Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh theo Mô hình trường học mới VNEN

doc 35 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh theo Mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tot_vai.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh theo Mô hình trường học mới VNEN

  1. (Cách sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm - lớp 3B) Tuy nhiên, để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các Nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: Thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Một điều quan trọng nữa, đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp 22
  2. phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. (Đại diện các nhóm giơ thẻ thông báo đã hoàn thành nhiệm vụ) Vậy làm thế nào để có các nhóm trưởng làm được điều này? Qua trải nghiệm, tôi đã tự rút ra được một số biện pháp như sau: Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một. Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài, nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm hiểu mục tiêu: - Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn nêu mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên) - Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất - Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai, . 23
  3. (Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để GV và Trưởng ban học tập biết đến, kiểm tra và chia sẻ trước lớp). Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng thì người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên. Ví dụ: Bài “Ôn tập bảng nhân và bảng chia” ( tài liệu toán lớp 3 trang 15) Bài tập 1: Ôn tập bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5 Câu a:Yêu cầu trong tài liệu là : Em đố bạn đọc bảng nhân, chẳng hạn bảng nhân 2, em nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn. - Nhóm trưởng ( tức giáo viên làm mẫu) làm việc như sau: + Mời các bạn thảo luận theo nhóm 2: Bạn A với bạn B là một nhóm, bạn C với bạn D là một nhóm . + Các nhóm hãy tự đố nhau đọc bảng nhân; chẳng hạn: bảng nhân 2, nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn. + Sau khi các nhóm làm xong, nhóm trưởng điều khiến đặt câu hỏi và đố bạn trong nhóm trả lời, sau đó mời bạn khác nhận xét và cuối cùng đi đến ý kiến thống nhất chung cả nhóm . Giơ thẻ hoàn thành báo để cô giáo viên kiểm tra. Hoặc trong các bài khác ngoài nội dung câu hỏi sách giáo khoa khi đã hoàn thành nhóm trưởng phải biết nêu thêm một số câu hỏi để kiểm tra xem các thành viên trong nhóm có nắm được kiến thức hay không. Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm, mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm. Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt . Cách 5: Nhóm nào hoạt động nhanh, hiệu quả, hoàn thành trước thì giơ thẻ dã hoàn thành có thể đến hỗ trợ nhóm bạn giơ thẻ cần cứu trợ 24
  4. (Học sinh nhóm đã hoàn thành đi hỗ trợ nhóm bạn) - Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi xung quanh lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ. 2.6. Xây dựng vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. - Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. 25
  5. - Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm. - Báo cáo viên: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động. - Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, 3. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng như những người thầy thứ hai: Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp hoạt động : - Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu - Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của ḿnh vừa quan sát được tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học. - Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử 26
  6. dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng). + Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ. - Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: "Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cố gắng một chút nữa thì thật tuyệt vời"; " Cậu cố lên, các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu", 4. Giáo viên hướng dẫn các ban trong Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học: - Tổ chức cho Hội đồng tự quản lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi. - Xây dựng kế hoạch cho các ban trong Hội đồng tự quản qua một số hoạt động thực tế. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn. Dùng phiếu sau: - Bạn làm tốt - Bạn làm khá tốt - Bạn làm chưa tốt Khi đánh giá trên phiếu, giáo viên hỗ trợ và tổ chức cho các em tự nhận xét cho bạn: Bạn đã làm được những gì? Còn thiếu chỗ nào? Mình học tập bạn ra sao?, 27
  7. 5. Tổ chức giao lưu toàn trường thông qua các hoạt động tập thể và “ Rèn kĩ năng quản lí điều hành các nhóm, lớp hoạt động”.: Hình thức này nên tổ chức tập trung toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cách thức: Tổ chức theo các trò chơi, trong các trò chơi này được phân ra các nhóm chơi theo hình thức thi đấu (thường nên có 2 đến 3 nhóm chơi) mỗi nhóm đều có các nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động. 6. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, hòa đồng : Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “ Biết đồng sức, Biết đồng lòng. Việc gì khó, Làm cũng xong.” Hay: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” Thật đúng vậy, có đoàn kết thì mới tạo nên sức mạnh. Vậy, để xây dựng được mối đoàn kết, sự đồng lòng giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của Hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng, đặc biệt là ban Văn nghệ của lớp. Ban Văn nghệ dưới sự hướng dẫn của GV, vào giờ ra chơi ban Văn nghệ tự tổ chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và tôi cũng cùng tham gia chơi với học sinh. Trước khi chơi, GV thường đưa ra những giải thưởng thú vị, giải nhất có thể là gói kẹo, hộp phấn, chiếc bút, . để kích thích sự hứng thú,tinh thần chơi của các em. Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi phải biết đồng sức, đồng lòng, tinh thần đoàn kết cao. Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắc chắn sẽ thua cuộc. Qua trò chơi, vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua những giờ giải trí với những trò chơi thú vị ấy, HS càng thân thiết, quý mến nhau hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. 28
  8. V. KẾT QUẢ:. Qua một năm thực hiện Mô hình trường học mới VNEN, bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của ngành, của chính quyền địa phương, của BGH, của hội đồng Đội và tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của PHHS, sự nỗ lực của Hội đồng tự quản, lớp tôi đã đạt được kết quả rất khả quan: - Tính đến nay , sĩ số lớp được duy trì 100 %, lớp có nề nếp tự quản tốt, học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Không có học sinh vi phạm kỉ luật nghiêm trọng. - 100% học sinh đạt yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng; không khí trong các giờ học trở nên sôi nổi hơn, hình ảnh cô giảng - trò nghe, cô đọc - trò chép được thay thế bằng cảnh hoạt động nhóm sôi nổi. Chất lượng học tập tại các lớp học được nâng cao, học sinh phát huy được “5 tự”: tự học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác, tự chủ. Học sinh phát huy tốt được những kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Hội đồng tự quản do các em tự bầu đã phát huy nhiệm vụ của từng vị trí, bước đầu quen dần với công việc tự điều hành. Với “Hoạt động ứng dụng”, phụ huynh học sinh được tham gia trong việc học tập, giúp đỡ con cái, tăng sự hiểu biết và vốn sống thực tế. Qua đợt khảo sát chất lượng cuối năm vừa qua, đối chiếu với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học thì tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên rõ rệt, không có học sinh dưới điểm 5. Cuối năm học, 100% số học sinh của lớp được lên lớp thẳng, tỉ lệ học sinh có thành tích xuất sắc và hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện rất cao. - Học sinh mạnh dạn, tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. - Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, phát huy được năng lực sáng tạo của HS, lấy HS làm trung tâm. - Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh diễn ra thường xuyên, hiệu quả. Qua đây giúp các em có ý thức chủ động trong việc tham gia các hoạt động, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thầy, cô giáo. Các em có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình trước tập thể. - Ban Hội đồng tự quản của lớp tôi đã thực sự đi vào nề nếp, các em đã biết công, biết việc, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, biết điều hành lớp, nhóm, hoạt động một cách tích cực, chủ động, tạo nên môi trường lớp học sôi động, thân thiện và hiệu quả. Các em nêu cao được tinh thần tự giác, tự học, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, 29
  9. vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất tốt, không còn nhút nhát, rụt rè như hồi đầu năm nữa: Kết quả cụ thể: +. Các kĩ năng của học sinh: Tổng số HS Số HS biết Số HS mạnh Số HS làm Số HS thụ điều hành dạn, tự tin, việc chậm, động, chưa lớp, nhóm kĩ năng giao chưa biết xử mạnh dạn tiếp tốt lí tình huống 28 em 20 em 27 em 1 em 0 em +. Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học: 2015 – 2016 của HS lớp 3B: Môn Tổng số Số HS Điểm Điểm Điểm Điểm học sinh dự kiểm 9-10 7-8 5-6 dưới 5 tra Toán 28 em 28 em 17 em 9 em 2 em 0 em Tiếng 28 em 28 em 15 em 10 em 3 em 0 em Việt - Ngoài ra, lớp đạt giải nhất trong cuộc thi trang trí lớp học, trong cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Không những thế lớp luôn đứng đầu trong các buổi sơ kết tuần toàn trường và trong các phong trào do Đội phát động như: Phong trào Trần Quốc Toản, phong trào ủng hộ bạn nghèo, phong trào ủng hộ các bạn vùng lũ lụt, phong trào “ Kế hoạch nhỏ”, - Đặc biệt, lớp có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các cuộc giao lưu học sinh giỏi cấp trường và cấp huyện: * Cấp trường: + Viết chữ đẹp: 5em/ tổng số 10 em ( Trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.) + Giải Tiếng Anh trên Internet: 4 em/ tổng số 10 em ( Trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì và 1 giải khuyến khích.) 30
  10. + Giải Toán trên Internet: 5 em / tổng số 10 em( Trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì và 2 giải khuyến khích.) + Giao lưu học sinh giỏi: 6 em / tổng số 10 em ( Trong đó có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.) * Cấp huyện: + Viết chữ đẹp: 2 học sinh đoạt giải nhất, đó là: em Nguyễn Ngọc Mai và em Nguyễn Đức Tài, một em đoạt giải nhì, đó là: em Nguyễn Cẩm Ly. + Giải Tiếng Anh trên Internet: một em đoạt giải nhì, đó là: em Nguyễn Đức Tài, 2 em đoạt giải ba, đó là: em Nguyễn Yến Nhi và em Đặng Minh Huy. + Giải Toán trên Internet: 2 em đoạt giải nhì, đó là: em Đặng Minh Huy và em Nguyễn Yến Nhi, một em đoạt giải khuyến khích, đó là: em Dư Hồng Hạnh. - Ngoài ra, từ khi áp dụng mô hình này, không chỉ có giáo viên và học sinh mà ngay cả phụ huynh học sinh cũng có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức. Họ tỏ ra khá hài lòng với kết quả của con em mình khi theo học Mô hình VNEN. Với mô hình này, phụ huynh học sinh đã biết được con mình học gì? và học như thế nào? từ đó giúp con nhiều hơn trong việc liên hệ, ứng dụng kiến thức học vào cuộc sống. 31
  11. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Việc giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN, tuy GV mất rất nhiều thời gian ở những tuần đầu, tháng đầu, vì học sinh chưa quen nhưng khi đã được sự hỗ trợ của GV, được sự tín nhiệm của các bạn trong lớp thì ban HĐTQ làm việc rất tốt. Việc thành lập ban HĐTQ nhanh nhẹn, năng nổ là hết sức quan trọng và rất cần thiết vì Ban HĐTQ có thể thay GV điều hành lớp tham gia tất cả các hoạt động trong nhà trường. Mặt khác, giúp các em phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh rất thích học theo mô hình này, các em trở nên mạnh dạn, tự tin, không còn nhút nhát rụt trè như trước nữa. Đặc biệt, HS học yếu giảm hẳn, đó là nhờ sự hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao ở trong các nhóm và thể hiện rất rõ trong từng tiết học. Với những kết quả ban đầu đạt được như trên, có thể nói: Mô hình trường học mới VNEN được triển khai tại các trường tiểu học là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay. Hy vọng rằng, mô hình dạy học mới này sẽ ngày càng được nhân rộng để các em học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo được cùng nhau tham gia vào quá trình dạy - học, đảm bảo theo mong muốn của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 2. Khuyến nghị: Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phát triển toàn diện, tôi xin có một số đề xuất như sau: - Phải nhận thức đúng đắn về Mô hình trường học mới VNEN. - Tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc, quan tâm đến học sinh từ đó giáo viên mới tích cực tìm hiểu nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời mới có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời, giúp cho các em học tập tốt hơn, tích cực hơn. - Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị và các đoàn thể trong việc quản lý, giáo dục học sinh một cách chặt chẽ, đồng bộ và kịp thời. - Tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên, hội thảo về công tác đổi mới phương pháp giáo dục vào nhà trường. - Tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh học sinh nắm bắt và hiểu rõ về Mô hình trường học mới VNEN. 32
  12. - Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học phù hợp với Mô hình trường học mới VNEN. - Trang bị cho đội ngũ Giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học VNEN. Kính thưa Hội đồng khoa học các cấp! Trên đây, tôi đã trình bày “ Một số biện pháp nhằm phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh theo Mô hình trường học mới VNEN”. Đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được qua quá trình một năm học thực hiện giảng dạy theo Mô hình trường học mới VNEN góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và để tôi có thể tiếp tục vận dụng tốt Mô mình này trong những năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! *Cam đoan: Sáng kiến kinh nghiệm này là do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2015 – 2016, không sao chép của bất cứ ai. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 33
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới – Nhà XBGD Việt Nam 2. Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới – Tập 1 - Nhà XBGD Việt Nam. 3. Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới – Tập 2 - Nhà XBGD Việt Nam. 4. Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3( 4 quyển) – Nhà XBGD Việt Nam. 5. Sách Hướng dẫn học Toán 3( 4 quyển) – Nhà XBGD Việt Nam. 6. Hướng dẫn Trò chơi cho học sinh Tiểu học. 34
  14. A. PHẦN MỞ ĐẦU: TRANG I.Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Thành phần tham gia nghiên cứu 3 V. Đối tượng khảo sát 3 VI. Các phương pháp nghiên cứu 3 B.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.Cơ sở lí luận 4 II. Cơ sở thực tiễn 4 III.Khảo sát thực trạng 4 IV. Các giải pháp thực hiện 8 V. Kết quả C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 35