Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường Mầm non Vũ Tiến

pdf 19 trang binhlieuqn2 03/03/2022 5572
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường Mầm non Vũ Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường Mầm non Vũ Tiến

  1. hiệu đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tổ chức hoạt động và được góp ý, giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm. Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt chúng tôi thực sự thấy hiệu quả với những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng. Hơn thế nữa, để mở rộng tầm nhìn và tạo cơ hội học tập cho giáo viên, chúng tôi còn tổ chức các đợt tham quan, học tập tại các trường trong huyện, ngoài huyện, từ đây giáo viên đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ mà mình chưa có, BGH có điều kiện so sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện. Sau mỗi đợt tham quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về cách trang trí, về đồ dùng đồ chơi, về phương pháp đổi mới trong các hoạt động. Bồi dưỡng qua phong trào thi đua: Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các Hội thi, Hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trao dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè . Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng và dân chủ trong các Hội thi 9
  2. Hằng năm trường đã tổ chức các hội thi: Thi trang trí lớp, Thi thiết kế giáo án điện tử, Thi hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Thi giáo viên giỏi cấp trường, Thi làm đồ dùng dạy hoc đều đạt kết quả tốt Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên, trong các Hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các Hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các Hội thi thành công và có kết quả tốt, BGH chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo với toàn chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi. Ví dụ: Tháng 9, 10: Thi trang trí nhóm lớp. Tháng 11: Thi thiết kế bài giảng điện tử Hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam Thi làm đồ dùng dạy học Tháng 12: Thi giáo viên giỏi cấp huyện Thi chế biến món ăn ngon cho bộ phận cấp dưỡng Tháng 1: Thi tạo môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cấp trường Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất, sau Hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của chị em, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường . Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong nhà trường: Như chúng ta đã biết một điều vô cùng quan trọng cần thiết hơn phải làm trước mắt cho giáo viên, đó là giảm tải sức lao động cho giáo viên, có thế giáo viên mới có hứng thú và có thời gian đến với công nghệ thông tin. Và công nghệ thông tin là phương tiện giúp cho giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết, chứ không chỉ 10
  3. đơn thuần chỉ soạn những giáo án điện tử để dạy cho trẻ. Chính vì lẽ đó hằng năm nhà trường đã xây dựng Kế hoạch, phổ biến cho giáo viên toàn trường đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học. Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên,nhân viên toàn trường bồi dưỡng và bổ sung về kĩ năng vi tính, đồng thời khuyến khích tinh thần tự học ở mỗi cán bộ, giáo viên,nhân viên, bởi kiến thức công nghệ thông tin vô tận, Chính quyền và Công đoàn đã phối hợp tạo điều kiện hổ trợ kinh phí 50% cho đội ngũ tham gia lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin ngoài giờ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã triển khai cho giáo viên tổ chức cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kĩ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử. Giải pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn qua các đợt kiến tập, buổi hội thảo. Chuyên môn nghiệp vụ giáo viên Mầm non không chỉ đơn thuần là dạy học như ở trường phổ thông mà nó bao hàm cả nuôi và dạy, cả chăm sóc và giáo giục trẻ, giữa nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục luôn được hoà quyện và thống nhất với nhau như một quá trình trọn vẹn. Chính nhờ vậy mà nhà trường luôn xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn chất lượng đội ngũ là công việc trọng tâm nhất của mỗi giáo viên và của mỗi cán bộ quản lý trong nhà trường. Giáo dục Mầm non mang tính sư phạm và tính giáo dục rất cao. Vì vậy đội ngũ giáo viên Mầm non phải có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành khoa học cụ thể như sau: Cô giáo là mẹ hiền, là nhà giáo, do đó quá trình giáo dục các cháu mang tính chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa trẻ và cô là quan hệ mẹ và con. Vì vậy mỗi một hành động cử chỉ của cô giáo đều là những việc làm đơn giãn, nhưng thật sự là lý tưởng để cho trẻ bắt chước noi theo và cũng có thể là dấu ấn "khắc sâu vào tâm hồn trẻ". Muốn đạt được những vấn đề đó nhà trường phải quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng thường xuyên về cả tri thức và kỹ năng sư phạm bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục mầm non. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề 11
  4. nghiệp cho giáo viên, tôi đã tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục, cụm và trường tổ chức. Thông qua hình thức này đã giúp cho Cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, họ còn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các hội thảo, đội ngũ giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý các tình huống sư phạm. Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết bởi vì các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí giáo viên được “Mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình học được ở lý thuyết, được nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã tổ chức các tiết kiến tập tại trường. Ví dụ: Tổ chức kiến tập dự giờ “Giờ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ” cả bốn độ tuổi, gồm 4 đ/c tham gia dạy. Khi tổ chức kiến tập, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, là giáo viên dạy giỏi các cấp. Trước khi cho các đồng chí giáo viên dự giờ, chúng tôi phải duyệt trước giáo án, kiểm tra kĩ năng của cô, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử hợp lý nhất, lòng ghép nội dung tính hiệu quả cao. Sau buổi kiến tập, chúng tôi cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt, hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày. Ngoài ra chúng tôi còn xây dựng các tiết kiến tập các lĩnh vực như: phất tiển nhận thức, ngôn ngữ, thầm mĩ, tình cảm kĩ năng xã hội Thông qua buổi kiến tập đó không những ba cô giáo mà tất cả giáo viên trong trường đã nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, ình tĩnh tự tin khi dạy các tiết toán, có hình thức tổ chức các tiết học sáng tạo lôi cuốn trẻ tham gia. Giải pháp 4: Tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu 12
  5. quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của Cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên Vì vậy để công tác bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, Cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra mang lại tác dụng về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Cán bộ quản lý cần đảm bảo: + Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học. + Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra. + Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó. Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách; phương pháp chăm sóc giáo dục, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra việc thực hiện theo từng chuyên đề về nuôi dạy đã được tổ chuyên môn bồi dưỡng tập trung. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân chủ theo từng đơn vị tổ. Nguyên tắc kiểm tra: + Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng dân chủ. 13
  6. + Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phụ những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực chăm sóc giáo dục trẻ. Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự ít nhất một giờ dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3 - 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Giải pháp 5: Xây dựng khối đoàn kết nhất trí. Trong sự nghiệp giáo dục, Lênin đã nói: “Sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong nhà trường”. Do đó, muốn xây dựng tập thể đoàn kết, thì Hiệu trưởng phải là trung tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Xác định được yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt, đầu tư nghiên cứu để tạo được niềm tin thật sự của tập thể, luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng giáo viên để có những giúp đỡ, giải quyết phù hợp, chân tình, giải toả những mâu thuẫn để tránh “Bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Phối hợp với các đoàn thể trong trường, địa phương để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, xây dựng đơn vị thực sự là tổ ấm, trao đổi giúp đỡ nhau trong công tác, trong chuyên môn, trong đời sống để từ đó tình cảm gắn bó và yên tâm công tác. Để làm được việc trên, bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn vướng mắc của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác, đời sống, biết lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giáo viên qua đồng nghiệp, qua các đợt kiểm tra, qua các lớp bồi dưỡng hay những lúc tâm tư, trò chuyện cùng đồng nghiệp, Để có biện pháp giải quyết, giúp đỡ đội ngũ kịp thời, phù hợp từng hoàn cảnh tôi thường xuyên thăm hỏi động viên nhau cùng công tác tốt và điều quan trọng là 14
  7. phải tạo được uy tín, niềm tin đối với từng cán bộ giáo viên về mọi mặt nhất là những hiểu biết về chuyên môn, về quản lý, về tham gia học tập Đồng thời tạo điều kiện để cùng thăm hỏi, quan tâm giúp đỡ nhau tạo thành một tập thể yêu thương, tôn trọng nhau, cùng chung sức và hoàn thành nhiệm vụ. Giải pháp 6: Chăm lo đời sống cho đội ngũ. Từng bước thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nướ đối với tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bên cạnh việc đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ trên các mặt cơ bản về chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp, một điều mà người quản lý nào cũng cần quan tâm sâu sát, đó chính là đời sống tinh thần vật chất cho đội ngũ giáo viên là yếu tố cần thiết đây là một trong những vấn đề mà ngành học mầm non nói chung và trường Mầm non Vũ Tiến nói riêng, chế độ giáo viên không đảm bảo đã làm hạn chế khả năng làm việc của đội ngũ. Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, cũng như hiểu được những vất vả khó khăn của giáo viên, ngay từ đầu năm học, nhà trường phối hợp với phụ huynh thống nhất thỏa thuận mức bồi dưỡng công tác bán trú tại trường tuy mức bồi dưỡng không cao nhưng đó cũng là nguồn động viên tinh thần rât lớn với chị em để chị em yên tâm công tác, ngoài ra trong các ngày lễ, ngày tết nhà trường tham mưu với địa phương, phối hợp với Hội phụ huynh tặng quà cho chị em kịp thời. Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng không thiếu được, tôi đã thường xuyên phối hợp với công đoàn tổ chức sinh hoạt, tọa đàm trong các ngày lễ tết với nội dung phong phú, thể hiện bầu không khí đầm ấm, vui vẻ yêu thương, đoàn kết rất cao trong nhà trường, 100% chị em thực hiện ba giúp, mỗi khi chị em nào bị ốm hoặc có tâm sự gì không vui thì toàn thể hội đồng thăm viếng, động viên giúp đỡ nên chị em gắn bó, đoàn kết thực hiện tốt công tác. Những biện pháp nâng cao thực hiện trình độ nghiệp vụ, chăm lo đời sống trên đây chỉ là những giải pháp tình thế, điều cơ bản và lâu dài là việc tạo điều kiện để giáo viên có được trình độ chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng được chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Để thực hiện được điều này, nhà trường luôn phối hợp với Công 15
  8. đoàn xây dựng kế hoạch 3 giúp và phân công giáo viên dạy thay để giúp đỡ giáo viên theo kịp chương trình học. Tất cả đồng sức, đồng lòng, hết lớp này đến lớp khác, hết người này học thì tạo điều kiện cho người kia được học để đến hôm nay đội ngũ có 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Những biện pháp trên không phải là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhưng đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. Nếu giải quyết thỏa mãn những nhu cầu về chế độ đời sống, có khen thưởng vật chất và tinh thần kịp thời, công bằng, dân chủ sẽ giúp cho giáo viên, các thành viên trong hội đồng làm việc tốt hơn, tạo được động cơ phấn đấu rèn luyện học tập trong đội ngũ, các yếu tố này đảm bảo sẽ tạo năng suất và chất lượng lao động cao, đồng thời làm cho chất lượng đội ngũ ngày càng cao. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Từ thực tiễn áp dụng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường Mầm non Vũ Tiến” cho thấy muốn thành công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải có một đội ngũ tốt và cả các hệ thống các phương pháp, các giải pháp phải thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị. Các giải pháp đã đề xuất bên trên về việc làm thế nào để giúp đội ngũ phát triển. Qua những biện pháp đã thực hiện tôi tạm rút ra những kinh nghiệm nhỏ sau: Là cán bộ quản lý trong nhà trường phải nắm bắt được năng lực của từng người và bố trí công việc phù hợp với năng lực của người đó. Đầu năm học chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng lý thuyết thực hành cụ thể về chương trình mầm non như bồi dưỡng công nghệ thông tin cho tất cả giáo viên. Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, sát với tình hình thực tế của nhà trường để mang lại tính khả thi cao, Xây dựng tập thể Sư phạm đoàn kết, thống nhất cao, có sự hổ trợ lẫn nhau trong nhà trường để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thường xuyên tổ chức thao giảng 16
  9. chuyên đề cho giáo viên cùng học tập và rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó xây dựng Kế hoạch thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, các hội thi để giáo viên có điều kiện thể hiện hết năng lực của mình và qua đó cũng để cho giáo viên học tập lẫn nhau những điều mới lạ trong chuyên môn. Công tác thi đua trong nhà trường cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, thi đua còn là đòn bẩy thúc đẩy mọi phong trào, công tác thi đua cần được đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền và các đoàn thể phối hợp tổ chức thực hiện. Duy trì tốt các cuộc vận động kỷ cương - tình thương - trách nhiệm trong nhà trường. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất nội bộ. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức cho đội ngũ bằng nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hằng năm đều tuân theo các chuẩn qui định của ngành cấp trên và chức năng nhiệm vụ được phân công, trên tinh thần phát huy tốt tính tự phê bình và phê bình, thực hiện công khai dân chủ. Sau cuối năm học được đánh giá mỗi cá nhân phải có kế hoạch đăng ký phấn đấu thực hiện cho năm tiếp theo, phát huy tốt mặt mạnh, có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế. Căn cứ vào kết quả đánh giá CBGVNV hằng năm, xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn của nhà trường. Các phương pháp và biện pháp thực hiện trong nhà trường đều được công khai dân chủ trong Hội đồng sư phạm và trong phụ huynh học sinh. 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Nhờ sự nỗ lực của bản thân trong công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cháu tạo được niềm tin trong phụ huynh và các bạn đồng nghiệp. Với những biện pháp nêu trên đạt kết quả như sau: 17
  10. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên biết úng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và giảng dạy đồng thời biết sử dụng một số các phần mềm khác, vận dụng tốt vào các hoạt động giáo dục cho trẻ, 100% giáo viên sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi và trang trí môi trường thân thiện và tạo hướng mở theo chương trình mầm non mới đạt hiệu quả cao. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Năm học này với biện pháp xây dựng để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cùng với sự đồng thuận thống nhất cao của giáo viên nên đã đạt 18 giáo viên giỏi cấp trường và 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Sự chuyển biến về năng lực chuyên môn của giáo viên đã dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng giáo dục trong nhà trường, có tác động đến công tác xã hội hóa giáo dục. Đánh giá chất lượng chuẩn giáo viên mầm non có 80% giáo viên đạt từ khá, tốt trở lên về chuẩn đạo đức nhà giáo. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phát huy tốt vai trò gương mẫu thực hiện tốt các nghĩa vụ tại địa phương nơi cư trú. Đánh giá công chức hàng năm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên có 85% đạt loại xuất sắc. Qua kết quả trên cho thấy nhờ sự xây dựng những biện pháp bồi dưỡng đảm bảo, phù hợp với đặc điểm và tình hình của trường nên trong năm học này từng giáo viên có nhiều đầu tư sáng tạo đã dẫn đến kết quả kiểm tra đạt tỷ lệ tốt khá có phần tăng hơn, không còn giáo viên đạt yêu cầu. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Vũ Tiến 3.6. Các thông tin cần được bảo mật : (Không có) 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Về trình độ chuyên môn: Tôt nghiệp trung cấp sư phạm Mầm non trở lên. 18
  11. Về cơ sở vật chất: Bao gồm: Các hệ điều kiện phục vụ thuận tiện, phù hợp cho các hoạt động của nhà trường 3.8. Tài liệu kèm ( Không có) 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ và việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế tại trường Mầm non Vũ Tiến từ tháng 9 năm 2019 đến nay. Tôi xin cam kết bản báo cáo sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng sáng kiến các cấp và trước pháp luật./. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ tiến, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (Xác nhận) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Kí tên, đóng dấu) Trần Thị Ánh Nguyệt 19