Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để duy trì thành tích thi đấu môn Bóng bàn ở Tiểu học

docx 17 trang binhlieuqn2 11762
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để duy trì thành tích thi đấu môn Bóng bàn ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_duy_tri_thanh_tich.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để duy trì thành tích thi đấu môn Bóng bàn ở Tiểu học

  1. Tháng 9, 10, 11, 12, 1 tổ chức tập luyện theo nội dung huấn luyện và kế hoạch huấn luyện, tổ chức thi đấu thử rút kinh nghiệm cho học sinh. Tham gia Hội khỏe phù đổng cấp trường để nâng cao thành tích thi đấu. Giao lưu học hỏi tại các trường bạn, các câu lạc bộ bóng bàn. - Giai đoạn 3: Tháng 2, 3 tiếp tục tăng cường tập luyện, thi đấu thử và thi đấu cấp cụm, cấp huyện. Giáo viên huấn luyện chủ động, tranh thủ thời gian mọi lúc, mọi khi để làm tốt công tác huấn luyện cho đội tuyển. Cần tránh sự nôn nóng, vội vàng. Bước 3: Huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Đối với người huấn luyện phải không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, bởi Thầy có giỏi thì mới có Trò giỏi. Vậy nên, vai trò của người huấn luyện là đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng. Nếu học sinh có tố chất, có năng lực mà không được bồi dưỡng nâng cao thì không thể phát triển những tố chất sẵn có của các em. Người huấn luyện cần nắm được các kỹ thuật - chiến thuật cơ bản của môn bóng bàn. A. Huấn luyện kỹ thuật Trên cơ sở của phương pháp giảng dạy cơ bản bản thân tôi thấy nên huấn luyện thực hiện theo trình tự các bước sau : Bước 1 : Tập cảm giác với bóng: nhằm mục đích xây dựng cho người tập có cảm giác về không gian , dùng lực thông qua các bài tập. - Tâng bóng tại chổ có điều chỉnh về lực. - Đánh bóng vào tường với các điểm cố định và thay đổi dần khoảng cách đứng để tạo ra cảm giác góc độ vợt, cảm giác dùng lực. - Tâng bóng cho nhau . Bước 2 : Tập động tác mô phỏng động tác tay không nhằm bước đầu hình thành khái niệm, hình dáng động tác. Các động tác mô phỏng càng chính xác thì càng tạo điều kiện tập luyện kĩ thuật chính xác . Bước 3 : - Tập luyện với bóng trong điều kiện chủ động (phân nhỏ động tác ), người tập chủ động thả bóng bên bàn mình (độ cao cách mặt bàn khoảng 20  30 cm ) sau đó chủ động đánh bóng sang bàn bên kia. Yêu cầu thực hiện đúng cơ cấu cơ bản của động tác, phương hướng lăng vợt, mức độ lực sử dụng, mức độ lực sử dụng nhằm tránh những sai sót về kĩ thuật . Bước 4 : 6
  2. - Tập luyện với bóng trong trạng thái bị động. Người thực hiện đứng trong trạng thái chuẩn bị; người phục vụ sẽ đánh bóng sang trong điều kiện chuẩn để người thực hiện đánh bóng với toàn bộ kĩ thuật đã được học. Bước này sẽ nâng cao hơn cả về khả năng phán đoán lẩn khả năng phối hợp vận động. Bước 5 : - Hai người đánh bóng qua lại trên một đường cơ bản. Bước 6 : - Tập đổi đường , đổi điểm và phối hợp với các kĩ thuật khác. Bước này nhằm củng cố và nâng cao kĩ thuật khác nhau, thông qua đó nâng cao năng lực phối hợp và khả năng phán đoán trong tập luyện. - Khi thực hiện các đường bóng đòi hòi di chuyển phải hợp lý, sử dụng kĩ thuật phải chính xác. Chú ý: Khi thực hiện các bước cần dựa trên: - Quỹ thời gian cho phép - Khả năng ban đầu của học sinh (đội tuyển chọn lựa ) - Khả năng tiếp thu kĩ thuật của học sinh (đội tuyển chọn lựa ) - Điều kiện về vệ sinh, sân bãi, dụng cụ đảm bảo trong qúa trình tập luyện. * Các phương pháp được áp dụng trong quá trình tập luyện: Để thực hiện hiệu quả các kĩ thuật bài tập cũng như phương pháp tổ chức tập luyện trong quá trình tập luyện, tôi đã áp dụng những phương pháp sau: Phương pháp quan sát sư phạm: Để tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu thì trong thời gian giảng dạy người giáo viên cần có những kỉ năng nghề nghiệp, phải nhìn thấy được học sinh nào có tố chất thể thao, ghi chép lại sự tiến bộ của các em để phân tích, tìm hiểu những học sinh có năng khiếu, đa số những em nhanh nhẹn sẽ là đối tượng mà các thầy cô giáo chọn cho môn bóng bàn. Phương pháp thống kê: Trong những học sinh được chọn ấy cần phải chọn lại 2-3 em (cả nam và nữ) thực sự tốt để tập luyện chuyên sâu chuẩn bị cho giải Hội khỏe phù đổng huyện với 3 nội dung thi đấu, vì thế trong quá trình tập giáo viên cần kiểm tra quá trình tập luyện của học sinh (kiểm tra việc thực hiện kĩ năng), ghi chép các số liệu, tính toán để biết được em nào tiến bộ và mức độ tiến bộ của các em. Từ đó chọn ra những học sinh năng khiếu và tập nâng cao. Phương pháp giảng giải kết hợp làm mẩu động tác: Sử dụng khi giảng dạy kĩ thuật mới cho học sinh và những lúc học sinh chưa nắm rõ những yếu lĩnh kĩ thuật. Phương pháp tổ chức tập luyện: 7
  3. Sử dụng phương pháp tập cá nhân, tập theo nhóm đôi, tập theo phân nhóm quay vòng, phương pháp lặp lại. Các hình thức tập luyện này cần được vận dụng linh hoạt mới đem lại hiệu quả. * Các kĩ thuật được sử dụng để tập luyện cho học sinh: 1/ Cách cầm vợt: - Cầm vợt ngang (đối với học sinh tiểu học chỉ nên sử dụng cách cầm vợt này) 2/ Kỹ thuật tấn công a. Kỹ thuật tấn công thuận tay. - Líp bóng thuận tay. - Vụt nhanh thuận tay (hay còn gọi đẩy phải thuận tay ) - Giật bóng thuận tay. - Bạt bóng thuận tay. - Đập bóng bổng thuận tay. b. Kỹ thuật tấn công trái tay. - Líp bóng trái tay. - Vụt nhanh trái tay (hay còn gọi là chặn đẩy trái tay ) - Giật bóng trái tay. 3/ Kỹ thuật phòng thủ. - Cắt bóng thuận tay (bên phải ) - Cắt bóng trái tay (bên trái ) - Chặn bóng thuận tay (bên phải ) - Chặn bóng trái tay (bên trái ) - Gò bóng thuận tay (bên phải ) - Gò bóng trái tay (bên trái ) - Thả bóng bổng thuận tay (bên phải ) - Thả bóng bổng trái tay (bên trái ) 4/ Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng. - Thuận tay (bên phải ) và trái tay (bên trái ) đều có những kỹ thuật giao bóng sau : - Giao bóng xoáy lên. - Giao bóng xoáy xuống. - Giao bóng xoáy ngang trái hoặc nganng phải - Giao bóng xoáy ngang lên sang bên phải hoặc bên trái. - Giao bóng xoáy ngang xuống bên phải hoặc bên trái. Trên cơ sở của các loại giao bóng đó người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng khác nhau như tung cao, giao bóng kiểu mổ, 5/ Kỹ thuật di chuyển - Bước đơn 8
  4. - Bước đôi - Bước vượt - Bước chéo - Bước nhảy Huấn luyện kĩ thuật là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Do vậy nên huấn luyện một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với năng lực của các em. Theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. không nóng vội trong quá trình huấn luyện kĩ thuật. Tránh trường hợp biết nhiều kĩ thuật mà không thực hiện tốt. Nắm được kĩ thuật cơ bản là nền móng vững chắc để phát triển các tố chất của học sinh. * MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA Trong quá trình tập luyện kĩ thuật học sinh có thể mắc nhiều sai lầm và thực hiện kĩ thuật một cách đa dạng. Tuy nhiên qua tổng hợp và nghiên cứu ta thấy các em thường mắc các lỗi chính sau đây: - Nắm chặt vợt bóng bàn là một sai lầm phổ biến nhất khi mới bắt đầu tập. Cần sử dụng cổ tay linh hoạt để đánh bóng. - Tâm lí nóng vội, không thoải mái khi tập luyện và thi đấu. - Cách di chuyển chưa hợp lí - Sai lầm trong giai đoạn chuẩn bị đánh bóng bàn: + Vị trí đứng chưa thích hợp xa hoặc gần quá + Góc độ thân người so với chưa hợp lý + Điểm chuẩn bị của vợt cao bàn đánh bóng bàn hoặc thấp quá so với mặt bàn + Góc độ mặt vợt chưa hợp lý + Điểm đặc trọng tâm cơ thể chưa đúng +Tư thế thân người chưa hợp lý - Sai lầm đánh bóng bàn trong giai đoạn đánh bóng: + Thời điểm đánh bóng chưa hợp lý + Tư thế đánh bóng chưa hợp lý . + Phương hướng và biên độ dùng lực chưa hợp lý . + Góc độ mặt vợt , điểm tiếp xúc bóng chưa hợp lý + Động tác di chuyển , tay , chân , thân chưa hợp lý . + Các bộ phận còn ảnh hưởng đến sự phối hợp . - Sai lầm trong đánh bóng bàn trong giai đoạn kết thúc: + Vị trí kết thúc của vợt chưa đúng + Vị trí trọng tâm cơ thể sai + Tư thế so với bàn chưa hợp lý 9
  5. * Từ những nguyên nhân sai lầm. Trên cơ sở lý luận và tham khảo sách giáo khoa chuyên môn, quá trình bồi dưỡng và ý kiến của đồng nghiệp. Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục như sau: - Nên tìm một chuyên gia bóng bàn học những kĩ năng cơ bản nhất về môn này (thầy cô giáo chuyên sâu, vận động viên ). Đồng thời nắm vững nguyên tắc của môn bóng bàn. - Trên thực tế mỗi một sai lầm khi thực hiện kỹ thuật của người chơi thì tương ứng sẽ có một phương pháp sửa chữa đặc hiệu. Tuy vậy cũng có một số phương pháp cơ bản để sửa chữa kỹ thuật là: Bước 1: Phân tích lại kỹ thuật đặc biệt của người chơi Bước 2: Cho tập động tác lăng tay ngoài bàn không bóng Bước 3: Tập bóng cho từng quả, đặc biệt từ chỗ sai của kỹ thuật để thực hiện (tập đánh bóng tại chỗ) Bước 4: Tập đánh bóng trên một đường cơ bản sau đó mới phối hợp giữa đường và điểm trong quá trình thực hiện cần nghiêm túc, không nóng vội, nhờ người có kỹ thuật giám sát chặt chẽ từng bước và sửa chữa ngay những sai sót cả cũ lẫn mới của người chơi. B. Huấn luyện về chiến thuật Chiến thuật thi đấu bóng bàn rất quan trọng trong các trận thi đấu. Trong một trận đấu biết đối thủ và biết năng lực của chúng ta thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chúng ta thi đấu tốt hơn. Có chiến thuật tốt phù hợp với năng lực của các em, hạn chế được khả năng thi đấu của đối thủ. Đối với học sinh tiểu học, chúng ta nên huấn luyện các em về các chiến thuật cơ bản, biết được những kĩ năng, kĩ thuật thi đấu phù hợp với khả năng để trong thi đấu có thể đạt được kết quả tốt hơn. Qua các kì thi đấu hội khỏe phù đổng huyện cấp tiểu học có rất nhiều vận động viên thi đấu nhiều lối đánh khác nhau nhưng ít có vận động viên có kĩ thuật toàn diện. Do vậy người huấn luyện phải biết truyền đạt các chiến thuật phù hợp cho các em tập luyện và cả trong thi đấu. Ví dụ: - Gặp đối thủ đánh lối đánh phòng ngự chuyên cắt bóng thì các em nên đánh thế nào? đánh lối bóng không xoáy nhanh để tấn công, yếu bên nào chúng ta tập trung đánh bên đó, khai thác điểm yếu, phát huy điểm mạnh bản thân - Gặp đối thủ đánh lối bóng tấn công thì nên như thế nào? Đánh gài bóng, thủ bền, hạn chế cho đối phương giật bóng, tập trung bên yếu Nhưng nói tóm lại trước hết chúng ta phải tốt về kĩ thuật mới vận dụng chiến thuật linh hoạt được. Có kĩ thuật tốt mà không có chiến thuật hay thì gặp đối thủ ngang tầm sẽ khó thắng được và ngược lại. 10
  6. Ngoài ra phải cho các em nắm luật bóng bàn để các em không bỡ ngỡ và tham gia thi đấu đúng luật. Nêu cao tinh thần thể thao (Thắng không kiêu, bại không nản) C. Huấn luyện về thể lực và tâm lý 1. Huấn luyện về thể lực: Trong bất kì môn thể thao nào cũng vậy yếu tố thể lực là rất cần thiết, giúp vận động viên duy trì được năng lực thi đấu của mình. Có thể lực mới có thể thi đấu tốt được. Qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng đội tuyển bản thân tôi đưa ra một số bài tập nâng cao thể lực môn bóng bàn như sau: - Bài tập di chuyển không bóng (di chuyển đơn, bước chéo, nhảy bước) liên tục trong khoảng thời gian 3 phút. - Bài tập giật bóng liên tục trong thời gian 2 phút (giật tại chỗ, di chuyển) - Bài tập di chuyển phòng thủ bằng các kĩ thuật đã học (gò bóng, cắt bóng, chặn bóng) liên tục trong thời gian 3 phút. - Trò chơi vận động phù hợp với môn bóng bàn. Mỗi bài tập 3 hiệp và tăng khối lượng theo ngày.Với các bài tập này chúng ta vừa rèn luyện thể lực cho HS vừa cũng cố kĩ thuậtcho các em. 2. Huấn luyện về tâm lí Yếu tố tâm lí đặc biệt quan trọng trong việc thi đấu thể thao. Bóng bàn không gian hẹp thì yếu tố tâm lí càng nhiều hơn. Học sinh tiểu học là lứa tuổi nhỏ càng dễ bị tâm lí khi thi đấu. Do vậy người huấn luyện nên biết để huấn luyện các em. Một số cách làm để các em có tâm lí vững vàng hơn trong thi đấu: - Cho các em giao lưu thi đấu với các bạn năng khiếu trường lân cận, tới các câu lạc bộ xem, thi đấu với các bạn, anh chị lớn tuổi hơn. - Trong tập luyện đan xen tổ chức cho các em thi đấu lẫn nhau tạo sự cạnh tranh, nhiệt huyết . - Thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần kịp thời cho các em, chỉ ra điểm cần sửa chữa để các em tiến bộ. Như vậy, người huấn luyện viên cần phải huấn luyện tốt về kĩ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lí. Các yếu tố này đan xen hỗ trợ nhau để có một vận động viên tốt. Người huấn luyện phải có lòng tâm huyết, tận tâm với công việc. Như vậy thì việc huấn luyện mới có hiệu quả. 2.3. Giải pháp 3: Đối với học sinh (vận động viên) Vận động viên là yếu tố then chốt quyết định đến thành tích của môn thể thao. Có vận động viên tốt thì chắc chắn sẽ có kết quả thi đấu tốt. Vì vậy trong môn bóng bàn yêu cầu về học sinh ngay từ lúc chọn lựa đến khi thi đấu, nhằm chọn được học sinh tốt nhất đại diện đơn vị thi đấu. Chúng ta nên đặt ra các yêu cầu để có được những vận động viên tiêu biểu. 11
  7. - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tập luyện để thi đấu - Học sinh phải yêu thích và ham học hỏi môn bóng bàn - Học sinh phải có ý thức tập luyện tốt - Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện - Học sinh phải tuân thủ nội quy tập luyện, theo hướng dẫn của các huấn luyện viên. 2.4. Giải pháp 4: Sự phối hợp của cá nhân, tổ chức trong ngoài nhà trường. Khen thưởng tuyên dương. Để duy trì tốt thành tích môn bóng bàn qua các kì hội khỏe phù đổng diễn ra hằng năm nói riêng và phong trào thể dục thể thao của đơn vị nói chung thì sự phối hợp của các cá nhân, tổ chức trong ngoài nhà trường, việc khen thưởng tuyên dương là thực sự cần thiết. Việc phối hợp này không những tạo điều kiện thuận lời cho các em phát triển mà đó còn là động lực tốt thúc đẩy đội tuyển bóng bàn của nhà trường hoạt động tích cực hơn. Việc khen thưởng, tuyên dương thực sự cần thiết cho các hoạt động Thể dục thể thao. Đã có thi đua hẳn phải có khen thưởng. Có như vậy việc thi đua đạt thành tích mới trở nên có hiệu quả. Để việc phối hợp, tuyên dương khen thưởng đó có tác dụng, hiệu quả hơn tôi đưa ra một số biện pháp sau: Về phía phụ huynh: Tạo điều kiện thuận lợi cho con em của mình tham gia bồi dưỡng. Động viên, khuyến khích kịp thời. Cùng phối hợp với giáo viên bồi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường để cùng giáo dục, rèn luyện các em. Giáo viên chủ nhiệm: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em tập luyện. Tuyên dương khuyến khích các em nằm trong đội tuyển trong các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ Các bộ phận trong nhà trường (Ban giám hiệu, công đoàn, đội ): Cần quan tâm đặc biệt và có biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Động viên và đáp ứng các nhu cầu chính đáng về phòng học, sân tập, điện, nước Có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích. Ngoài ra nhà trường nên phối hợp với các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để phát triển phong trào (Ví dụ như quỹ khuyến học xã để khen thưởng, phụ huynh để hỗ trợ, câu lạc bộ bóng bàn để các em được giao lưu phát triển) làm tốt công tác phát triển phong trào thể dục thể thao một cách toàn diện hơn. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì việc kết hợp tốt và làm tốt các giải pháp trên thì đưa lại hiệu quả cao. Năm nào cũng có đội tuyển bóng bàn có chất lượng, sẵn sàng thi đấu ngang ngửa với các đơn vị có phong trào môn bóng bàn ở trường học trong huyện. 12
  8. 2.5. Giải pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền rất quan trọng góp phần duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao. Làm tốt công tác này có tác dụng phổ biến rộng rãi trong nhà trường và ngoài xã hội. Trong trường học: - Thường xuyên tuyên truyền về lợi ích của thể dục thể thao cho con người. Lợi ích môn bóng bàn mang lại. - Tuyên truyền về thành tích của nhà trường qua các năm (để học sinh biết, tự hào và có động lực tham gia). - Tuyên dương các gương mặt điển hình về thể dục thể thao mang lại thành tích cho nhà trường qua các năm. Việc tuyên truyền trong nhà trường cần sự hỗ trợ của các giáo viên trong nhà trường, tổng phụ trách đội thông qua các giờ sinh hoạt, chào cờ, chương trình phát thanh măng non (có lồng ghép) Ở địa phương: Tuyên truyền lợi ích việc tập bóng bàn, các thành tích nhà trường đã đạt được cho phụ huynh học sinh biết thông qua các giờ họp phụ huynh. Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: Ích lợi của việc tập luyện thể dục thể thao, nhằm duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao nói chung, môn bóng bàn trong trường học nói riêng. * Sau khi làm được các giải pháp đó thì hiển nhiên sẽ có đội tuyển bóng bàn đủ yêu cầu để thi đấu. Nhưng trong thi đấu thể thao còn rất nhiều yếu tố phụ chi phối đến việc thi đấu giành thành tích của vận động viên (nhất là lứa tuổi của các em học sinh). Do vậy để thi đấu bóng bàn nhằm đạt kết quả tốt nhất phù hợp với khả năng của học sinh mình. Thì tôi xin đưa ra một số biện pháp để giành chiến thắng trong trận đấu phù hợp với học sinh tiểu học. 1/ Trước khi thi đấu: - Trước khi thi đấu 1 ngày cho các em nghỉ ngơi, hoặc tập nhẹ nhàng kết hợp trò chơi. Buổi tối các em nên đi ngủ sớm để có sức khỏe tốt tham thi đấu. - Cho các em giao lưu với đối thủ yếu hơn để các em chiến thắng (sẽ tạo tâm lí hưng phấn tự tin trước khi thi đấu) - Trước khi vào trận đấu động viên, khích lệ tinh thần các em. - Huy động cổ động viên tích cực. - Cho học sinh khởi động kĩ (Giúp các em chủ động hơn, tiếp cận trận đấu dễ hơn). 13
  9. 2/ Trong khi thi đấu: - Huấn luyện viên luôn quan sát theo dõi diễn biến trấn đấu. - Thường xuyên khích lệ tinh thần thi đấu của các em. - Nhắc nhở các em tập trung chú ý, tinh thần thoải mái tự tin. - Hội ý khi cần thiết: khi hội ý không quên khích lệ tinh thần, chỉ ra điểm yếu mạnh của đối thủ và đưa ra lối đánh phù hợp hơn. - Chăm sóc sức khỏe cho các em (nước uống, khăn ). 3/ Sau trận đấu: - Rút kinh nghiệm sau trận đấu (về kĩ thuật- chiến thuật) - Chăm sóc sức khỏe cho các em. - Khen ngợi hoặc động viên các em để các em có tâm lí thoải mái nhất. - Cho các em nghĩ ngơi. 3. Kết quả đạt được: Với các phương pháp như vậy thì trong 3 năm công tác tại đơn vị. Đã thực hiện được và thu lại hiệu quả khá cao. Có được thành tích qua các đợt thi hội khỏe phù đổng tiểu học bộ môn bóng bàn đáng kể và duy trì qua các năm học sau đó. Trong các năm qua học sinh luôn đoạt giải trong các hôi thi Thể dục thể thao môn bóng bàn tiểu học cấp huyện, tỉnh. Mang về cho trường nhiều bằng khen, cờ và huy chương cấp huyện, cấp tỉnh cụ thể: - Hội khoẻ Phù Đổng năm học 2017-2018: + Cấp huyện: Giải nhất đơn nam, đôi nam; nhì đôi nữ; ba đôi nam nữ. + Cấp tỉnh: Được chọn 1vận động viên của trường tham gia đạt huy chương vàng đơn nam; đôi nam nữ. Môn bóng bàn góp phần lớn đưa vị thứ đơn vị lên nhất toàn đoàn trong huyện cấp tiểu học về Thể dục thể thao. - Hội khoẻ Phù Đổng năm học 2018-2019: + Cấp huyện: Giải nhất đơn nữ, đôi nam nữ, nhì đơn nam (Thi đấu 3 nội dung) + Cấp tỉnh: không tổ chức. Môn bóng bàn góp phần lớn đưa vị thứ đơn vị nhì toàn đoàn trong huyện cấp tiểu học về Thể dục thể thao. - Hội khoẻ Phù Đổng năm học 2019-2020: + Cấp huyện: Giải nhất đơn nữ, đôi nam nữ, đơn nam (Thi đấu 3 nội dung) + Cấp tỉnh: không tổ chức. Môn bóng bàn góp phần lớn đưa vị thứ đơn vị nhì toàn đoàn trong huyện cấp tiểu học về Thể dục thể thao. Qua đó chúng ta có thể thấy: 14
  10. Bóng bàn góp phần không nhỏ mang lại thành tích, không chỉ cho cá nhân mà còn cho toàn đơn vị khi tham dự hội thi do các cấp tổ chức. Bóng bàn là môn thể thao thế mạnh của nhà trường. PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của đề tài. Để duy trì thành tích môn bóng bàn đã đạt được ở đơn vị qua các kì hội khỏe phù đổng các cấp, góp phần giữ vững vị thế đơn vị trong toàn huyện thì bản thân tôi đã áp dụng các giải pháp sau: - Giải pháp 1: Cơ sở vật chất phục vụ việc tập luyện và huấn luyện môn bóng bàn. - Giải pháp 2. Đối với giáo viên huấn luyện - Giải pháp 3: Đối với học sinh (vận động viên) - Giải pháp 4: Sự phối hợp của cá nhân, tổ chức trong ngoài nhà trường. Khen thưởng tuyên dương. - Giải pháp 5: làm tốt công tác tuyên truyền * Một số kinh nghiệm khi thi đấu để giành kết quả tốt. Tôi đã áp dụng sáng kiến và nhận thấy: Việc áp dụng các phương pháp trên một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ đem lại những kết quả tốt cho môn Bóng bàn ở trường tiểu học, phù hợp với điều kiện của đơn vị , để duy trì thành tích môn bóng bàn qua các kì hội khỏe phù đổng tiểu học các cấp có hiệu quả, cũng như công tác phát triển phong trào thể dục thể thao của trường tiểu học. Tôi nghĩ nếu các đơn vị khác cũng áp dụng những phương pháp này thì chắc chắn hiệu quả chất lượng môn bóng bàn tiểu học qua các năm học ở hội khỏe phù đổng sẽ tốt hơn, năm sau tốt hơn năm trước, các vận động viên sẽ ngày càng hay hơn. Góp phần vào thành tích thể dục thể thao của đơn vị. 2. Đề xuất – kiến nghị: Qua sáng kiến kinh nghiệm này, xin được đề xuất một số ý kiến kiến nghị sau: * Đối với Nhà trường: - Thành lập Câu lạc bộ bóng bàn hoạt động thường xuyên. Có kế hoạch duy trì thường xuyên các hoạt động tập luyện trong cả năm học để có sự kế thừa. - Bổ sung dụng cụ cơ sở vật chất phục vụ dạy bóng bàn như: Bóng, vợt - Tham mưu kịp thời với Ủy ban nhân dân xã để phát triển phong trào thể dục thể thao của đơn vị. - Tuyên truyền với các bậc phụ huynh và học sinh tác dụng và lợi ích của tập luyện Bóng bàn nói riêng và các môn thể thao khác nói chung, từ đó nhờ sự giúp sức của phụ huynh trên một số mặt của công tác tập luyện. - Khen thưởng, động viên học sinh thi đấu đạt thành tích cao. 15
  11. * Đối với Ủy ban nhân dân xã: - Quan tâm, hỗ trợ phát triển phong trào của đơn vị xã nhà. * Đối với giáo viên: - Giáo viên huấn luyện phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tâm, nhiệt huyết. Cần phải hoàn thiện kĩ thuật để khi tập luyện không xảy ra sai sót. Liên hệ các câu lạc bộ để các em giao lưu phát triển năng khiếu. - Giáo viên chủ nhiệm, bộ môn hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng trong việc huấn luyện học sinh (như động viên các em tập luyện, liên hệ phụ huynh ) * Đối với học sinh: - Nêu cao tinh thần tập luyện tích cực hướng đến mục đích cuối cùng là thành tích cao trong thi đấu Thể dục thể thao - Hội khỏe Phù Đổng. * Đối với phụ huynh: - Cần nhận thức đúng đắn về tác dụng, lợi ích của môn bóng bàn, ủng hộ và có kế hoạch đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị tốt cho con em để tập luyện và thi đấu môn bóng bàn (vợt bóng bàn tốt). Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi, mong rằng qua sáng kiến này nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, của các đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi hơn. 16