Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2

doc 30 trang vanhoa 9642
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2

  1. “RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2” I : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đảng nhận định “ Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Nền tảng có chắc có vững thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm “ Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài, về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản”. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người công dân tốt trong giai đoạn mới. Chúng ta biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể hình thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và trong bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục này sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục, đào tạo con người mới, con người lao động, tự chủ sáng tạo có kỉ luật có năng suất lao động cao trong sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những chủ nhân tương lai vừa giỏi năng lực chuyên môn, vừa có nhân cách tốt. Để làm việc này ngành giáo dục có sự thay đổi nội dung chương trình để nâng cao chất lượng dạy và học. Phân môn Tập đọc không nằm ngoài vấn đề đó. Như chúng ta đã biết, giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện qua hai hình thức: khẩu ngữ (giao tiếp bằng lời nói) và bút ngữ (giao tiếp bằng chữ viết). Giao tiếp bằng hình thức khẩu ngữ bao gồm hai hành vi nói và nghe. Giao tiếp bằng bút ngữ gồm hai hành vi viết và đọc. Cho dù là giao tiếp bằng khẩu ngữ hoặc bút ngữ thì sản phẩm của giao tiếp vẫn chứa đựng nội dung thông tin do người nói hoặc viết sản sinh ra. Trong đó đọc là một hoạt động giao tiếp bằng khẩu ngữ, là hành vi tiếp nhận thông tin qua văn bản. Nhờ hoạt động đọc mà con người đã chuyển giao cho nhau những kinh nghiệm của đời sống, những 1
  2. thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm, thông tin hiểu biết của các thế hệ trước và của cả những người đương thời, phần lớn được ghi lại bằng chữ viết, làm giàu thêm tri thức của mỗi người và thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. - Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc theo đúng nghĩa trong một xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy, đọc là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người. - Trên đây là tầm quan trọng của việc đọc đối với một đời người, nhưng đối với một đứa trẻ thì việc đọc lại càng có ý nghĩa thực tế hơn. + Trước hết là trẻ phải đi học, phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Việc đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. + Đọc sẽ tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. + Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Vì vậy, sau khi đã hoàn thành việc đọc đúng, đọc trơn ở lớp 2 sang lớp 3 các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tập trung vào việc đọc hiểu và diễn cảm nhiều hơn. Chính những điều kiện vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh. - Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 2 bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc tìm ra một số giải pháp nào đó nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2” để nghiên cứu, nhằm trao đổi cùng đồng nghiệp trong việc giáo dục con người mà mỗi giáo viên chúng ta đang đảm nhận nhiệm vụ cao cả đó. 2. Những điểm mới của đề tài. Đề tài “Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2” là một trong những nội dung khá mới mẻ, bởi phần lớn đồng nghiệp quan tâm nhiều đến phân môn Luyện từ và câu hay phân môn Tập làm văn nhiều hơn. Vẫn có nhiều ý kiến cho rằng đọc chỉ mang tính hình thức còn kĩ năng viết mới là quan trọng nên ít quan tâm đến việc rèn kĩ năng đọc cho học 2
  3. sinh. Trong đề tài này bản thân không những chỉ ra những nguyên nhân, giải pháp rèn kĩ năng đọc mà quan trọng hơn là rèn cho các em các kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Với đề tài “Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2” tôi áp dụng cho học sinh lớp 2C – Lớp tôi giảng dạy năm học 2016 – 2017, và có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh khối 2 trong trường. II. PHẦN NỘI DUNG Những kinh nghiệm của đời sống, thành tựu văn hoá, khoa học đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của con người. Vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên là trẻ phải biết đọc, sau đó đọc để học. Nó là công cụ để học các môn học khác, là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Thông qua việc dạy đọc giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc và nghe, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như có hình ảnh. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, có thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Vì vậy ai đã từng dạy lớp 2 ở trường tiểu học đều phải công nhận rằng dạy lớp 2 không phải là dễ, bởi lẽ các em mới từ lớp 1 lên lại phải làm quen với rất nhiều môn học, trong đó có môn Tiếng Việt. Ở lớp 1 yêu cầu các em chỉ cần đọc đủ, đọc đúng còn việc đọc hay và đọc diễn cảm chưa cần thiết. Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp 2, tôi thấy việc rèn đọc cho học sinh để học tốt môn tập đọc là vô cùng cần thiết và quan trọng. Người giáo viên không những rèn cho học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn văn, đoạn thơ ngắn, biết dừng hơi ở dấu phẩy, dấu chấm câu mà phải rèn 3
  4. cho học sinh bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với bài thơ hoặc bài văn xuôi. Trong tiết Tập đọc, muốn phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên cần khai thác triệt để đồ dùng dạy học, tranh ảnh, SGK. - Cho các em tự phát hiện từ khó đọc nhưng không cần có biện pháp định hướng rõ ràng, cụ thể không nên cho học sinh tìm lan man, không có trọng tâm.Giáo viên cần nắm chắc quy tắc ngắt giọng ở những câu dài (hoặc ngắn) ở các văn bản thơ để khi dạy học sinh không ngắt giọng sai. Hay cách giúp học sinh hiểu nghĩa của từ còn gò bó,chưa phong phú .Tất cả những thực tế trên đều làm tăng hiệu quả của các tiết dạy Tập đọc ở lớp 2 hiện nay. II.1.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 2 Học sinh lớp 2 còn nhỏ,có những hạn chế về tâm sinh lý nên điều kiện tiếp xúc xã hội còn găp nhiều khó khăn. Các em còn rụt rè chưa tự tin. Chính vì vậy mà trong giờ học,các em thường ít phát biểu, ngại nói ra những suy nghĩ của mình. Một vài em tuy có bạo dạn hơn song khi đứng lên nói,các em không giám bộc lộ lời nói giọng đọc phù hợp với văn cảnh vì sợ các bạn và thầy cô giáo chê cười. Chính vì vậy mà giờ Tập đọc còn buồn tẻ, học sinh đọc thêm bớt từ, sai lỗi, chưa diễn cảm, chưa phù hợp với văn cảnh của văn bản. Từ những đặc điểm sinh lý đó của học sinh lớp 2, người giáo viên khi dạy môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng, cần phải thay đổi hình thức giảng dạy, tìm một số biện pháp tích cực để rèn đọc giúp các em có thể đọc hay, đọc đúng các văn bản trong sách giáo khoa hay nói rộng hơn là đọc tốt tất cả các văn bản khi gặp. II.2: Mục tiêu của phân môn Tập đọc. 1.Phát triển các kĩ năng đọc,nghe và nói cho HS cụ thể là: a. Đọc thành tiếng: Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi hợp lý Tốc độ đọc vừa phải ( không ê a hay ngắt ngứ) đạt yêu cầu theo từng giai đoạn như sau: b. Đọc thầm và hiểu nội dung: -Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. 4
  5. -Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh( bài đọc) - Nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đọc. c. Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và bài. - Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. -Nghe hiểu và có khả năngnhận xét ý kiến của bạn. d. Nói: - Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. - Biết cách trả lời các câu hỏi của bài đọc. 2.Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống cụ thể là: - Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. -Bồi dưỡng vốn ban học ban đầu, mở rộng hiểu biếtvề cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân( như khai lý lịch đơn giản, đọc thời khóa biểu, tra và lập mục lục sách ) - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán ) 3. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuốc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt cụ thể: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng biết ơn và trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu. - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. -Từ những mẩu chuyện bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. II.3: Thực trạng của việc dạy Tập đọc ở khối lớp 2 Thực tế qua khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh tôi nhận thấy rằng học sinh phát âm sai quá nhiều, phổ biến là sai các phụ âm đầu vần và dấu thanh. Trong đó phổ biến là 5
  6. các phụ âm đầu như l/n;ch/tr;s/x và các dấu thanh hỏi, ngã. Ngoài ra các em chưa biết đọc diễn cảm, giọng đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng hoặc hạ giọng, đôi khi còn kéo dài giọng ở các câu thơ, câu văn khiến người nghe không cảm nhận được cái hay của bài văn, bài thơ đó. Các lỗi học sinh thường mắc là : *Đọc sai do phát âm hoặc tư có vần khó: - ân/anh: cái cân/dây phanh; - ch/tr: trẻ/chẻ; trong/chong. - s/x; xuống/suống; song/xong. - ?/~: quả ổi/quả ủi Quay/quai. * Đọc nhầm, lẫn lộn các dấu thanh: - Lỗi do đọc nhầm dấu huyền thành dấu sắc và ngược lại: cùng/cúng. - Lỗi do đọc nhầm dấu ngã thành dấu sắc và ngược lại:cũng/cúng. *Đọc bớt tiếng hoặc thêm tiếng: Ở bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam”có một câu: “Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím tóc buộc một cái nơ.” câu này học sinh lại đọc là: “ Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho Hà hai cái bím tóc, mỗi cái bím tóc buộc thêm một cái nơ.” *Đọc không biết ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp: Ví dụ: ở bài “Người mẹ hiền” có câu khi đọc cần nhấn giọng ở các từ ngữ ; cố lách, nắm chặt, nghiêm giọng nghỉ hơi sau dấu phẩy và giữ các cụm từ thì các em lại không thực hiện được mà tất cả đọc bài với giọng đều đều. Học sinh đọc như sau: “ Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, /nắm chặt hai chân em :// “Cậu nào đây?// Trốn học hả?//.Cô giáo xoa đầu Nam/và gọi Minh đang thập thò ngoài cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:/ “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?”// *Đọc phân vai còn lúng túng 6
  7. Trong bài : “Chiếc bút mực” để đọc được bài này, toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, giọng Lan buồn, còn giọng Mai rứt khoát pha chút nuối tiếc, giọng cô giáo dịu dàng, thân mật.Tuy nhiên, khi đọc học sinh thể hiện tất cả giọng các nhận vật như nhau hết. Thậm chí có học sinh còn không biết đâu là lời của nhân vật, đâu là lời người dẫn chuyện. * Đọc mà không hiểu nội dung: Có nhiều học sinh sau khi đọc xong nội dung một bài văn hay bài thơ, có khi đọc một câu văn, một đoạn nhưng không hiểu nội dung đó là gì, thậm trí có lúc còn đọc rất nhiều lần. II.4. Nguyên nhân dẫn đến việc đọc sai: 1.Đối với giáo viên: + Do chất lượng đọc của giáo viên còn ngọng dấu thanh và cách phát âm chưa chuẩn do ảnh hưởng của phương ngữ. + Do còn coi nhẹ việc rèn đọc diễn cảm cho mình và cho học sinh. + Trong giờ Tập đọc chưa chú trọng đến khâu luyện phát âm và hướng dẫn luyện cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng chưa hợp lí. + Chưa giảng sâu nội dung bài Tập đọc, nhấn mạnh tính cách nhân vật, chưa hướng dẫn cụ thể cách đọc giọng kể như thế nào, giọng nhân vật ra làm sao. Do đó học sinh không định hình được cách thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung đọc, chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh. + Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết rèn đọc cho học sinh ở mọi lúc, mọi bài học cho học sinh. + Do giáo viên chưa động viên, khích lệ kịp thời cho học sinh. 2.Đối với học sinh: + Do các em chưa đạt chuẩn ở lớp 1, chưa nhận được mặt chữ một cách rõ ràng. + Do chưa nắm và phân biệt đúng cách đọc các âm vần và thanh điệu. + Do ảnh hưởng của gia đình, của phương ngữ. + Do các em chưa có ý thức luyện đọc. + Do chưa nắm rõ qui tắc ngắt, nghỉ hơi. + Do chưa biết cách thể hiện giọng đọc. 7
  8. + Do đọc diễn cảm các em còn ngượng ngùng xấu hổ. 3. Khảo sát điều tra: Tôi thiết nghĩ đối với học sinh lớp 4-5 việc đọc đúng và đọc diễn cảm đã là một vấn đề rất khó,vậy mà đối với học sinh lớp 2 lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em là những học sinh của bậc học đầu tiên sau bậc học còn đánh vần ở lớp 1.Các em bắt đầu được làm quen với cách đọc trơn, đọc liền mạch và nâng cao dần là đọc được diễn cảm. Từ những suy nghĩ đó mà ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành điều tra và khảo sát chất lượng của học sinh lớp 2C để đối chứng bằng cách cho học sinh đọc trực tiếp một đoạn văn hay một đoạn thơ rồi tìm hiểu nội dung của đoạn văn đoạn thơ đó, sau đó hệ thống các lỗi mà học sinh còn mắc phải. Kết quả cụ thể: Đọc sai Sĩ Đọc diễn Lớp Đọc ngọng phụ âm Đọc sai số Đọc đúng cảm đầu dấu SL % SL % SL % SL % SL % 2C 23 4 17,4 5 21,7 4 17,4 8 34,8 2 8,6 Như vậy, học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm còn chiếm tỉ lệ rất ít.Trong khi đó phần lớn học sinh còn đọc sai ở các lỗi mà tôi đã hệ thống như trên đây. Trước thực tế trên tôi có băn khoăn suy nghĩ là phải làm gì? Làm như thế nào? để các em đọc đúng, phát âm chuẩn, từ đó các em mới hiểu được các văn bản cụ thể, qua đó các em có ý thức tự rèn đọc. Để khắc phục tình trạng này, thì mỗi người giáo viên phải có giọng đọc chuẩn, có tính kiên trì và tự bồi dưỡng cho mình, có phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của từng học sinh. Đây là cả một quá trình nghệ thuật sư phạm mà mỗi giáo viên lớp 2 nói chung và người giáo viên Tiểu học cần phải có, cần nghiên cứu kĩ để thực hiện * Tham khảo thực trạng việc đọc và rèn đọc của giáo viên và học sinh trong tổ khối. 8
  9. II. 5. Một số biện pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 2 Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kỹ năng đọc. Chúng chỉ được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức đọc này mới gọi là biết đọc. Vì vậy, tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thày và trò để thực hiện hai hình thức này, nhằm hướng tới mục đích cuối cùng của việc đọc là thông hiểu nội dung văn bản. Cụ thể như sau: II.5.1.Đọc mẫu: Đọc mẫu của GV bao gồm: Đọc mẫu toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú học đọc cho HS. Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và cách đọc đúng cho HS. II.5.2.Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc: * Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài: a.Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa: -Từ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc. -Từ phổ thông mà học sinh chưa quen -Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc dễ hiểu nội dung bài. Đối với những từ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để học khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp. b.Cách hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: GV có thể giải nghĩa,nêu ví dụ cho HS hiểu hoặc gợi ý cho HS làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số biện pháp sau: -Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa -Tìm những từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa. -Tìm những từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa. -Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học( hiện vật, tranh vẽ, mô hình ) Điều 9
  10. cần chú ý là dù giải nghĩa từ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩ khác nhất là những nghĩa xa lạ với HS lớp 2. * Hướng dẫn tìm hiểu nôi dung bài: a.Phạm vi nội dung cần tìm hiểu -Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm ), tình tiết của câu chuyện; nghĩ đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ. -Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ. b.Cách tìm hiểu nội dung bài đọc: Tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó GV tổ chức sao cho mỗi HS đều được làm việcđể tự mình nắm được nội dung bài. Để giúp HS hiểu bài GV cần hỏi những câu hỏi phụ, những yêu cầu , những lời giảng bổ sung. Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết nhấn mạnh ý chính. Trong quá trình tìm hiểu bài GV cần chú ý rèn cho Hs cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ. II.5.3.Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng: a.Luyện đọc thành tiếng: -Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: Từng HS đọc cá nhân(CN), một nhóm (cả bàn, cả tổ ), thỉnh thoảng rèn đọc đồng thanh (ĐT), một nhóm HS đọc theo phân vai. Nhất là phương pháp giáp dục của chúng ta giúp cho HS tích cực hơn trong học tập dần dần cả tỉnh chúng ta sẽ hướng dẫn các em theo chương trình VNEN, tổ khối chúng tôi cũng mạnh dạn đưa vào vài hình thức học theo chương trình VNEN. Vì thế trong việc luyện đọc cho HS , GV cần biết nghe HS đọc để có cách hướng dẫn thích hợp với từng emvà cần khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạnnhằm giúp HS rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn b.Luyện đọc thầm: Dựa vào SGK, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu , nhớ điều gì? ) Có đoạn văn (thơ) cần cho HS đọc thầm 2,3 lượt với thời gian nhanh dần và thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu từ dễ đên khó, nhằm trau dồi kĩ năng đọc hiểu. Cần khắc phục trình trạng học 10
  11. sinh đọc thầm một cách hình thức. GV không nắm được kết quả đọc hiểu của HS để xử lý trong quá trình dạy học. c.Luyện học thuộc lòng: Ở những bài dạy có yêu cầu HTL, GV cần chú ý HS luyện đọc kĩ hơn( bước đầu diễn cảm); có thể ghi bảng một số từ làm “ điểm tựa” Để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện HTL một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS. II.5.4.Ghi bảng: Nội dung ghi bảng càn phải ngắn gọn, xúc tích đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Hình thức trình bày bảng mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục học sinh.Việc ghi bảngcần được kết hợp nhẹ nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất. Ngoài các biện pháp thông thường trên để từng bước cập nhật chương trình dạy học theo mô hình mới VNEN khối chúng tôi cũng từng bước thực dạy học theo mô hình trên cũng không thiếu phần: II.5.5.Phối hợp giáo dục tay ba: Sau khi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh. Tôi thấy trình độ và cũng như sự hiểu biết của phụ huynh cũng còn hạn chế nên việc giúp các em học cũng khó khăn. Vì thế sau khi họp phụ huynh, tôi thông qua kết quả việc đọc của các em cho PH nghe và phổ biến một số yêu cầu giúp các em học tốt môn tập đọc. Ví dụ: PH chỉ cần chịu khó ra ít thời gian ở nhà yêu cầu các em đọc một bài tập đọc ít nhất là 10 lần, sau đó có thể cho các em đọc cho mẹ nghe truyện tranh, truyện thiếu niên sau dần đọc báo cho cả nhà nghe Cứ như thế tôi luôn kết hợp phương pháp giáo dục tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng học tập cho các em. Trong quá trình dạy trên lớp tôi luôn quan tâm giúp đỡ các em như tranh thủ giờ ra chơi giúp các em rèn đọc bằng cách cùng đọc truyện cho nhau nghe Còn phía bản thân, tôi luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đầu tư nghiên cứu tài 11
  12. liệu dạy học và các tài liệu tham khảo khác. Nghiên cứu thiết kế bài dạy một cách cụ thể, có khoa học. Tìm hiểu nội dung bài dạy trước khi lên lớp. Cụ thể như thế qua dự giờ vài tiết dạy theo chương trình VNEN qua đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn hè và qua học hỏi trên mạng.Tôi dựa vào đó để hình thành xây dựng vài tiết học theo chương trình VNEN và nhận thấy có một số ưu điểm như sau: Theo quan sát thực tế của chúng tôi tại một giờ học của học sinh, do đã quen với cách học mới nên trong suốt quá trình học không khí lớp học khá sôi nổi; việc trao đổi giữa học sinh và giáo viên tỏ ra đơn giản và thường xuyên; các em học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để cùng học, khi có gì khó không thể giải đáp được, học sinh sẽ yêu cầu sự trợ giúp từ giáo viên bằng cách sử dụng thẻ cứu trợ. Sự phân công công việc trong một nhóm rất rõ ràng, mỗi người một nhiệm vụ, những học sinh yếu cũng được tham gia và bình đẳng như các bạn khác trong nhóm. Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học giáo viên cũng chỉ có thể kiểm tra một vài học sinh; nhưng ở mô hình này, tất cả các học sinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ra tình trạng “giấu dốt”. Nhiều em học sinh của trường cũng đánh giá là mô hình này rất thú vị, dễ học và dễ hiểu. Đầu tiên là học sinh được chủ động, sáng tạo trong việc học của mình. Các em được hoạt động theo nhóm rất vui vẻ. Giáo viên chỉ tổ chức hướng dẫn các em thực hiện các nội dung của bài học. Với cách thức hoạt động như vậy nên vai trò của GV trong lớp học chỉ là định hướng và theo dõi hoạt động nhóm của HS. Khi phát hiện có nhóm cần sự trợ giúp thì lúc đó GV mới tham gia hướng dẫn. Nói một cách khác là GV gần như là giao lớp học cho chính các em HS tự quản. Cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều sử dụng chung một loại sách giáo khoa nên thuận tiện trong việc trao đổi và kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Khi áp dụng phương pháp này, giáo viên là người vất vả nhất. Để một giờ học thành công thì giáo viên phải luôn nhạy bén, ví dụ như việc tìm ra các nhóm trưởng có học lực tốt nhất nhóm, chia các nhóm sao cho đồng đều về học lực, quan sát việc học và thường xuyên kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em để kịp thời hỗ trợ, không phải lúc nào cũng để cho học sinh tự học”. 12
  13. II.6. Quy trình 5 bước theo dạy học mô hình VNEN. Bước 1. Tạo hứng thú cho HS: * Yêu cầu cần đạt: - Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với họ. - Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú. * Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác. Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm * Yêu cầu cần đạt: - Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới. - HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới. * Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới * Yêu cầu cần đạt: - HS rút ra được kiến thức, cảm nhận được bài văn * Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học. - Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS - Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả. Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS. luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe . Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học * Yêu cầu cần đạt: - HS đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm một bài văn hay bài thơ. 13
  14. - Tự tin về bản thân mình. Cách làm: - Thông qua các việc đã làm giúp học sinh trả lời được các câu hỏi trong bài qua hình thức chọn đáp án a,b,c,d Tiếp tục hướng dẫn các em đọc nhất là những em đọc yếu,GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em luyện đọc một cách tốt nhất. Có thể giao nhiệm vụ theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS về nhà luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe . Bước 5. Ứng dụng * Yêu cầu cần đạt: HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học. HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày. Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới . * Cách làm: - Mỗi HS thực hiện mô hình VNEN đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV. - Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết. - Trong mỗi phòng học của VNEN đều treo 10 bước học tập II.7. Tiến trình 10 bước học tập 1. Chúng em làm việc nhóm ( nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng) 2. Em đọc tên bài học và viết vào vở 3. Em đọc mục tiêu bài học. 4. Em thực hiện hoạt động cơ bản ( nhớ xem làm việc cá nhân hay theo nhóm theo lôgô trong tài liệu). 5. Kết thúc HĐ cơ bản, em tự đánh giá rồi báo cáo những việc đã làm được với thầy, cô giáo để thầy, cô xác nhận 14
  15. 6. Em thực hiện hoạt động thực hành( Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm) 7. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo 8. Em thực hiện Hoạt động ứng dụng ( với sự giúp đỡ của gia đình, người lớn ) 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá. 10. Em đã học xong bài mới em phải ôn lại phần nào? Sau đây tôi xin trình bày các bước rèn: "Đọc đúng ”, “đọc nhanh” và "đọc hiểu" cho học sinh. * Tổ chức dạy đọc đúng cho học sinh: - Chuẩn bị tâm thế đọc. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc. Khi ngồi đọc, cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 20 đến 30 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu, thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp khi được cô giáo gọi đọc học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần xác định rõ tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc - tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng người đọc một lúc đóng hai vai: Một vai là người tiếp nhận thông tin, đưa văn bản đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đã thực hiện tái sinh văn bản. Vì vậy khi đọc thành tiếng, người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Khi đọc thành tiếng phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo và để tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho cả lớp cùng nghe rõ. Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc to quá hoặc gào lên. Để luyện cho những em đọc quá nhỏ (lí nhí), giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Nếu đứng đọc tư thế phải đàng hoàng, thoải mái, sách được mở rộng và cầm bằng hai tay. - Luyện đọc đúng: + Đọc đúng: Là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không được đọc thừa, không thiếu âm, vần, tiếng. Đọc đúng bao gồm phát âm 15
  16. chính xác và đọc đúng ngữ điệu (ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). + Luyện đọc đúng: Giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt. Giúp học sinh có ý thức phân biệt các phụ âm đầu, dễ đọc sai theo đặc điểm cách phát âm địa phương. Đọc đúng các âm chính - đặc biệt là một số âm khó: VD: Không đọc: "yêu tiên", "con hiêu", "cấp cíu" mà phải đọc "ưu tiên", "con hươu", "cấp cứu" . Đọc đúng các âm cuối: VD: Học sinh có ý thức không đọc "thủa nào" "quai lại", "mịm màng" mà phải đọc là: " "thưở nào" "quay lại", "mịn màng". Ngoài ra đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Trong một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở một số câu dài để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng lô gích. VD: Trường mới xây trên/nền ngôi trường lợp lá cũ. (Ngôi trường mới - Tiếng Việt lớp 2, tập 1) Hoặc trong một số bài thơ, học sinh hay mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ, (tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ). Với thơ 4 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chân 2/2/2 nên đã ngắt nhịp sai như: "Những ngôi/sao thức/ngoài kia/ Chẳng bằng/mẹ đã/thức vì/chúng con" (Bài Mẹ - TV lớp 2 - Tập 1) Trên thực tế, ngay cả một số giáo viên cũng còn lúng túng trong việc xác định chỗ ngắt giọng trong một câu văn hay cho ngắt nhịp trong một câu thơ. Sau đây là một số kinh nghiệm giáo viên có thể vận dụng để hướng dẫn học sinh ngắt, 16
  17. nghỉ hơi cho đúng. Khi ngắt giọng trong một câu văn hay ngắt nhịp trong một câu thơ cần đảm bảo nguyên tắc: Dựa vào quan hệ cú pháp và nghĩa sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt nhịp đúng. Ví dụ: Câu: "Những bông hoa mầu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm" (Bài Bông hoa niềm vui - TV lớp 2 - Tập 1). không ngắt: "Những bông hoa/ màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm" Từ sự phân tích trên, ta thấy khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho một tiết Tập đọc, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định và chỉ ra được những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. Tuy nhiên, với từng bài cụ thể, ngoài việc dựa vào một số nguyên tắc ngắt giọng khi đọc trên đây, chúng ta cũng phải tính đến việc ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật của tác giả. Để hiểu và ngắt giọng cho đúng. Ngoài ra, việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đọc lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể. Với câu cầu khiến cần phải nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cần khiến khác nhau. Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm. - Trình tự và biện pháp luyện đọc đúng: Để giúp học sinh có thể đọc đúng toàn bài, giáo viên có thể tổ chức luyện đọc đúng cho học sinh thông qua nhiều bước từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp: + Luyện đọc từ "ngữ" khó. + Luyện đọc câu "liên câu" + Luyện đọc đoạn. Để tổ chức tốt một giờ dạy tập đọc trên lớp, khi chuẩn bị bài ( xây dựng kế hoạch bài dạy) giáo viên phải dự tính những lỗi phát âm mà học sinh lớp mình, vùng mình hay mắc phải để xây dựng phương án dạy học phù hợp, luyện đọc có trọng tâm (đúng những từ ngữ thực sự khó đọc - học sinh hay nhầm lẫn). Ví dụ: Ở Quảng Ninh hay mắc các lỗi phát âm như: Lẫn âm l, n không phát âm chính xác ba âm tr, r, s. 17
  18. Để rèn đọc đúng cho học sinh, trong các tiết tập đọc ta thường dùng hình thức đọc thành tiếng. Vì dùng hình thức này, giáo viên dễ dàng theo dõi và uốn nắn kỹ năng đọc đúng cho học sinh. Đầu tiên là giáo viên đọc mẫu, sau đó học sinh luyện đọc từ, câu, rồi đến luyện đọc đoạn, cả bài, các bước dậy đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp thông qua nhiều vòng hoạt động và nhiều hình thức phong phú như đọc nối tiếp từng câu, đọc nối tiếp từng đoạn, đọc cá nhân, đọc đồng thanh có tác dụng thay đổi nhịp điệu giờ học, tạo hứng thú và luyện đọc cho học sinh, tránh được sự nhàm chán do phải kéo dài một hình thức luyện đọc. * Luyện đọc nhanh: - Đọc nhanh :( Còn gọi là đọc lưu loát) Là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, không ngắc ngứ, vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (không vừa đọc vừa đánh vần - đây là một trong những mục tiêu của các bài tập đọc lớp 2). Tốc độ đọc phải đi song song với sự tiếp nhận có ý thức về bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì đọc phải xác định tốc độ nhanh, nhưng để cho người nghe kịp hiểu được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng là trùng hợp với tốc độ của lời nói (khi đọc thầm tốc độ sẽ nhanh hơn.) - Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh theo tốc độ đã định. Ngoài ra giáo viên còn có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Khi học sinh đọc thầm giáo viên có thể xem học sinh đọc đến đâu để kiểm tra tốc độ đọc thầm. Giáo viên có thể đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Việc rèn đọc nhanh cho học sinh phải thường xuyên trong các tiết tập đọc. Nếu có em nào đọc chậm, chưa đảm bảo tốc độ thì giaó viên cũng cần quan tâm dành nhiều cơ hội cho 18
  19. em đó được luyện đọc trong các tiết tập đọc. * Dạy đọc hiểu: - Đọc hiểu (hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc) ở đây muốn nói đến kỹ năng làm việc với văn bản chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ khác nhau như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề cụ thể đối với lớp 2 là các em nắm được các nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm); tình tiết của câu chuyện, nghĩa đen và nghĩa bóng đễ nhận ra của các câu văn (câu thơ). Nắm được ý nghĩa của bài đọc . Khi dạy đọc đúng chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thầm. Tuy nhiên, với học sinh lớp 2 kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong này theo hai bước. Bước 1: Đọc to -> nhỏ -> nhẩm. Bước 2: (đọc thầm): đọc bằng mắt theo que chỉ hoặc ngón tay -> đọc chỉ có mắt di chuyển. Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo viên biết để giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc thầm. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản. Tuy nhiên để hiểu những gì được đọc cần phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu. Từ đó hiểu được nội dung của cả đoạn, rồi cả bài. Việc chọn từ nào để giải thích phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh để lựa chọn từ giải thích cho phù hợp: (Có những từ khó đối với học sinh Thành phố nhưng không khó với học sinh nông thôn hoặc ngược lại). - Biện pháp dạy đọc hiểu: Hiểu từ là bước quan trọng trong dạy đọc - hiểu, phần lớn những từ khó trong bài đọc được chú thích trong sách giáo khoa. Tuy nhiên sử dụng phần chú thích nghĩa của từ trong sách gíáo khoa như thế nào? Trong nhiều tiết dạy tập đọc ở lớp 2 giáo viên thường giúp học sinh hiểu từ bằng cách để các em đọc chú thích trong sách giáo khoa. Việc nhắc lại nghĩa của từ được nêu trong chú thích nhưng không đưa những từ ngữ đó vào ngữ cảnh của văn bản chỉ mới giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ chứ chưa thực sự hiểu nó. Hiểu từ là tự mình có thể giải thích được từ ấy, rồi có thể vận dụng điều mình có thể giải thích ấy vào việc nắm bắt nội dung văn bản đọc. Về lâu dài việc hiểu rõ ràng các từ như vậy giúp học sinh có thể sử dụng chúng một cách thích hợp trong những ngữ cảnh 19
  20. khác. Hơn nữa không phải chú thích nào trong sách giáo khoa cũng cụ thể, rõ ràng đối với học sinh. Chẳng hạn: Đặc ân: Là ân đặc biệt. Êm đềm: Là yên tĩnh. (Bài Sông Hương - TV2 - Tập II) Hay: Chuyên cần: Là chăm chỉ. (Bài Kho báu - TV 2 - Tập II) Do vậy, giáo viên có thể giải nghĩa, nêu ví dụ cho học sinh hiểu, hoặc gợi ý cho học sinh làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ nghữ bằng một số biện pháp như sau: Đặt câu với từ cần giải nghĩa. Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình ) Điều cần chú ý là dù giải nghĩa theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho giờ tập đọc, giáo viên cần xem xét hệ thống câu hỏi trong sách học sinh để có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Có thể chọn, bổ sung hay chẻ nhỏ các câu hỏi trong sách giáo khoa nếu cần và xác định các đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy. VD: đồ dùng trực quan, (tranh, ảnh, vật thật), bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc *) Rèn đọc cho những học sinh ngắt nghỉ sai khi đọc và có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc: - Đây là dạng học sinh có khả năng đọc to, rõ từ, đọc đúng chính âm phụ âm tuy nhiên còn có hạn chế về kĩ năng ngắt nghỉ chưa đúng chỗ làm cho câu từ bị gãy vụn, bị bóp méo, biến thể về nội dung văn bản. Chắc hẳn ai cũng có nghe qua câu chuyên vui kể về một học sinh đọc bài như sau: 20
  21. - Một anh thanh niên đi vào nhà/đầu đội nón lá dưới chân/đi đôi dép cao trên trán/lấm tấm mồ hôi. - Câu chuyện trên đôi lúc như đùa nhưng đó lá một tai hại lớn cho cả người đọc lẫn người nghe, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong trường tiểu học hiên nay hiện tượng như tôi vừa nêu ra trên đây không phải là hiếm thấy mà là thường gặp,và thường gọi đó là cách đọc nhát gừng, vậy đối với trường hợp này ta phải khắc phục như thế nào? - Như chúng ta đã biết, đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tôi đã dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp cho đúng các câu,nghỉ hơi giữa các cụm từ. - Đối với một bài thơ, bài văn, câu thơ, câu văn học sinh đọc cá nhân chưa ngắt nghỉ hơi đúng hoặc đọc sai nhiều như dạng đọc vừa vừa nêu ở trên tôi cho học sinh khác đứng tại chỗ hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt và cho học sinh đọc đồng thanh. Việc đọc đồng thanh trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh được đọc thành tiếng. Đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận thấy những sai sót mà mình còn vướng phải để có điều kiện sửa chữa.Tuỳ theo từng bài từng mức độ đọc của học sinh mà tôi cho học sinh đọc đồng thanh cả bài hoặc 1 - 2 câu văn - Ngoài những học sinh đọc sai kiểu nhát gừng như đã nói ở trên còn có những học sinh khi cầm sách là đọc liến thoắng (Quá nhanh) hoặc đọc như hát, như ru là những học sinh có hướng diễn cảm sai khi thể hiện nội dung bài đọc. Những học sinh này thường đọc một giọng đều đều, không lên không xuống tạo nên một không khí ảm đạm khi đọc. Tôi thường nêu lên cho học sinh thấy rằng khi đã đọc nhanh là đã có kĩ năng nhận diện mặt chữ tốt, cần khen ngợi tuy nhiên khi đọc thành tiếng là đọc cho người khác nghe vậy em cần phải chú ý xác định tốc độ cho người nghe hiểu kịp (Tốc độ cho phép tối đa là 50 tiếng/phút đối với lớp 2) và biểu đạt đúng cách đọc của từng bài. - Tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra lẫn nhau để 21
  22. có nhận xét sửa chữa. Đồng thời cho học sinh thảo luận về cách đọc sau đó thống nhất và làm mẫu để học sinh noi theo. Ví dụ: Khi dạy bài”Mẹ” - Cho học sinh đọc 2 dòng thơ tôi hỏi học sinh cách đọc và cách ngắt nhịp Mẹ/ Lặng rồi cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi// Nhà em vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru// - Muốn học sinh đọc đúng tốc độ, có hướng diễn đạt và biểu cảm đúng nội dung văn bản cần có sự chuẩn bị tốt bài đọc ở nhà, học sinh phải đọc trước nhiều. Em nào còn chưa theo kịp cần rèn luyện thêm sau tiết dạy. *) Rèn đọc cho những đối tượng học sinh có kĩ năng đọc khá tốt: - Đối với dạng học sinh này tôi chú trọng nâng cao kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm. *) Rèn đọc hiểu: - Để nắm chắc, hiểu rõ nội dung văn bản cần,cảm nhận được văn bản thì cần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Vì đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng là có thể nhanh từ 1,5 - 2 lần, tất cả trí tuệ tập trung vào việc tiếp nhận và thông hiểu nội dung mà không cần chú ý đến việc phát âm. - Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả của đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì đọc được. - Tôi kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và việc luyện đọc. Hướng dẫn tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó. Không tách rời hai khâu này. Tôi cho 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1 (cả lớp đọc thầm theo lần 1) sau đó đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Tương tự đối với đoạn 2, 3, 4 tôi đã kết hợp cho rèn đọc thầm được từ 2 lần và giải quyết song song cùng lúc việc rèn đọc và tìm hiểu bài. Bên cạnh đó để giúp học sinh đọc hiểu tốt tôi cũng chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu lên được nội dung bài một cách khái quát, cách đọc bài. Tôi thường chú ý đến đến các 22
  23. câu hỏi để học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ tìm các từ gần nghĩa cùng nghĩa, trái nghĩa + Ví dụ: Dạy bài “Tiếng chổi tre” có câu: Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt. - Em hiểu từ vừa tắt có nghĩa là gì? (không để ý đến) và tôi cho học sinh tập đặt câu với từ đó - Có làm được như vậy từ việc hiểu nghĩa của từ kết hợp hiểu nghĩa của câu và toàn bài từ đó học sinh có thể tóm lược được nội dung, ý đoạn hoặc cả bài đọc mà các em vừa đọc. - Ngoài những giờ học trên lớp, những giờ đọc truyện, đọc sách ở thư viện tôi cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh cần phải luyện đọc thầm, không nên đọc thành tiếng khi không có yêu cầu. *) Rèn đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng, cường độ để biểu đạt đúng những ý nghĩ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc và cũng là thể hiện sự thông hiểu của người đọc đối với tác phẩm. Điều này thật ra chưa có nhiều học sinh ở bậc tiểu học làm được, vì vậy việc rèn cho học sinh kĩ năng này là một việc làm hết sức cần thiết. *) Dạy thể nghiệm Sau quá trình nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đọc chưa đúng,chưa hay,chưa diễn cảm .Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục để rèn đọc cho học sinh ở phần trước và tôi đã tiến hành vận dụng vào giảng dạy của mình.Sau đây là phần trình bày giáo án và hình thức tổ chức dạy môn Tập đọc của tôi: Tiếng Việt: BÀI 26A: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON(T1) I.Mục tiêu - Đọc và hiểu câu chuyện Tôm càng và cá con 23
  24. - GD KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; ra quyết định; thể hiện sự tự tin. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, tranh, MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động : -Điều chỉnh hoạt động: Không - Điều chỉnh NDDH phù hợp với vùng miền: Không - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + HS còn hạn chế: giúp đỡ học sinh củng cố các âm vần khó: búng càng, trân trân, nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo, hiểu nghĩa của từ. + HS tiếp thu nhanh: Đọc hay bài tập đọc IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc bài Tôm Càng và Cá Con cho người thân nghe. * * TIẾNGVIÊT: BÀI 26A:TÔM CÀNG VÀ CÁ CON ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: -Đọc –hiểu câu chuyện Tôm Càng và Cá Con. -Nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý. II. Hoạt động học - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm - Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1.Thảo luận để trả lời câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Tìm hiểu nội dung bài Em đọc thầm, trả lời câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình. Việc 1: Em chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và đáp. 24
  25. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. Việc 2: Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với thầy cô giáo Việc 1:NT lần lượt mời các bạn đọc Việc 2: Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn lần lượt đọc Việc 2: NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài Việc 3: NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. 2. Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm Việc 1;Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 2: Chia sẻ ý kiến đọc bài của các nhóm Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau Việc 4:Mời ý kiến của cô giáo * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thực hiện phần ứng dụng 25
  26. KẾT QUẢ DẠY THỂ NGHIỆM Đọc sai phụ Đọc sai Đọc Đọc diễn Lớp Sĩ số Đọc ngọng âm đầu dấu đúng cảm SL % SL % SL % SL % SL % 2C 23 0 0 1 4,3 1 4,3 20 87 12 52 II.8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua tìm hiểu thực trạng, để đề ra các biện pháp giảng dạy và quy trình áp dụng các biện pháp đã nêu trên trong giảng dạy tôi thấy. Việc sử dụng những biện pháp rèn đọc tích cực, cụ thể và phù hợp của giáo viên trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 2 sẽ mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của phân môn tập đọc lớp 2. Với mỗi tiết tập đọc , tất cả các em được luyện đọc kỹ lưỡng với nhiều hình thức khác nhau, có tác dụng kích thích học sinh luyện đọc, tạo điều kiện cho nhiều em được đọc. Đặc biệt, luyện đọc theo nhóm là hình thức tạo điều kiện cho 100% học sinh được đọc. Nhờ được luyện đọc kĩ bài, các en hiểu bài tốt hơn, hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài, nâng cao chất lượng đọc. Với những em đọc chưa tốt, giáo viên có biện pháp uốn nắn kịp thời trong quá trình học tập, điều chỉnh và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với trình độ các em. Tuy thời gian không dài , với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập , các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài, số em đọc đúng đã được nâng lên, số em đọc chưa đạt yêu cầu đã có phần giảm đi .Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2. Tôi đã nghiên cứu những biện pháp đã nêu ở phần nội dung và áp dụng vào việc giảng dạy ở lớp mình được phân công phụ trách là lớp 2C và dạy thể nghiệm một tiết ở lớp 2C. 26
  27. Kết quả thu được cụ thể như sau: Đọc sai Lớp Sĩ số Đọc ngọng phụ âm Đọc sai Đọc đúng Đọc diễn cảm đầu dấu SL % SL % SL % SL % SL % 2C 23 0 0 1 4,3 1 4,3 20 87 12 52 Căn cứ vào cơ sở lý luận và quá trình dạy thực nghiệm tôi thấy rằng: Để nâng cao chất lượng của giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 2. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến việc rèn “đọc đúng” và “đọc hiểu” cho học sinh. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch bài dạy giáo viên đã chuyển từ việc thiết kế các hoạt động dạy của thầy sang thiết kế hoạt động của trò để học sinh được làm việc nhiều hơn, chủ động tích cực trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức và rèn kĩ năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫncác hoạt động học tập của học sinh. Muốn vậy,mỗi giáo viên sẽ phải đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị dạy để nghiên cứu kỹ bài đọc, có thể xem trong bài có từ nào khó đọc, khó hiểu,đối với đối tượng học sinh của lớp mình để từ đó có biện pháp luyện đọc cũng như cách giúp học sinh nắm nghĩa của từ một cách hiệu quả nhất. Qua đó nắm nghĩa của câu, đoạn,bài. Việc tập xác định chỗ ngắt giọng ở những câu dài hay ngữ điệu đọc các giáo viên cũng dành thời gian phù hợp cho học sinh tự suy nghĩ và tìm cách đọc với sự gợi ý ,hướng dẫn của giáo viên , có như vậy dần dần tự các em xác định được cách đọc phù hợp cho mỗi bài. Cần xây dựng câu hỏi và bài tập cô đọng , gợi mở nhiều hướng thực hiện có thể sử dụng vở bài tập để tăng hiệu quả giờ dạy và cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh. Việc dạy đọc cần giúp học sinh đọc tốt bài tập đọc và có hiểu biết vững chắc về bài đọc một cách rõ ràng. 27
  28. III PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt (tín hiệu) ,con người giao tiếp bằng tín hiệu ngôn ngữ ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả thì người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách toàn phần, đông thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh để các em có hứng thú trong học tập. Tôi thấy nội dung rèn đọc đúng có thể được áp dụng rộng rãi đối với tất cả học sinh lớp 2 đại trà. Song muốn đạt kết quả cao thì mỗi giáo viên phải nắm được những nguyên tắc chung cũng như đặc trưng của môn tập đọc để từ đó vận dụng các biện pháp vào lớp của mình. 2. Kiến nghị - Đề xuất Để tổ chức dạy một tiết tập đọc lớp 2 có hiệu quả, trước hết giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn để có thể xử lý được các tình huống, trả lời được các câu hỏi mà học sinh có thể đặt ra trong quá trình hoạt động học tập. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc dạy học. Bên cạnh đó, tạo điều kiện về thời gian, mua tài liệu tham khảo (các chuyên san, tập san giáo dục Tiểu học ) trang bị cơ sở vật chất (đồ dùng, thiết bị dạy học) để giáo viên có thể tổ chức tốt tiết dạy của mình. Do điều kiện, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến mang tính chủ quan, những vấn đề còn chưa cập nhật đến. Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này càng hoàn thiện, có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn.! 28
  29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS – TS Bùi Văn Huệ. Tài liệu: Tâm lí học Tiểu học – NXB Giáo dục – 1997. 2. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Giáo trình Tiếng việt 1 – NXB ĐHSP. 3.Lê A – Nguyễn Quang Ninh- Bùi Văn Toán – phương pháp Dạy học Tiếng việt – NXB Giáo dục 1997. 4. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga- Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2007. 5. GS – TS Lê Phương Nga. Tài liệu: Dạy học tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục – 2003. 6. GS- TS Lê Phương Nga.Tài liệu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – NXB Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Trí – Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục 2002. 8. Nghiên cứu lí luận dạy học. 9. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. 10. Nghiên cứu SGK và phương pháp dạy học TV. 11. Nghiên cứu SGK- SGV (TV2- NXB- Giáo Dục). 12. Nghiên cứu nội dung chương trình TV- Lớp 2 - ( NXB- Hà Nội). 29
  30. VII. PHẦN MỤC LỤC Trang Mục Nội dung I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Điểm mới của đề tài 2 3 Phạm vi nghiên cứu 3 II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 II.1 Đặc điểm tâm sinh lí lúa tuổi học sinh lớp 2 4 II.2 Mục đích yêu cầu của phân môn tập đọc 4 II.3 Thực trạng của việc dạy tập đọc ở khối lớp 2 5 II.4 Nguyên nhân dẫn đến đọc sai. 7 II.5 Một số biện pháp dạy tập đọc lớp 2. 9 II.6 Quy trình dạy các bước theo chương trình VNEN 13 II.7 Tiến trình 10 bước dạy học theo chương trình VNEN 14 II.8 Kết quả nghiên cứu 26 III PHẦN KẾT LUẬN 28 1 Ý nghĩa của đề tài 28 2 Kiến nghị - Đề xuất 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 MỤC LỤC 30 30