Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

doc 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_dam_bao_ve_sinh_an.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

  1. 23 Vệ sinh môi trường quanh khu vực trường hàng tuần * Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và cha mẹ trẻ, lồng ghép nội dung VSATTP vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, nhân viên thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành và cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, thông qua những hình thức như: Tuyên truyền qua loa truyền thanh địa phương, các buổi họp phụ huynh, hội thi, qua góc tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ của lớp và nhà trường. Phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn về dịch bệnh theo mùa, tuyên truyền tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức, thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, 10 điều an toàn trong chế biến cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức cho cha mẹ trẻ tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ để cha mẹ trẻ nhận thức thấy rõ việc ăn uống là một
  2. 24 nhu cầu cấp bách hàng ngày của trẻ. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thì thể lực, trí tuệ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh, thông minh Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động, nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp mầm non. * Giải pháp 7: Bổ sung, mua sắm cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ góp phần rất lớn vào kết quả chăm sóc giáo dục trẻ và công tác VSATTP. Hàng năm, nhà trường đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp, nhất là đồ dùng phục vụ bán trú, nhưng qua quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều. Vì vậy, qua đợt kiểm kê tài sản cuối năm học 2016-2017 ở nhà bếp và các lớp, nhà trường đã lên kế hoạch để mua bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho bán trú và đồ dùng cho các lớp như: Như xoong, nồi, rá, xô, chậu, bếp ga công nghiệp, thớt, dao cho nhà bếp đầy đủ. Đối với các lớp mua sắm đầy đủ chiếu, phản ngủ, chăn, gối, bát thìa, ca cốc, khăn đầy đủ 100% theo số lượng trẻ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Nhà trường đã tiết kiệm được các chi phí về thuốc men y tế học đường, không có hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra trong suốt năm học 2. Hiệu quả về mặt xã hội * Đối với giáo viên, nhân viên: - Đội ngũ giáo viên, nhân viên có ý thức trách nhiệm cao trong việc giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
  3. 25 - Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm, quy trình chế biến, chia ăn, Nhà trường ký kết hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa, 2 tuần không lặp lại đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. - Giáo viên biết kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non. - Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận bếp đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. *Về phía trẻ - Trẻ hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học, vui chơi - Biết được một số hoạt động lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, trực nhật hàng ngày và biết được giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. - Trong năm học nhà trường không có trường hợp ngộ độc dịch bệnh xảy ra, trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. * Đối với cha mẹ trẻ: Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Nhà trường đã tạo được niềm tin đố với cha mẹ trẻ. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế số trẻ ăn bán trú tại trường cuối năm đạt được như sau: Tên lớp Sĩ số Số trẻ ăn bán trú Tỉ lệ% Lớp 5TA 38 38 100% Lớp 5TB 37 37 100% Lớp 5TC 38 38 100%
  4. 26 Lớp 4TA 33 33 100% Lớp 4TB 36 36 100% Lớp 4TC 35 35 100% Lớp 3TA 28 28 100% Lớp 3TB 24 24 100% Lớp 3TC 30 30 100% Nhà trẻ 24-36A 20 20 100% Nhà trẻ 24-36B 19 19 100% Nhà trẻ 24-36C 23 23 100% Nhà trẻ 18-24A 26 26 100% Nhà trẻ18- 24B 17 17 100% Cộng 394 394 100% 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tới sức khỏe đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. Vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Ngộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được nếu chúng ta thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy trường mầm non cần phải quan tâm công tác chăm sóc nuôi dưỡng để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Từ thực tế làm công tác quản lý trường mầm non, với phần hành chỉ đạo công tác dinh dưỡng và sức khỏe nhà trường trong năm qua, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Thường xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục sức khỏe trong trường mầm non. - Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường.
  5. 27 - Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với nhân viên dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân trẻ. - Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện tốt việc tạo nguồn thực phẩm sạch. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm. - Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của ban giám hiệu đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Đặc biệt, chú trọng việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. - Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi - Bổ sung đầy đủ các tài liệu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bán trú trong trường mầm non. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phòng giáo dục mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên cốt cán, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng những kiến thức cơ bản về cách giữ vệ sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo công vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non của bản thân tôi, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các đồng chí đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo đạt kết quả tốt hơn. /.
  6. 28 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là báo cáo sang kiến “ Một số giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”. Tôi xin cam kết nội dung báo cáo sáng kiến trên không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các đồng chí đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo đạt kết quả tốt hơn. /. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Tuyết Lan
  7. 29 CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” của đ/c Nguyễn Thị Tuyết Lan có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong trường mầm non xã Nghĩa Lâm năm học 2019 - 2020. ( Ký tên, đóng dấu)
  8. 30 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Xác nhận, ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  9. 31 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN 1. Danh mục các tài liệu tham khảo - Chương trình giáo dục mầm non – Bộ GD ĐT( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi (tái bản lần thứ 8 có chỉnh lí theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non) – Tác giả TS Lê Thu Hương, TS Trần Thị Ngọc Trâm, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). - Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non – Bộ GDDT ( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) – Nguyễn Bá Minh chủ biên). - Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non – Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non – Vụ giáo dục mầm non – Tác giả Phạm Thị Mai Chi – Lê Minh Hà (Chủ biên). 2. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến ( nếu có). 3. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế (nếu có). 4. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có).