Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực trong dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5

doc 23 trang binhlieuqn2 704711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực trong dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực trong dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5

  1. + Chia sẻ cặp đôi ( Người này nói, người kia nghe, góp ý, nhận xét; sau đó đổi vai người nói cho người nghe; cuối cùng thống nhất ý kiến chung của hai người) + Trao đổi nhóm (đại diện từng cặp báo cáo, các cặp khác nghe, nhận xét, góp ý; trao đổi phản hồi, tiếp thu góp ý; thông nhất chung cả nhóm về nội dung học tập; phân công người báo cáo trước lớp hoặc báo cáo với GV). GV phải có thể làm nhóm trưởng “mẫu” để các nhóm trưởng biết điều hành có kết quả hoạt động của nhóm Tôi cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như phiếu học tập, tranh ảnh, vật thật (đưa ra hình ảnh trực quan như tranh, vật thật làm tiền đề cho phần giới thiệu bài) và thảo luận, bàn bạc; thời gian quy định cho mỗi hoạt động; phiếu học tập nhóm hoặc cá nhân để học sinh ghi chép kết quả hoạt động sau khi thảo luận. Như vậy học sinh dễ lĩnh hội kiến thức chắc chắn hơn. Bản thân tôi đã vận dụng mô hình dạy học này vào quá trình giảng dạy đặc biệt là trong môn Toán góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Như vậy, vận dụng mô hình trường học mới giúp học sinh rèn năng lực tự học, tự quản, giao tiếp mạnh dạn, tự tin, hợp tác, giải quyết vấn đề. 2.2.4. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm: Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi ) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. Việc dạy học theo hướng trải nghiệm là quá trình trong đó người dạy khuyến khích, tạo điều kiện cho người học trải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người học rút ra được tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Người dạy chỉ thực hiện vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết để đạt được mục tiêu dạy học. Đây chính là hoạt động học tập có sự phản hồi và đề cao kinh nghiệm cá nhân chủ quan của người học. Học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. Hình thức dạy học trải nghiệm là hình thức dạy học ngoài thực tế, trên các vật thật, có vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục học sinh ngoài lớp học. Các em vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống một cách linh hoạt tránh nhàm chán. Ngoài ra hoạt động trải nghiệm còn giúp học sinh phát huy 15
  2. tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo. Nó giúp học sinh khai thác tiềm năng sẵn có của bản thân mình; định hình những năng lực, phẩm chất tốt để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của các em sau này. Để tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm, tôi đã sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS, cụ thể như: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống (giảng dạy bằng tình huống), đóng vai, trò chơi, Tùy theo nội dung của môn học và qui mô của lớp học mà tôi sử dụng các kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt và hiệu quả. * Quy trình học tập qua trải nghiệm Bước 1 - Trải nghiệm HS làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, HS làm trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm. Bước 2 - Phân tích HS chia sẻ lại các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. HS cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh. HS sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kỹ năng sống học được. Bước 3 - Tổng quát Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy HS suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào. Bước 4 - Áp dụng HS sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. HS trực tiếp thực hành, áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác. Ví dụ 1: Bài “Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương” Bước 1 - Trải nghiệm Tôi đã tổ chức cho HS trải nghiệm qua hoạt động cầm, nắm, quan sát các đồ vật thật có dạng hình hộp chữ nhật như hộp diêm, hộp phấn, hộp bút, , hình lập phương như con xúc xắc, hộp quà, khối lập phương rubic để có nhận biết ban đầu về hình hộp chữ nhật và hình lập phương, sau đó có thể tìm hiểu về số lượng cạnh và đỉnh của các hình đó. Sau đó tôi đưa cho các nhóm hình hộp chữ nhật và hình lập phương có thể khai triển thành các mặt để học sinh tìm hiểu về các mặt của các HHCN và HLP. Bước 2 - Phân tích Từ vật thật để quan sát học sinh có thể dễ dàng nắm được số lượng cạnh, đỉnh, các mặt của HHCN và HLP; so sánh các mặt của HHCN và HLP. Bước 3 - Tổng quát Từ những gì đã trải nghiệm HS đưa ra các kết luận về HHCN và HLP: đều có 12 cạnh và 8 đỉnh, 6 mặt. HHCN có các mặt đối diện bằng nhau, HLP có 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau. Bước 4 - Áp dụng 16
  3. Tôi yêu cầu các em tìm thêm trong thực tế các em đã thấy những đồ vật nào có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương khác nữa. Hoạt động này vừa giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, liên hệ kiến thức đã học với thực tế (vận dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật và hình lập phương để nhận biết các hình đó trong thực tế) vừa mang lại không khí học tập sôi nổi cho tiết học. Ví dụ 2: Bài “Khái niệm số thập phân” Nếu theo cách dạy theo phương pháp truyền thống thì học sinh của tôi sẽ được nghe giảng, ghi nhớ về khái niệm số thập phân nhưng tôi đã tổ chức cho các em được trải nghiệm thông qua việc đo độ dài của một số đồ vật như sợi dây ( đã chuẩn bị sẵn) hoặc đo kích thước của cửa sổ lớp học để từ đó nhận biết về số thập phân. Ngoài ra, trong quá trình dạy học tôi đã chú ý cung cấp các các thuật ngữ so sánh số đo đại lượng thường dùng trong thực tế để các em có sự liên hệ giữa kiến thức được học trong sách vớ với thực tế hằng ngày. Ví dụ: Sau khi dạy xong các bài về đơn vị đo diện tích tôi cấp bổ sung các đơn vị đo diện tích thường dùng của đồng bằng Bắc Bộ ngoài bảng đơn vị đo diện tích đã học: sào mẫu, thước – những đơn vị đo được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của các em, mà ông bà bố mẹ ở nhà hay nhắc đến (cấy 3 sào ruộng, trồng 1 mẫu ổi ), hay các đơn vị đo khối lượng ngoài bảng đơn vị đo khối lượng đã học nhưng rất thông dụng trong thực tế là cân, lạng; biết “cân” tương ứng với đơn vị đo đã học là ki-lô-gam, còn “lạng” tương ứng vơi đơn vị là hec-tô-gam; nhưng trong thực tế không ai nói “Tôi mua 5 hec-tô-gam” thịt” mà thường nói “Tôi mua 5 lạng thịt”, hoặc “Tôi mua nửa cân thịt” Khi dạy về đơn vị đo đại lượng, tôi cho học sinh thực hành ước lượng hoặc cân, đo các vật trong thực tế như: gói bột mì, hộp sữa, quả ổi, quả đu đủ ; chiều cao bạn trong lớp; chiều dài, chiều rộng phòng học; cạnh của viên gạch lát nền; khoảng cách từ nhà đến trường Hay khi học về toán chuyển động đều, học sinh vận dụng, ước lượng và dự kiến được thời gian cần để đi từ nhà đến một địa điểm nào đó đã định trước. Điều đó giúp em chủ động và tiết kiệm được thời gian. Các em sẽ biết trong thực tế thuật ngữ “nhanh – chậm” vừa chỉ vận tốc, vừa chỉ thời gian; thuật ngữ “cây” (cây số) chỉ ki-lô-mét. *Tổ chức cho học sinh trải nghiệm qua hoạt động ứng dụng: Sau một số bài học tôi đã yêu cầu HS áp dụng kiến thức mới vừa học để giải quyết một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống Ví dụ: Sau khi dạy bài “Chu vi hình tròn” và “ Diện tích hình tròn” tôi yêu cầu HS về nhà thực hành tính chu vi, diện tích của miệng giếng; tính độ dài sợi dây thép dùng uốn thành hình tròn có bán kính là 5dm Hay sau bài Diện tích hình tam giác: tôi cho học sinh ra ở vườn trường, tính diện tích mảnh đất hình tam giác tôi đã kẻ sẵn bằng vạch vôi. Sau khi dạy bài “Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật”, “Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương” tôi yêu cầu các em về nhà thực hành đo kích thước và tính diện tích phần quét sơn của một cái hộp hoặc về nhà giúp bố mẹ tính diện tích tôn, bìa cần dùng khi làm hộp hay thùng dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương 17
  4. Sau khi dạy bài “Thể tích hình hộp chữ nhật” tôi yêu cầu các em về nhà thực hành tính thể tích bể nước, thể tích thùng xe chở cát . Học xong bài Giải toán về tỉ số phần trăm, tôi đưa ra tình huống cho các em: "Nhân dịp Tết Kỉ Hợi, siêu thị có chương trình giảm giá. Một chiếc ấm siêu tốc có giá niêm yết là 200.000 đồng, siêu thị giảm 20% giá sản phẩm. Em giúp mẹ tính tiền cần phải trả để mua chiếc ấm đó." Các em thực sự hào hứng khi tham gia trải nghiệm. Chắc chắn các em nhớ lâu và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống rất sinh động và thiết thực. Để tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm, GV cần xác định được các nội dung dạy học và thiết kế hoạt động học cho HS theo hướng tăng cường trải nghiệm trong các tiết học. Căn cứ vào quy trình học qua trải nghiệm, GV xây dựng quy trình dạy học sao cho việc học tập của HS sẽ là một quá trình mà tri thức HS được tạo ra thông qua sự biến đổi kinh nghiệm. * Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm và tổ chức dạy học có thể thực hiện như sau: Bước 1: Giới thiệu nội dung trải nghiệm GV nêu tên bài và giới thiệu khái quát nội dung trải nghiệm. Bước 2: Tổ chức trải nghiệm Ở bước này, GV sẽ giao nhiệm vụ trải nghiệm cho HS, GV nêu cách thức tiến hành, hướng dẫn HS thực hiện, yêu cầu cần thực hiện trải nghiệm. GV có thể kiểm tra mức độ nắm rõ nhiệm vụ của HS bằng cách yêu cầu 1-2 HS nhắc lại. HS tự thực hành trải nghiệm, thông thường là hoạt động theo nhóm. GV sẽ bao quát lớp, chú ý hỗ trợ khi cần thiết và bảo đảm tất cả HS đều tham gia. Bước 3: Phản hồi, chia sẻ, phân tích: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thu nhận được qua quá trình thực hành - phản hồi (yêu cầu HS trình bày kết quả thu nhận được; GV cùng HS cả lớp quan sát, bổ sung, trao đổi ý kiến, nhận xét). GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ lại quá trình, cách thức hoạt động của mình (GV thông qua các câu hỏi để các nhóm tự nhìn nhận lại quá trình hoạt động, rút kinh nghiệm). GV tổ chức cho HS phân tích kết quả thu nhận được, tự rút ra bài học (GV đặt câu hỏi gợi mở làm rõ hơn về nội dung mà HS đã trình bày; GV có thể thực hiện thí nghiệm hoặc mở rộng quan sát thêm qua video, hình ảnh để giúp HS hiểu rõ hơn về nội dung vấn đề mình đang tìm hiểu; GV tạo điều kiện cho HS nêu những vấn đề thắc mắc để cùng trao đổi thảo luận). Bước 4: Khái quát nội dung GV để HS tự liên hệ với kinh nghiệm bản thân, liệt kê những điểm chính rút ra được sau quá trình, kết luận (có thể thông qua câu hỏi chốt để HS nêu lên ý kiến của bản thân). GV ghi nhận các ý kiến và chốt, rút ra kết luận cuối cùng. Bước 5: Áp dụng GV giúp HS vận dụng những điều đã học vào tình huống khác (xử lí tình huống, trò chơi ). GV hướng dẫn các em xác định bất kì thay đổi hành vi nào mà các em có thể làm sau hoạt động trải nghiệm và tạo thêm những cơ hội để các em có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều em đã học với những người khác. Bước 6: Tổng kết 18
  5. GV nhận xét quá trình trải nghiệm (tiết học) và giao nhiệm vụ trải nghiệm ở nhà tùy theo nội dung bài học. 2.2.5. Thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh: Trước hết, khi soạn bài, ngay ở phần mục tiêu, tôi đã chú ý đến các năng lực các em cần phát triển trong mỗi tiết học toán. Trong từng hoạt động, trong phần đánh giá thường xuyên, tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá chú trọng đến các năng lực chung và năng lực riêng môn toán. Tôi thực hiện thường xuyên, kịp thời việc đánh giá trên lớp với nhiều phương pháp và kĩ thuật khác nhau. Các năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên hàng ngày vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể. GV quan sát từng HS để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS; từ đó, động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Trong quá trình đánh giá thường xuyên, GV ghi vào nhật kí đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể HS. Để đánh giá năng lực của học sinh qua một chủ đề nào đó ta cần: - Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học chủ đề đó. - Xác định những lĩnh vực trong cuộc sống mà học sinh có cơ hội vận dụng và phát huy rồi cụ thể hoá thành các tình huống. Vì vậy trong công tác đánh giá năng lực môn Toán của học sinh cần thực hiện qua: + Đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh qua chủ đề của môn học. + Thiết kế các tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Ví dụ: Khi học về “Các phép tính với số đo thời gian”, tôi tạo tình huống sau để HS vận dụng: Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống: a) Hằng ngày, siêu thị mở cửa bán hàng từ giờ phút đến . giờ phút. Như vậy mỗi ngày siêu thị mở cửa bán hàng giờ phút. b) Mỗi tuần siêu thị mở cửa bán hàng giờ phút. Thông qua ví dụ này giúp HS: - Củng cố kĩ năng tính toán với số đo thời gian. - Thấy được ý nghĩa của kiến thức và kĩ năng tính toán với số đo thời gian trong thực tế cuộc sống. - Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, Khi học về “Các phép tính với số đo độ dài trong tập số thập phân”, ta tạo tình huống sau để HS vận dụng: Một cửa hàng may đo dùng các tấm vải dài 8m để may quần áo đồng phục cho học sinh. May mỗi quần đồng phục hết 1,8m vải, mỗi áo đồng phục hết 1,3m vải. Cô thợ may đang phân vân chưa biết sử dụng vải như thế nào để tiết kiệm vải nhất. Em hãy giúp cô thợ may nhé! Thông qua ví dụ này giúp HS: 19
  6. - Củng cố kĩ năng tính toán với số thập phân. - Có ý thức vận dụng kiến thức bài học để xử lí những tình huống thực tế cuộc sống, sản xuất . - Tạo hứng thú cho HS vận dụng toán học vào cuộc sống. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học, giáo viên tôi có sổ nhật kí ghi lại những vấn đề về năng lực mà học sinh gặp phải để từ đó có biện pháp giúp đỡ các em tiến bộ. Khi dạy học, tôi cũng chú ý sự khen ngợi, động viên học sinh kịp thời dù sự tiến bộ của các em rất nhỏ. Tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy và nhận thấy rằng các em có sự tiến bộ hơn về năng lực cũng như chất lượng môn toán. Học sinh của tôi dần mạnh dạn, tự tin trong học tập, hứng thú với tiết học hơn, vì vậy một tiết học toán bây giờ đã nhẹ nhàng và lí thú hơn với các em rất nhiều. 2.2.6. Tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Với đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học là đi từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng. Giáo viên chú trọng cho học sinh sử dụng các mô hình, vật thật trong hình thành khái niệm, các đồ dùng học tập trong thực hành giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên, sinh động. Từ đó, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học được phát triển tốt hơn. Chẳng hạn, như đã đề cập ở trên, khi dạy bài Hình hộp chữ nhật, hình lập phương: tôi hướng dẫn học sinh quan sát trên mô hình, các hình hộp mà các em mang đến để tìm ra các yếu tố trong các hình trên. Ở bài Diện tích tam giác, học sinh sử dụng thức thẳng để vẽ tam giác, ê ke để kiểm tra góc vuông khi kẻ đường cao, kéo để cắt ghép hình Bài Hình tròn, diện tích hình tròn và một số bài luyện tập: học sinh dùng com-pa để vẽ hình tròn, thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đường kính, bán kính. Ở lớp 5, phần tỉ số phần trăm chiếm khá nhiều trong chương trình, các em đã biết sử dụng máy tính cầm tay để tính các dạng toán về tỉ số phần trăm (tính tỉ số phần trăm của hai số, tìm một số khi biết một số phần trăm của nó, tìm 1 số phần trăm của một số). Với các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm, các em sử dụng thước mét, thước dây, các loại cân vừa giúp học sinh thành thạo trong sử dụng phương tiện học toán, vừa giúp các em vận dụng những gì đã học vào cuộc sống thường ngày. Không những thế, tôi mạnh dạn hướng dẫn các em làm quen với một số phần mềm, tiện ích trên máy tính trong một số tiết để bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong học toán, làm tiền đề cho các em phát triển sau này. 2.2.7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh giúp học sinh phát triển năng lực: Xây dựng mối quan hệ gia đình – nhà trường có vai trò quan trọng trong tất cả các môn học. Phát triển năng lực cho học sinh cần có cả một quá trình và sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường. Vì vậy, gia đình đóng vai trò quan trọng trong 20
  7. sự hình thành và phát triển các năng lực ở học sinh. Vì vậy tôi đã thực hiện những việc làm sau: Đề nghị phụ huynh thường xuyên theo dõi, dành quỹ thời gian hợp lý để kèm các em học toán khi cần; cùng các em thực hiện hoặc kiểm tra các bài tập ứng dụng sau mỗi bài học ở lớp. Ví dụ: Sau khi HS học xong bài “Thể tích hình hộp chữ nhật” các em về thực hành đo kích thước và tính thể tích bể cá hoặc bể nước nhà mình, phụ huynh có thể theo dõi, giám sát và kiểm tra việc đo, tính toán của các em. Tôi khuyến khích phụ huynh đưa thêm các bài tập ứng dụng từ thực tế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mỗi gia đình để các em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, nặng lực tự học, tính toán Cung cấp các thông tin về tình hình học tập, sai lầm và lỗi hay gặp của học sinh, những thay đổi về năng lực của học sinh nếu có để phụ huynh phối hợp cùng uốn nắn sửa chữa. Phối hợp cùng gia đình học sinh động viên giúp đỡ học sinh bằng các hình thức như điện thoại, sổ liên lạc, Yêu cầu phụ huynh tham gia đánh giá sự tiến bộ về năng lực, kiến thức của học sinh để tôi có sự đánh giá thường xuyên và định kì học sinh một cách toàn diện hơn, từ đó kịp thời phát hiện những năng lực còn hạn chế ở các em từ đó tìm ra cách giúp các em tiến bộ. 2.3. Kết quả đạt được: • Kết quả học lực môn Toán cuối HKI năm học 2019-2020 như sau: Điểm 9- 10 7- 8 5- 6 3- 4 0- 2 HS 10 13 4 0 0 (Tỉ lệ %) ( Tăng 18.5%) (Tăng 7,4%) (Giảm 22,3%) (Giảm11.1%) ( 0%) • Bảng thống kê năng lực của HS cuối HKI năm học 2018-2019: TT Tên năng lực Số HS đạt mức Số HS đạt mức Số HS đạt mức CCG Đạt Tốt 1 NL tự học 2 8 17 (giảm 18.5%) ( giảm 18,5%) ( tăng 37%) 2 NL giải quyết vấn đề, 4 8 15 sáng tạo ( giảm 11.1%) ( giảm 22.2%) ( tăng 33,3%) 3 NL giao tiếp 4 6 17 ( giảm 18.5%) (giảm 22.2%) (tăng 40.7%) 4 NL hợp tác 4 6 17 ( giảm 18.5%) ( giảm 14.8%) ( tăng 33.3%) 5 NL tính toán 2 5 20 ( giảm 14.8% (giảm 25.9%) ( tăng 40.7%) 6 NL tư duy toán học 4 9 14 ( giảm 14.8% (giảm 18.5%) ( tăng 33.3%) 7 NL sử dụng công cụ, 2 12 13 phương tiện học toán ( giảm 33.3%) ( tăng 3.7%) ( tăng 29.6%) 21
  8. 3. KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của sáng kiến: Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với việc áp dụng thực tế, sáng kiến “Một số biện pháp phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn toán lớp 5” đã góp phần nâng cao năng lực cho học sinh lớp tôi giảng dạy. Trong phạm vi của sáng kiến, tôi đã cho học sinh áp dụng cách tự giải quyết vấn đề khi gặp một bài giải toán có lời văn. Các em đã biết lập quy trình một bài giải toán theo các bước, từ đó tự mình tìm ra cách giải bài toán nhanh nhất, đúng nhất. Qua việc tổ chức học nhóm tôi thấy các em hứng thú, say sưa sôi nổi hơn trong học tập. Những học sinh khá, giỏi có điều kiện phát huy hơn năng lực của mình. Còn những em trước đây vốn chậm chạp, nhút nhát, tiếp thu bài chậm, ít trao đổi, ít giơ tay phát biểu ý kiến thì nay đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, sôi nổi hơn trong học tập và các hoạt động. Các em biết hợp tác, giúp đỡ, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em học tập một cách hứng thú, tập trung với tinh thần thi đua, vui vẻ, tích cực. Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Tôi vận dụng đánh giá theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo TT số 30/2014/TT-BGDĐT vào trong quá trình dạy học để giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá chất lượng học tập của bạn cũng như của bản thân để tự xây dựng kế hoạch tự rèn luyện trong học tập qua vận dụng thực tế. Để chú trọng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn toán lớp 5, tôi đề xuất các biện pháp sau: 1. Vận dụng phương pháp dạy học Phát hiện và giải quyết vấn đề trong hướng dẫn giải các bài toán. 2. Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột giúp học sinh phát hiện và GQVĐ trong việc hình thành quy tắc tính diện tích một số hình. 3. Phát huy tốt hình thức dạy học theo nhóm. 4. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm. 5. Thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh. 6. Tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 3.2.1. Đối với giáo viên : Tự giác tu dưỡng, rèn luyện bải thân để thực sự "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo". Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất. Chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 3.2.2. Đối với nhà trường: Trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới PPDH, phát triển ở mức tốt nhất năng lực của các em. 22
  9. Trên đây là những biện pháp tôi mạnh dạn trao đổi sau quá trình áp dụng có kết quả trong công tác dạy học. Tôi rất mong được tập thể sư phạm nhà trường, các đồng nghiệp quan tâm góp ý, bổ sung vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 nói riêng và ở các lớp học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện./. Xin chân thành cảm ơn! 23