Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1

docx 8 trang Đinh Thương 15/01/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_chu_viet_ch.docx
  • docBÌA.doc
  • docxPHỤ LỤC.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Ⅰ. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Người ta nói: “Nét chữ, nết người” Câu nói đó luôn luôn gắn liền với mỗi học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi không chỉ giảng dạy cho các em kiến thức, kỹ năng sống, giao tiếp bên cạnh đó nét chữ là thể hiện nết người. Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Từ xa xưa đã có tấm gương luyện chữ của ông Cao Bá Quát – một người nổi tiếng: “Văn hay chữ tốt”. Từ một người viết xấu không ai đọc được mà nhờ sự kiên trì rèn luyện ông trở thành người văn hay chữ tốt. Trong trường tiểu học tôi công tác đã thực hiện tốt phong trào “vở sạch- chữ đẹp”. Ngay từ khi bắt đầu vào học lớp 1, học sinh đã được giáo viên rèn chữ viết. Đối với học sinh tiểu học việc rèn cho các em “viết đúng, viết đẹp” là một vấn đề quan trọng vì chữ viết ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Đó cũng là rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì và óc thẩm mỹ. Làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh? Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô phải chuẩn, là mẫu của học sinh. Phải tìm ra các biện pháp hướng dẫn các em rèn chữ viết sao cho hiệu quả. Với học sinh lớp 1, các em mới từ Mầm non lên bước đầu mới làm quen với cách viết cỡ chữ nhỡ ở nửa năm đầu, và cỡ chữ nhỏ ở học kỳ 2, về kỹ năng viết các em còn rất hạn chế. Ở Mầm non các em chủ yếu là hoạt động vui chơi, lên lớp 1 các em phải học là chính và viết bài là hoạt động ngày nào các em cũng phải thực hiện. Chính vì vậy việc rèn cho học sinh chữ viết đẹp trong nhà trường là mắt xích rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và sự phát triển hoàn thiện cho mỗi học sinh nói riêng. Như vậy là chữ viết của học sinh lớp 1 là rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên dạy lớp 1 phải tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền để cho các lớp trên. Đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1” 3
  2. Ⅱ. MÔ TẢ GIẢI PHÁP A. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Năm học 2020-2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A2, trường Tiểu học Nghĩa Hồng. Tổng số học sinh: 30 em. Trong đó nam 13 em, nữ 17 em. Hộ cận nghèo 1 em. 90% học sinh học đúng độ tuổi nằm từ đội 2 đến đội 8 trong xã. Học sinh: Hầu hết các em ngoan đã qua trường Mầm non. Có 1 em bị bệnh tim bẩm sinh và bị Down (Nguyễn Hữu Thắng). Phụ huynh: Đã quan tâm và chuẩn bị tương đối tốt đồ dùng cho con em. Cơ sở vật chất: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang trí đẹp, đủ phương tiện. Giáo viên: Là giáo viên địa phương và luôn được phụ huynh tín nhiệm. Trình độ học sinh chưa đồng đều, một số em chưa nắm được bảng chữ cái do nghỉ vì dịch bệnh (Ngọc, Tuân), tiếp thu bài chậm. Một số em cầm bút còn khó khăn. Một số em chưa tự giác hoàn thành bài tập, tác phong chậm chạp, ý thức chuẩn bị bài tập còn hạn chế (Ngọc, Tuân). 2 em có phát âm ngọng (Dương, Vy). Từ xa xưa nền văn hóa của dân tộc ta chữ viết rất được coi trọng. Chữ viết đẹp gây thiện cảm cho người đọc, phần nào phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết của con người. Hiện nay trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhưng chữ viết vẫn được coi trọng, dạy chữ cũng là để dạy người. Năm học 2020-2021, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1A2. Khi nhận lớp, từ những buổi đầu học các nét cơ bản, tôi đã phân loại học sinh, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn chữ viết cho các em. Tôi đã khảo sát chữ viết kết quả như sau: Lớp có 30 em trong đó có 10 em đạt loại A, 17 em loại B, 3 em loại C. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ chữ viết loại A còn rất thấp, có cả chữ loại C. Nhiều em còn chưa nắm được điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ. Nguyên nhân: Các em khi vào lớp 1 mới làm quen với các nét cơ bản. Nhiều em còn chưa nhớ hết tên các âm trong bảng chữ cái. Các em ghi nhớ các nét cơ bản còn chưa chắc chắn, viết còn chậm, cầm bút chưa thành thạo, một số em viết nhanh cho xong. 4
  3. Các em thường viết sai các nét nối từ con chữ này sang con chữ kia, điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng, ghi dấu thanh, dấu phụ chưa đúng vị trí, nhất là các em chưa có kỹ thuật viết liền nét, luật chính tả chưa nắm chắc. B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Chữ viết không phải là năng khiếu bẩm sinh sẵn có của con người mà chữ viết đẹp hay chưa đẹp phụ thuộc phần lớn vào quá trình khổ luyện, quá trình đó lại phụ thuộc vào người học và phần lớn vào người trực tiếp hướng dẫn quá trình rèn luyện đó. Trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh, giáo viên tiếp tục củng cố kỹ thuật viết các nét cơ bản, kỹ thuật viết liền nét, nâng cao tốc độ viết. Qua thực tế dạy học sinh luyện viết, tôi đã rút ra được một số giải pháp và đã áp dụng vào rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi đạt kết quả tốt. - Phong trào “vở sạch – chữ đẹp” từ đầu năm học Tôi kiểm tra đồ dùng học tập sách vở của các em nhắc các em dùng loại vở nào, bút chì bút mực nào viết để phấn đấu đạt danh hiệu “vở sạch - chữ đẹp”. Tôi thường xuyên kiểm tra phân loại học sinh để có phương hướng kèm cặp những em viết còn chưa đẹp. Với những em viết tương đối đẹp thì giáo viên phải luôn chú ý theo dõi, nhắc nhở. - Phối kết hợp với cha mẹ học sinh về phong trào “vở sạch - chữ đẹp”. Hướng dẫn phụ huynh trong việc mua bút, vở và nêu các tiêu chuẩn khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng. Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả chữ viết tới phụ huynh qua “Trường xanh”. - Chữ mẫu: Giáo viên phải tập cho học sinh biết kết hợp, tay luyện tập, tai nghe, mắt nhìn để phân tích hình dáng, kích thước, cấu tạo chữ. Đó là điều kiện để các em viết đúng. Chữ mẫu của giáo viên hết sức quan trọng. Khi giáo viên viết mẫu phải viết chậm, đúng quy tắc, vừa viết vừa phân tích cho học sinh nắm được, nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ (kỹ thuật viết liền nét). Khi chấm, chữa bài cho học sinh, chữ của giáo viên cũng viết đúng mẫu, đẹp. - Hướng dẫn các nhóm chữ: Với nhóm chữ có nét cong kín: o, ô, ơ, a, ă, â chú ý điểm đặt bút và điểm kết thúc. Nhóm chữ có nét khuyết: h, l, k, y, g chú ý hướng dẫn nét khuyết phải thon ở đầu như đuôi con ong không to quá, cũng không nhỏ quá. Điểm gặp nhau ở đường kẻ ngang 1 (nét khuyết ngược), ở đường kẻ ngang 2 từ dưới lên (nét khuyết xuôi). Trong quá trình luyện viết tôi luôn hướng dẫn học sinh viết bảng trước rồi viết vở 5
  4. sau. Tôi cho các em nhận xét bài của nhau tìm ra những điểm được và chưa được trong bài của bạn. Sau đó tôi uốn nắn sửa lỗi cho các em và các em viết lại chữ đó. Các em viết đúng tôi hướng dẫn các em viết liền nét, khi các em viết liền nét bài viết của các em rất rõ ràng, chữ thanh thoát đảm bảo tốc độ. Đối với học sinh lớp 1 thường thiếu tính kiên trì luyện tập, mà rèn luyện các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Với những nhược điểm này, giáo viên cần nắm vững các thao tác kỹ thuật viết từng con chữ đúng, đẹp để viết mẫu cho học sinh cần hướng dẫn cụ thể: các nét viết, độ cao, khoảng cách các con chữ, các dấu thanh ghi ở trên hoặc dưới âm chính các dấu móc của các con chữ ơ, ư phải nhỏ lệch bên phải, dấu mũ ô, â phải cần đánh rõ, cân đối trên đầu con chữ, dấu chấm và dấu phẩy cần đánh rõ ràng. Trong những tiết học rèn chữ, giáo viên luôn gương mẫu thể hiện qua cách trình bày bảng, chấm và chữa bài cho học sinh. Chữ viết của giáo viên được xem là mẫu, giúp cho học sinh bắt chước để viết. Học sinh lớp 1 chủ yếu viết dựa vào quan sát chữ mẫu của giáo viên. Tôi còn xếp những học sinh chữ chưa đẹp ngồi cạnh học sinh chữ viết đẹp và hướng cho các em học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Giáo viên có sự nhiệt tình, kiên trì là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của tiết dạy. Với những em chữ đúng và đẹp, tôi hướng dẫn các em luyện viết chữ thanh đậm. Các nét từ dưới lên thì ta viết nhẹ tay hơn, nét từ trên xuống thì nhấn hơn một chút tạo nét đậm. Tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện “Văn hay chữ tốt” nói về Cao Bá Quát luyện chữ cho các em học tập, tạo sự tin tưởng lòng say mê viết chữ đẹp. Không chỉ rèn luyện chữ viết trong môn Tiếng Việt mà còn luyện trong các môn học khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm. Rèn luyện không chỉ ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Khi luyện viết cần chú ý tư thế ngồi: lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cách vở 30 cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở. Cách cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi viết dùng 3 ngón đó di chuyển từ trái sang phải. 6
  5. Ⅲ. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. 1. Hiệu quả kinh tế: Với những biện pháp trên qua một thời gian rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi, tôi thấy kết quả rất khả quan so với đầu năm. Chữ viết được nâng lên rõ rệt, nhiều em đã viết đúng mẫu, đều nét, các em rất có ý thức trong việc luyện chữ. Đến cuối tháng 12/2020, nhiều em lớp tôi có chữ viết đúng và đẹp. Lớp 30 em có 22 em đạt loại A, 8 em đạt loại B. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Chữ viết của học sinh lớp tôi tiến bộ rõ rệt, tôi đã trao đổi kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh lớp mình với giáo viên trong khối và nhận được sự ủng hộ cao. Thật vậy, đến đầu tháng 5/2021 kết quả chữ viết rất cao: 100% học sinh cả lớp đạt loại A chữ viết đại trà. 7
  6. Ⅳ. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1” là do tôi tạo ra. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (xác nhận, đánh dấu, xếp loại) (LĐ Phòng kí tên, đóng dấu) 8