Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2

docx 22 trang thulinhhd34 13621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_m.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2

  1. nghiệp thì bản thân phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Quan trọng hơn nữa là phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng tập kỹ những bài hát trước khi dạy và sử dụng nhạc cụ đệm theo bài hát thành thục, nghe tham khảo các bài hát mẫu trên YouTube, lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp của giáo viên trước khi lên lớp. Dưới đây tôi xin trình bày giáo án của một tiết dạy Âm nhạc Âm nhạc HỌC BÀI: Thật là hay Nhạc và lời: Hoàng Lân I. Mục tiêu - Biết hát theo giai điệu lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách. - Biết tác giả bài hát là nhạc sỹ Hoàng Lân. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa, băng đĩa bài hát - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ gõ đệm III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức - Sĩ số, hát 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi 1 học sinh hát 1 bài hát đã học - 1 học sinh hát - Học sinh nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. 8
  2. - Cho lớp hát ôn lại một bài hát lớp 1 3. Bài mới a. Giới thiệu – ghi bảng b. Giảng bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 A. Giới thiệu - Giới thiệu bài hát, tên tác giả, - Ngồi ngay ngắn chú ý lắng bài nội dung bài hát nghe B. Hát mẫu - Hát mẫu hoặc bật băng đĩa - Nghe hát mẫu bài hát cho học sinh nghe C. Đọc lời ca - Hướng dẫn học sinh đọc lời ca: - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc mẫu lời ca kết hợp với + Lắng nghe tiết tấu. + Đọc lời ca kết hợp tiết tấu + Cho học sinh đọc lời ca kết hợp tiết tấu D. Khởi động - Đàn chuỗi âm giọng Cdur Thực hiện khởi động giọng giọng cho học sinh la bằng âm la theo đàn E. Dạy hát theo - Dạy hát từng câu mỗi câu - Cả lớp thực hiện học hát lối móc xích cho học sinh hát 2, 3 lần - Nhắc học sinh ngắt nghỉ lấy - Chú ý tư thế ngồi ngay ngắn hơi đúng chỗ. + Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 9
  3. - Sau khi tập hát xong bài hát - Hát đồng thanh cho học sinh hát lại nhiều lần - Hát theo dãy để thuộc lời và giai điệu - Hát cá nhân - Nhận xét, sửa bài - Lắng nghe sửa bài Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh hát gõ - Học sinh hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách. hoặc nhạc cụ gõ đệm như song loan, thanh phách, trống nhỏ - Hướng dẫn học sinh hát kết - Từng tốp hát vận động theo hợp vận động theo nhạc hướng dẫn, theo nhạc đệm 4. Củng cố dặn dò a. Củng cố - 1 HS lên hát kết hợp biểu diễn bài hát. - Nhận xét khen ngợi những em học tốt. - Nhận xét đánh giá giờ học, động viên những em còn chậm, tuyên dương những em làm tốt. b. Dặn dò - Nhắc nhở học sinh ghi nhớ giai điệu, lời ca và cách gõ đệm theo bài hát - Tập lại những động tác phụ họa * Sau đây tôi xin đưa ra phương pháp thực hành thể hiện những bài hát Các bài hát của học sinh tiểu học được biên soạn khá phong phú và đa dạng, mỗi loại mang đến một đặc trưng nhất định liên quan đến yếu tố diễn tả âm nhạc. Có những bài hát mang tính chất êm dịu, nhẹ nhàng với giai điệu mênh mông dàn trải. Có những bài hát mang khí thế mạnh mẽ, hùng mạnh. Lại có những bài hát sôi nổi, hóm hỉnh, vui nhộn. Các bài hát đó được phân chia chủ yếu ở các thể loại: 10
  4. - Bài hát hành khúc - Bài hát chữ tình - Bài hát nhanh vui Để thể hiện bài hát có chất lượng, có tình cảm phù hợp với nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phân biệt đặc điểm của từng thể loại có phương pháp riêng phù hợp với từng thể loại đó. * Thể loại bài hát hành khúc: - Đây là thể loại bài hát có đặc điểm chung là ô nhịp vừa phải, hợp với bước đi khỏe khoắn, rắn giỏi. - Ở lớp 2 các em được làm quen với thể loại này qua 1 bài hát: Chiến sỹ tí hon - nhạc Đinh Nhu, lời: Việt Anh. - Giáo viên cần dạy học sinh cần thể hiện đúng tính chất bài hát này nhưng cũng không quá dập khuân cứng nhắc. - Khi dạy bài hát này, giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện tình cảm rắn rỏi đặc biệt tiết tấu, nhịp và tư thế đướng vững chắc có thể vừa hát, vừa đánh nhịp nhẹ nhàng. - Các động tác phụ họa cho bài hát cũng phải đơn giản phù hợp với lứa tuổi cũng như tính chất hành khúc. Động tác phải phù hợp với thể lực của học sinh tránh các động tác quá mạnh mẽ, nặng nề và khó thực hiện gây ảnh hưởng đến tâm lý ngại vận động của các em. *Thể hiện bài hát chữ tình: - Bài hát chữ tình điển hình ở giai điệu mượt mà, du dương êm ái, sâu lắng. - Khi dạy những bài hát mang tính chất chữ tình giáo viên nhắc các em thẻ hiện đúng tính chất của bài hát. * Thể hiện bài hát vui, linh hoạt - Các bài hát vui linh hoạt giai điệu thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài hước, dí dỏm, châm biếm, có khi mô tả tiếng người và tiếng chim hót. Những 11
  5. bài hát vui thường có tốc độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi nổi bằng âm thanh trong sáng, gọn gàng, trôi chảy. - Khi dạy những bài hát ở thể loại này giáo viên nhắc học sinh thẻ hiện sắc thái vui tươi, nhanh, náo nhiệt, sôi nổi, trong sáng. Tiểu kết: Nhận thức biện pháp này là hết sức quan trọng trong cả một quá trình giảng dạy và trong suốt cả sự nghiệp giáo dục của mình. Vì vậy tôi đã thực hiện và lựa chọn sử dụng biện pháp này. 7.1.3.2. Giải pháp 2: Phương pháp luyện thanh Để giọng hát hay, truyền cảm cần phải thường xuyên luyện giọng. Trước tiên cần làm quen với luyện thanh, luyện thanh là hát giai điệu với một hoặc một số mẫu âm nhất định hoạc hát một bài hát đã học. Luyện thanh giúp cho giọng hát được đều, trôi chảy, rõ ràng âm sắc âm lượng được thống nhất ở tất cả các âm khu của giọng. * Một số mẫu luyện thanh thường dùng Các mẫu âm trong quãng 3. - Bài tập số 1. - Bài tập số 2. - Bài tập số 3. 12
  6. * Các mẫu âm trong quãng 5. - Bài tập số 1 - Bài tập số 2 Tiểu kết Khởi động giọng là phương pháp khởi động ban đầu để chuẩn bị cho giờ học hát. Nó làm cho giọng của người hát mở ra và giọng hát được sáng, trong trẻo, những câu hát khó và cao người hát vẫn có thể thực hiện được. Những kiến thức chung về ca hát rất cần thiết cho mỗi giáo viên âm nhạc đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc vì vậy tôi đã thực hiện và lựa chọn biện pháp này. 7.1.3.3. Giải pháp 3: Phương pháp trực quan Đây là phương pháp tạo hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức. Nhà Sư phạm người Nga A.H.Leonchiepo đã chỉ ra rằng: “Bản chất tâm lý của trực quan trong giảng dạy là tạo chỗ dựa bên ngoài để hỗ trợ, tác động tiềm thức bên trong của các em dưới sự chỉ đạo của thầy trong quá trình thu nhập kiến thức.” Điều này đủ để ta thấy tác dụng to lớn của phương pháp trực quan. Các đồ dùng ta thường sử dụng trong phương pháp này là: Đàn phím điện tử, đài catsset hoặc 13
  7. đầu video mục đích của việc sử dụng các giáo cụ trược quan là tạo nên các âm thanh, hình ảnh trực tiếp, tác động vào quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em nhận thức về môn học nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần logic và hiệu quả. Thông thường trong giờ học hát, chúng ta thường áp dụng phương pháp truyền thống là: Giáo viên hát mẫu sau đó dạy từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. Điều này đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán vì vậy phải cho các em xem băng hình trong và ngoài giờ học biện pháp này nhằm mục đích gợi sự hào hứng cho học sinh, làm cho các em thích hát và thích hát được như các bạn đồng thừi còn làm các em diễn xuất tốt hơn. Sau khi các em học xong bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình phong cách biểu diễn tốt vận dụng các động tác phụ họa linh hoạt và tự tin trước đám đông hơn. Tiểu kết Biện pháp này tạo cho học sinh sự hứng thú và kích thích sáng tạo cho các em vì vậy phương pháp trực quan không thể thiếu trong công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói chung và các bộ môn học khác nói riêng. Vì vậy tôi đã áp dụng và thực hiện biện pháp này trong quá trình giảng dạy của mình. 7.1.3.4. Giải pháp 4: Giảng dạy - hệ thống liên tục Đây là một trong tám nguyên tắc của nhiều nhà giáo dục vĩ đại đóng góp như Ko - men - xki, Pia - giê và nhiều nhà giáo dục khác. Những kiến thức mà người giáo viên truyền đạt cho học sinh là một loạt những kiến thức khác nhau nhưng phải đảm bảo sưh xâu chuỗi một cách hệ thống. Dạy học cái gì trước, cái gì sau, cái dễ đến cái khó, cái đơn giản đến cái phức tạp, cái đã biết đến cái chưa biết Như vậy, mới tránh lộn xộn, làm cho học sinh kiến thức dễ dàng hơn. Tiểu kết Biện pháp này là sự logic giữa các câu hát với nhau thành một bài hát hoàn chỉnh. Vì vậy tôi dã lựa chọn sử dụng biện pháp này. 14
  8. 7.1.3.5. Giải pháp 5: Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ từng học sinh Với kiến thức của người có chuyên môn (ở đây là người thầy), thường phong phú gấp bội với trình độ của học sinh. Đó là điều tất nhiên nhưng khi lên lớp nhiều người lại dồn hết kiến thức của mình vào bài giảng, cố nhồi nhét cho học sinh đầy ắp những điều mà thầy muốn học sinh cần phải hiểu, phải biết. Điều đó đã dẫn đến sự quá tải không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Cơ sở của sự “vừa sức” phải căn cứ vào thực tế của nhà trường ở đây tôi muốn nhắc đến là trường Tiểu học Hoàng Lâu nơi mà đa số học sinh là con em nông thôn chưa được gia đình qua tâm và đầu tư nhiều vào việc học hành và tham gia vào các chương trình văn hóa, văn nghệ. Chính vì vậy cũng không thể đòi hỏi quá cao ở sự tiếp thu của các em, tuy nhiên cũng không nên hạ thấp yêu cầu của bài dạy. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy giáo. Tiểu kết Biện pháp này có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo tính khoa học và đánh giá học sinh nhằm động viên, khích lệ mọi khả năng trong cùng trình độ học sinh trong lớp cùng tiếp thu bài giảng một cách hứng khởi. Vì vậy tôi dã lựa chọn sử dụng biện pháp này. 7.1.3.6. Giải pháp 6: Phát huy tích cực - độc đáo sáng tạo của học sinh Muốn làm được điều này giáo viên phải quan tâm đến hứng thú của học sinh và tìm cách gây hứng thú cho các em trong các giờ học. Quan hệ của thầy và của trò phải thực sự được cởi mở. Nói cách khác là phải thật hấp dẫn, thu hút được học sinh vào bài giảng. Đó là nghệ thuật sư phạm vô cùng tế nhị trong đó có cả việc động viên khen chê kịp thời Trong những năm gần đây, tư tưởng “dạy học tích cực” hay còn gọi là “tích cực hoạt động dạy học” là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta, trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong việc tiếp 15
  9. thu kiến thức, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển việc tiếp nhận, chiếm lĩnh bài học của học sinh. Như vậy sự khéo léo ứng sử về sư phạm chính là biện pháp hữu hiệu đầu tiên để đưa các em đến với Âm nhạc. Đúng như K.D.Vsinxki nói: “ Sự khéo léo đối sử sư phạm, nếu không có nó thì giáo dục có nghiên cứu lý luận giáo dục đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành tốt, về bản chất thì không phai là cái gì khác mà là sự khéo léo đối sử về tâm lý ” Tiểu kết Tôi tin tưởng biện pháp trên sẽ góp phần phát huy cao độ khả năng sáng tạo và hoạt động tích cực của học sinh. 7.1.3.7. Giải pháp 7: Các bước thực hiện Để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc tiểu học nói chung và đổi mới phương pháp trong giảng dạy Âm nhạc là một vấn đề hết sức quan trọng có tính cấp thiết, đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc phải đặt nó lên mục tiêu hàng đầu, người giáo viên phải thường xuyên cải tiến đổi mới phương pháp để tiết dạy luôn sinh động đúng với tính chất: “Học mà vui chơi mà học”. Sau đây tôi xin đưa ra một số bước người giáo viên cần làm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc: Bước 1: Chuẩn bị - Thực hiện đúng theo văn bản chỉ đạo - Nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung bài. - Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, điểu chỉnh nội dung dạy học. Bước 2: Xây dựng nề nếp học tập - Học sinh đi học phải có đầy đủ đồ dùng học tập như sách, bút, thước. - Có ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. Bước 3: Xác định đúng yêu cầu của môn học - Xác định đúng yêu cầu môn học; yêu cầu của từng phân môn. 16
  10. - Nắm vững qui trình dạy của từng phân môn. Bước 4: Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học môn Âm nhạc - Giáo viên cần có sự đổi mới, từ việc chuẩn bị bài dạy đến việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh. +. Đối với tiết dạy hát cần phát huy tính sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học hát theo nhóm học tập, mở rộng nội dung giờ học hát. + Đối với tiết học Tập đọc nhạc cần có sự đổi mới trong dạy kí hiệu âm nhạc, không để tình trạng học sinh học vẹt (vì nhiều em đọc đúng giai điệu nhưng khi hỏi các nốt trên khuông thì không trả lời được). Chú trọng phát triển kỹ năng nhận biết và đọc đúng cao độ, trường độ; thể hiện tính chất, sắc thái của bản nhạc. + Đối với tiết học phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc (như giới thiệu nhạc cụ; kể chuyện âm nhạc) giáo viên cần nắm vững qui trình dạy và điều quan trọng trong dạy phân môn này là học sinh phải được nghe nhạc + Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, từ điệu bộ cử chỉ, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) Không rập khuôn dạy học trong phạm vi lớp học mà chúng ta thay đổi không gian lớp học. + Tăng cường sinh hoạt ngoại khóa như ca múa hát tập thể, tạo các sân chơi âm nhạc cho học sinh. Đưa dân ca Ví Giặm vào các tiết luyện, các tiết dành do địa phương tự chọn. + Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học Bước 5: Một số lưu ý để dạy tốt chương trình Âm nhạc - Để dạy tốt được chương trình này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về học hát, đồng thời tạo sự hứng thú, thoải mái, nhẹ nhàng khi học tiết Âm nhạc. - Học sinh được học một số bài hát được quy định trong chương trình. Có một vài bài hát âm vực hơi cao (ví dụ: Bài những bông hoa những bài ca, Hát mừng lớp 5; bài Trên ngựa ta phi nhanh lớp 4. ).Khi dạy hát, giáo viên cần dịch 17
  11. giọng thấp xuống cho phù hợp với giọng hát của học sinh, có một số bài hát tốc độ hơi nhanh giáo viên cần nghiên cứu chỉnh tốc độ và lưu ý học sinh lấy hơi theo câu hát cho hợp lý. - Giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở bước đơn giản, biết nghe những giai điệu hay, giai điệu đẹp trong cuôc sống hàng ngày. - Tiếp tục dạy các kỹ năng ca hát mà các em đã được hướng dẫn như: Tư thế hát, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời ca, hát đúng dấu giọng lời ca, biết hát hòa giọng, tập hát diễn cảm, tập biểu diễn bài hát. Bước 6: Phương pháp dạy học - GV cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của bài, đổi mới phương pháp dạy học để đạt yêu cầu của chương trình mới. - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, giáo viên phải là người tổ chức, tạo tình huống, hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới. Bước 7: Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh - Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với việc xây dựng kế hoạch bài học của lớp và phải biết làm thế nào cho kế hoạch vừa mang tính phù hợp với đối tượng vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng. Luôn xem trọng công tác giáo dục học sinh, giúp các em nắm được cách học và biết cách tự lực trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, từng bước giúp học sinh biết cách tìm ra hướng giải quyết vấn đề để lĩnh hội kiến thức mới một cách tự nhiên, vừa sức và không gượng ép. Bước 8: Đổi mới cách đánh giá - Thực hiện đánh giá học sinh đúng theo Thông tư 22. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của từng học sinh, phân loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú 18
  12. trọng thực hiện việc đánh giá thường xuyên để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo cho mỗi học sinh. 7.2. Khả năng áp dụng Sau khi đưa sáng kiến vào áp dụng tôi thu được kết quả như sau: * Lớp 2A được áp dụng sáng kiến Kết quả TSHS Thời gian T H C 37 9/2018 5 15 17 37 1/2019 15 22 0 * Lớp 2 B không được áp dụng sáng kiến Kết quả TSHS Thời gian T H C 37 9/2018 5 15 17 37 1/2019 15 22 0 Từ kết quả trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em có hứng thú trong học tập không nhàm chán trong việc học hát mà còn giúp các em tự tin hơn khi trình bày một ca khúc hay một tác phẩm âm nhạc nào đó. Đặc biệt hơn giúp các em trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng ngày được tự tin và bạo dạn hơn, năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn. Sáng kiến này đã đem lại thành công cho tất cả các giờ học và sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ áp dụng cho một lớp học, một trường mà nó còn có thể áp dụng trong phạm vi toàn trường và các trường khác trong huyện. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 19
  13. Qua một số năm công tác với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong việc giảng dạy tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng học môn Âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng, đặc biệt hơn muốn có học sinh hát hay, giỏi Âm nhạc thì cần phải có các điều kiện sau. * Về phía giáo viên: - Cần phải thực sự yêu nghề, yêu chuyên môn, phải có khả năng lĩnh hội âm nhạc thực sự. Một vấn đề quan trọng là cần phải có lương tâm có đạo đức nghề nghiệp. - Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp: Đóng vai, chơi trò chơi dân gian, biết tìm hiểu truyền thống - Người giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức và luôn đổi mới các hình thức dạy học trong một tiết học để tạo niềm tin hứng thú khả năng mạnh dạn tự tin, khuyến khích những em có năng khiếu, động viên và quan tâm những em có năng khiếu hạn chế, học sinh phải được tập luyện và thực hành nhiều đồng thời kết hợp với việc phát huy khả năng và sở trường của học sinh thì sẽ nâng cao được các yêu cầu đặt ra của môn Nghệ thuật nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. - Cần tham gia các chuyên đề để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Đồng thời có những buổi cập nhật công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. - Giáo viên cần tiếp cận sử dụng các nhạc cụ trong nhà trường, nâng cao khả năng sử dụng các phụ kiện âm thanh phục vụ cho âm nhạc cũng như các hoạt động tập thể của nhà trường. * Về phía học sinh - Đây là môn học năng khiếu nhưng không phải em nào cũng có năng khiếu nên yêu cầu ở đây các em cần phải có tinh thần học tập đúng đắn. 20
  14. - Bên cạnh đó các em cần phải có cảm xúc, bởi cảm xúc là sự cảm thụ của trái tim, của tấm lòng. Phải có sự yêu thích ham mê thì cung bậc tình cảm mới đi vào trái tim của từng em từ đó mới gây được hứng thú với môn học. - Các em cần tích cực đọc sách và tham gia các hoạt động âm nhạc trong nhà trường ngoài xã hội để các em có thái độ mạnh dạn, tự tin hơn trong biểu diễn âm nhạc. - Các em phải định hướng cho mình các yêu cầu cụ thể để biến những cái chung thành cái riêng cho mình * Cơ sở vật chất - Cần có phòng học Âm nhạc riêng và các trang thiết bị phục vụ cho học sinh như: máy tính, đèn chiếu, đàn cho học sinh. - Không gian luyện tập cho học sinh cần đủ rộng để có đủ điều kiện cho học sinh tập luyện. Trên đây là điều kiện để giúp tôi hoàn thành được sáng kiến này rất mong được sự phối hợp chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp, của cha mẹ học sinh tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cho các em có điều kiện luyện tập nhiều hơn và đem lại hiệu quả. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả Qua quá trình áp dụng vào thực tế tôi thấy đã đem lại một hiệu quả đáng kể. Học sinh không những chỉ hát đúng nhạc mà còn hát hay miệng mở đúng khẩu hình khi hát, lấy hơi ngắt nghỉ tốt việc hát sai giai điệu chỉ còn là một con số rất nhỏ. Hiện tượng học sinh hát những bài hát không trong sáng hoặc không phù hợp với lứa tuổi ít dần đi. Mà đặc biệt các em có thể tự hát biểu diễn rất linh hoạt, tự nhiên. 21
  15. Sau khi áp dụng đề tài tôi đã thu được các kết quả sau. Trong đợt thi chào mừng 20/11 toàn trường đã có nhiều giải cao và đặc biệt đối với khối 2 là khối được tôi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy học sinh đã biết đánh đàn và tham gia thi độc tấu trong đợt thi giao lưu này. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân - Sáng kiến này khi triển khai trong tổ chuyên môn, trong nhà trường được tập thể giáo viên đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là sáng kiến hay và có thể áp dụng rộng rãi trong huyện. 11. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Trương Thanh Toản Trường TH Hoàng Lâu Công tác soạn giảng - Tam Dương - Vĩnh trong trường Tiểu học Phúc Hoàng Lâu, ngày 5 tháng 3 năm 2019 Hoàng Lâu, ngày 1 tháng 3 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Cù Thị Hạnh Trương Thanh Toản 22