Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_v.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 4-5 tuổi
- 14 d. Biện pháp 4: Công tác tuyên truyền phù hợp với phu huynh Giáo viên mầm non và những người thân trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng và nó tác động trực tiếp đến trực tiếp đến đứa trẻ, cần tạo ra những hành vi chuẩn mực để trẻ học theo, để giúp trẻ hình thành những hành vi và quy tắc ứng xử phù hợp thì giáo viên và cha mẹ trẻ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để giáo dục trẻ. Để môi trường sống của trẻ luôn lành mạnh phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường các cháu cần được sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Do đó phụ huynh phải nắm bắt các kiến thức về chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Tôi thường xuyên tuyên truyền đến phụ huynh các hình thức sau: - Tuyên truyền qua góc trao đổi phụ huynh: + Lớp tôi được đặc biệt chú ý đến hình ảnh, nội dung tuyên truyền phong phú, hấp dẫn về giáo dục vệ sinh cá nhân và thay đổi thường xuyên. Những nội dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các hoạt động vệ sinh của lớp nên được phụ huynh chú ý mỗi khi đón trả trẻ. Tôi còn dành riêng một mảng tường để trang trí hình ảnh về các bước rửa mặt rửa tay, cách giữ gìn vệ sinh cho phụ huynh nắm bắt và có thể kết hợp với cô giáo rèn kĩ năng cho trẻ ở nhà. + Lập Zalo nhóm khi phụ huynh và giáo viên có dịp là trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng đắn về cách chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thông qua cách làm này góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và các ban ngành đoàn thể hiểu sâu hơn về ngành học, đặc biệt chú trọng đến nội dung vệ sinh cho trẻ và cộng đồng. Ngoài ra, tôi còn vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc, câu chuyện về vấn đề giáo dục vệ sinh cho trẻ và được phụ huynh hưởng ứng mạnh mẽ. Xác định vai trò đó giáo viên trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp để chỉ bảo cho trẻ, ở lớp giáo viên là tấm gương cho trẻ noi theo trong lời nói và hành động giúp trẻ có môi trường tự lập, cách ứng xử với cô và bạn bè cùng lứa. Thương yêu quan tâm, chăm sóc dạy dỗ trẻ, luôn tạo không khí đầm ấm, xưng hô thân mật, đối xử với trẻ Trong giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp cần thể hiện văn minh lịch sự, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, nói năng nhỏ nhẹ cởi mở, thân thiện, khiêm tốn học hỏi, trung thực thật thà, độ lượng với bạn bè trong cách cư xử. Khi nói năng giao tiếp với phụ huynh cần niềm nở, hoà nhã, khiêm tốn, tôn trọng lắng nghe ý kiến của phụ huynh và cần trao đổi những thông tin cần thiết về con cái của họ.Cha mẹ phải thương yêu quý trọng hết lòng vì con cái, cần gần gũi bảo ban dạy dỗ tận tình, trò chuyện với trẻ về gương bạn tốt cùng lứa tuổi để trẻ bắt chước noi theo. Cần nghiêm khắc với những thói hư tật xấu của trẻ, không cho trẻ chơi những đồ chơi và phim ảnh kích động bạo lực
- 15 Sống gia đình luôn phải yêu thương, tôn trọng quan tâm chăm sóc lẫn nhau, tạo ra một môi trường sống đầm ấm, bố mẹ ông bà phải thực sự gương mẫu về mọi mặt để con cái noi theo. Cần tổ chức cuộc sống gia đình có văn hoá không nên cãi cọ chửi bới, không nên có những hành vi thiếu văn hoá trước mặt trẻ như nói tục, chửi bậy, sống hoà thuận với những người xung quanh, tôn trọng và quan tâm giúp đỡ nhau, giữ gìn vệ sinh công cộng, không làm ồn ào trong giờ nghỉ ngơi, luôn tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, không đại tiểu tiện bừa bãi, làm tốt công tác từ thiện, tương thân tương ái, Còn với gia đình cần cha mẹ trẻ quan tâm và chỉ bảo cho trẻ trong mọi hành động và giao tiếp, tranh qua loa mà bỏ qua và cho rằng trẻ nhỏ chưa biết gì. Trong mối quan hệ trong gia đình cha mẹ trẻ luôn là tấm gương chuẩn mực trong lời nói, hành động cho trẻ học tập. Trong thực tế tại gia đình có những tình huống phù hợp cha mẹ trẻ cần cho trẻ biết trẻ đánh giá thế nào cho đúng và ứng xử như thế nào. Ví dụ: Khi bố đưa cho mẹ đồ mà mẹ nhờ bố lấy, mẹ nói cảm ơn bố và khi có trẻ ở đó cha mẹ trẻ hỏi xem mẹ nói thế đúng chưa và bố nghe mẹ nói thế có vui không, hay trẻ đưa đồ cho mẹ khi mẹ nhờ trẻ lấy mẹ cảm ơn trẻ để lần sau trẻ biết ứng xử phù hợp. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất các yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà vệ sinh trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình trẻ thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ một cách tốt nhất. Chỉ có sự phối kết hợp chặt chẽ như vậy thì mới nâng cao hiệu quả trong công tác rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh cho trẻ. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: III.1. Hiệu quả kinh tế - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém về kinh phí. - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp
- 16 - Áp dụng biện pháp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ giúp trẻ luôn có môi trường sống với những hành vi và quy tắc ứng xử phù hợp để trẻ học và tự ý thức khi thực hiện các hành vi và quy tắc ứng xử trong thực tế. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội : a. Giá trị làm lợi cho môi trường: Qua áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ, nhìn chung các cháu đã hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh một cách khả quan.Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho ngáp hắc hơi, hỉ mũi, phải lấy tay che miệng. Biết tôn trọng người già người lớn tuổi và quý mến mọi người xung quanh. Biết yêu quý bảo vê cảnh đẹp thiên nhiên không ngắt lá bẻ cành, hái hoa nhổ cỏ bắt sâu để cây cối luôn luôn xanh tốt. Biết yêu quý bảo vệ vật nuôi cây trồng. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: Đa số các cháu đã thành thạo những kỹ năng: Trẻ biết rửa mặt, rửa tay chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ gọn gàng. Biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết đi tiểu tiện đúng nơi quy định. Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã. Khi ăn trẻ không để rơi vãi cơm, ăn hết suất thực hiện tốt những quy định trong vệ sinh ăn uống. Các cháu đã thực hiện được các yêu cầu thể hiện nếp sống văn minh lịch sự trong nhà trường cũng như ở gia đình. Biết chào hỏi lễ phép trước khi đi và sau khi về nhà. Khi gặp người lớn biết biết chào hỏi lễ phép. Khi chơi với bạn đã biết nhường nhịn đoàn kết hỗ trợ bạn trong khi chơi không đánh nhau gây mất trật tự. c. Giá trị làm lợi khác: * Về phía giáo viên: Thấy được hiệu quả của nhóm lớp tôi khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, các giáo viên trong nhà trường cũng đem những biện pháp này để áp dụng vào nhóm lớp mình và đạt được kết quả cao. * Về phía trẻ: - Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên đạt kết quả tốt. - Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, có kỹ năng tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức
- 17 Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng trên trẻ và đã đạt được một số kết quả sau: Kết quả Tổng Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt số trẻ Số trẻ % Số trẻ % Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng 33 92 3 8 quy trình Trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẻ 36 100 0 0 36 Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống 36 100 0 0 Trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ngủ 36 100 0 0 Trẻ có hành vi vệ sinh văn minh 32 89 4 11 Như vậy với kết quả đạt được như trên thì việc rèn luyện nề nếp thói quen vệ sinh vệ sinh cho trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết để giúp trẻ hình thành nhân cách ngay từ khi còn nhỏ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hương
- 18 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng. Trẻ phơi vỏ gối cùng cô
- 19 Giờ thể dục của trẻ Giờ ăn của các con
- 20 Các con cùng nhau lau tủ giá, đồ chơi