Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.pptx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn
- Cách 2: Vận dụng bài hát để vào bài mới. Chúng ta vừa tham gia cuộc thi : “Làm theo lời Bác” đạt kết quả rất cao. Hôm nay, để bày tỏ lòng biết ơn về Bác lớp chúng mình cùng hát 1 bài hát về Bác Hồ nhé! Giáo viên bắt nhịp bài hát“ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.Giáo viên gọi một học sinh lên và hỏi: Em thấy ở cuối bài hát này có gì đặc biệt về từ ngữ? - Học sinh: Thưa cô, có cụm từ “Việt Nam Hồ Chí Minh” lặp đi lặp lại nhiều lần. - Giáo viên: Theo em , việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy có tác dụng gì? - Học sinh: Trả lời nhiều ý (có thể đúng, có thể chưa đúng). - Giáo viên: Lặp đi lặp lại như vậy để thể hiện niềm tự hào về Bác, về đất nước trong ngày vui đại thắng việc lặp đi lặp lại từ ngữ như vậy người ta gọi là: “Điệp ngữ”. Vậy điệp ngữ là gì, điệp ngữ có những tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
- Cách 3: Giới thiệu bài bằng cách dùng trò chơi "Làm theo lời cô” Bài mới: Từ láy lớp 7 Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo lời cô nói.Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi. Giáo viên hô và làm động tác vỗ tay. Học sinh “đáp từ” và thực hiện làm theo động tác vỗ tay Giáo viên hô: Gió thổi ! Gió thổi ! Học sinh đáp: Ào ào ! Ào ào ! Giáo viên : Mưa rơi ! Mưa rơi ! Học sinh : Rào rào ! Rào rào ! Giáo viên : Bão lớn ! Bão lớn ! Học sinh : Lũ lụt ! Lũ lụt ! Từ đó GV giới thiệu từ ào ào, rào rào các em vừa tìm được nó được gọi là từ láy vậy từ láy có mấy loại ? Cô mời các em cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Cách 4: Giới thiệu bài bằng cách dùng trò chơi ô cửa bí mật Thông qua việc trả lời đúng mỗi câu hỏi, các em sẽ mở được từng ô cửa nhỏ và cuối cùng tìm ra một ô cửa lớn nhất có chứa một hình ảnh liên quan đến bài học hoặc một từ khóa là tên của bài học mà các em sắp tìm hiểu.
- Cách 5: Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học Để tiết học Ngữ văn thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học. Ví dụ dạy bài: Phương châm hội thoại – phương châm về lượng giáo viên có thể trình chiếu một đoạn phim về truyện cười :“Lợn cưới áo mới” Sau đó GV hỏi : Em cho biết câu trả lời của anh áo mới có gì đặc biệt? Từ đó giáo viên làm cơ sở dẫn vào bài học một cách tự nhiên nhất.
- Biện pháp 3. Học sinh làm và sử dụng đồ dùng học tập *vẽ tranh theo chủ đề văn bản
- VẼ TRANH THEO CHỦ ĐỀ VĂN BẢN Giáo viên cho học sinh tiếp cận tác phẩm văn học 1 bằng cách để học sinh về đọc và soạn bài, sau đó vẽ 1 bức tranh về 1 nội dung nào đó trong tác phẩm. Khi đến tiết học, các em sẽ trình bày trước lớp để cô và cả lớp nhận xét, đánh giá. Học sinh rất hào hứng, tích cực chuẩn bị bài tập vẽ tranh và tự tin thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp. 2 Điều đó giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày tốt hơn, phát triển những tài năng và kĩ năng mềm song song với hoạt động giáo dục văn hóa.
- CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Học sinh vẽ tranh theo nội dung của truyện và lên bảng tự tóm tắt truyện theo tranh mình vẽ Cảnh chia đồ chơi Cảnh hai anh em Thành Thủy chia tay nhau
- *Một số sản phẩm của các em học sinh.
- TRANH VẼ CỦA HỌC SINH SAU KHI HỌC XONG BÀI ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- TRANH VẼ CỦA HỌC SINH SAU KHI HỌC XONG BÀI HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
- TRANH VẼ CỦA HỌC SINH SAU KHI HỌC XONG BÀI BẾP LỬA
- TRANH VẼ CỦA HỌC SINH SAU KHI HỌC XONG BÀI : “MÙA XUÂN NHO NHỎ”
- TRANH VẼ CỦA HỌC SINH KHI HỌC TRUYỆN : lÀNG TRANH VẼ CỦA HỌC SINH KHI HỌC BÀI THƠ : VIẾNG LĂNG BÁC
- a.4. Biện pháp 4. Sử dụng âm nhạc minh họa bài giảng - Sử dụng âm nhạc sẽ làm cho tiết học nhẹ nhàng, thoải mái tạo được hứng thú cho học sinh.
- a.5. Biện pháp đóng vai HỌC SINH THAM GIA ĐÓNG VAI - Vào vai một nhân vật kể lại VỞ CHÈO : QUAN ÂM THỊ KÍNH câu chuyện đã học. - Chuyển thể một văn bản văn học thành một kịch bản sân khấu - Học sinh đóng vai làm MC tự dẫn chương trình
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với học sinh và điều kiện lớp học. Phải dành thời gian cho học sinh tập luyện Một số đóng vai. Nên có hóa trang và đạo cụ đơn yêu cầu giản để tăng tính hấp dẫn. khi đóng vai: Nên khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Học sinh sắm vai: “EM TẬP LÀM GIÁO VIÊN TƯƠNG LAI” -Mỗi tổ sẽ đề cử từ một học sinh tham gia thuyết trình VD bài : Chương trình địa phương phần văn - Trong lúc bạn thuyết trình về bài sưu tầm của mình về các nhà văn nhà thơ quê hương Bắc Ninh của mình, cả lớp chú ý lắng nghe, đối chiếu với nội dung, kiến thức của bài mình soạn. Đồng thời kết hợp ghi chép lại những ưu điểm, nhược điểm qua phần trình bày của bạn.
- a.6. Biện pháp 6. Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn 1 Trò chơi 1: Trò chơi ô chữ 2 Trò chơi 2: Trò chơi tiếp sức. 3 Trò chơi 3: Trò chơi : Trò chơi ghép hình đúng 4 Trò chơi 4: Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”. 5 Trò chơi 5: Trò chơi nhìn hình đoán chữ.
- Trò chơi : Trò chơi ghép hình đúng Chuẩn bị: GV chuẩn bị tranh , cắt bức tranh làm 4 mảnh( dán băng dính hai mặt ở sau) để học sinh ghép. GV chia 4 nhóm phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh. Trong thời gian 3 phút nhóm trưởng lên ghép xong bức tranh và thuyết trình nội dung bức tranh đó
- Trò chơi ghép hình đúng
- Trò chơi Nhìn hình đoán chữ Đầu voi đuôi chuột Đầu >< đuôi
- 010205043 Câu 1 Trả lời Đồng cam cộng khổ Home
- Ngoài ra giáo viên có thiết kế các trò chơi như : Rung chuông vàng, chiếc nón kì diệu, ai là triệu phú.
- 15 100 đ 14 90 đ 13 80 đ 12 70 đ Đáp án 50:50 11 60 đ 10 50 đ 9 45 đ c 100 8 40 đ ượ đ 7 35 đ đ iể 6 30 đ i m 5 25 đ TRÒ CHƠI 4 20 đ A 3 15 đ 2 10 đ 1 05 đ
- 15 100 đ Ai được 100 điểm 14 90 đ 13 80 đ 12 70 đ Đáp án 50:50 11 60 đ 10 50 đ Câu hỏi 1: 05 đ 9 45 đ 8 40 đ 7 35 đ 6 30 đ Tác phẩm nào được coi là : Kiệt tác 5 25 đ ngàn đời? 4 20 đ 3 15 đ 2 10 đ 1 05 đ A. Truyện Kiều B. Hoàng Lê nhất thống chí C. Vũ trung tùy bút D. Truyền kỳ mạn lục
- a.7. Phương pháp vẽ bản đồ tư duy: Học sinh tự thực hiện BĐTD. Giáo viên sẽ để cho các em tự vẽ theo cách riêng của mình. Mỗi em sẽ có một tập giấy A4 để thể hiện các sản phẩm của mình theo trình tự các bài học. Nếu các em thực hiện tốt thì đây chính là tài liệu ôn tập rất tốt cho các em.
- Bản đồ tư duy học sinh lớp 9 vẽ minh họa bài ôn tập truyện hiện đại Việt Nam
- HỌC SINH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY MỘT CÁCH SÁNG TẠO ĐỂ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BÀI HỌC
- b. Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng các biện pháp: 90 % 84.3 80 75.7 72.6 70 66.4 60 50 40 30 20 10 0.0 0 Phát biểu Hứng thú Điểm thi Điểm thi nhiều với giờ văn HK1- trên HK2- trên TB TB 48
- c. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm Khả năng ứng dụng của các biện pháp: Các biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường và địa phương nơi công tác, có thể áp dụng trên toàn tỉnh. - Khi sử dụng trò chơi trong dạy học không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề của bài học - Giáo viên có thể sưu tầm và thiết kế nhiều hình thức trò chơi, sử dụng kết hợp giữa phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác.
- PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Sau khi áp dụng một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ Văn trong dạy học mà trong năm học vừa qua chất lượng bộ môn của bản thân tôi được nâng lên rõ rệt, cụ thể là: Năm học 2019-2020 tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên: 84.3% Năm học 2019- 2020 tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT là 88.5% . Điểm trên trung bình của học sinh thi vào cấp 3 môn văn là 87.8% có nhiều bài đạt điểm 7 – 8 điểm.
- * KHÔNG KHÍ CÁC GIỜ HỌC VĂN RẤT SÔI NỔI VÀ HÀO HỨNG
- HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC TẬP, THẢO LUẬN NHÓM
- HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM – VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY
- GIỜ VĂN CÁC EM TÍCH CỰC HỌC TẬP, SÔI NỔI BÀY TỎ Ý KIẾN CÁ NHÂN
- Học sinh tự làm mô hình và thuyết trình về ngôi trường của em sau khi học văn thuyết minh lớp 8
- Học sinh sắm vai trong họa động ngoại khóa : Ngữ Văn 8 : Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Phòng chống tác hại của bao bì nilon
- Họat động ngoại khóa : Lễ phát động phong trào chống rác thải nhựa
- HỌC SINH THAM GIA SẮM VAI VỞ CHÈO : QUAN ÂM THỊ KÍNH
- 4. Kết luận: Sau khi áp dụng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn ngữ văn, đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức, giáo dục học sinh một cách toàn diện. Ngoài kiến thức bộ môn tôi còn rèn cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, giải quyết được các vấn đề thực tiễn .Từ đó đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay là phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe , thành đạt và hạnh phúc!