Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

doc 3 trang binhlieuqn2 08/03/2022 5801
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_s.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Trình trạng giải pháp đã biết: 3.1.1.Ưu điểm: Học sinh nắm được cách viết văn miêu tả, viết bài văn đúng bố cục 3.1.2. Hạn chế: - Sử dụng từ trong bài văn miêu tả chưa hợp lí do chưa hiểu rõ về nghĩa - Kết hợp quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu còn hạn chế. - Chưa biết dùng từ ngữ thay thế nên bài văn thiếu sinh động. - Dùng từ chưa phù hợp văn cảnh và phong cách văn bản. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả. Biết dùng từ đúng hợp văn cảnh và văn bản. Góp phần tích cực cho học sinh đạt được trình độ chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Tiếng Việt lớp 5. Nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt. 3.2.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.2.1. Phát hiện lỗi của học sinh: Thông qua bài khảo sát, thống kê phân loại lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh, giáo viên chọn ra những lỗi điển hình, xuất hiện phổ biến trong bài làm của các em. Biện pháp này đòi hỏi giáo viên cần sâu sát trong khâu chấm bài làm văn, chú ý cách dùng từ, đặt câu và đặc biệt hiểu được nội dung định miêu tả. 3.2.2.2. Phân tích rõ nguyên nhân mắc lỗi: Giáo viên chỉ rõ cho học sinh lỗi sai ở chỗ nào, từ nào và khắc phục như thế nào. Học sinh sai do chưa nắm vững nghĩa của từ. Các em chưa biết cách kết hợp từ; lặp từ làm câu văn trở nên lủng củng. Cách dùng từ chưa phù hợp văn cảnh, phong cách nói và phong cách viết, 3.2.2.3. Biện pháp sửa lỗi: 3.2.2.3.1. Sửa lỗi dùng từ sai nghĩa: Sửa lỗi từ sai do không hiểu nghĩa: Học sinh do chưa hiểu rõ nghĩa của từ dẫn đến diễn đạt từ trong câu văn bị sai. Ví dụ: “Sau một ngày làm việc vất vả, sau bữa cơm chiều, ba mẹ em cùng nhau yên nghỉ tâm sự.” Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện từ dùng sai trong câu văn là “yên nghỉ”. Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ “yên nghỉ” là từ chỉ trạng thái không cử động nửa thường chỉ người đã chết. Vì vậy dùng từ “yên nghỉ” trong trường hợp này là không phù hợp. Hướng dẫn học sinh thay thế từ “yên nghỉ”
  2. bằng từ “nghỉ ngơi” sẽ phù hợp hơn. Sửa lỗi từ sai do dùng từ gần nghĩa: Một vài học sinh khi làm văn hay sử dụng các từ gần nghĩa làm câu văn trở nên sai nghĩa diễn đạt. Ví dụ: “Mỗi lần về thăm quê, được ngắm dòng sông trôi êm ả, em thấy quê mình hòa bình quá.” Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện từ dùng sai trong câu văn là “hòa bình”. Nghĩa của từ “hòa bình” là từ chỉ trạng thái không có chiến tranh nhưng ý của bạn muốn diễn đạt vẻ đẹp yên ả của quê hương. Vì vậy hướng dẫn học sinh tìm các từ gần nghĩa để thay thế từ “hòa bình” bằng từ “thanh bình” hoặc “yên bình” sẽ phù hợp hơn. Giáo viên lưu ý học sinh cần phân biệt tinh tế nghĩa các từ đồng nghĩa để dùng cho thích hợp. - Sửa lỗi dùng từ sai sắc thái biểu cảm: Một vài học sinh khi làm văn hay sử dụng các từ về mặt nghĩa không sai nhưng sai sắc thái ý nghĩa của từ trong từng văn cảnh. Ví dụ: Kiên Giang quê mình đẹp lắm, đến đây các bạn sẽ được ngắm cảnh đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng ươm, những vườn cây trái xum xuê. Tuyệt vời hơn, bạn sẽ được ăn món đặc sản bánh xèo hương vị của miền Nam quê tôi. Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện từ dùng không phù hợp trong câu văn là “ăn”. Ý văn muốn diễn đạt trong câu trên là giới thiệu món ăn đặc sản của quê mình cho bạn bè. Vì vậy dùng từ “ăn” trong câu là không phù hợp. Hướng dẫn học sinh tìm các từ đồng nghĩa để thay thế là từ “thưởng thức” sẽ phù hợp hơn. Giáo viên cần lưu ý học sinh tùy theo văn cảnh dùng từ biểu thị sắc thái nghĩa phù hợp. 3.2.2.3.2. Sửa lỗi sai về kết hợp quan hệ từ, cặp quan hệ từ: Khả năng kết hợp từ khi viết câu, làm văn của học sinh tiểu học còn hạn chế. Giáo viên rèn cho các em kĩ năng sử dụng vốn từ của mình, kết hợp theo một quy tắc nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp: kết hợp quan hệ từ, cặp quan hệ từ, các từ bổ sụng ý nghĩa cho động từ biểu thị mối quan hệ của các từ trong câu. Ví dụ 1: Gương mặt bà thật phúc hậu, đôi mắt hiền từ nhưng nụ cười độ lượng. Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện từ dùng không phù hợp trong câu văn là quan hệ từ “nhưng”. Từ “nhưng” thường chỉ quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu tương phản nhau. Trong câu trên hai vế câu có quan hệ ý nghĩa không đối lập nên dùng quan hệ từ “nhưng” là không đúng. Hướng dẫn học sinh thay thế quan hệ từ “nhưng” bằng quan hệ từ “và” sẽ phù hợp hơn. Giáo viên củng cố cách dùng quan hệ từ trong tiếng Việt. Ví dụ 2: Vì nhà nghèo Thảo phụ mẹ bán vé số mà ít có thời gian học bài. Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện từ dùng không phù hợp trong câu văn là cặp quan hệ từ “vì - mà” Hướng dẫn học sinh thay thế cặp quan hệ từ “vì - mà” bằng cặp quan hệ từ “vì - nên” sẽ phù hợp hơn. Giáo viên củng cố cách dùng cặp quan hệ từ trong tiếng Việt. 3.2.2.3.3. Sửa lỗi lặp từ Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi lặp từ nhằm rèn cho các em khả
  3. năng huy động, lựa chọn, thay thế từ ngữ để diễn đạt câu văn trong sáng hơn. Ví dụ 1: Mùa hè năm trước, em được mẹ cho về quê chơi. Quê em nằm ven bờ dòng sông Hậu. Quê em có những cánh đồng mía xanh bạt ngàn, quê em có những vườn cam sai trĩu quả. Trong đoạn văn các từ “quê em” được lặp lại nhiều lần gây cảm giác nhàm chán cho người đọc, người nghe. Để khắc phục tình trạng trên tôi hướng dẫn các em tìm những từ ngữ thay thế cho từ “quê em” thứ 2 bằng từ “nơi đó” bỏ từ “quê em” thứ 3 thay bằng từ “và”, Giáo viên phân tích rõ cho học sinh hiệu quả liên kết câu khi dùng biện pháp lặp từ và thay thế từ. Ví dụ 2:“Cánh đồng quê em mênh mông, bát ngát rập rờn sóng lúa.” Hướng dẫn để học sinh nhận ra có 2 từ đồng nghĩa được dùng trong câu văn trên “mênh mông, bát ngát” đều chỉ độ rộng lớn. Vì vậy ta nên bỏ bớt một từ “mênh mông” và giữ lại từ “bát ngát” câu văn sẽ hay hơn”. 3.2.2.3.4. Sửa lỗi dùng từ sai phong cách: Sửa lỗi do dùng từ không hợp văn cảnh nói và văn cảnh viết. Ví dụ : Chị gà mái mơ xù lông, mắt gườm gườm nhìn bác diều hâu hung ác. Hướng dẫn để học sinh nhận ra từ “bác” dùng trong câu văn trên không hợp với ngữ cảnh. Diều hâu là kẻ thù của gà không thể gọi là “bác” được. Dùng từ khác thay thế “gã”, “lão”, “tên”, sẽ thích hợp trong trường hợp này. Sửa lỗi do dùng từ không hợp với phong cách văn bản: Các em hay nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ví dụ : Buổi lễ tổng kết năm học, Hân nhận được giấy khen học sinh giỏi bạn ấy cực kì vui sướng. Hướng dẫn để học sinh nhận ra từ “cực kì”chỉ dùng trong câu khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày, không phù hợp trong viết văn. Đây là từ dùng sai phong cách văn bản. Dùng từ “vô cùng” để thay thế câu văn sẽ trở nên hay hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Tôi đã áp dụng những giải pháp trên vào dạy học tại lớp chủ nhiệm và nhân rộng tại một số lớp khác trong nhà trường, kết quả cho thấy khả năng dùng từ khi viết văn của học sinh nâng lên, chất lượng môn Tiếng Việt kì sau cao hơn kì trước. Giải pháp này có thể áp dụng giảng dạy cho học sinh khối lớp 4, 5 một số đơn vị trong tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng những giải pháp trên tôi nhận thấy khả năng dùng từ khi làm văn của lớp nâng lên rõ rệt. Từ đó nâng cao chất lượng bài văn nói riêng, môn Tiếng Việt của lớp nói chung, cụ thể như sau: Thời điểm TS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 kiểm tra HS TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ% TS Tỉ lệ% Cuối HKI 25 8 32 12 48 5 20 Cuối năm 25 13 52 11 44 1 4 Kiên Lương, ngày 02 tháng 05 năm 2017 Người mô tả Dương Bích Trâm