Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

doc 24 trang binhlieuqn2 08/03/2022 12575
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_noi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

  1. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học * Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau: - Dùng trong câu chào hỏi: Good morning! ↓ (Unit 1: Nice to see you again) - Dùng trong câu đề nghị, yêu cầu: Come here! ↓ - Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how): What time is it? ↓ ( Trong hầu hết các bài của tiếng Anh 4, học sinh đều làm quen với các câu hỏi bắt đầu bằng các từ để hỏi.) *Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau: - Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có không”: Can you swim?↑ (Unit 5: Can you swim? – Lesson 1) Would you like some bread? ↑ (Unit 13: Would you like some milk?) - Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Mai? ↑ 5. Thực hiện các bước luyện nói trên lớp cho học sinh theo kĩ thuật dạy bài thực hành nói. Ở Tiểu học, một bài dạy kĩ năng nói thường nằm ở Lesson 1 (1,2,3) và Lesson 2 (1,2,3) trong mỗi Unit. Qua tham gia học tập vào các khóa học về phương pháp giảng dạy mới, lớp học bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh và qua nghiên cứu các tài liệu tôi đã rút ra các kĩ thuật dạy bài thực hành nói gồm ba phần như sau: a. Chuẩn bị nói (Pre-speaking) Giáo viên hướng học sinh đi vào trọng tâm bài bằng cách cung cấp các từ vựng cần thiết và mẫu câu có liên quan cho phần nói bằng nhiều hình thức khác nhau hoặc cũng có thể là ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi nói. b. Luyện nói có kiểm soát (Controled Practice) Đây là giai đoạn chính của tiết học. Học sinh luyện tập dần từ Controlled Practice Less Controlled Practice. Thời gian nói dành cho học sinh khoảng 60%, giáo viên 40%. Ở hoạt động này học sinh luyện tập theo cặp, nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên. c. Luyện nói tự do ( Free Practice/ Production) Đây là giai đoạn sản sinh lời nói, tôi thường mở rộng hoạt động để hoàn chỉnh kỹ năng nói cho học sinh, giúp các em sử dụng ngôn ngữ riêng, kiến thức 6/15
  2. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học vốn có của mình với mẫu câu vừa mới luyện vào tình huống cụ thể. Trong giai đoạn này, thời gian nói dành cho học sinh chiếm khoảng 90%, tôi chỉ là người giao nhiệm vụ, hỗ trợ cho học sinh khi cần thiết. 6. Sử dụng các thủ thuật dạy thực hành nói để phát triển kĩ năng nói cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường xuyên sử dụng các hình thức luyện tập để phát triển kĩ năng nói sau: a. Mime and guess: - Giáo viên vẽ hoặc photo một số tranh để minh họa một số từ cần ôn tập. - Giáo viên cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác thấy tranh), sau đó học sinh làm hành động để diễn tả nội dung tranh. Những học sinh khác đoán xem tranh đó vẽ nội dung gì bằng cách đưa ra các câu hỏi dạng Yes/ No questions. Học sinh đoán đúng sẽ lên thay cho em trước. Ví dụ: Unit 9 – What are they doing? – Lesson 1 (1,2) Giáo viên ôn lại một số từ vựng đã được học. Giáo viên chuẩn bị tranh có nội dung về: listening to music, reading, writing, watching TV, playing football. Một học sinh lên bảng chọn tranh và làm động tác để miêu tả bức tranh, những học sinh còn lại đoán tranh bằng cách đặt câu hỏi theo mẫu: Are you + V_ing ? Ss1: Are you writing ? - Ss: No. Ss2: Are you reading? - Ss: Yes. Trò chơi vừa ôn lại từ vựng chuẩn bị cho phần nói, vừa ôn lại thì hiện tại tiếp diễn mà các em sẽ tiếp tục sử dụng để luyện nói. b. Net work: - Giáo viên viết chủ điểm lên bảng. - Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm tìm những thông tin về chủ điểm đã cho. Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh ôn tập lại, hệ thống lại từ vựng theo chủ điểm đã học. Ví dụ: Unit 15 – When’s Children’s Day? – Lesson 1 (1,2,3) Ở bài này, các em được học trên truyền hình và tôi có giúp các em ôn lại bài qua học zoom. Bài học có sử dụng cách nói về ngày tháng trong phần luyện nói, vì vậy tôi đã ôn lại các từ vựng về các tháng trong năm cho học sinh. 7/15
  3. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học January Months of year March February c. Fishing: - Giáo viên viết nghĩa tiếng Việt vào một mặt của con cá, sau đó úp mặt đó xuống để học sinh không thấy. - Chia lớp làm hai đội: Hai đội lần lượt cử thành viên lên bảng câu cá. Sau đó đặt câu theo mẫu câu mà giáo viên yêu cầu với từ viết trên con cá mà học sinh câu được (học sinh phải dịch từ tiếng Việt trên con cá sang tiếng Anh). - Mỗi câu đặt đúng, đội đó ghi được một điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh ôn lại từ vựng, nhớ từ nhanh hơn mà còn giúp các em được luyện nói với các mẫu câu đã học ở các bài trước. Ví dụ: Unit 7 – What do you like doing? – Lesson 2 (1,2,3). Sau khi giáo viên cung cấp thêm từ mới cho học sinh (fly a kite, take photo), giáo viên tổ chức trò chơi để củng cố lại từ mới, ôn lại các từ vựng và mẫu câu đã học cho học sinh. Giáo viên viết trên một mặt các con cá những từ sau: thả diều, bơi, chơi cờ, xem ti vi, đạp xe đạp, chơi cầu lông, chơi bóng đá, chụp ảnh, chơi ghi-ta, sưu tầm tem. Giáo viên chia lớp làm hai đội, lần lượt hai đội lên câu cá và đặt câu theo mẫu: I like + V_ing (Mẫu câu đã học ở Unit 7 – Lesson 1) Ss: I like flying a kite. Kết thúc trò chơi, giáo viên cùng học sinh tổng kết điểm và có phần thưởng nhỏ tặng đội chiến thắng. (Tôi dùng stickers để làm phần thưởng động viên các em.) d. Chatting: - Giáo viên đặt nhiều câu hỏi có liên quan đến bài học và bản thân học sinh để các em chủ động trả lời và đưa ra ý kiến của mình. Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh được trao đổi, trò chuyện với giáo viên và các bạn. Ví dụ: Unit 8 – What subjects do you have today? – Lesson 2 (1,2,3) Giáo viên đưa ra các câu hỏi để trao đổi với học sinh trước khi vào luyện 8/15
  4. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học nói: T: Today is very nice? - Ss: Yes. T: What day is it today? - Ss: It’s ___. T: What subjects do you have today? - Ss: We have ___. T: Do you like English? - Ss: Yes / No. T: Do you have English on Tuesdays? - Ss: Yes / No. T: What subjects do you have on Thursdays? - Ss: We have ___. e. Repetition word cue drill / picture cue drill: - Giáo viên chuẩn bị 4 – 6 thẻ từ/ tranh ảnh. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu qua nội dung thẻ/ tranh. - Giáo viên đặt câu mẫu với hai tấm thẻ/ tranh và yêu cầu học sinh đồng thanh nhắc lại. - Học sinh tự đặt câu với các tấm thẻ/ tranh còn lại và đồng thanh đọc to. - Giáo viên gọi cá nhân học sinh đặt câu. - Giáo viên đặt tất cả các tấm thẻ/ tranh lên bảng và giới hạn cho học sinh thời gian để tự đặt câu. Sau đó giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của một vài học sinh. Hoạt động này giúp học sinh được luyện nói với mẫu câu mới của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. (controlled practice) Ví dụ: Unit 19 – What animal do you want to see? – Lesson 2(1,2,3) Giáo viên chuẩn bị các tấm thẻ với nội dung sau: tigers/ crocodiles/ bears/ elephants/ zebras/ kangaroos/ scary big beautiful fast Giáo viên cho học sinh luyện mẫu câu theo các bước của Repetition word cue drill / picture cue drill: I like zebras because they’re beautiful. I don’t like tigers and crocodiles because they’re scary. f. Substitution Drill: - Giáo viên đặt câu mẫu lên bảng và đọc to, học sinh đồng thanh nhắc lại. - Sau đó giáo viên chỉ đọc từ gợi ý. Học sinh chủ động thay từ đó vào câu mẫu để tạo thành câu mới và đồng thanh đọc to. - Giáo viên đọc từ gợi ý, gọi cá nhân học sinh thay từ và đọc to. Hoạt động này cũng giúp học sinh luyện nói với mẫu câu mới của bài học. Ví dụ: Unit 11 – What time is it? – Lesson 2(1,2,3) Trước khi vào luyện nói cả câu hỏi và câu trả lời “What time do you ? – I at (time)”, tôi giúp học sinh sử dụng tốt cách nói “ai đó làm gì vào lúc 9/15
  5. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học mấy giờ” trước. Giáo viên đặt câu mẫu lên bảng “I get up at 6 o’clock” và làm theo các bước của Substitution Drill: T: “We” Ss: We get up at 6 o’clock. T: “They” Ss: They get up at 6 o’clock. T: “seven” Ss: I get up at 7 o’clock. T: “six thirty” Ss: I get up at six thirty. T: “We/ seven” Ss: We get up at 7 o’clock. g. Question – answer drill: - Giáo viên chuẩn bị 4 – 6 thẻ từ/ tranh ảnh. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu qua nội dung thẻ/ tranh. - Giáo viên đặt câu hỏi và trả lời với hai tấm thẻ/ tranh và yêu cầu học sinh đồng thanh nhắc lại. - Học sinh tự đặt câu hỏi và câu trả lời với các tấm thẻ/ tranh còn lại và đồng thanh đọc to. - Giáo viên tiếp tục cho học sinh thực hành theo hình thức sau: (có sự trao đổi vị trí cho nhau khi hỏi và trả lời) + Giáo viên – Học sinh + Nửa lớp – Nửa lớp + Cá nhân học sinh – Cá nhân học sinh. (Open pair) + Học sinh làm việc cặp đôi theo bàn. (Closed pair) - Giáo viên gọi một vài cặp học sinh hỏi và trả lời trước lớp. Học sinh được tương tác, luyện nói với mẫu câu mới cùng các bạn nhiều hơn. Ví dụ: Unit 19 – What animal do you want to see? – Lesson 1(1,2,3) Giáo viên chuẩn bị 4 thẻ hình về: kangaroos, crocodiles, tigers, elephants. Giáo viên cho học sinh luyện mẫu câu theo các bước của Question – answer drill: What animal do you want to see? – I want to see kangaroos. h. Report: - Học sinh tự trình bày ý kiến của mình về chủ đề được giáo viên đưa ra. Với những lớp hơi yếu, giáo viên có thể đưa ra một vài gợi ý giúp học sinh. Hoạt động giúp học sinh tự sản sinh lời nói kết hợp với mẫu câu vừa học. 10/15
  6. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Ví dụ: Unit 4 – When’s your birthday? – Lesson 2(1,2,3) Học sinh làm việc theo nhóm 4 hoặc 6: Học sinh vẽ và trang trí một cái bánh sinh nhật, sau đó ghi ngày sinh các thành viên trong gia đình lên chiếc bánh. Học sinh nói với các bạn trong nhóm về tuổi và ngày sinh của các thành viên trong gia đình mình. Sau đó giáo viên gọi một vài học sinh lên nói trước lớp. Eg: There are 4 people in my family: , , , My father is years old. His birthday is on My mother My sister I’m I love my family very much. i. Disappearing dialogue: - Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một số từ, ngữ (mỗi gạch là một từ). Hoạt động giúp học sinh được luyện nói kết hợp giữa mẫu câu mới và các mẫu câu cũ đã học nhằm phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Ví dụ: Unit 12 – Where were you yesterday? – Lesson 2(1,2,3) S1: What ___ ___ ___ do? S2: He ___ ___ farmer. S1: Where ___ ___ work? S2: He ___ in a ___ . Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ. Như ví dụ trên chỉ còn là : S1: ___ ___ ___ ___ ___? S2: ___ ___ ___ ___ . S1: ___ ___ ___ ___? S2: ___ ___ ___ ___ ___. j. Find someone who: - Giáo viên cung cấp một mẫu bảng biểu sẵn cho học sinh. - Yêu cầu học sinh sử dụng câu hỏi dạng Yes/ No questions để hỏi các bạn trong lớp và điền thông tin vào bảng. - Kết thúc hoạt động giáo viên gọi một vài học sinh lên nói lại kết quả trước lớp. Học sinh được tự do nói, tương tác nhiều với các bạn trong lớp. Hoạt 11/15
  7. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học động còn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ví dụ: Unit 5: Can you swim? – Lesson 1(1,2,3) Find someone who Name S1: Can you dance? can S2: Yes. dance Hoa, Nam (S1 has to write S2's name sing Lan in the “name” column.) swim Report: Hoa and Nam can draw. skate Lan can sing. cook skip draw k. Charactors: - Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cặp/ nhóm. Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. Ví dụ: Unit 17 – How much is the T-shirt? – Lesson 2(1,2,3) Học sinh làm việc nhóm, đóng vai người bán và những người đi mua hàng. Học sinh bày lên trên bàn nhóm những đồ vật liên quan đến chủ đề “clothes” và “school things” (được giáo viên yêu cầu chuẩn bị sẵn ở nhà, với những đồ vật không tiện mang theo, học sinh có thể dùng tranh về đồ vật đó để thay thế.) S1: Can I help you? S2: Yes. I want to buy that school bag. How much is it? S1: It’s 80.000dong. S3: Excuse me. Can I have a look at those shoes? S1: Sure. Here you are. S3: How much are the shoes? S1: They’re 95000dong. l. Survey: - Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng. - Học sinh di chuyển, hỏi các bạn trong lớp và ghi chú thông tin về bạn mình. 12/15
  8. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học - Kết thúc hoạt động, giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin đã biết về bạn của mình. Hoạt động giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, thoải mái để giao tiếp tiếng Anh với các bạn hơn. Học sinh có thể giúp đỡ nhau lẫn nhau trong khi nói. Ví dụ: Unit 10 – Where were you yesterday? – Lesson 2(1,2,3) Ss1: What’s your name? Name Where/ What/ do/ Ss2: My name’s Nam. yesterday? yesterday? Ss1: Where were you yesterday? Nam at home watched TV Ss2: I was at home. Hoa Ss1: What did you do yesterday? Ss2: I watched TV. Report: Yesterday, Nam was at home and watched TV. Hoa was m. Chain game: - Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập. - Học sinh chơi theo đội (khoảng 3 đội chơi). Mỗi đội khoảng 5 học sinh và giáo viên có bấm thời gian chơi cho mỗi đội. + Đội 1: Học sinh đầu tiên bắt đầu đặt một câu theo mẫu và đưa ra câu hỏi cho học sinh thứ hai. Học sinh thứ hai trả lời câu hỏi xong, đặt câu hỏi cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ tư, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục cho đến học sinh cuối cùng. + Đội 2 và đội 3 tiếp tục như đội 1. Học sinh vừa được chơi vui vẻ, vừa khắc sâu được kiến thức đang học và phát triển được kĩ năng nói. Ví dụ: Unit 5 – Can you swim? – Lesson 1(1,2,3) Mẫu câu: “What can you do? – I can ” Team 1- S1: I can swim. What can you do? S2: I can dance. What can you do? S3: I can sing. What can you do? S4: I can cook. What can you do? S5: I can play the guitar. Team 2: Team 3: n. Read my lips: - Học sinh làm việc theo nhóm. Một học sinh trong nhóm sử dụng một cấu trúc câu nào đó và nói theo khẩu hình miệng (không phát ra thành tiếng). Các học sinh còn lại trong nhóm nhìn miệng và nhắc lại câu bạn nói. 13/15
  9. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Ví dụ: Unit 12 – What does your father do? – Lesson 1(1,2) Hoạt động được tổ chức để luyện nói với mẫu câu giới thiệu về nghề nghiệp của một ai đó: My father/mother/brother is a/an HS: My father is a farmer. (Nói theo khẩu hình miệng, không thành tiếng) Các học sinh còn lại trong nhóm nhìn và nhắc lại câu bạn mình vừa nói cho đúng thì thôi: My father is a farmer. Trò chơi rất thu hút học sinh, yêu cầu học sinh có sự tập trung cao để có thể nói lại đúng lời nói của bạn. III. Kết quả thực hiện. Sau một thời gian áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình ngày một tăng lên. Học sinh hăng hái thực hành hơn, tích cực luyện nói hơn, giờ học sôi nổi hơn. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn. Kết quả sau khi áp dụng lồng ghép các thủ thuật dạy nói vào tiết dạy môn Tiếng Anh của tôi như sau: Lớp Sĩ Hoàn Hoàn Chưa hoàn Thích Không số thành tốt thành thành thích 4A 31 14 (45,2%) 17 (54,8%) 0 (0%) 23 (74,2%) 8 (25,8%) 4E 31 9 (29%) 22 (71%) 0 (0%) 22 (71%) 9 (29%) C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. I. Kết luận. Phương pháp thực hành nói như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn. Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : - Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực. - Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học. 14/15
  10. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học - Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh. - Sưu tầm các phần mềm dạy học tiếng Anh, kết hợp rèn kỹ năng nghe-nói- đọc-viết trong các tiết học. II. Khuyến nghị. Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc làm thế nào để nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, nó chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ các đồng nghiệp và các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn; và rất mong phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức nhiều chuyên đề hơn để giáo viên chúng tôi có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau để kết quả giảng dạy ngày càng được nâng cao. III. Cam đoan. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do bản thân tôi sau một quá trình giảng dạy và nghiên cứu đã đúc rút và viết nên, không phải là sáng kiến kinh nghiệm sao chép. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Ba Vì, ngày 08 tháng 7 năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Mỹ Dung 15/15
  11. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học MỘT SỐ MINH CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Học sinh luyện nói theo cặp đôi. Học sinh hoạt động nhóm.
  12. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Học sinh chơi trò chơi “Fishing” Học sinh chơi trò “Hangman” vào giờ ra chơi
  13. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Học sinh chơi trò “Slap the board” vào giờ ra chơi. Học sinh đóng vai người bán hàng và người mua hàng
  14. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Học sinh tham gia hoạt động “Mime and guess”
  15. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Part 1: Giáo viên chọn một trong các đề sau để hỏi cá nhân học sinh. Task 1: Answer the questions. 1. What toys do you like? 2. Do you have a car/ doll/ robot/ ? 3. What pets do you have? Task 2: Answer the questions. 1. What is this? (Giáo viên chỉ vào một đồ dùng học tập và hỏi) 2. What colour is it? 3. Is that your + school thing? Task 3: Answer the questions. 1. Do you have any pets? 2. How many pets do you have? 3. Where is the fish? Task 4: Answer the questions. 1. Do you like hide and seek? 2. What do you do at break time? 3. What is she doing?
  16. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Part 2: Giáo viên cho học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp đôi, dựa vào câu hỏi gợi ý.( Unit 2: I’m from Japan.- Lesson 2 - Part 3. Let’s talk) Ví dụ: A: What’s your name? B: My name’s Lan. A: Where are you from? B: I’m from Viet Nam. A: What nationality are you ? B: I’m Vietnamese. - Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: Hoàn thành tốt: Hiểu và trả lời đúng yêu cầu của các câu hỏi; nói to rõ ràng; phát âm chính xác. Hoàn thành: Hiểu và trả lời đúng yêu cầu của ít nhất một nửa số câu hỏi trở lên; phát âm được. Chưa hoàn thành: Chưa hiểu rõ nội dung các câu hỏi và trả lời nhiều câu chưa chính xác; phát âm chưa chuẩn. Đồng thời sau khi làm bài khảo sát này, tôi tiến hành làm phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh : Hỏi: Con có thích học môn Tiếng Anh không? Con hãy đánh dấu “x” vào ô vuông.  thích  không thích
  17. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Part 1: Giáo viên chọn một trong các đề sau để hỏi cá nhân học sinh. Task 1: Answer the questions. 1. What time is it? 2. What time do you go to school? 3. What subjects do you have today? Task 2: Answer the questions. 1. What’s Linda’s favourite food? 2. Would you like some noodles? 3. What did you do yesterday? Task 3: Answer the questions. 1. What does he look like? 2. Who’s taller, your mother or your father? 3. What does your father do? Task 4: Answer the questions. 1. What time do you get up? 2. What’s Peter’s phone number? 0986 588 548 3. How much is your T-shirt/ blouse/ ?
  18. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học Part 2: Giáo viên cho học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp đôi, dựa vào câu hỏi gợi ý.( Unit 15: When’s Children’s Day?- Lesson 2 - Part 3. Let’s talk) Ví dụ: A: When is New Year? B: It’s on the first of January. A: What do you do on New Year? B: I decorate my house . Và tôi lại tiến hành làm phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh : Hỏi: Con có thích học môn Tiếng Anh không? Con hãy đánh dấu “x” vào ô vuông.  thích  không thích
  19. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Hùng, 1990. Phát âm tiếng Anh của người Viêt. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên. 2. Hùng và Trịnh Thanh Toản, 2009. Luyện nói tiếng Anh dễ dàng. HàNội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin 3. Kay Mathias M.A, 1988. Every Day English.2nd edition. The Pitman Press. 4. Naomi Simons, 2011. Family and Friends, Great Clarendon Street: Oxford University Press.