Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

doc 22 trang binhlieuqn2 5592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_m.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

  1. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 b. Lập dàn ý: Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả, quan sát và tìm ý nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn. Trước khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả, học sinh cần nắm chắc bố cục của một bài văn miêu tả. Một bài tập làm văn miêu tả trong chương trình tiểu học gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Riêng với phần mở bài và kết bài thì học sinh có thể lựa chọn: mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng. * Bố cục của bài văn tả cảnh: Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh sẻ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sựu thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ của người viết. * Bố cục của bài văn tả người. Mở bài: Giới thiệu về người định tả. Thân bài: Tả ngoại hình ( tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt ) Tả tính tình hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen ) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. Lập dàn ý là một việc làm không thể thiếu khi thực hiện một tiết làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. Lập dàn ý giống như một cái “sườn” để các em dựa vào đó mà hoàn chỉnh bài viết của mình. Nếu học sinh lập được dàn ý đúng coi như bài viết đã thành công một nửa. Lập dàn ý nhằm mục đích giúp học sinh viết được đầy đủ ý, bài văn mạch lạc và theo trình tự nhất định. Thế nhưng, hầu hết học sinh không có thói quen lập dàn ý trước khi viết dẫn đến bài viết thiếu ý, lộn xộn về nội dung và không đi theo một trình tự nào. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là phải tạo cho các em thói quen cần thiết và quan trọng này. Trước hết tạo cho các em thói quen rút dàn ý từ bài văn hoàn chỉnh cho trước. Ví dụ: Bài “Nắng trưa” ( Sách TV5 tập 1, trang 12), tôi thực hiện như sau: Cho học sinh thảo luận nhóm ( Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.) Giai đoạn 1: Các nhóm chuyên sâu xác định từng phần của bài văn. - Mở bài ( câu văn đầu): yêu cầu học sinh nêu ý chính: Nhận xét chung về nắng trưa - Thân bài gồm mấy đoạn nêu ý chính của từng đoạn? Thân bài gồm 4 đoạn Đoạn 1: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 14
  2. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Đoạn 2: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa - Qua đó em thấy bài văn tả theo cách nào? Tả từng bộ phận của cảnh. Kết bài(câu cuối): Cảm nghĩ về người mẹ làm việc trong nắng trưa. Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép trả lời 2 câu hỏi sau: - Trong bài em thấy câu văn nào thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? - Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài văn? Ngoài ra, trong các tiết Luyện Tiếng việt, tôi cho học sinh luyện thêm một số bài tập theo dạng này để học sinh quen dần. Sau khi các em đã quen dần với dạng bài tập trên, tôi cho các em làm sang dạng bài tập khác: lập dàn ý những gì mình quan sát được theo yêu cầu của giáo viên. Với những ghi chép qua sự quan sát về cơn mưa dông nhiều học sinh lập được dàn ý rất chi tiết và cụ thể. Để kiểm tra bài làm tôi tổ chức cho học sinh tự nhiên chia sẻ bài làm của mình trước lớp, có thể lớp trưởng thay cô điều hành kiểm tra, nhận xét bài của bạn. Sau đó giáo viên tổng kết rút ra những ưu điểm để phát huy và những tồn tại để học sinh khắc phục, sửa chữa. Qua việc chia sẻ bài làm của các bạn trong lớp, những học sinh làm bài chưa tốt học tập được nhiều điều hay ở bạn để bổ sung vào bài làm của mình được hoàn thiện hơn. Em Yến Nhi đã lập được dàn ý như sau: Mở bài: Giới thiệu về sự xuất hiện của cơn mưa dông. Thân bài: - Cảnh vật trước khi trời mưa. + Gió thổi mạnh, mây đen ùn ùn kéo đến. + Sấm, chớp - Cảnh vật trong khi trời mưa: + Mưa quất ầm ầm lên mái ngói. + Cảnh vườn cây trong cơn mưa: Cây con xơ xác vì gió đập mạnh, tàu lá chuối kêu lùng bùng, mấy chú ếch nhảy qua nhảy lại, đàn gà con trú mưa dưới hiên. + Mọi người trong gia đình nói chuyện vui vẻ. - Cảnh vật sau cơn mưa: + Trời quang đãng hẳn lên. + Mấy chú chim hót râm ran. + Không khí mát mẻ hơn. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 15
  3. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Kết bài: Cảm nghĩ của em về cơn mưa. Qua việc lập dàn ý như thế này học sinh đã phần nào hình dung được bài viết của mình và chắc chắn một điều rằng bài viết sẽ thành công. Như vậy việc lập dàn ý không những làm cho công việc viết văn trở nên đơn giản hơn mà còn tạo cho các em thói quen làm việc khoa học, có suy nghĩ. 5. Hướng dẫn học sinh sắp xếp, diễn đạt ý Khi học sinh đã biết cách lập dàn ý, để có thể viết bài văn một cách hoàn chỉnh và mạch lạc, học sinh cần phải biết cách sắp xếp ý và diễn đạt ý đó thành một câu văn, đoạn văn. Hiện nay, nhiều học sinh rơi vào tình trạng nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn trong cách miêu tả. Chẳng hạn như tả một chiếc cặp, đang tả bộ phận bên trong, quay ra tả bộ phận ngoài rồi lại quay vào trong tả tiếp. Cách tả như vậy cho thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên trong khi dạy giáo viên nên nhắc nhở học sinh ghi nhớ như một điều bắt buộc là phải tả theo trình tự nhất định.Trong khi trả bài, bài văn nào sai cần nêu ra ngay trước lớp để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Sửa sai kịp thời là biện pháp hữu hiệu nhất làm giảm thiểu lỗi mắc phải của học sinh. Sắp xếp ý rồi nhưng làm sao để diễn đạt ý đó thành câu văn, đoạn văn cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu học sinh không làm được điều này thì coi như tiết dạy đó không thành công bởi lẽ sản phẩm cuối cùng của phân môn này là bài viết của học sinh. Với tôi, khi học sinh chưa quen với việc sắp xếp, diễn đạt ý, tôi thường làm như sau: Đưa ra một hoặc một số câu văn cơ bản, sau đó cho học sinh nêu cách diễn đạt của mình từ ý câu văn đó. Ví dụ 1: Từ câu văn cho trước, hãy diễn đạt thành câu khác có ý tương tự: Con đường dài ngoằn ngoèo.( Đề bài: Tả con đường làng). Một số học sinh diễn đạt như sau: - Con đường quê em dài ngoằn ngoèo nằm dưới những gốc cây.( câu của học sinh Thư) - Con đường quê em uốn lượn quanh co, dài tít tắp.( câu của học sinh Thắng) - Con đường quê em dài ngoằn ngoèo như một con trăn trườn qua những khóm cây.( câu của Phong) - Nhìn từ trên cao, con đường giống như một dải lụa mềm mại uốn lượn dưới những rặng cây xanh mát.( câu của Hiền An) - Qua những câu học sinh đưa ra, tôi nhận xét từng câu: Câu 1,2 viết đúng ngữ pháp nhưng chưa hay, chưa thể hiện được ý riêng. Câu 3 thể hiện được ý so sánh tương đối ấn tượng. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 16
  4. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Câu 4 là câu văn hay nhất thể hiện được ý riêng, sáng tạo. Hoặc cho học sinh làm quen với dạng bài tập như sau: Ví dụ 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành những câu văn gợi tả, gợi cảm. - Trong sân trường, cây bàng .chúng em vào lớp. + Trong sân trường, cây bàng như đang vẫy ta đón chào chúng em vào lớp. ( biện pháp nhân hóa ) - Chú méo mướp có đôi mắt tròn đen + Chú méo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung rung trắng như cước. ( biện pháp nhân hóa) - Những chùm hoa phượng đỏ rực + Những chùm hoa phượng đỏ rực đu đua trong gió như đón chào mùa hè đến. Ví dụ 3: Từ một số câu văn cho trước, yêu cầu học sinh viết thành một đoạn văn sau khi đã chỉnh sửa: - Gốc của cây bàng rất to. - Thân cây sần sùi. - Cành lá đâm ra tua tủa. - Mùa thu những chiếc lá bàng đỏ ối. - Đông sang, lá cây rụng hết. - Khi xuân về, chồi non bắt đầu nhú lên. Bây giờ cây bàng như được khoác áo mới.( Đề bài tả cây bàng) Kết quả bài viết của các em có những dấu hiệu đáng mừng: Đa số học sinh biết diễn đạt thành đoạn văn, có sự chọn lọc chi tiết. Một số em còn thể hiện được sự so sánh mới lạ như: Khi xuân về cây bàng như mang một niềm vui mới, những chồi non nhú lên như những ngọn lửa xanh; hay những cành lá đâm ra tua tủa như như những cánh tay lớn dang ra nâng đỡ vật gì đó trên trời Sau đây là bài viết của em Bảo Long, một học sinh năng khiếu: Gốc bàng to nổi lên như những cái gân lớn. Thân cây màu nâu sẫm như màu đất núi. Nếu bị che mắt chạm vào thân cây ta có cảm giác như chạm vào lưng những con cá sấu. Thân cây dài và thẳng. Cành cây xòe ra như những cánh tay khổng lồ. Vào giữa mùa hè, hoa bàng nở rất nhiều. Khi hoa rụng, quả nhú ra. Những quả bàng khi chín thì rụng xuống. Cứ như vậy thì đến mùa thu. Mùa thu những chiếc lá bàng ngả màu đỏ ối. Sang đông, lá bàng rụng hết chỉ còn mình cây đứng trơ trụi giữa bầu trời, chịu bao mưa rét. Xuân về, cây côi đâm chồi nảy lộc. Bây giờ, cây bàng như được khoác lên mình bộ áo mới. Như thế một năm đã trôi qua Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 17
  5. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Bằng cách này, tôi đã giúp các em biết cách sắp xếp và diễn đạt ý thành một câu văn, đoạn văn. Tình trạng câu văn bị viết sai cấu trúc giảm dần. Bên cạnh đó, giáo viên cần linh hoạt trong việc dạy phối kết hợp Tập làm văn với các phân môn khác như luyện từ và câu, Tập đọc, Chính tả để khắc phục những lỗi mà học sinh thường mắc phải như lỗi chính tả, lỗi dùng từ chưa đúng nghĩa, lỗi viết câu sai cú pháp 6. Nhận xét bài thường xuyên, sửa sai kịp thời cho học sinh Việc đánh giá xếp loại theo thông tư 30 là điều kiện thuận lợi để tôi làm tốt công việc này. Thông qua việc nhận xét bằng lời của giáo viên và học sinh cũng như đánh giá bằng nhận xét trong vở của các em, giúp các em thấy rõ những ưu điểm để phát huy và nhận ra những tồn tại và thiếu sót để khắc phục. Đặc biệt qua lời tư vấn của cô các em dễ dàng khắc phục những tồn tại của mình để làm bài tốt hơn. Như vậy để giúp các em tiến bộ trong làm văn thì việc nhận xét của giáo viên không kém phần quan trọng. Do đó tôi thường đầu tư rất nhiều thời gian cho việc nhận xét bài làm cho học sinh (đưa vở về nhà nhận xét ). Kiểm tra bài và nhận xét bài thường xuyên là cách ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm được tình hình và khả năng viết văn của các em. Thực tế nhiều giáo viên rất ngại khi nhận xét bài cho học sinh vì công việc này mất nhiều thời gian. Cho nên để có kết quả như mong đợi, người giáo viên phải chịu khó, kiên trì. Mặt khác, do nhận thức chưa đúng, một số giáo viên rất ít khi dạy tiết Trả bài văn cho học sinh vì thấy nó không quan trọng nhiều. Nhưng thực chất đây là một tiết cực kì quan trọng. Trong tiết này giáo viên có nhiều thời gian để nhận xét về cách làm bài của từng học sinh, chỗ nào chưa đúng nhắc nhở và yêu cầu học sinh sửa sai ngay. Ví dụ: Về một câu văn của học sinh Trương Đình Lâm viết: Hôm nay, khi nghe ti vi thông báo là có ca sĩ Hồ Ngọc Hà biểu diễn, em quấn quýt, hồi hộp chờ đến giờ xem Hồ Ngọc Hà biểu diễn.(đề bài: Tả một ca sĩ mà em yêu thích) Tôi đọc to câu văn này lên cho cả lớp cùng nghe sau đó yêu cầ các em nhận xét về cách dùng từ của bạn. Hầu hết các em đều nhận ra từ “quấn quýt” dùng chưa đúng, và tên Hồ Ngọc Hà, từ “biểu diễn” bị dùng lặp lại. Tôi phân tích để các em hiểu: từ quấn quýt chỉ dùng trong trường hợp chỉ sự thân mật với người thân, người gần gũi với mình. Chẳng hạn: Khi em đi học về, chú chó chạy xồ ra, quấn quýt bên chân em mãi không thôi. Sau đó tôi cho các em tự sửa lại. Hầu hết các em đều sửa được. Chẳng hạn như: Hôm nay, khi nghe ti vi thông báo là có ca sĩ Hồ Ngọc Hà biểu diễn, em háo hức, hồi hộp chờ đến giờ xem cô ca sĩ này bước ra sân khấu.(câu của học sinh Linh) Không những chỉ trong tiết trả bài mà trong các giờ khác, công việc này cũng nên làm một cách thường xuyên để các em không tái phạm và có điều kiện để phát Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 18
  6. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 triển hơn. Với những bài làm tốt, giáo viên nên động viên, khen ngợi kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. 7. Làm giàu vốn từ cho học sinh Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, của Tiếng Việt hoặc các môn học khác. Thông qua môn Luyện từ và câu, Tập đọc tôi cũng cấp cho các em vốn từ ngữ theo chủ điểm, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ vào các tiết luyện buổi chiều. Bằng cách tổ chức cho học sinh tìm từ dưới dạng trò chơi học tập hoặc thảo luận theo nhóm có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Qua hoạt động này vừa cung cấp vốn từ cho học sinh vừa hình thành một số năng lực phẩm chất tốt của người học sinh. Giờ học diễn ra rất nhẹ nhàng và bổ ích. * Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt ), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ ” Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, theo chân mẹ. Đường làng đã người qua lại.” Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên). - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như ( những chùm sao ) - Nắng cứ như xối xuống mặt đất. ( thuỷ tinh ) - Giọng bà trầm ấm ngân nga như ( tiếng chuông ) Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ. 8. Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu thích hợp Biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy giúp câu văn diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp tiếp thu nội dung bài viết. Để giúp học sinh khắc phục lỗi sai dấu chấm, dấu phẩy tôi cho học sinh thường xuyên ôn luyện Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 19
  7. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 qua tiết luyện Tiếng Việt và hướng dẫn tự học. Giáo viên đưa câu viết dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét: Ví dụ: Trong lớp em ai cũng mến bạn Hoa. Cột cờ cao chót vót lá cờ đỏ sao vàng phất phới bay Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng cây phượng Học sinh trao đổi sửa chữa: Trong lớp em, ai cũng mến bạn Hoa. Cột cờ cao chót vót. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây phương. 9. Tạo cơ hội thể hiện mình, rèn các năng lực, phẩm chất và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài học Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học văn miêu tả nói riêng, giáo viên không những truyền thụ các kiến thức, kĩ năng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài học, môn học mà thông qua từng bài học nhằm rèn luyện, phát triển những năng lực, phẩm chất và giáo dục các kĩ năng sống cần thiết phù hợp với học sinh. Vậy rèn luyện và phát triển các năng lực phẩm chất của học sinh bằng cách nào? Khi xây dựng kế hoạch dạy học, tôi nghiên cứu bài kĩ vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm, trò chơi Các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật trình bày một phút vào bài soạn của mình. Trong quá trình lên lớp giáo viên đóng vài trò tổ chức các hoạt động học tập, học sinh tự khám phá, tìm tòi, phát hiện kiến thức bài học. Với phương pháp và hình thức dạy học như trên học sinh có cơ hội được thể hiện mình, rèn tính tự tin trong giao tiếp (đặc biệt là những học sinh còn rụt rè), tích cực, tự giác học tập, phát hiện và rèn luyện các năng lực như: năng lực tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; trau dồi những phẩm chất tốt đẹp như: yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, người thân, quê hương, đất nước, lòng say mê văn học Qua đó góp phần bồi dưỡng giáo dục các kĩ năng sống như: lắng nghe tích cực, quan sát, nhận xét các sự vật hiện tượng, chia sẻ, cảm thông C. PHẦN KẾT THÚC I. Kết quả đạt được: Bằng các biện pháp vận dụng trong quá trình dạy văn miêu tả cho học sinh, tôi nhận thấy các em có những dấu hiệu tiến bộ đáng mừng: - Học sinh hứng thú hơn trong các giờ học Tập làm văn, số lỗi sai phổ biến về từ và câu giảm hẳn. - Cảm giác “sợ” học tập làm văn như trước đây đã không còn vì tôi thường xuyên nhận xét rất cụ thể bài làm của từng học sinh. Tôi còn cho các em thoải mái bày tỏ ý kiến để sửa sai câu văn cho bạn nên kích thích các em suy nghĩ để tìm ra câu hay để sửa sai cho bạn. Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 20
  8. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 Vào giữa học kì 2 tôi cho học sinh làm 2 đề kiểm tra tập làm văn để kiểm tra khả năng làm văn của các em. Đề 1: Em hãy tả lại con đường làng quê em vào ngày mùa. Đề 2: Em hãy tả lại một bác sĩ đang làm việc. Kết quả cụ thể như sau: Số HS biết sử Số HS biết viết Số học sinh dụng hình ảnh Ghi T/S bài văn miêu tả chưa viết được miêu tả, liên kết chú học Đề bài đạt yêu cầu. bài văn miêu tả. sinh câu tốt. SL TL SL TL SL TL Đề 1 30 100% 19 63,3% 0 0% 30 Đề 2 30 100% 18 60% 0 0% Kết quả đạt được rất khả quan. Có nhiều bài làm rất hay và sáng tạo như bài làm của em Hiền An, Hải Dương, Yến Nhi, Bảo Long Những em đầu năm làm bài chưa tốt đến nay có nhiều tiến bộ đã khắc phục lỗi sai về dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý như em Quân, Thanh, Biên, Các em bước đầu đã biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa làm cho bài văn sinh động. Với bài văn tả cảnh các em biết tả theo trình tự không gian, tả từng bộ phận của cảnh, biết chọn những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng cho người đọc, biết tả cảnh lòng với cảm xúc. Bài văn tả người, các em xác định đúng yêu cầu đề bài, biết tả ngoại hình của người gắn với hoạt động, chú ý đến hoạt động của người khi làm việc qua đó nói lên được tính tình và thái độ làm việc của người II. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải điều tra cơ bản để nắm được tình hình và phân loại học sinh để có thể đề ra nội dung, phương pháp và yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nghiên cứu bài, chuẩn bị nội dung bài dạy chu đáo trước khi lên lớp. Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc biệt phải nắm chắc bản chất của văn miêu tả, từ quan sát hình thành cái sườn của ý tưởng. Dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên kịp thời. Hạn chế việc trách phạt, chê bai các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. - Điều kiện rất quan trọng vừa hình thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về vốn sống vốn thực tế đời sống của học sinh là xây dựng được nề nếp, thói quen ghi chép và phát huy tác dụng của sổ tay văn học. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các bài Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 21
  9. Mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 5 tập, các câu lệnh gợi ý để học sinh thực hiện nhằm phát huy tối đa khả năng của từng học sinh thì chắc chắn chất lượng dạy - học sẽ không ngừng được cải thiện. - Hệ thống kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ câu hỏi dễ đến khó. - Đối với học sinh phải nắm được chuẩn kiến thức, những yêu cầu tối thiểu phải đạt được trong mỗi tiết học, phải có tính tự giác, không ngừng học hỏi ở thầy, ở bạn, học ở sách vở. - Trong quá trình dạy học trên lớp, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong SGK giáo viên cần quan tâm tạo điều kiện để học sinh phát huy những kinh nghiệm, vốn sống thực tế của từng em từ đó nâng cao kỹ năng quan sát, ghi chép cho học sinh. - Đồ dùng dạy học là phần không thể thiếu được trong khi dạy học Tập làm văn. Đồ dùng có thể là tranh ảnh để học sinh quan sát cũng có thể là quan sát thực tế. - Tích cực cung cấp vốn từ ngữ cho các em bằng cách tích hợp trong tất cả các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả - Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi được rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên cho các em. III. Những kiến nghị, đề xuất: 1. Đối với nhà trường: Nhà trường cần làm cho giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng đặc biệt là những tiết trả bài để giáo viên đầu tư công sức và trí tuệ nhiều hơn vào nghiên cứu bài và giảng dạy. 2. Đối với phụ huynh: Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập ở nhà của con em mình. Nắm rõ tình hình học tập ở nhà của con em, liên lạc với cô giáo để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế mà tôi đã áp dụng vào việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 của tôi. Tuy chưa hẳn phong phú nhưng bước đầu đã có kết quả thiết thực. Những kinh nghiệm mà tôi đưa ra có thể chưa phù hợp với các đơn vị trường khác vì tôi đang áp dụng với chính đối tượng học sinh lớp mình. Rất mong đồng nghiệp đọc và bổ sung góp ý để nó được hoàn thiện hơn.Tôi xin trân trọng cảm ơn! Gio Linh , ngày 15 tháng 07 năm 2015 XÁC NHẬN Người thực hiện: CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trần Thị Yến Gi¸o viãn: TrÇn ThÞ YÕn 22