SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục

pdf 22 trang binhlieuqn2 08/03/2022 12131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_pham_chat_cho.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục

  1. 10 + Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, cô giáo, ; + Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam; về ngày Giải phóng Miền Nam + Tháng 5: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 diều Bác Hồ dạy, nói những gì em biết về thời niên thiếu của Bác Hồ, Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Phẩm chất mạnh dạn, tự tin, đoàn kết yêu thương được hình thành. - Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo dục như: + Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, mừng Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, hướng về ngày 20/11, . Đây là loại hình hoạt động khá hấp dẫn đối với học sinh Tiểu học, thu hút được nhiều em tham gia góp phần hình thành phẩm chất mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, yêu thương. + Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây nhớ ơn Bác, đã góp phần hình thành phẩm chất: Kính trọng, biết ơn người có công với nước, chăm làm. + Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào giúp bạn vượt khó, + Hoạt động trải nghiệm sáng tạo + Hoạt động tham quan dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
  2. 11 Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Ngoài ra, theo các kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục như : Quyên góp ủng hộ các bạn nghèo trong lớp, ủng hộ các bạn là nạn nhân chất độc màu da cam, mua tăm ủng hộ Hội người mù, tổ chức giúp bạn gia đình gặp hoạn nạn, Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhận xét, đánh giá cụ thể, biểu dương các em. Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động, tích cực hào hứng tham gia, qua đó giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trong tuần tôi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt Sao nhi đồng, qua đó tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo dục hành vi ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt Sao tôi yêu cầu các em tìm những gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép, để kể cho nhau nghe. Qua việc sinh hoạt Sao nhi đồng đều đặn, học sinh trước đây vốn rụt rè, nhút nhát, nhiều em khi giáo viên hỏi mãi vẫn không trả lời, hoặc không biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt. Ví dụ: Như em Nguyễn Khánh Ly lúc trước khi hỏi đến em, em không trả lời, thậm chí tôi hỏi nhiều lần “Nhà em ở đâu?” em cũng không trả lời, tôi hỏi mãi em mới lí nhí trong miệng mà tôi cũng chẳng nghe được gì. Nhưng bây giờ em tiến bộ rất nhiều, em đã nói to trong những lần sinh hoạt tập thể, đồng thời cũng mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến trước đám đông - Tổ chức các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, gây niềm vinh dự, tự hào về lớp mình, rất có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh. Thực tế hoạt động tập thể của các nhà trường có thể là các hoạt động như: Lao động tập thể, các cuộc thi tài năng,
  3. 12 sáng kiến của cá nhân, tổ chức giao lưu trong tập thể giữa các khối lớp, Mỗi giáo viên cần nhận thức về tác dụng giáo dục của tập thể, biết dựa vào các giai đoạn hình thành và phát triển của tập thể và các nhiệm vụ giáo dục để tìm ra các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục trong tập thể đạt tới hiệu quả giáo dục theo mục tiêu của cấp học. Từ đó phẩm chất đạo đức của các em sẽ có chuyển biến tốt, trước hết là tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Qua hoạt động tập thể, lòng nhân ái, tính vị tha, tinh thần dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ. 2.6. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh: 2.6.1. Phối hợp với phụ huynh học sinh: - Ngay từ đầu năm học, giáo viên có kế hoạch và đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, gặp gỡ trò chuyện với phụ huynh, thường xuyên liên lạc qua điện thoại trao đổi về những biểu hiện của học sinh ở gia đình, ở lớp đặc biệt là những học sinh chưa ngoan, hoặc có biểu hiện bất thường. Qua đó giáo viên nắm được rõ hơn về hoàn cảnh - những thuận lợi khó khăn, đặc điểm, phẩm chất, cách giáo dục trong gia đình của từng em, biết được nguyên nhân để tác động và phối hợp giáo dục học sinh. VD : - Trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nuông chiều đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của các em. Cần hướng dẫn và khuyến khích các em làm việc nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt việc sử dụng máy tính và internet, xem chương trình trên ti vi hợp với lứa tuổi. Không cho con tiền để tự ý mua đồ ăn hoặc thưởng bằng tiền, vật chất gây tính tham lam, coi trọng tiền của vật chất ở học sinh. Hướng dẫn tự học ở nhà - Phân tích tác hại của việc đánh mắng con gây tâm lí trơ lì, hay nói dối, chối cãi mỗi khi mắc lỗi Cần gần gũi, động viên, hiểu những suy nghĩ tình cảm của con. - Tìm cách sắp xếp công việc để quan tâm hơn đến con, hướng dẫn làm việc nhà vừa sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo, , quản lí không để em tự ý đi chơi xa, quan tâm xem em chơi với những ai ở nhà để kịp thời khuyên bảo. Bố
  4. 13 mẹ và những người trong gia đình cần gương mẫu trong cách nói năng Động viên những tiến bộ ở em, khen ngợi nhiều hơn gây hứng thú chăm chỉ làm việc và học tập - Tôn trọng những sở trường, năng khiếu ở các em, không quá gây áp lực về học tập, về thành tích mà coi nhẹ giáo dục phẩm chất đạo đức, những đức tính căn bản của một con người lương thiện, có ích, biết yêu thương chia sẻ - Nếu các em nghỉ học không có lí do, đến lớp chậm giờ, hay có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, thờ ơ trong giờ học, buồn bã, hung dữ với bạn bè giáo viên liên lạc ngay với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục ( VD : Học sinh đi học nhưng không đến lớp mà đi chơi trò chơi điện tử, học sinh thức quá khuya để xem phim, ) Kết quả là hầu hết các gia đình đã có sự chuyển biến trong cách giáo dục con em, các em đã có sự tiến bộ tích cực, vui vẻ tự tin hơn, dám nhận lỗi và tích cực sửa lỗi, không chối cãi, chia sẻ nhiều điều với bạn bè và cô giáo, tự giác giúp đỡ bạn không còn hiện tượng học sinh trốn tránh các công việc, tự giác chăm học hơn, không còn hiện tượng ham chơi điện tử mà thờ ơ các hoạt động khác. 2.6.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn và nhân viên trong nhà trường: - Với giáo viên bộ môn: + Thống nhất hình thức và biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh. + Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của học sinh đến giáo viên bộ môn, ngược lại giáo viên chủ nhiệm cung cấp thông tin, những phẩm chất mà một số học sinh chưa đạt để giáo viên bộ môn cùng phối hợp giáo dục. + Biết lắng nghe những nhận xét của giáo viên bộ môn về tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất. - Với nhân viên thư viện: Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với nhân viên thư viện về nội dung chủ đề cần giáo dục trong tháng hoặc một dịp nào đó để nhân viên thư viện bổ sung
  5. 14 những cuốn sách, những quyển truyện sinh động hấp dẫn học sinh như truyện Tích Chu, Ai mua hành tôi, Cây khế, Chú bé nói dối và giới thiệu cho học sinh vào các tiết đọc sách tại thư viện nhằm hình thành các phẩm chất trung thực, đoàn kết, yêu thương. - Với nhân viên y tế: Vấn đề về giáo dục giới tính, vệ sinh tuổi dậy thì là vấn đề mà người lớn ngại nói nhưng với học sinh lớp 2 các em cần bắt đầu biết tự vệ sinh cá nhân và tìm hiểu về giáo dục giới tính. Tôi mời nhân viên y tế tọa đàm với học sinh để các em có những hiểu biết về giới tính, kỹ năng vệ sinh tuổi dậy thì, không đi lệch lạc, hiểu sai về vấn đề giới tính. Nhiều học sinh nữ cũng mạnh dạn chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của mình trong buổi tọa đàm. 2.6.3. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể: - Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Giao Châu, tổ chức các hoạt động thực tiễn như: Làm sạch dòng sông quê hương, nhặt rác tại chợ; Lao động làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm Thông qua hoạt động thực tiễn, hình thành cho các em lòng yêu quê hương, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường. - Phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức các buổi giao lưu, kể chuyện về gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng liệt sĩ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, những tấm gương sáng về tình đồng chí, đồng đội, tình cảm quân - dân trong lửa đạn chiến tranh. Qua lời kể của các cựu chiến binh - những “nhân chứng sống” của lịch sử, học sinh rút ra được nhiều bài học về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, của lớp cha anh đi trước, góp phần khơi dậy tinh thần, trách nhiệm, ý thức nỗ lực, phấn đấu trong học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ hôm nay. 2.7. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh bằng các câu thành ngữ, tục ngữ, các câu chuyện có nội dung giáo dục: Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang nội dung thâm thúy và sâu sắc, khuyên con người chăm chỉ, nhân hậu, hiếu thảo với mẹ cha, đoàn kết yêu thương, Trong giờ sinh hoạt lớp, thời gian chuyển các
  6. 15 tiết học, hoặc có thể trong các giờ chơi, giải lao giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi “Tiếp sức” hay “Ô chữ bí ẩn” gợi dẫn để học sinh tìm hoặc cung cấp cho các em một số câu tục ngữ thành ngữ có nội dung như : Khuyên con người có hiếu với cha mẹ, khuyên con người chăm học, chăm làm, nhân hậu, trọng tình nghĩa hơn tiền của, đoàn kết, trung thực, tự trọng Các em hào hứng, tích cực và tìm được nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đúng yêu cầu chủ đề, nói được ý nghĩa khuyên con người điều gì Ngoài ra giáo viên còn kể cho học sinh nghe một số câu chuyện trong tập truyện “ Hạt giống tâm hồn”, “Quà tặng cuộc sống”, tôi nhận thấy học sinh rất thích nghe, có cảm xúc, bày tỏ sự cảm động đối với nội dung nhiều câu chuyện, biết nhận xét, đồng tình hay lên án về các nhân vật 2.8. Thường xuyên ghi nhận, biểu dương những việc tốt, những tiến bộ ở học sinh : Lập sổ “ Việc làm tốt”. Hàng ngày, hàng tuần, tháng, các em được cô giáo ghi nhận, biểu dương, khen ngợi sẽ giúp các em cảm thấy vinh dự, vui sướng và có động lực phấn đấu sống tốt, những việc tốt đơn giản như nhặt giúp bạn cái thước bị rơi, cho bạn mượn bút, dũng cảm nhận lỗi, cài giúp bạn khuy áo, lau bảng sạch sẽ, làm đầy đủ các bài tập, xâu kim giúp bà, tự giác làm việc nhà như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo, không tham của rơi, lễ phép Đây chính là động lực to lớn để các em có lối sống tích cực và suy nghĩ tích cực. Khi các em có lối sống tích cực, các em sẽ luôn nhìn nhận mặt tốt của mọi việc xung quanh mình. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp các em trở thành người có trái tim nhân hậu. Từ đó, khi đứng trước mọi việc, các em sẽ luôn có được cái nhìn nhân văn, có mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh. 2.9. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông kết hợp với lấy gương người thật việc thật ở địa phương và trường lớp vào việc giáo dục phẩm chất cho học sinh: - Hiện nay, truyền hình VTV3, VTV1 có chương trình “Quà tặng cuộc sống”, “Suối nguồn yêu thương” có nhiều câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu sắc, xúc động, dễ hiểu, gần gũi với lứa tuổi học sinh tiểu học. Chương trình “Việc tử tế”,
  7. 16 “Cặp lá yêu thương” là những gương người tốt, việc tốt có thật trong cuộc sống hàng ngày, có tác dụng giáo dục phẩm chất rất thiết thực. Giáo viên thường xuyên sưu tầm, cập nhật, lựa chọn và download một số video nội dung hấp dẫn, dễ hiểu, dễ cảm nhận, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các chương trình đó, yêu cầu học sinh cùng xem và suy ngẫm vào một số giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ ( thứ 3 và thứ 5 hàng tuần ), vào thời gian chuyển tiết học (Mỗi câu chuyện thường 3 phút đến 5 phút). Sau khi học sinh xem, yêu cầu các em thảo luận về nội dung ý nghĩa câu chuyện nói suy nghĩ, cảm xúc của mình Em xúc động về điều gì ? Em rút ra bài học quý báu gì cho bản thân qua câu chuyện ? Giáo viên cần chú trọng nhấn mạnh những bài học rút ra từ mỗi câu chuyện, ví dụ chăm chỉ, trung thực, tuân theo quy định pháp luật, sống hòa đồng, nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ người khác, sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mình ( Trong năm học, tôi đã cho học sinh xem một số video : Bí quyết thành công, Người con vô cảm, Cái giá của sự trả thù, Quà mừng thọ, Giá của sự trung thực, Giúp đỡ người khác. Ác giả ác báo, Người mẹ một mắt, Hai bát mì, Thiên đường dành cho những kẻ lười biếng, Giá của sự thất bại, Ba câu hỏi ). Khuyến khích các em xem chương trình “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu thương” hằng ngày và đến lớp nói lại nội dung cho các bạn nghe, nói những suy nghĩ cảm nhận của em, em học tập được những điều gì , em còn biết được những tấm gương người tốt việc tốt nào nữa khi xem các chương trình truyền hình khác và đọc sách báo ? Qua đó, giáo dục lòng nhân ái và những phẩm chất tốt của con người cho học sinh. - Ngoài ra, khuyến khích học sinh nêu những những tấm gương người tốt việc tốt ở ngay trong lớp, ở trường, địa phương. VD : Bạn A không tham của rơi trả người đánh mất, bạn B biết giúp bạn, cho bạn mượn bút khi bút của bạn hết mực, bạn C đã kịp thời nói với cô giáo khi thấy các bạn vứt rác không đúng nơi quy định, bạn D đã dũng cảm nhận lỗi, bác E đã giúp người tàn tật sang đường Đồng thời khuyến khích học sinh nêu những nhân vật, những việc làm xấu đáng lên án, vì sao
  8. 17 Qua đó, các em phân biệt được tốt, xấu trong phẩm chất con người, thấy được trong cuộc sống, có rất nhiều người tốt, sống cao thượng, giàu lòng nhân ái, yêu thương con người, có hiếu với cha mẹ, sẵn sàng giúp đỡ người khác các em thấy yêu cuộc sống, cố gắng học tập và phấn đấu tu dưỡng rèn luyện tốt. Các em đã có những biểu hiện tiến bộ như biết yêu thương giúp đỡ bạn, có cảm xúc bày tỏ đồng tình hay lên án, hiểu được tình cảm của cha mẹ, chăm chỉ, ít thờ ơ và vô cảm với những gì xảy ra xung quanh, tự giác hơn trong mọi hoạt động 2.10. Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống; lắng nghe, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, động viên khích lệ và sẵn sàng giúp đỡ học sinh: Đối với học sinh tiểu học, cô giáo là người mà các em xem như thần tượng để học tập, bắt chước, làm theo. Bởi vậy, giáo viên cần phải : - Rèn luyện cho mình phẩm chất tốt, nhân hậu, chuẩn mực trong mọi hành vi, lời nói, thái độ đối với mọi đối tượng, đặc biệt thân thiện, ân cần, yêu thương, bao dung và công bằng đối với tất cả học sinh. Quan tâm lo lắng, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lúc các em bị mệt, bị ốm, bằng tấm lòng của người mẹ. - Là tấm gương tận tụy, có trách nhiệm trong công việc, trung thực, đặc biệt cần giữ và thực hiện lời hứa đối với học sinh - Trò chuyện hàng ngày, quan sát, lắng nghe để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm, sở thích, tính cách và nội tâm của mỗi em, kịp thời giúp đỡ các em gặp khó khăn, khuyến khích khen ngợi khi các em tiến bộ, có việc làm tốt và đặc biệt là quan tâm nhắc nhở, uốn nắn ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về suy nghĩ, hành động, ứng xử, lời nói chưa đúng chuẩn mực ở mỗi học sinh - Quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh nhưng không làm các em sợ sệt, mất đi sự hồn nhiên tinh nghịch của lứa tuổi, không bắt các em phải thực hiện một cách gò ép áp đặt phải thế này, phải thế kia mà tạo hứng thú, tính tự giác, tạo môi trường học tập trong lớp học vui vẻ nhẹ nhàng, thân thiện, cô và trò cùng hòa mình vào các hoạt động học tập, vệ sinh lớp học, trong các hoạt động đó, các em sẽ có thêm những trải nghiệm, kiến thức, hiểu biết, những lời khuyên bảo của cô, được khích lệ sẽ tự tin mạnh dạn hơn, cảm nhận được sự
  9. 18 thân thiện yêu thương đoàn kết với các bạn, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ. - Rèn luyện kỹ năng xử lý khi học sinh mắc lỗi : Trong quá trình giáo dục học sinh. khi các em mắc lỗi, nếu quát mắng, trách phạt bằng các hình thức như yêu cầu các em đứng lên bảng, phạt sẽ khiến các em xấu hổ, gây tính trơ lỳ, bất cần, nói dối, đối phó, mà giáo viên cần kiềm chế, kiên nhẫn, bình tĩnh, hỏi, tìm hiểu đúng sự việc, nguyên nhân, để chính học sinh phạm lỗi nói ý kiến, suy nghĩ của mình, giáo viên cần phân tích để các em thấy rõ được đúng sai, để các em thấy được những tác hại về thái độ và việc làm chưa đúng, biết nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Giáo viên cần thể hiện rõ sự không đồng tình bằng thái độ, ánh mắt, cử chỉ, và đánh dấu số lần phạm lỗi của học sinh vào sổ theo dõi riêng, giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh cần phải sửa chữa không được tái phạm. Gặp riêng học sinh vào cuối giờ học để lắng nghe các em trình bày những suy nghĩ của mình, kết hợp uốn nắn, giúp đỡ, giao nhiệm vụ và yêu cầu khắc phục VD : - Với học sinh đánh bạn : Giáo viên cần tìm hiểu đúng sự việc bằng việc hỏi các học sinh chứng kiến, tìm nguyên nhân, gặp riêng và hỏi học sinh vi phạm : - Vì sao con đánh bạn ? Nếu con bị người khác đánh, con cảm thấy thế nào ? Con thấy mình đánh bạn như vậy là đúng hay sai ? Sai thì con phải làm gì ? Con có thực hiện được không ? Cô tin là con làm được, cô sẽ theo dõi đấy Với biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh gần gũi, tin yêu cô giáo, biết nhận lỗi và sửa lỗi, có tiến bộ rõ rệt. III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại: Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi thấy học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về phẩm chất biểu hiện cụ thể: - Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ; Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; Thích đọc sách để mở rộng hiểu biết; Có ý thức vận dụng kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hàng ngày. - Thường xuyên tham gia các công việc gia đình, các công việc của trường, lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân
  10. 19 - Các em hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động; Có trách nhiệm với bản thân như : giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe; Có trách nhiệm với gia đình như giữ gìn đồ dùng trong nhà, tiết kiệm tiền của ; Có trách nhiệm với cộng đồng xã hội như: Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường, tích cực tham gia các hoạt động tập thể ; Có trách nhiệm với môi trường sống như chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giữ vệ sinh môi trường, không đồng tình với hành vi xâm hại thiên nhiên. - Thật thà, ngay thẳng trong học tập và lao động; Luôn giữ lời hứa với người thân bạn bè và thầy cô, không nói dối; Không tự tiện lấy đồ đạc, tiền bạc của bạn bè, người thân; Dũng cảm nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân, không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực - Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên; Yêu quê hương, kính trọng biết ơn người lao động, người có công với nước, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; Yêu quý, quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình; Yêu thương, tôn trọng bạn bè thầy cô và những người khác, nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ; Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn Dưới đây là bảng khảo sát mức độ hình thành các phẩm chất của 39 học sinh lớp 2D vào cuối học kì I năm học 2019-2020: Kết quả khảo sát Phẩm chất cần STT Tốt Đạt CCG khảo sát SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Chăm học, chăm làm 33 84,62% 6 15,38% 0 0% 2 Tự tin, trách nhiệm 35 89,74% 4 10,26% 0 0% 3 Trung thực, kỉ luật 35 89,74% 4 10,26% 0 0% 4 Đoàn kết, yêu thương 39 100% 0 0% 0 0% Nhìn vào bảng khảo sát, so với kết quả khảo sát vào tháng 9 năm 2019, tôi thấy số lượng học sinh xếp loại Tốt từng phẩm chất đều tăng lên. Rõ ràng, sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho
  11. 20 học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục” của tôi đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm. Tôi đã chia sẻ với đồng nghiệp trong khối, trong trường, trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh thông qua mạng Internet và được đồng nghiệp vận dụng hiệu quả. Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút từ thực tế công tác chủ nhiệm lớp, là một giáo viên trẻ thời gian giảng dạy còn quá ít, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam kết sáng kiến “Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục” là do tôi tự viết, tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Cao Thị Phương Huệ
  12. 21 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?)