Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_v.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non
- 22 2.4.Biện pháp 4. Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh. - Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên tôi bởi phụ huynh không những rèn nề nếp cho trẻ mà còn tuyên truyền đến những người khác như những người thân trong gia đình về ý thức bảo vệ môi trường của mình đối với nhà ở và những nơi công cộng. Tôi đã tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường đến các bậc phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, trong buổi họp phụ huynh tôi cũng nêu ra trao đổi với phụ huynh để phụ huynh ở nhà giáo dục cho trẻ ý thức ngoan ngoãn, lễ phép, bảo vệ môi trường như chào hỏi người lớn, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng nước tiết kiệm. Ngoài ra còn trao đổi với phụ huynh thông qua kênh tuyên truyền của nhón lớp: zalo, facebook, bảng tuyên truyền - Phụ huỵnh còn sưu tầm phế liệu ( chai, lọ, vỏ sò, hạt gấc, ) để làm đồ chơi, xếp chữ cũng vô cùng hấp dẫn và lạ mắt với trẻ. Những thứ đó vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa làm tăng sự sáng tạo của trẻ. Kích thích tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Điều đó đã khẳng định rằng công tác phố kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: 1. Hiệu quả kinh tế - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi được nhà trường, phụ huynh ủng hộ nhiệt tình nên không tốn kém nhiều về kinh phí.
- 23 - Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp ủng hộ đồ dùng học tập, đồ dùng chung Ngoài ra còn ủng hộ nvl phế thải: chai, lọ, hột, hạt, non bia, hộp sữa .để trẻ sáng tạo đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi, phát triển trí tuệ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nvl tái chế và giữ gìn môi trường chung 2.Hiệu quả xã hội 2.1, Giá trị làm lợi cho môi trường: - Môi trường trong ngoài lớp luôn sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh tạo sự thoáng mát . - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tại nơi cư trú, ngoài ra còn tạo cho trẻ thói quen không vất rác bừa bãi, sử dụng nvl có lợi cho môi trường như: thay vì sử dụng túi nilong thì sử dụng túi giấy, biết chăm sóc cây xanh, giữ gìn sự trong sạch cho môi trường mọi lúc, mọi nơi, biết sử dụng tiết kiệm các nguồn năng nượng, nguồn nước . - Giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường sau khi tận dụng các nvl tái chế để tận dụng vào việc dạy và học - Người dân ( phụ huynh) nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để trẻ noi theo Trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì ý thức tự giác bảo vệ môi trường là quốc sách đặt lên hàng đầu, cùng với đó là việc giữ gìn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người thân bằng cách đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc, rửa tay sát khuẩn thực hiện tiêu chí 5K của bộ y tế cũng là tự bảo vệ mình, bảo vệ môi trường và bảo vệ thế giới 2.2. Giá trị làm lợi khác 2.2.1 Về phía giáo viên:
- 24 Qua nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy như sau: - Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của trẻ.Vì thế đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, mọi lúc mọi nơi không ngại khó, khổ, ngại bẩn - Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp. - Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh học sinh gia đình và nhà trường để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tích cực sưu tầm tranh đẹp, hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. -Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện rử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. - Tự tin, sáng tạo, luôn làm gương cho trẻ noi theo - Có mối quan hệ chặt chẽ và tạo được sự uy tín đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ 2.2.2 Về phía phụ huynh: - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng tạo ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cả ở lớp lẫn ở nhà để đạt hiệu quả cao - Ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, sưu tầm ủng hộ đồ dùng, đồ chơi để trẻ sáng tạo, làm gương cho trẻ để trẻ học theo
- 25 - Cha mẹ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi trong tư duy con trẻ và những hành động bảo vệ môi trường xung quanh của trẻ 2.2.3 Về phía trẻ: - Đa số trẻ có ý thức cá nhân, ý thức tập thể bảo vệ môi trường. - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường chung: bỏ rác đúng nơi quy định, không giẫm đạp lên cây hoa trong vườn trường, - Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi thường xuyên, biết động viên mọi người như bố mẹ,, ông bà cùng chung tay bảo vệ môi trường. - Khảo sát trên trẻ Qua thực hiện một số biện pháp nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp tôi từ đầu năm đến nay đã đã thu lại được những kết quả như sau: Kết quả khảo sát 36 trẻ Trước khi thực Sau khi thực hiện TT Các hành vi đánh giá hiện Số trẻ đạt Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt 1 Biết chăm sóc và bảo vệ 23 / 36 64 % 34/36 94 % cây, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. 2 Biết giữ gìn trật tự,vệ sinh 20 / 36 56 % 33/36 92 % công cộng, vệ sinh trường lớp
- 26 3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ 28 / 36 78 % 36/36 100 % chơi đúng nơi quy định 4 Tự giác gom rác vào thùng 17/ 36 47 % 36/36 100 % 5 Phân biệt được những hành 19 / 36 53 % 35/36 97% động đúng, hành động sai với môi trường 6 Biết tiết kiệm điện, nước khi 19 / 36 53 % 35/36 97 % sử dụng và tắt khi không sử dụng 7 Nhắc nhở mọi người không 10 / 36 28 % 30/36 83 % được xả rác bừa bãi 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi thực hiện áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” tôi thấy có rất nhiều lợi ích cho cả cô và trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ, có ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi để trẻ noi theo Tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực.
- 27 Có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: Giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ Trên đây là: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Thị Loan PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- 28 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Cô luôn là tấm gương để trẻ noi theo
- 29 Trẻ lựa chọn hành vi đúng sai để từ đó rút ra bài học và làm theo hành vi đúng, nâng cao nhận thức ở trẻ
- 30 -Trẻ sáng tạo trồng cây vào các chai lọ, nvl phế thải Bức tranh biển quê hương, Con trâu, đồng hồ, chong chóng được làm từ lá đa, lá dừa, lá mít
- 31 H1: Hậu quả của lũ lụt H2: Hậu quả sạt lỡ đất
- 32 Trẻ nhặt lá cây trên sân trường, tưới cây trong giờ chơi ngoài trời Trẻ chơi ở góc, sau khi chơi xong có ý thức lau chùi, dọn dẹp ngăn nắp
- 33 Hình thành ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh – nguồn sống của nhân loại
- 34 Trẻ cùng cô sưu tầm nvl phế thải và làm đồ dùng sáng tạo phục vụ việc học và chơi, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường Trẻ thực hành 1 số kỹ năng tự phục vụ
- 36 Công tác phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm, ủng hộ nvl phế thải và sáng tạo đồ dùng ở trong lớp