Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ mẫu giáo

doc 23 trang Hoàng Trang 13/05/2023 3223
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tao_hinh_tu_n.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ mẫu giáo

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ mẫu giáo I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp Tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm nên trẻ rất hứng thú và tạo động lực cho trẻ luôn cố gắng. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc các con tiếp xúc sớm với các sản phẩm công nghệ như những chiếc điện thoại thông minh hay việc các con ngồi hàng giờ trước tivi hay máy tính không còn xa lạ. Những thông tin hình ảnh trên mạng rất hấp dẫn và đa dạng Nhưng ở lứa tuổi mầm non điều các con cần là một bầu không gian thoáng đãng để có thể thoải mái nô đùa, chạy nhảy, hoà mình vào cùng thiên nhiên trong lành, để hòa nhập vào xã hội . Nguồn ấn tượng không bao giờ cạn về cái đẹp chính là thiên nhiên. Đứa trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh thế của thiên nhiên tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc và muốn mình trở nên đẹp hơn, còn thế giới xung quanh thì đa dạng , phong phú và luôn mới lạ, hấp dẫn như vừa kích thích, vừa thách thức trẻ khám phá. Tất cả đều ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của tâm hồn trẻ , chính là động lực khiến trẻ muốn thể hiện, muốn thử sức trong việc tái tạo lại bằng hình tượng của đồ vật, hình tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. 3
  2. Một câu hỏi đặt ra là làm sao để trẻ luôn luôn hứng thú và phát huy được sự sáng tạo ở trẻ trong suốt quá trình hoạt động tạo hình, phương tiện để trẻ thực hiện ý tưởng của mình chính là các học liệu. Mỗi đồ dùng, mỗi vật liệu, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ được tìm hiểu, được khám phá. Càng có nhiều vật liệu đa dạng, phong phú thì trẻ càng học được nhiều. Nếu biết tận dụng sức mạnh này cho trẻ thì đó sẽ là điều kiện tuyệt vời để các con có thể “Học mà chơi”. Lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò ép. Hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lý do này, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ. Từ những lý do trên và trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy hoạt động tạo hình chỉ đúng theo nghĩa là một hoạt động nghệ thuật nếu trẻ thật sự hứng thú, từ đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ mẫu giáo”. II. Mô tả giải pháp kĩ thuật II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Thực trạng trước kia ở trường mầm non việc sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn rất hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng các nguyên liệu mua sẵn như: giấy (giấy màu, giấy để vẽ ); sáp màu; hồ dán; đất nặn để thực hiện các bài tạo hình trong chương trình. Giáo viên chưa sáng tạo sử dụng các nguyên vật liệu sưu tầm trong tự nhiên như: các phế liệu, nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động tạo hình của trẻ. Trước tình hình chung như vậy tôi đã mày mò và mạnh dạn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên vào trong hoạt động tạo hình của trẻ. * Thuận lợi: 4
  3. - Bản thân là một giáo viên yêu nghề, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo; có năng khiếu tạo hình. - Được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp. - Đa số trẻ trong lớp tôi có kĩ năng tạo hình rất tốt. Nhiều trẻ có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú . * Khó khăn: - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình: cơ bàn tay và ngón tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của nhiều trẻ còn hạn chế. - Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên chưa phối hợp tốt với giáo viên và giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp của trẻ. II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Tôi luôn quan tâm đến sự nhận thức của trẻ, luôn luôn cho trẻ tự hoạt động theo nhu cầu, hứng thú, tạo điều kiện kích thích tính tích cực và óc sáng tạo của trẻ, cho trẻ được hoạt động theo nhóm được trao đổi thảo luận và giúp trẻ tự tạo ra được sản phẩm theo cách của riêng mình. Để làm được điều đó, nguyên vật liệu phong phú, đa dạng, cách thức tổ chức sáng tạo sẽ là tiền đề quan trọng giúp trẻ thể hiện hết mình khi tham gia hoạt động. Từ vấn đề trên, tôi đã đưa ra và thực hiện các biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non a) Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua "Học mà chơi, chơi mà học". 5
  4. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi rất trăn trở và mong muốn được tìm giải pháp giúp trẻ đến với nghệ thuật tạo hình một cách hứng thú, luôn tạo được cơ hội và điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động và lĩnh hội theo nhiều cách. Theo quan điểm của tôi, khi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Do đó tôi luôn tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên mạng các nội dung liên quan đến chuyên đề tạo hình để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non , trao đổi đồng nghiệp tiếp cận những cái mới tìm ra những hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động và vận dụng mềm dẻo, linh hoạt cho từng chủ đề, từng bài dạy phù hợp sao cho trẻ không bị nhàm chán phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động nghệ thuật . Để trẻ tạo ra được nhiều sản phẩm chúng ta cần lưu ý những điều khi dạy trẻ sử dụng nguyên vật liệu tạo hình sáng tạo. Hãy cùng trẻ quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta để rạo ra cảm xúc, khuyến khích trẻ tích cực tham gia thảo luận về sự phong phú của đồ dùng. Bổ sung đa dạng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, cho trẻ được lựa chọn các nguyên vật liệu theo ý thích, trẻ tự chọn nhóm để phối hợp tạo ra các sản phẩm mới Đừng ngại trẻ bẩn, hãy chơi cùng trẻ một cách vui vẻ, thoải mái nhất để ý tưởng sáng tạo của trẻ đến một cách tự nhiên Cần dùng các nguyên vật liệu có chất lượng an toàn cho trẻ vì trẻ là người tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó hằng ngày. b)Chuẩn bị nguyên vật liệu Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ là nhu cầu không thể thiếu. Không thể có một tiết dạy tốt khi không có đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy, trẻ không thể phát huy tính tích cực, tự lực 6
  5. học tập khi không có đồ dùng đồ chơi để trẻ nhận thức nhiệm vụ học tập .Từ đó tôi quan tâm tới việc sưu tầm và lựa chọn nguyên vật liệu đồ dùng dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương, màu sắc bắt mắt, mà vẫn đảm bảo được tính giáo dục, tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ, phù hợp với chương trình giáo dục trong trường mầm non. Phù hợp với khả năng, tư duy của trẻ có giá trị và hấp dẫn đối với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu - điều này tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề lớn đối với việc hình thành ý thức cho trẻ. Hơn nữa, đó là yếu tố giúp trẻ hào hứng trong học tập và giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ có nhiều thuận lợi hơn. Đồ dùng tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản, dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ. 2. Biện pháp 2: Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình Các nguyên vật liệu tự nhiên rất đa dạng, giúp khơi gợi tính sáng tạo của trẻ. Vì vậy giáo viên cần tận dụng các nguyên vật liệu này và cho trẻ sử dụng để tạo ra sản phẩm tạo hình sáng tạo theo cách riêng của trẻ. 7
  6. Các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có là kho phế liệu phong phú đa dạng như lá cây, cuống rau, lõi ngô, hột hạt, vỏ trứng, vỏ trấu,thìa, dĩa, cốc giấy, đĩa giấy,lõi giấy vệ sinh, bìa cattong, vỏ hộp sữa, sữa chua, chai, lọ, que kem, len giấy báo, mút xốp , vải vụn, bông, cúc áo, những vật liệu đã qua sử dụng nhưng cần lưu ý vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ Với mục đích chơi mà học, học mà chơi, mang đến cho trẻ những phút giây thăng hoa của trí tưởng tượng và sáng tạo với các hoạt động mang tính nghệ thuật từ vẽ, nặn, cắt, xé, dán đến xâu, đính với những nguyên vật liệu phong phú, từ thân thuộc đến mới lạ . Các bé sẽ được mang những sản phẩm do mình tự tay làm mang tặng người thân, bạn bè hay trang trí cho căn phòng của mình thêm sinh động và đáng yêu. Qua việc tương tác với các nguyên vật liệu tự nhiên sẽ phát triển mạnh mẽ ở trẻ Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo Sự khéo léo và tỉ mỉ Các vận động tinh (cơ ngón tay) phát triển một cách tối ưu Trẻ học cách chia sẻ, hợp tác qua các hoạt động nhóm, dự án nhỏ Ngôn ngữ phát triển qua hoạt động thuyết trình sản phẩm Thể hiện sự tự tin và chính kiến của bản thân Và sau đây là một số sản phẩm được sử dụng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên: * Sản phẩm từ thìa sữa chua: 8
  7. * Sản phẩm từ cốc giấy : * Sản phẩm từ lõi giấy vệ sinh: * Sản phẩm từ đĩa giấy : 9
  8. * Sản phẩm từ hộp sữa chua, hộp váng sữa * Sản phẩm từ ống hút *Sản phẩm từ cúc áo : 10
  9. *Sản phẩm từ hột hạt * Sản phẩm từ bông, len * Sản phẩm từ cuống rau 11
  10. 3. Biện pháp 3: Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình ngoài lớp học với nguyên vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, vấn đề là người lớn có biết các phương pháp khuyến khích trẻ, có dành đủ thời gian tương tác tích cực với trẻ, có giao cho trẻ những nhiệm vụ, tình huống, đòi hỏi phải có hành vi sáng tạo hay không ? Trước kia khi hướng dẫn trẻ thực hiện giờ học tạo hình còn máy móc, cô làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ bó hẹp theo khuôn khổ, trẻ thực hiện chưa có sáng tạo, còn thụ động, phát huy khả năng của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa được thảo luận, giao lưu tiếp xúc theo ý tưởng. Với cách tổ chức hoạt động tạo hình ngoài trời, tôi tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. * Với hoạt động ngoài sân vườn: Ở độ tuổi mẫu giáo, khả năng nhận thức của các con chủ yếu được phát triển qua các giác quan, việc tiếp xúc, quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan như tri giác, xúc giác giúp trẻ tri giác đầy đủ hoàn thiện khắc sâu trí nhớ về sự vật hiện tượng, do đó dễ dàng tái tạo lại được. Tận dụng ngay sân vườn của trường làm giáo cụ trực quan cho trẻ bởi tất cả những gì xung quanh trẻ cũng đều tác động đến cảm nhận thẩm mỹ của trẻ và luôn gây cảm xúc cho trẻ. Chính sự gần gũi hàng ngày thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò nên trẻ luôn muốn tái tạo lại theo cách của riêng mình. Trẻ lớp tôi được tham gia cùng các bạn hoàn thành 1 tác phẩm mang tính nghệ thuật, khá mới lạ với trẻ nên rất hứng thú. Ở lứa tuổi này trẻ rất thích được các bạn chơi với mình, muốn bạn cho nhập hội, rất muốn thể hiện vai trò của mình trong nhóm. Điều này giúp trẻ thoả sức sáng tạo và thể hiện các sản phẩm tạo hình. Bé làm họa sỹ: a) Chuẩn bị 12
  11. Giá vẽ, bàn in bằng bìa tự tạo Màu nước, cọ nước, ống hút nước, đĩa Bàn chải đánh răng, que gạt, giấy vẽ b)Thực hiện • In hình: - Cho trẻ quan sát góc thiên nhiên, chơi với lá. Mô tả hình dáng lá sờ, ngửi lá, nhặt lá và trẻ cầm lá nhúng cẩn thận vào đĩa màu tự chọn cô đã pha sẵn rồi in lên tờ tranh của mình. Các con rất tự tin không làm màu vương ra áo ra bàn. Và hồi hộp hơn khi nhấc lá thật lên thì đã có tác phẩm những chiếc lá hình dáng nhiều màu sắc khác nhau • Tô màu: Cho trẻ dạo chơi sân vườn, tiếp cận trực tiếp đối tượng gây cảm xúc cho trẻ và vẽ lại theo theo cảm nhận của mình. 13
  12. • Vẽ thổi: Cô chuẩn bị sẵn những đĩa màu, dùng bút lông chấm màu và nhỏ màu ra giấy, cho trẻ cầm ống hút thổi vào chỗ màu trên giấy sao cho màu bắn tung ra trên mặt giấy thành các hình khác nhau như : bông hoa, vườn hoa, mặt trời 14
  13. • Vẽ bắn: Trẻ nhặt lá hoặc hoa đặt lên tờ giấy làm mẫu, chấm lông bàn chải vào màu nước với độ thấm vừa phải. Sau đó để bàn chải trên tờ giấy rồi dùng que gạt ngang trên lông bàn chải sao cho màu rơi lấm tấm trên mặt giấy. Sau khi nhấc lá hoặc hoa mẫu ra trẻ sẽ có 1 tác phẩm hình mẫu nổi trên tờ giấy đã nhuộm màu. *Vẽ bằng ngón tay: Dùng đầu ngón tay ấn vào đĩa mực sau đó in lên tờ giấy theo ý thích của mình. 15
  14. Sân chơi giao thông a. Chuẩn bị Đĩa băng hỏng, súng bắn keo nến dính, que kem Muỗng xà phòng ômô, 2 vỏ nắp lọ C xủi , 2 ruột bút bi làm, đầu vỏ ruột bút bi ,băng dính 2 mặt Vỏ hộp sữa, 2 ống hút zô zô cứng , 4 nắp chai nước lavi đã đục lỗ.Vỏ lọ sữa chua , 2 nắp lọ C con vịt. Vỏ hộp sữa chua b. Thực hiện Sau khi cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời, trẻ sẽ được chơi tự chọn theo ý thích của mình. Trên sân chơi giao thông của trường, cô cùng trẻ tái tạo lại ngã tư đường phố. Trên sân cô cho trẻ tự tổ chức, tự phân công, tự chọn vật liệu. cô quan sát giúp đỡ nếu trẻ chưa làm được • Xe cải tiến Dùng muỗng xà phòng ômô làm thùng xe, 2 vỏ nắp lọ C xủi làm bánh xe, 2 ruột bút bi làm tay cầm, đầu vỏ ruột bút bi làm que chống, sau đó dùng băng dính và băng dính 2 mặt dính lại 16
  15. • Xe ôtô từ vỏ sữa Hộp sữa ngắn dựng đứng làm đầu xe, hộp sữa dài nằm làm thân xe, dùng keo 2 mặt gắn đầu xe vào thân xe rồi lấy 2 ống hút zô zô cứng gắn 4 nắp chai nước lavi đã dục lỗ vào 2 đầu ống hút ta được trục lăn bánh xe. Sau đó gắn trục xe dưới thân xe bằng băng dính và trang trí thêm cửa xe. 17
  16. * Với hoạt động ở góc dân gian: “Muốn thưởng thức về nghệ thuật, trước hết phải có khả năng cảm thụ nghệ thuật.” Nghệ thuật hội họa sử dụng ngôn ngữ đặc trưng để thể hiện cái đẹp, như là tiêu chí về thẩm mỹ cho mọi người trong cuộc sống. Mỗi tác phẩm nghệ trong đó luôn bộc lộ ý tưởng, cảm xúc riêng của người họa sĩ trong quá trình sáng tác xây dựng tác phẩm. Với trẻ mầm non chưa biết thể hiện rõ cảm xúc của mình thông qua sản phẩm tạo hình. Để giúp trẻ hiểu và biết thể hiện cảm xúc qua các sản phẩm tạo hình của mình tôi đã cho trẻ tự chọn các vật liệu mà trẻ kiếm được để thể hiện những khuôn mặt trạng thái lên tấm sàng ở góc dân gian và điều mới lạ này cũng làm trẻ rất hào hứng thể hiện cảm xúc của mình. Sử dụng hột hạt, ống hút, bông Dùng keo sữa quét lên hết đáy tấm sàng, sau đó cho trẻ xếp hột hạt, ống hút tạo mắt, mũi và mồm biểu cảm trạng thái. • Đèn lồng: Với nguyên vật liệu là những chai nước ngọt, kéo, hồ dán, dây dù, giấy màu. Trẻ sẽ ghép 2 phần đầu chai nước ngọt lại với nhau, dùng giấy màu dán chỗ ghép lại sau đó cắt thêm ít tua rua trang trí 2 đầu. Vậy là bé sẽ làm thành sản phẩm chiếc đèn lồng rồi 18
  17. • Cái nón: Có thể bé đã được nhìn ngắm chiếc nón rất nhiều, thậm chí có thể đã được đội nón. Nhưng để được tự tay mình làm ra chiếc nón thì điều đó lại rất tuyệt vời đối với trẻ. Hiểu được nhu cầu của trẻ, tôi đã chuẩn bị giấy, kéo, hồ dán cho trẻ làm thành những chiếc nón xinh xắn. 4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh Ban đầu phụ huynh lớp tôi chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình giúp phát triển trí tuệ và thể chất, nhìn thấy cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp cho riêng trẻ 19
  18. như thế nào., Nhưng khi được cùng tôi chuẩn bị, nghe tôi lên kế hoạch rõ ràng và đặc biệt là con em của mình rất hứng thú khi tham gia hoạt động thì các bậc phụ huynh đã nhiệt tình tham gia cùng cô trò chúng tôi. Ở mỗi chủ đề, tôi đều lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết các nội dung, chương trình học của trẻ. Giờ đón, trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh xem để nắm được ở lớp con đang học những gì? Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Cô và phụ huynh thường xuyên trao đổi về các sở thích của trẻ để từ đó phụ huynh kết hợp cùng cô giáo chuẩn bị nguyên vật liệu và đó cũng là cơ sở để cô làm đồ dùng đồ chơi sao cho phù hợp, gây hứng thú được cho trẻ. Tôi luôn tuyên truyền phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần thiết để làm phong phú thêm lớp học và trẻ có nhiều sự lựa chọn khi tham gia, có những việc cần phụ huynh giúp tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, điều đó càng giúp tôi thêm yêu nghề, mến trẻ, và sáng tạo hơn trong công việc. Thông qua hoạt động với đồ vật, cô phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết quý trọng sức lao động, ý thức bảo vệ môi trường III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Qua nghiên cứu áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy rằng chính từ những đồ vật nhỏ bé ấy mang lại nhiều hiệu quả trong giờ học, giờ chơi và các hoạt động trong ngày, trong một thế giới với nhiều điều lý thú. Nếu như trong các hoạt động như trước thì đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được hết chương trình giáo dục, còn cứng nhắc, trẻ tham gia hoạt động học còn uể oải chưa thực sự tập trung và chưa tích cực nên hiệu quả chưa cao. Nhưng khi sáng tạo và cho trẻ 20
  19. được thực hiện bộ đồ dùng đồ chơi thì hiệu quả được nâng cao rõ rệt, trẻ thực sự hứng thú tham gia vào các hoạt động. Và những hiệu quả thiết thực nhất như: 1. Hiệu quả kinh tế: Đồ dùng, học liệu tự tạo cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình đẹp, độc đáo phong phú về chủng loại, độ bền cao, dễ sử dụng, phù hợp, gần gũi với trẻ và gây hứng thú cho trẻ. Trường, lớp chúng tôi tiết kiệm được kinh phí khi mua đồ dùng học liệu hoặc các vật liệu trang trí lớp . Trẻ sử dụng lá cây, hột hạt, vật liệu từ thiên nhiên giúp giảm được số lượng đáng kể giấy vẽ, keo hồ trong mỗi buổi hoạt động tạo hình. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: *Đối với trẻ : Tôi nhận thấy trẻ thích tham gia vào các hoạt động hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ chơi với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè , thích tới trường lớp. Trẻ hưởng ứng tốt, đón nhận và hoạt động một cách tích cực, đạt hiệu quả cao trong các hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, cởi mở, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi trẻ là một mầm non tương lai của Đất Nước, vì thế phải tạo môi trường cho trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin Phát triển các giác quan, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. đặc biệt là phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Trẻ được hoà mình vào cùng thiên nhiên trong lành, đó sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để các con có thể rèn luyện nâng cao sức khoẻ. Trẻ được tham gia hoạt động nhóm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội như biết hợp tác cùng bạn chơi, có ý thức tổ chức Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình, trẻ được trải nghiệm, được thực hành, được chia sẻ, được khám phá trong thế giới muôn vẻ xung quanh chúng. 21
  20. Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động. Đó là những điều kiện cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. *Đối với giáo viên: Giáo viên chủ động, sáng tạo, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trong hoạt động. Giúp giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ. Giúp cô và trẻ giao tiếp cởi mở, cô có thể hoà mình vào thế giới của trẻ Giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. *Đối với phụ huynh: Phụ huynh tin yêu, ngày càng quan tâm nhiều đến các hoạt động của lớp. Tin tưởng và phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Tích cực, nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các nguyên, vật liệu, tranh ảnh, sách báo để góp phần cho trẻ được hoạt động một cách tích cực. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và đúc kết lại, . Không sao chép của ai. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp, ban giám hiệu nhà trường các chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Hồng Bích 22
  21. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN PHÒNG GD&ĐT 23