Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường Mầm non

doc 22 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_xa.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường Mầm non

  1. hoạch phối hợp với các chi hội phụ nữ ở các thôn bản, nắm số liệu các hội viên, lên lịch tổ chức các cuộc họp. Tuỳ vào tình hình của từng thôn bản có thể tổ chức buổi họp với các hội viên phụ nữ hoặc có thể kết hợp với các buổi họp của chi hội. Ví dụ: Vào thời điểm tổ chức ngày 20/10, 8/3 trước đó các chi hội đều có thể họp chuẩn bị cho ngày 20/10 và 8/3 nhân buổi đó, tôi phát tài liệu cho các chi hội lồng ghép vào nội dung họp, toạ đàm để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ với nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, Phối hợp với Trung tâm y tế xã: Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung tuyên truyền phong phú về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và phụ nữ, giáo dục sức khoẻ và sinh sản .Chính vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch, liên hệ với trung tâm y tế để tuyên truyền. Một năm 2 lần nhà trường đã kết hợp với y tế khám sức khoẻ cho học sinh và cán bộ giáo viên để kịp thời điều trị bệnh tật, sau đó giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với phụ huynh học sinh về tình trạng sức khoẻ của những cháu bị suy dinh dưỡng và thấp còi, đồng thời tuyên truyền về một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. * Phối hợp với cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn: Nhà trường tạo mối quan hệ, giao tiếp ứng xử tốt với các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn, các nhà tài trợ. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm có ý nghĩa . Tận dụng những cuộc họp của địa phương, tranh thủ giờ nghỉ giải lao, chúng tôi trò chuyện về tình hình trường lớp để các đồng chí lãnh đạo hiểu và chia sẻ những khó khăn của nhà trường, tạo sự thân thiện, cởi mở, chân thành và đề xuất các nội dung cần phối hợp, giúp đỡ. Nhờ đó lãnh đạo các cơ quan sẵn sàng hỗ trợ nhà trường một cách nhanh chóng. Biện pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là thước đo sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh đối với nhà trường và đội ngũ. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm. Vì vậy, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phấn đấu trở thành con người vừa “Vừa hồng, vừa chuyên” như lời Bác dạy. Mặt khác, nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về kiến thức quản lý giáo dục, tổ chức thao giảng, dự 14
  2. giờ, tham gia sinh hoạt liên trường để học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi hội họp triển khai các Công văn, Chỉ thị, Quyết định của pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non cho cán bộ giáo viên; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động “Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm” với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Bên cạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần bồi dưỡng cho giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh; thấy rõ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục mầm non để phát huy tình cảm, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo, tự hào với nghề nghiệp, phấn đấu rèn luyện trở thành người giáo viên giỏi. Đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân và phụ huynh. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cán bộ vừa phải có tài, có tâm, có tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền để đội ngũ giáo viên thực sự là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiến thức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho phụ huynh. Giúp cho phụ huynh nắm được kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non, đây là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng của đời người nếu được chăm sóc, nuôi dạy tốt sau này trẻ trở thành người tốt. Tuyên truyền bằng những biện pháp như: Tập trung làm tốt công tác rà soát, phân loại năng lực chuyên môn của từng giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ sao cho phù hợp, khai thác và phát huy tối đa năng lực sở trường của đội ngũ, đánh giá xếp loại chất lượng đội ngũ một cách trung thực, chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ. Chăm lo xây dựng đội ngũ dưới nhiều hình thức như: * Thông qua lực lượng nồng cốt trong chuyên môn: Hàng năm, nhà trường lựa chọn những giáo viên có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng bố trí vào tổ chuyên môn, tạo điều kiện cho các đồng chí cốt cán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức sau đó các đồng chí này tổ chức trực tiếp bồi dưỡng cho giáo iên trong tổ của mình. Nhờ đó giáo viên tiếp thu và cập nhật những kiến thức và thông tin mới về chương trình giáo dục và các chuyên đề trọng tâm trong năm một cách thuận tiện, kịp thời. * Tổ chức các tiết dạy mẫu, các buổi chuyên đề: 15
  3. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp cho các giáo viên; tổ chức các đợt thi đua thông qua đó chọn ra các tiết dạy mẫu, dạy chuyên đề, đăng ký dạy tiết tốt , sau đó cử ban giám hiệu dự giờ góp ý bổ sung, trước khi đưa ra triển khai toàn trường. Hoạt động trong nhà trường không chỉ đơn thuần là dạy và học ở trong lớp mà còn phải có những hoạt động ngoài trời, các trò chơi dân gian, tổ chức các buổi tham quan, giao lưu với lớp bạn Qua những hoạt động này đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, tăng cường kiểm tra đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, nâng cao chất lượng, hình thành nề nếp, kỹ luật, kỹ cương sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường- gia đình và xã hội. Do vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hết sức quan trọng. Nhà trường phải biết chọn những giáo viên có kinh nghiệm, năng lực trong giảng dạy có uy tín với nhà trường, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục phụ huynh đó là yếu tố quan trọng để phụ huynh sẵn sàng hưởng ứng tham gia đóng góp khi trường cần, lớp cần. Biện pháp 5: Tạo điều kiện thu hút sự đầu tư của dự án: * Đối với dự án Plan: Những năm trước đây, nhà trường được dự án Plan đã đầu tư kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, trang cấp một số đồ dùng, dụng cụ dạy học, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Từ năm 2010 đến nay, dự án quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Dự án này thuộc tổ chức phi Chính phủ nên việc đầu tư kinh phí xây dựng trường đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt, chặt chẽ, tiến độ thực hiện chỉ trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, để nhận được sự đầu tư của dự án nhà trường phải có sự hợp tác hết sức tích cực, năng động, sáng tạo. Từ năm học 2011-2013: Dự án đã đầu tư xây dựng cho nhà trường 4 phòng học, 02 nhà bếp và mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú, xây bể chứa nước. Năm học 2013-2014: Dự án tiếp đầu tư xây dựng cho nhà trường 3 phòng học, nhà bếp, khuôn viên, cổng trường, mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú, xây bể chứa nước .Với nguồn kinh phí khá lớn đòi hỏi xây dựng trên khu đất khá rộng, trong lúc đó diện tích đất ở khu vực này chỉ 780m 2 không đáp ứng yêu cầu. Bởi vì, nếu xây dựng theo chiều rộng khu đất thì không có sân chơi, nếu xây dựng theo chiều dài khu đất thì không đủ để bố trí các phòng học, nhà bếp, công trình vệ sinh . Là xã đồi núi có diện tích tự nhiên rộng trên 48 ngàn ha nhưng để có diện tích xây dựng nhà trường với khoảng 1.500 m 2 thì quả là vô cùng khó khăn bởi vì “đất đã có chủ”. Thật đúng “Tấc đất- tấc vàng”. 16
  4. Dự án giao cho chúng tôi trong vòng gần 2 tháng phải xoay sở làm sao có mặt bằng khoảng 1.500 m2 đất để xây trường. Có đủ diện tích trên dự án mới cho triển khai xây dựng, nếu không đủ diện tích đó thì dự án sẻ chuyển sang đơn vị khác. Nếu không chớp lấy thời cơ, để dự án chuyển sang đơn vị khác thì người cán bộ quản lý nhà trường vừa có lỗi với dân, vừa thiếu trách nhiệm với Đảng và Nhà nước, nếu thu hút được sự đầu tư của dự án thì giảm gánh nặng về đầu tư kinh phí cho huyện và tỉnh. Đứng trước tình hính đó bản thân tôi đã nổ lực, tìm hết mọi cách, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với một số cán bộ chủ chốt đã từng công tác tại địa bàn để vận động người dân hiến đất. Qua nhiều khó khăn vất vả, sau một thời gian dày công chăm lo cuối cùng được người dân bằng lòng hiến đất cho nhà trường gần 500m2 quả là niềm vui không sao kể xiết. Ngoài ra, trước và trong khi xây dựng nhà tài trợ yêu cầu về thăm địa điểm đang thi công, thăm tình hình của các cháu. Để đón đoàn với không khí thân thiện, gây ấn tượng tốt đẹp cho các thành viên, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động như: Biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Tổ chức làm lễ khởi công, động thổ, theo yêu cầu với không khí trang trọng, tinh thần vui tươi phấn khởi. . Làm các thủ tục về bàn giao mặt bằng, hồ sơ trích đo địa chính Làm các thủ tục: Báo giá, chọn nhà thầu, mời thầu, mở thầu theo quy định. Sau hơn 4 tháng thi công phòng học, nhà bếp, khuôn viên, cổng trường . đã được xây dựng khang trang đem lại niềm vui khấn khởi cho hàng chục người dân khi được cho trẻ đến học tại ngôi trường này. Đồng thời đây cũng là niềm vui mừng phấn khởi không sao kể xiết của chính bản thân tôi khi phải trải qua một quá trình với bao bộn bề, lo âu và đầy gian lao, vất vả. * Đối với Binh đoàn 15: Trường chúng tôi có nhiều khu vực, trong đó có khu vực gần biên giới, cách trung tâm nhà trường trên 60km. Những năm trước, khu vực này do không có phòng nên lớp mẫu giáo phải học chung trong khuôn viên trường Tiểu học. Chế độ sinh hoạt và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non không giống như học sinh trường tiểu học nên bị chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau rất nhiều. Vì vậy, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khu vực này rất hạn chế. Biết được Đoàn Kinh tế 79- Binh đoàn 15 - Bộ Quốc phòng là đơn vị có nhiệm vụ vừa bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc vừa sản xuất, làm kinh tế vừa chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nên chúng tôi tích cực tham mưu và phối hợp xin hỗ trợ kinh phí xây dựng phòng học. Mãi đến tháng 8 năm 2013, Đoàn kinh tế 79 - Binh đoàn 15 - Bộ Quốc Phòng mới có kế hoạch đầu tư xây dựng cho nhà trường 2 phòng học, nhà bếp, sân chơi tại điểm trường này. Được sự đầu tư của Binh Đoàn, chúng tôi vô cùng phấn khởi. Do đó trong quá trình thi công mặc dù cách xa hàng chục km, bộn bề nhiều công việc nhưng chúng tôi luôn luôn có mặt để theo dõi, nắm bắt tình hình và phát hiện những nội 17
  5. dung không phù hợp xin điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của giáo dục mầm non. Ví dụ: Khi xây dựng khu vực bếp: Theo thiết kế khu vực bàn bếp dài chỉ dài 2,5m không đủ để bố trí khu cắt thái thực phẩm, nấu và chia ăn cho các cháu. Nhờ sự có mặt kịp thời nên chúng tôi đã tham mưu với Binh đoàn và xin nhà thầu ủng hộ kinh phí mở rộng khu vực này lên: 6,5 m tăng hơn lúc đầu 4m, làm thêm khu rửa thấp và điều chỉnh hệ thống bồn rửa của các lớp, bê tông 30 m đường đi trị giá trên 5 triệu đồng. Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên đến nay trường chúng tôi có nhiều chuyển biến, mạnh mẽ trên các mặt công tác: 2.3. Kết quả đạt được: * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Phòng học: Xây dựng mới: 07 phòng, xoá được 2 phòng mượn, 2 phòng cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng; Nhà bếp: 07 phòng (tăng so với trước: 02 phòng). Nâng cấp tu sửa: 3 phòng học, xây dựng 450m hàng rào, cổng trường, sân chơi. Công trình vệ sinh: 22 phòng (tăng so với trước: 10 phòng). 2/8 sân được trang bị đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời; 3/8 khu vực được xây dựng hàng rào, cổng trường kiên cố; 14/15 phòng học công trình vệ sinh được xây dựng khép kín; 6/8 khu vực có điện sáng để phục vụ sinh hoạt của trẻ . Trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác dạy học, đạt trên 75% yêu cầu cầu theo Thông tư 02. Đồ dùng dụng cụ bán trú đầy đủ phục vụ chế biến theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: 5.430 triệu đồng Trong đó Ngân sách UBND huyện: 750 triệu Dự án Plan: 2.880 triệu Binh Đoàn 15 Bộ Quốc Phòng: 1.8 triệu Kinh phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp trên: 900 triệu. * Số trẻ huy động vào lớp: toàn trường: 261 cháu, trong đó cháu mẫu giáo: 243 cháu so với kế hoạch đạt: 100%, so với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt: 90% (tăng so với trước: 0,4%), nhà trẻ: 18 cháu. Cụ thể: Trẻ 5T: 89/89 cháu đạt tỷ lệ: 100% Trẻ 4T: 85/87 cháu và có 2 cháu học trái tuyến, tỷ lệ: 100% (tăng so với trước: 1,3%); 18
  6. Trẻ 3T: 69/87 cháu tỷ lệ: 79,3 (tăng so với trước: 18,4%). Trẻ nhà trẻ: tỷ lệ: 18 cháu, tỷ lệ: 15,5% * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Số nhóm lớp ăn bán trú: 14/15 nhóm lớp (tăng hơn trước 6 nhóm lớp). Số trẻ ăn bán trú: 244/261 cháu tỷ lệ: 93,5% (tăng so với trước: 41,2%) - Số trẻ suy dinh dưỡng: 36/261 cháu tỷ lệ: 13,8% (giảm so với năm trước: 10,7%) trong đó: Trẻ 5T: 11/89 cháu tỷ lệ: 12,4% (giảm so với năm trước: 9,7%). Trẻ 4T: 12/85 cháu tỷ lệ: 14,1% (giảm so với năm trước: 10,6%). Trẻ 3T: 12/69 cháu tỷ lệ: 17,4% (giảm so với năm trước: 12,8%). Trẻ nhà trẻ: 2/18 cháu tỷ lệ: 11,1% (giảm so với năm trước: 6,4%). - Số trẻ thấp còi: 38/261 cháu tỷ lệ: 14,5% (giảm so với năm trước: 13%) trong đó: Trẻ 5T: 11/89 cháu tỷ lệ: 12,4% (giảm so với năm trước: 10,8%). Trẻ 4T: 13/85 cháu tỷ lệ: 15,3% (giảm so với năm trước: 13,3%). Trẻ 3T: 12/69 cháu tỷ lệ: 17,4% (giảm so với năm trước: 16,3%). Trẻ nhà trẻ: 2/18 cháu tỷ lệ: 11,1% (giảm so với năm trước: 11,4%). - Kết quả đánh giá trẻ theo chuẩn của Bộ. Số trẻ 5T đạt các lĩnh vực: 88/89 cháu tỷ lệ: 98,8% (tăng so với năm trước: 15,7%) Số trẻ 4T đạt các lĩnh vực: 81/85 cháu tỷ lệ: 95,3% (tăng so với năm trước: 14,8%) Số trẻ 3T đạt các lĩnh vực: 62/69 cháu tỷ lệ: 89,8% (tăng so với năm trước: 11,9%) Trẻ nhà trẻ đạt các lĩnh vực: 18/18 cháu tỷ lệ: 100% (tăng so với năm trước: 17,5%). Tổ chức học 2 buổi/ngày: 15/15 nhóm lớp Số lớp thực hiện chương trình MG 5T: 7 lớp Số lớp thực hiện chương trình MG 4T: 04 lớp Số lớp thực hiện chương trình MG 3T: 02 lớp Số nhóm trẻ thực hiện chương trình 24- 36 tháng: 02 nhóm Chuyển giao trẻ 5T vào lớp Một đạt: 100% * Về xây dựng đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 37 người trong đó cán bộ quản lý: 04, giáo viên: 29, nhân viên: 04. Trình độ chuyên môn của giáo viên: Đạt chuẩn: 29/29 người đạt tỷ lệ 100%; trong đó trên chuẩn: 22/29 người tỷ lệ: 69% (tăng so với năm học trước: 20,9%). Kết quả đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên: 19
  7. Xuất sắc: 12/28 người, tỷ lệ: 66,7% (tăng so với năm học trước: 35,1%) Khá: 13/28 người, tỷ lệ: 42,9%, (giảm so với năm học trước: 4,5%) Trung Bình: 3/28 người, tỷ lệ: 14,3%, (giảm so với năm học trước: 6,8%) Không có giáo viên xếp loại Yếu, Kém. - Tham gia Hội thi cấp huyện: Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” có 2 giáo viên đạt giỏi; Hội thi “Cô và cháu hát dân ca Hò khoan Lệ Thuỷ” Đạt giải Khuyến khích. Hội thi “Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện, hiệu quả”: Đạt giải Ba. - Tham gia hội thi cấp Tỉnh: Hội thi “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, hiệu quả” Đạt chuẩn “Môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, hiệu quả” cấp tỉnh. Số lượng giáo viên đạt giỏi trong các hội thi cấp huyện đến nay: 06/22 giáo viên biên chế, tỷ lệ: 27,3% trong đó giáo viên dạy giỏi có 03 đ/c tỷ lệ: 13,6%. Phần III KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Quản lý nói chung và quản lý giáo dục mầm non nói riêng là nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp. Trong đó, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những nội dung quan trọng cần thiết và khó khăn phức tạp hơn nhiều. Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trước hết cán bộ quản lý phải biết xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác tham mưu, huy động nguồn nhân lực, vật lực, đặc biệt là nguồn tài chính để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ bán trú của trẻ. Tích cực tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, ban ngành đoàn thể, thu hút sự đầu tư của các dự án. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tuyên truyền, tư vấn tại gia đình. Chỉ đạo đội ngũ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, hoạt động về chuyên môn, các hội thi, các Hội nghị, các cuộc họp .đồng thời bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống nâng cao tình cảm, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo để cống hiến, đóng góp thật nhiều vào sự nghiệp giáo dục xã nhà. Giáo dục mầm non gắn liền với sự phát triển của xã hội và phụ thuộc vào công tác xã hội hoá giáo dục. Bác Hồ đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục sẽ thúc đẩy nhà trường phát triển đáp ứng yêu cầu của giáo dục và nguyện vọng của nhân dân. Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, nhằm đưa ngành học ngày càng phát triển, xứng đáng vai trò vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, người 20
  8. cán bộ quản lý phải biết kết hợp tốt các thành viên trong nhà trường, thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và các cơ quan tổ chức, các nhà hảo tâm, các dự án đang hoạt động trên địa bàn nhằm tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ về vật chất lẫn tinh thần, tạo được niềm tin cho lãnh đạo, nhân dân và phụ huynh học sinh. Vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn, phát huy vai trò trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, phụ huynh và nhân dân. Công tác xã hội hoá giáo dục của trường mầm non chính là xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời là địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình. Được làm cán bộ quản lý trường mầm non tại đơn vị đặc biệt khó khăn của huyện, bản thân tôi luôn luôn trăn trở phải làm như thế nào để giáo dục mầm non của xã ngày càng tiến bộ, ngang tầm với đơn vị bạn, từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục. Chính vì thế, bản thân tôi quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, ra sức phấn đấu, đem hết sức lực, tâm huyết, trí tuệ, luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm của nhà giáo để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục người cán bộ quản lý phải có lòng trung thực, sáng tạo, linh hoạt; nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục để tham mưu có hiệu quả. Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay mà phải kiên trì, chủ động, thường xuyên. Đồng thời người cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để vừa nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo vừa nắm bắt được yêu cầu phát triển của giáo dục, xu hướng phát triển của xã hội, đảm bảo niềm tin và uy tín đối với chính quyền địa phương, phụ huynh và lãnh đạo các cấp, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho đội ngũ. 2. Những kiến nghị, đề xuất: Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non” được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị chúng tôi. Đề nghị tiếp tục nhân rộng trong các đơn vị mầm non trong địa bàn của huyện và tỉnh. Chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo đối với trường mầm non của xã nhà. Lạnh đạo Huyện và Tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí giúp nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, bản sáng kiến cũng không tránh những thiếu sót, hạn chế kính mong Hội đồng khoa học ngành, các bạn đồng nghiệp, quý đọc giả chân thành góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn./. 21
  9. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Luân Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG . . . 22