Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

doc 56 trang thulinhhd34 7361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_day_hoc_theo.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

  1. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Bùi Mạnh Tiểu học Hoàng Lâu – Tam Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Cường Dương – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 2 Bùi Thị Đắc Tiểu học Vân Hội – Tam Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Dương – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 3 Nguyễn Thị Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Hồng Thúy Dương – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 4 Nguyễn Thị Tiểu học Thanh Vân – Tam Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Thanh Hương Dương – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 5 Nguyễn Thị Tiểu học Tân Lập – Sông Lô Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Hải Yến – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 6 Nguyễn Tiểu học Nguyễn Thái Học 2 Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Trung Thành – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 7 Nguyễn Thúy Tiểu học Hương Sơn – Bình Chỉ đạo áp dụng dạy học theo Hòa Xuyên – Vĩnh Phúc định hướng phát triển năng lực học sinh 43
  2. Tam Dương, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Tam Dương, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Cù Thị Hạnh Bùi Mạnh Cường 44
  3. Phụ lục 1 DỰ ÁN: NÊN HAY KHÔNG NÊN NUÔI ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM? Dự án này có thể sử dụng để dạy tích hợp vào bài: Động vật (Khoa học 4) Mục tiêu của dự án: Sau khi hoàn thành dự án này, học sinh có khả năng: - Trình bày được khái niệm động vật quý hiếm; - Trình bày được các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm Việt Nam; - Nêu được một số ví dụ về các loài động vật quý hiếm của Việt Nam; - Nêu được biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm; - Phát triển được kỹ năng viết và trình bày vấn đề. Thời lượng tổ chức cho học sinh thực hiện dự án: 1 tuần 1. Mô tả dự án: Hiện nay, nhiều động vật hoang dã đang bị nuôi nhốt và kinh doanh. Trước vấn đề này lại có nhiều luồng ý kiến và cách xử lý khác nhau. Có ý kiến ủng hộ vì làm như vậy sẽ vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn vừa giúp phát triển kinh tế; có ý kiến lại không ủng hộ vì khó quản lý và khó bảo tồn vì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của động vật hoang dã; có ý kiến lại đề xuất là chỉ cho phép nuôi một số loài nhất định. Với bối cảnh được mời tham dự một hội thảo về bảo vệ động vật quý hiếm, học sinh được yêu cầu viết một báo cáo tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ nuôi động vật hoang dã. Học sinh làm việc theo nhóm 4 người và xây dựng một báo cáo tham luận. Báo cáo cần đảm bảo các nội dung sau: - Khái niệm về động vật hoang dã, động vật quý hiếm. - Các mức độ tuyệt chủng đối với động vật quý hiếm và ví dụ một số loài động quý hiếm ở Việt Nam. - Những lý do ủng hộ hay không ủng hộ việc nuôi động vật hoang dã. - Quan điểm của nhóm về vấn đề này với mục tiêu cơ bản là bảo vệ được động vật quý hiếm. - Phải có phần tóm tắt ý chính của báo cáo không quá 150 chữ. 2. Yêu cầu tiên quyết đối với học sinh - Có kiến thức về phần Động vật học và Đa dạng sinh học. - Kỹ năng khai thác mạng Internet. 3. Các địa chỉ website gợi ý 45
  4. Đây là địa chỉ của website Sinh vật rừng Việt Nam giới thiệu các sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam. Học sinh có thể sử dụng những thông tin này để tìm hiểu thêm về cấp độ tuyệt chủng cũng như những mô tả về đặc điểm sinh học của các loài sinh vật quý hiếm ở Việt Nam. ilai_vn.pdf Đây là địa chỉ về Thông tin cơ sở về các loài đang bị đe dọa tại Việt Nam, được đăng trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bài viết đề xuất những điều khoản về quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học. Bài viết cũng cung cấp danh mục các loài sinh vật cần bảo vệ trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là địa chỉ trang chủ của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk (WAR). Website có nhiều hoạt động nhằm cứu trợ các động vật quý hiếm cũng như nhiều đường liên kết hữu ích trong giáo dục trẻ em bảo vệ động vật hoang dã. Bài viết của báo điện tử VnMedia phản ánh tình trạng buôn bán động vật quý hiếm (kèm theo Video) Đây là địa chỉ bài viết trên báo điện tử VnExpress với video kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (The World Wildlife Fund) xây dựng. Đây là địa chỉ bài viết trên báo điện tử VnExpress phản ánh tình trạng suy giảm động vật hoang dã ở Việt Nam. quyhiem/2008/7/242819.vip t.aspx Một loạt các địa chỉ website trên là chuỗi các bài viết của các tổ chức, cá nhân bày tỏ các quan điểm khác nhau về việc nên hay không nên nuôi động vật quý hiếm, động vật hoang dã. Các bài viết này vừa là mẫu tham khảo cho học sinh khi viết bản tham luận của mình vừa là nguồn thông tin đa chiều để học sinh phân tích, đánh giá. 46
  5. Đây là địa chỉ đoạn phim kêu gọi bảo vệ loài gấu do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education fof Nature – Việt Nam) xây dựng và được đăng trên mạng chia sẻ phim YouTube. Giáo viên có thể sử dụng đoạn phim này để vào bài. Đây là 2 địa chỉ đăng lại hai bản tin trên VTV1 phản ánh tình trạng nuôi gấu và hổ trái phép. Giáo viên có thể sử dụng các bản tin này để vào bài. 4. Các bước tổ chức bài dạy 1) Chiếu đoạn phim tuyên truyền bảo vệ loài gấu nói riêng và động vật hoang dã nói chung (đoạn phim của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên được giới thiệu ở trên) để vào bài. 2) Chiếu hai đoạn phim phản ánh tình trạng nuôi gấu và hổ trái phép và nêu vấn đề cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi: - Vì sao các địa phương còn lúng túng trong việc xử lí các động vật nuôi nhốt động vật hoang dã. - Hãy nêu quan điểm cá nhân của các em trong việc xử lí vấn đề này. 3) Giới thiệu dự án cho học sinh, giải thích cặn kẽ cho học sinh các nhiệm vụ phải làm trong dự án. Phân nhóm học sinh, 4 em/1 nhóm (chú ý về trình độ tương đồng giữa các nhóm; tỉ lệ nam/nữ; điều kiện của học sinh). Trong mỗi nhóm học sinh phải phân vai rõ ràng, cụ thể: một trưởng nhóm phụ trách chung; một nhà nghiên cứu quan điểm ủng hộ nuôi động vật hoang dã; một nhà nghiên cứu quan điểm không ủng hộ nuôi động vật hoang dã; một thư ký nhóm (cùng trưởng nhóm viết báo cáo tham luận). 4) Phát phiếu đánh giá bản báo cáo tham luận, mẫu biên bản nhóm (xem mục 7.1; 7.2 và 7.3 dưới đây), danh sách địa chỉ website gợi ý (đã nêu ở phần 3 ở trên). 5) Hướng dẫn học sinh cách học: + Bước 1: đọc sách giáo khoa và hoàn thành mọi hoạt động trong sách giáo khoa, vì đây là những kiến thức cơ sở cho các hoạt động tiếp theo; + Bước 2: tham khảo thông tin, kiến thức trên mạng; chia nhiệm vụ cụ thể cho từng người sau khi đã tham khảo tất cả nguồn thông tin được cung cấp. + Bước 3: thảo luận và xây dựng báo cáo tham luận. 6) Công bố thời gian học sinh phải hoàn thành dự án. 7) Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi hết thời gian làm dự án. 5. Đánh giá học sinh - Đánh giá hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân thông qua biên bản làm việc nhóm và bản ghi nhận ý kiến thảo luận nhóm. 47
  6. - Đánh giá kết quả của nhóm dựa trên sản phẩm là bản báo cáo tham luận (sử dụng phiếu đánh giá bản báo cáo tham luận) 6. Những lưu ý đối với giáo viên 6.1. Dự án được thiết kế theo hướng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do đó: - Đối với những địa phương có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tốt: + Giáo viên cần khuyến khích học sinh khai thác và xử lý thông tin trên Internet trong quá trình dạy học. Giáo viên có thể bổ sung thêm nhiều địa chỉ website hữu ích khác cho học sinh nhưng nhất thiết phải kiểm tra tính an toàn, tính chính xác và nghiêm túc của nguồn thông tin trước khi giới thiệu cho học sinh. Trong trường hợp nguồn thông tin có ý nghĩa song website lại có phần không phù hợp với học sinh thì giáo viên có thể chủ động copy và cung cấp cho học sinh nội dung. + Giáo viên cũng có thể nâng yêu cầu lên đối với sản phẩm của học sinh như thay vì viết bản báo cáo tham luận thì cho học sinh thiết kế bản báo cáo ở dạng bài trình diễn đa phương tiện sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint. Ngoài ra, nếu trình độ học sinh tốt, có thể yêu cầu học sinh làm thêm bài tập là thiết kế áp phích (poster) kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã + Khi báo cáo sản phẩm, chỉ nên yêu cầu học sinh để ở dạng bản mềm. Sau khi đánh giá xong, sản phẩm nào tốt nhất thì có thể in ra và triển lãm trong toàn trường. - Đối với những địa phương còn khó khăn về mặt công nghệ: + Trong điều kiện việc truy cập Internet bị hạn chế, giáo viên có thể tải những thông tin từ các địa chỉ trên và in ra để phát cho học sinh hoặc đọc cho học sinh nghe. 6.2. Cần lưu ý rằng những đoạn phim đăng trên mạng YouTube hoặc mạng ClipVn giáo viên nên là người chủ động sử dụng, không nên cung cấp địa chỉ cho học sinh hay để học sinh tự tìm kiếm. Vì đôi khi thông tin quảng cáo trên các mạng này chưa phù hợp với lứa tuổi của học sinh. 6.3. Vì đây là dự án được thiết kế tích hợp hoàn toàn với một bài dạy lí thuyết nên có hai cách vận hành dự án này: - Nếu trình độ học sinh tốt, có thể thực hiện theo các bước đã nêu trong mục 4. Tức là cho học sinh chủ động tự học cả nội dung bài học trong sách giáo khoa và sau đó tiến hành làm dự án. - Nếu trình độ học sinh chưa tốt thì giáo viên nên tổ chức hướng dẫn học sinh học nội dung bài học trước. Sau đó mới giao dự án cho học sinh làm như bài tập về nhà. 7. Phụ lục của dự án: 7.1. Phụ lục 1: Ví dụ mẫu biên bản làm việc nhóm BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Nhóm: 48
  7. TT Họ và tên Nhiệm vụ cụ thể Địa chỉ website cần Thời gian hoàn quan tâm thành 1 Trưởng nhóm 2 Nghiên cứu ủng hộ 3 Nghiên cứu không ủng hộ 4 Thư kí 7.2. Phụ lục 2: Bảng ghi nhận ý kiến thảo luận nhóm Mỗi học sinh sử dụng bảng này để ghi chép thông tin khi thảo luận nhóm Họ và tên: Lý do ủng hộ việc nuôi động vật Lý do không ủng hộ việc nuôi Câu hỏi liên quan quý hiếm động vật quý hiếm Kết luận của nhóm: Những nhận xét về tiến trình thảo luận và đưa ra kết luận của nhóm (nội dung nào, tiêu chí nào đã ảnh hưởng đến quyết định của từng cá nhân và cả nhóm) 7.3. Phụ lục 3. Ví dụ về phiếu đánh giá bản báo cáo tham luận Tiêu chí Điểm Điểm chấm tối đa Nhóm khác Giáo viên chấm chấm Nội dung Nêu đầy đủ, chính xác khái niệm động vật hoang dã 1 Nêu đầy đủ các cấp độ tuyệt chủng của động vật 0,5 quý hiếm Nêu được tối thiểu 03 ví dụ về loài động vật quý 1 hiếm ở Việt Nam Nêu rõ những lí do ủng hộ hay không ủng hộ 2 việc nuôi động vật quý hiếm (kèm theo các ví dụ thực tế để làm dẫn chứng) Lập luận dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để 2 bảo vệ quan điểm của nhóm về việc ủng hộ hay không ủng hộ nuôi động vật quý hiếm Có phần tóm tắt báo cáo được viết rõ ràng, dễ 1 hiểu không quá 150 chữ Hình thức Tiêu đề của báo cáo tham luận phù hợp, sáng tạo 0,5 Nội dung báo cáo được diễn đạt logic, rõ ràng 1 Người trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 1 Tổng điểm 10 49
  8. Phụ lục 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG Các bạn học sinh chăm chú trong tiết Tập làm văn theo hướng đổi mới Tiết học có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học 50
  9. Sử dụng sơ đồ tư duy là một cách ghi nhớ hiệu quả và tích cực Sản phẩm giúp phát triển tư duy về hình khối và màu sắc của học sinh 51
  10. Sản phẩm của các bạn học sinh trong giờ Địa lí Sản phẩm của các bạn học sinh lớp 2 trong giờ Kể chuyện 52
  11. Các thầy cô hào hứng trong buổi sinh hoạt chuyên môn 53
  12. Học sinh thiết kế poster dưới sự hướng dẫn của giáo viên 54
  13. Phụ lục 3 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 4612/BGDĐT-GDTrH Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2017 V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 Kính gửi: - Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng; - Các trường phổ thông trực thuộc. Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Công văn số 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. Nhằm tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học (sau đây gọi là học sinh), Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là nhà trường) triển khai thực hiện một số công việc sau đây: 1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường a) Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa; b) Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. 2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học a) Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học; b) Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. 3. Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT (đối với cấp Tiểu học); Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông); Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường 55
  14. xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT (đối với học viên giáo dục thường xuyên); b) Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông). 4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục a) Sở/phòng GDĐT xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường trực thuộc để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; quản lý hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và kế hoạch giáo dục của nhà trường; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường; b) Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối"; c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá. 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 và Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2009; gửi báo cáo đánh giá về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên) trước ngày 30 tháng 10 năm 2017. Bộ GDĐT yêu cầu các sở/phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này từ năm học 2017-2018; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên) qua email: vugdth@moet.edu.vn; vugdtrh@moet.edu.vn; vugdtx@moet.edu.vn./. KT. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN, NXBGDVN; - Lưu: VT, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX. Nguyễn Hữu Độ 56