Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

docx 5 trang binhlieuqn2 5272
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_giup_giao_vi.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Do đó việc hình thành kiến thức, đạo đức lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy Tiểu học chúng ta không đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn phải giáo dục đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đơn giản nhất để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này quả là không dễ, bởi lẽ một lớp học có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu tính cách, tâm lý khác nhau. Thật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp tích cực giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”. 2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về lí luận, thực tiễn công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học. Nghiên cứu về những vấn đề liên quan trong công tác chủ nhiệm. III. Mục đích, nhiệm vụ và thời gian nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: - Cung cấp, lý giải những vấn đề về phương pháp làm chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học nhằm giáo dục các em trở thành là những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn trong sáng, lành mạnh, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày cho các em, giúp các em biết yêu quý tài
  2. nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, kĩ năng sống. v.v. thông qua các bài học, môn học, qua công tác chủ nhiệm. - Nhằm bồi dưỡng kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên trong trường Tiểu học. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng về công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học. - Phân tích các nguyên nhân, lí do dẫn đến công tác chủ nhiệm của một số lớp đạt hiệu quả chưa cao. - Tìm hiểu một số kinh nghiệm và hiệu quả công tác chủ nhiệm của một số giáo viên chủ nhiệm qua các năm. - Nghiên cứu một số vấn đề về phương pháp làm công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học. - Áp dụng các phương pháp và thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy học và giáo dục. - Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao công tác chủ nhiện trong trường Tiểu học. 3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018 IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp đối chiếu kết quả. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lý luận: Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Tiểu học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác điều tra, tìm hiểu để nắm rõ hoàn cảnh từng học sinh trong lớp về mọi mặt, có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Đồng thời phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để hoàn thành
  3. xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt phải có đủ “tâm lý” của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp tích cực trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả, và học tập tốt hơn. II. Cơ sở thực tiễn: Học sinh Tiểu học là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học. Đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức tốt với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện. Làm công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũng thực hiện một biện pháp giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. III. Các biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp: Biện pháp 1: Khảo sát, điều tra cơ bản để phân loại đối tượng học sinh, xây dựng kế hoạch và đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp. Biện pháp 2: Xây dựng kế họach chủ nhiệm. - Các số liệu điều tra cần đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, tỉ mỉ. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, của ngành và tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch từng kỳ, kế hoạch tháng và kế hoạch tuần. Đặc biệt kế hoạch tuần cần cụ thể, chi tiết đối với từng đối tượng học sinh. Biện pháp thứ 3: Xây dựng nề nếp. - Kiện toàn tổ chức lớp - Xây dựng nội quy lớp học và tổ chức cho học sinh học tập Biện pháp thứ 4: Cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức, lực lượng giáo dục khác như: Với phụ huynh; với Ban Giám hiệu nhà trường; với Đội TNTP HCM và các lực lượng giáo dục khác. Biện pháp 5: Giáo viên chủ nhiêm luôn là tấm gương sáng về mọi mặt Biện pháp thứ 6: Nghiên cứu tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới, vào dạy học nhằm gây hứng thú và nâng cao hiệu quả.
  4. Biện pháp thứ 8: Hình thành kĩ năng sống, nhân cách cho học sinh qua từng tiết học, từng hoạt động. Biện pháp thứ 9: Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng của người giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể lớp mình Biện pháp thứ 10: Thực hiện tốt các hoạt động khác Biện pháp thứ 11: Đầu tư các phong trào do nhà trường tổ chức Biện pháp 12: Nêu gương và khen thưởng – Gần gủi, chia sẻ, động viên kịp thời tới học sinh. Biện pháp thứ 13: Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: - Tiết sinh hoạt diễn ra phải thực sự dân chủ, học sinh tích cực phát biểu ý kiến, phải chỉ rõ những việc làm được và chưa làm được, cần tuyên dương những em có thành tích và động viên những em cần cố gắng. Đặc biệt phải chỉ ra được nguyên nhân để từ đó xây dựng kế hoạch và có biện pháp thực hiện cho tuần tới một cách có hiệu quả. Biện pháp 14: Xử lí các tình huống sư phạm một cách linh hoạt. 2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong thời gian qua việc áp dụng các biện pháp trên vào công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được những thành tích nhất định. Đặc biệt năm học 2016-2017 lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả: - Về môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt: 8/23 học sinh( 35% ); Hoàn thành: 15/23 học sinh ( 65%) - Về năng lực: Tốt: 12/ 23 học sinh(52% ); Đạt: 11/23 học sinh(48% ) - Về phẩm chất: Tốt: 13/23 học sinh( 57%); Đạt: 10/23 học sinh(43%) - Duy trì sĩ số: 100% - Hoàn thành chương trình lớp học: 100% - Có 3 em đạt giải nhất về giao lưu chữ viết cấp trường. - Lớp xếp loại: Xuất sắc C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: I. Kết luận: Theo tôi, không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng để trở thành môt giáo viên chủ nhiệm giỏi thì trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp giáo dục hợp; phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc; phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh; mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. II. Kiến nghị:
  5. * Đối với giáo viên: Người giáo viên phải tự rèn mình để trở thành người mẹ hiền của học sinh, cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Đối với Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường: Tiếp tục động viên, ghi nhận và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm với giáo viên chủ nhiệm, Đối với cấp trên: Hàng năm, tiếp tục tổ chức các hội thảo, các cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong công tác chủ nhiệm. Trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm hơn. Hương Sơn ngày 04 tháng 3 năm 2018