Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2

doc 17 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5465
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_doc_trong_phan_m.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 2

  1. đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ở lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc , đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Với vai trò như vậy, đọc là khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ lô gíc, tư duy có hình ảnh. Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, đọc hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách. 1.2 Phạm vi áp dụng đề tài - Đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại lớp 2 B Trường Tiểu học nơi tôi công tác 2
  2. 2.PHẦN NỘI DUNG 2. 1 Thực trạng dạy học Tập đọc ở các trường Tiểu học Qua nhìn nhận thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở trường tôi chưa cao là do nhiều nguyên nhân : *Về phía giáo viên Qua điều tra tôi thấy rằng giáo viên chưa hiểu khái niệm “ Đọc” một cách đầy đủ, khi dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài. Do vậy họ chưa đạt được mục tiêu của một giờ tập đọc. Có người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc.Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế. *Về phía học sinh Qua khảo sát, điều tra tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh đọc bài một cách thụ động, các em đọc một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp. Năm học 2013 - 2014, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc đối với 31 học sinh lớp 2B Trường TH nơi tôi công tác, qua bài kiểm tra đầu năm và thu được một số kết quả như sau: - Số học sinh đọc rời rạc : 16 em ( 51, 6%) - Số học sinh đọc đúng : 15 em ( 48, 4%) - Số học sinh đọc diễn cảm : 4 em ( 12,9%) 3
  3. Kết quả trắc nghiệm cho thấy số học sinh mắc lỗi phát âm, đọc ngắt giọng, đọc còn sai tiếng và ít học sinh có giọng đọc hay. 2. 2 Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 2.2.1 Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: Tôi nhận thấy giáo viên đọc mẫu tốt trong giờ tập đọc sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú đọc bài hơn. Để đọc mẫu tốt, tôi luôn rèn luyện về giọng đọc, tốc độ đọc, khả năng cảm thụ văn học, tìm hiểu kỹ bài tập đọc trước để cảm thụ sâu sắc bài văn hoặc thơ, từ đó sẽ tìm ra cách đọc thật hay. Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dấn - lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm. Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''. - Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật: + Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi. + Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''. + Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại '' . 2.2.2 Luyện phát âm - Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau: + Luyện đọc đúng + Tìm hiểu nội dung + Luyện đọc nâng cao ( rèn đọc hay, đọc diễn cảm) 4
  4. Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao ( bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau: + Do bộ máy phát âm + Do phương ngữ Thứ nhất, việc sửa lỗi phát âm giáo viên cần phân biệt rõ 2 trường hợp: Một là, học sinh phát âm sai do có tật ở một trong các cơ quan của bộ máy phát âm (ngắn lưỡi, dài lưỡi, dính tăng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch ). Trường hợp này giáo viên mặc dù rất cần thiết sửa cho học sinh, song chúng ta cần hiểu rằng việc làm này không thể thực hiện ngày một buổi mà cần có sự kiên trì, bền bỉ, thậm chí có thể kết hợp với bài tập, phẫu thuật hoặc dùng phương tiện hỗ trợ để đạt được hiệu quả mong muốn. Không nên bắt học sinh đọc đi đọc lại nhiều lần lỗi các em mắc phải trong giờ học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu cực cho trẻ. Hai là, học sinh phát âm sai do không cẩn thận, do lỗi phát âm địa phương hoặc phát âm sai bất thường, cần cố gắng giúp trẻ sửa triệt để. Qua quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên cần nắm vững điểm mạnh, yếu của từng em để có hướng giúp đỡ phù hợp trong mỗi giờ học. Ví dụ: Các em thường hay mắc lỗi phát âm về thanh: lẫn lộn thanh ? / ~ (đẹp đẽ / đẹp đẻ, mãi mãi / mải mải ) hay đọc các âm cuối không đúng như: trường / trườn, ăn/ ăng Thứ hai, đối với việc luyện đọc từ khó, cần chú ý nhiều đến đọc các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ khi đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa phương. Giáo viên cần xác định cụ thể những lỗi phát âm của từng địa phương để làm tiêu 5
  5. chí chọn từ khó cho học sinh luyện đọc. Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa Ví dụ: Dạy bài “Voi nhà” (TV2 – Tập 2) phần luyện phát âm, tôi đã cho các em tập phát âm các từ: khựng lại, vục xuống, ngăn lại, quặp vòi, huơ vòi, lững thững, nhúc nhích. Tôi gọi một em khá đứng lên đọc, sau đó tôi gọi các em khác nhận xét: Các từ bạn vừa đọc có phụ âm gì khó phát âm ? Theo em phải phát âm như thế nào? Nếu học sinh phát âm sai, tôi hướng dẫn tiếng cần phát âm cụ thể. * Cách sửa đọc ngọng cho học sinh: Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: + Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x + Sai vần : ăn/ ăng, ân/ anh + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi . - Vì thế muốn sửa cho học sinh trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: + Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. + Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng + Phát âm tr ( trờ ) : hơi ra qua đọng tác bật đầu lưỡi với chân răng + Những tiếng có thanh hỏi, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. Ví dụ : rảnh rỗi, rộn rã + Sai vần ân/ anh: Giáo viên cần hướng dẫn các em khi đọc vần anh phải trề môi, vần ân thì phải uốn lưỡi lên . Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về 6
  6. nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày, kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Quá trình này tôi thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích các em. 2.2.3 Luyện đọc ngắt giọng - Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó. Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng: Tự xa/ xưa thủa nào Trong rừng/ xanh sâu thẳm ( Gọi bạn- Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28) Hay: Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời. ( Mẹ- Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101) Mà phải đọc: Tự xa xưa / thuở nào Trong rừng xanh / sâu thẳm Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi Mẹ là ngọn gió của con/ suốt đời - Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc 7
  7. phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Ví dụ: Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong , / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. // (Voi nhà- TV2-Tập 2) - Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc, ở sách Tiếng Việt lớp 2 có nhiều thể văn vần chúng ta thường gặp như: Thơ lục bát, thơ 7 chữ , thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do. Ở đây không phải thể thơ nào cũng giống nhau mà phải thay đổi theo tiết tấu của câu, bài thơ theo thể thơ nào . - Khi đọc thơ lục bát thường đọc ngắt nhịp 2/4 (ở câu 6 chữ ) và nhịp 4/4 (ở câu 8 chữ ) . Ví dụ : Bài thơ '' Mẹ '' Lặng rồi / cả tiếng con ve Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi Nhà em / vẫn tiếng ạ ơi Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngôi mẹ ru . Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5 Những ngôi sao / thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con . - Thơ 7 chữ : đọc theo nhịp 4/3 hay 3/4 . Ví dụ : Bài thơ '' Gió ''. Gió ở rất xa / rất rất xa - Đọc thơ câu 4 chữ theo nhịp 2/2 Ví dụ : Bài thơ Bé nhìn biển' Nghỉ hè với bố 8
  8. Bé ra biển chơi Tưởng rằng / biển nhỏ Mà to / bằng trời - Đọc thơ 5 chữ theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 Ví dụ: Bài : Ngày hôm qua đâu rồi? Em cầm tờ lịch cũ Ngày hôm qua đâu rồi Ra ngoài sân / hỏi bố Xoa đầu em / bố cười Tóm lại : Khi hướng dẫn học sinh đọc , tôi hướng dẫn các em đọc theo nhịp kết hợp nghĩa của từ và cụm từ .Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. 2.2.4 Luyện đọc nhấn giọng - Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau: + Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng + Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinh đọc có hiệu quả hơn. Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần ghi vắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc. Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106) Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quà của người bố. Bài: Ngôi trường mới ( Tiếng Việt 2- tập 1 ) Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng thiết tha, trìu mến thể hiện tình cảm của các bạn học sinh. Cần ghi rõ từ nhấn mạnh ( hoặc gạch chân) những đoạn câu cần ghi trọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng (  ), xuống giọng 9
  9. (  ), kéo dài ( ). Trong từng bài giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc. Ví dụ: Đoạn: Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài! // Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. // Tiếng đọc bài của em / cũng vang vang đến lạ! // Em nhìn ai cũng thấy thân thương. // Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế!// ( Ngôi trường mới- Tiếng Việt tập 2) .2.2.5 Luyện đọc diễn cảm Muốn rèn cho các em đọc đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ: - Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. Ví dụ: Trong bài Cây dừa -Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu. - Biết thể hiện ngữ điệu( Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). Ví dụ : Trong bài tập đọc « Tôm Càng và Cá Con » ( Tiếng Việt 2- Tập 1) có đoạn : Thấy Tôm Càng nhìn mình trân trân, con vật nói : - Chào bạn. Tôi là Cá Con - Chào Cá Con. Bạn cũng sống ở sông này sao ? - Chúng tôi cũng sống ở dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi. Có có loài ác ở hồ ao, có loài ở biển cả. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe : - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này ! 10
  10. Với đoạn này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc cao giọng ở các câu hỏi, bộc lộ cảm xúc ở các câu khiến. - Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật. Ví dụ : Trong bài Tập đọc “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn” - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc văn bản . Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm học sinh cần phải: + Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc. + Rèn cường độ giọng đọc ( luyện đọc to) + Luyện đọc đúng + Đọc diễn cảm đúng. Trong khâu luyện đọc tôi tiến hành theo hai bước: Luyện đọc theo câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu, đoạn tôi tiến hành cho học sinh đọc ngay, điều này có tác dụng hình thành cách đọc diễn cảm sát với nội dung bài vừa đề cập. Với những câu đoạn khó, giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định đọc câu, đoạn văn đó và yêu cầu học sinh đọc diễn cảm . Ví dụ: Dùng một gạch xiên ( / ) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên ( // )đánh dấu chỗ nghỉ và gạch chân từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn văn sau: Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng , đọc diễn cảm ( đọc ngắt giọng, đọc nhấn giọng) Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng đoạn. Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội dung tác phẩm. Ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ tình cảm riêng. 11
  11. Ngoài ra đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau . Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc của học sinh tốt hơn. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao nên việc được đúng của học sinh cần chú trọng hơn. Ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng được chú ý vào những học sinh đã đọc tốt và yêu cầu đọc ở cuối kì I. Khi học sinh đã đọc chuẩn, nhanh thì trong mỗi tiết học tôi không cảm thụ thay học sinh, mà khêu gợi vốn hiểu biết sẵn có của học sinh phát huy tư tưởng của các em để tái hiện được bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động. Ví dụ: Bài: Sáng kiến của bé Hà ( Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78) Theo em bé Hà có những sáng kiến gì? Hà đã tặng ông món quà gì? Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào? Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi ý nội dung bài học sinh sẽ tìm ra cách đọc thích hợp để diễn tả được cái không khí tưng bừng của cả gia đình bé Hà. * Với những biện pháp trên, để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn đọc cho học sinh, trong mỗi giờ tập đọc người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu trong giờ tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, ý, câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên khi nên lớp còn có nhiều tình huống mới mẻ cần xử lý. Song theo tôi sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì nên lớp sẽ chủ động và sáng tạo hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi Ngoài ra giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện đọc lồng ghép với trò chơi như: “Thả thơ”, “truyền điện”, “đọc tiếp sức”. 12
  12. Trong quá trình dạy học tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy. Sau đó tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thấy rằng kết quả đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng dẫn đến dọc diễn cảm của học sinh được nâng cao nhiều so với kết quả đầu năm, số lỗi mà học sinh mắc phải đã giảm đi nhiều - Số học sinh đọc rời rạc : 5 em ( 16, 1%) - Số học sinh đọc đúng : 25 em ( 83,9%) - Số học sinh đọc diễn cảm: 17 em (54,8%) 3.PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài Trong giao tiếp, trong học tập, trong công tác hàng ngày, con người luôn phải học hỏi, tiếp thu nền văn minh của xã hội loài người. Do vậy nếu không biết đọc thì 13
  13. không thể theo kịp sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy dạy đọc là một việc làm vô cùng quan trọng ở Tiểu học, trong các giờ học của các môn học nói chung và ở phân môn Tập đọc nói riêng , việc đọc đúng, hay cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi có đọc được thì học sinh mới có thể học được các môn học khác. Đề tài "Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2" giúp học sinh pháp âm đúng, chuẩn, đọc đúng ngữ liệu, ngắt giọng đúng và hay. Khi dạy giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và phải chuẩn bị cả về đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết học mới có hiêụ quả cao. Mặc dù còn khó khăn trong trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu khắc phục được tôi nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, góp phần lớn vào mục tiêu giáo dục tiểu học. Với đề tài " Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2" tôi hi vọng rằng giúp các em nâng cao khả năng đọc của mình. Đồng thời thông qua đó góp phần nhỏ bé giúp bản thân cũng như đồng nghiệp có cái nhìn đúng hơn về vấn đề “ Đọc” để từ đó rèn cho các em biết: Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. 3.2 Kiến nghị, đề xuất Trên đây là những kiến thức mà tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học tập trong các sách báo và được sự góp ý của bạn bè , đồng nghiệp , BGH nhà trường. Tôi đã áp dụng vào lớp do chủ nhiệm ở năm học và tôi nhận thấy học sinh tôi đã có kĩ năng đọc và đã đạt được kết quả cao, không còn học sinh nào không biết đọc. Thực hiện đề tài này do hạn chế về trình độ và thời gian nên tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhỏ. Vậy tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài này thêm hoàn chỉnh . Tôi xin chân thành cảm ơn! 14
  14. Lệ Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2014 ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG Người viết Nguyễn Thị Trang Nhung CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 15
  15. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Lệ Thủy, tháng 5 năm 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 16
  16. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Họ và tên: Nguyễn Thị Trang Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mai Thủy Lệ Thủy, tháng 5 năm 2014 17