúc chú gáy, cái cổ phình lên, ngực ưỡn ra phía trước và cánh vỗ phành phạch, trông thật hiên ngang như một chàng vệ sĩ. Tiếng gáy chú chỉ vừa cất lên, là những chú gà trống khác trong xóm cất tiếng gáy theo. Trong sinh hoạt với đàn, có lẽ chú là người có tấm lòng độ lượng bao dung nhất. Mỗi lần em vãi thức ăn ra sân chú cũng chạy đến nhưng không thấy chú tranh giành với ai cả. Thậm chí có miếng mồi ngon chú cũng chia năm sẻ bảy cho những cô mái tơ. Em rất yêu chú gà trống này. Chú là chiếc đồng hồ báo thức ở xóm em, thúc mọi người dậy đúng giờ để đi làm, còn tụi nhỏ chúng em thì đến trường. Hoạt động 7: Nhận xét - tuyên dương. - Tuyên dương trước lớp đối với bài viết xuất sắc và những bài viết có tiến bộ. - Tặng bông hoa học tốt cho những bài làm hay. - Khuyến khích học sinh học tập cách diễn đạt của những bạn có bài viết tốt. - Giáo viên chỉ ra cho những em viết chưa tốt lỗi ở đâu? Cần sửa như thế nào? Còn thiếu yếu tố gì? 4. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một tất yếu của sự phát triển. Việc ứng dụng tích hợp các phần mềm dạy học vào giảng dạy làm cho bài học trở lên sinh động, phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn với học sinh. Ứng dụng phần mềm Powerpoint và phần mềm Violet vào giảng dạy giúp ích rất nhiều trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Ứng dụng những phần mềm này để đưa hình ảnh minh họa, đưa bài văn mẫu nhanh, gọn và hiệu quả. Khi dạy văn miêu tả con vật, việc sưu tầm và tìm kiếm qua mạng Internet giúp giáo viên có bộ sưu tầm rất phong phú để học sinh quan sát về các con vật bằng những hình ảnh minh họa sinh động. Bên cạnh đó, dùng trình chiếu để cho học sinh nghe tiếng kêu hay miêu tả ngoại hình, xem clip về hoạt động đặc thù của con vật các em sẽ dễ dàng viết được câu văn có hình ảnh( so sánh hoặc nhân hóa). Việc đưa câu văn, đoạn văn hay bài văn mẫu để học sinh học tập trở lên nhẹ nhàng, dễ dàng và phong phú hơn khi giáo viên dùng phần mềm trình chiếu.Việc làm này rút ngắn được thời gian và hiệu quả lại rất cao vì đa số các em học sinh rất chú ý, đồng thời đảm bảo mọi học sinh đều có thể quan sát được mẫu. Khi đó, giáo viên có nhiều thời gian để phân tích câu văn hay, câu văn có hình ảnh. Đồng thời, giáo viên cũng có thể đưa nhiều câu văn, đoạn văn, bài văn mẫu để phù hợp với hiểu biết của từng học sinh. Khi đưa mẫu bài văn về con vật, có thể đưa bài văn về con gà, con lợn, con trâu, con chó, con mèo, con khỉ, con 18
  8. voi, phù hợp với các em học sinh về hiểu biết và sự yêu thích. Giờ học càng phong phú và sinh động, phát huy được tính tích cực và chủ động của từng học sinh. D. Kết quả thực hiện Qua việc nghiên cứu đề tài tôi thấy dạy văn miêu tả là một việc làm khó. Song tôi cũng tự rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm vô cùng qúy báu. Người giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng của phân môn Tập làm văn, biết lựa chọn phương pháp phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lý nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, sự năng động sáng tạo trong học tập và giao tiếp. Chính vì học sinh nắm được cấu tạo bài văn miêu tả con vật nên hầu hết các em làm văn đủ ý, bố cục rõ ràng, nhiều em viết văn hay, sinh động. Qua việc tiến hành soạn giảng, kết hợp các biện pháp đó đề xuất vào thực tế giảng dạy ở lớp thì kết quả giảng dạy của tôi khả quan hơn nhiều. Cụ thể đề tài đó tiến hành thực nghiệm đến cuối năm học ở tại lớp 4C, lớp tôi chủ nhiệm được sự đánh giá cao về mặt chuyên môn của Ban giám hiệu và giáo viên trong trường. 7.2.Về khả năng áp dụng của sáng kiến Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thực nghiệm, tôi lựa chọn 1 lớp trong khối 4 của trường mình và 1 lớp trường tiểu học Kim Long, tương đương nhau về trình độ để làm đối tượng thực nghiệm.Trong đó lớp thực nghiệm là lớp 4C trường tiểu học Kim Long B - huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc ( tổng số 37 học sinh) và lớp đối chứng là lớp 4A trường Tiểu học Kim Long – huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc ( tổng số 36 học sinh) Với lớp 4A trường Tiểu học Kim Long, giáo viên vẫn áp dụng các biện pháp đã đề xuất như trên trong quá trình dạy tập làm văn miêu tả con vật. Sau thực nghiệm, tôi đã tiến hành khảo sát để so sánh kết quả và rút ra kết luận. Dưới đây là bảng thống kê các kết quả khảo sát trước và sau khi thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bảng 1: Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm Kết quả Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 Điểm dưới 5 TSHS Lớp SL TL SL TL SL TL SL TL Lớp thực 37 3 8,1% 7 18,9% 22 59,5% 5 13,5% nghiệm Lớp đối chứng 36 4 11,1% 8 22,2% 20 55,6% 4 11,1% 19
  9. Bảng 2: Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm Kết quả Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 TSHS Lớp SL TL SL TL SL TL SL TL Lớp thực 37 9 24,4% 15 40,5% 13 35,1% 0 0% nghiệm Lớp đối chứng 36 5 13,9% 10 27,8% 19 52,8% 2 5,5% Bảng 3: Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm Kết quả Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 Điểm dưới 5 TSHS SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi thực 37 3 8,1% 7 18,9% 22 59,5% 5 13,5% nghiệm Sau khi thực 37 9 24,4% 15 40,5% 13 35,1% 0 0% nghiệm - Nhìn vào kết quả trên, ta thấy chất lượng của học sinh sau khi thử nghiệm nâng lên rõ rệt. Cụ thể: số học sinh đạt điểm 9 - 10 của lớp thực nghiệm tăng lên 3 lần; học sinh đạt điểm 5 - 6 giảm 1,7 lần và không còn học sinh nào đạt điểm dưới 5. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 4, qua các kết quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học phân môn tập làm văn miêu tả con vật. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. - Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người 20
  10. giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. - Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của từng môn học. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Điều đáng mừng là trong các tiết học tập làm văn, học sinh hào hứng hơn, tích cực hoạt động hơn, biết tự nghiên cứu, tích cực làm việc theo nhóm một cách chủ động, tự giác. Học sinh biết chăm chú lắng nghe bài làm của bạn và đánh giá một cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp, không còn tình trạng học sinh nhút nhát, nói ấp úng. Còn giáo viên hạn chế việc giảng giải thuyết trình, minh hoạ, hạn chế câu hỏi vụn vặt. Đặc biệt về chất lượng bài viết có rất nhiều tiến bộ, số bài khá giỏi tăng lên rõ rệt. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến được đưa ra tập huấn trước tổ khối chuyên môn, hội đồng sư phạm nhà trường đã được tập thể đón nhận, đánh giá là sáng kiến hay. Đây là sáng kiến đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4, không chỉ áp dụng trong trường, mà có thể áp dụng trong toàn huyện. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Tạ Thị Ngọc Tuyết Giáo viên dạy lớp Sáng kiến áp dụng rộng 4C trường TH rãi cho giáo viên trong Kim Long B trường, huyện phục vụ công tác giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 4. Kim Long, ngày tháng 3 năm 2020 Kim Long, ngày tháng 3 năm 2020 21
  11. Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Lệ Hương Tạ Thị Ngọc Tuyết 22