SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh

doc 18 trang binhlieuqn2 07/03/2022 19313
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_ve_giai_toan_co_loi_van_o_lop_2_theo_huong_tiep.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh

  1. gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ lưu thông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học sinh: Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra. * Theo chương trình sách giáo khoa mới đến tuần 23 học sinh lớp 1 mới tập giải toán có lời văn. Ở lớp 1 yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu phép tính, tập nêu tiếp câu hỏi để hoàn chỉnh đề toán, tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản và chưa yêu cầu lời giải hay, chính xác. Trong khi thời gian dành cho cả tiết học là không quá 40 phút, với nhiều yêu cầu kiến thức khác nhau nên các em chưa được rèn luyện nhiều. Vì vậy, khi lên lớp 2 những tuần đầu khi học đến phần giải toán có lời văn, nhiều em lúng túng kể cả một số em có lực học khá. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em nêu đề toán, tìm hiểu đề và gợi ý nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau chuốt lời giải của các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót đó của các em, ở những tiết toán có bài toán giải tôi thường đến tận từng đối tượng học sinh để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kĩ năng. Ví dụ1: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2: “ Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”. - Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán(Theo cặp đôi và từng cặp chia sẻ trước lớp): Lớp 2A có : 18 học sinh. Lớp 2B có : 21 học sinh. Hỏi có tất cả : ? học sinh. - Học sinh nêu miệng câu lời giải: Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là: Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (bạn) 6
  2. Ví dụ 2: - Học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời sau đó nêu cách giải rồi tự giải. Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán. Bài tập 2 (trang 25 - SGK toán 2) An có: 11 bưu ảnh. Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh. Bình có: bưu ảnh. - Cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo yêu cầu theo cặp đôi sau đó chia sẻ trước lớp: An có 11 bưu ảnh.Bình có số bưu ảnh nhiều hơn số bưu ảnh của An là 3 cái. Hỏi Bình có tất cả có bao nhiêu cái bưu ảnh? Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng: Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh) Rồi tự trình bày bài giải: Bài giải Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh) Đáp số: 14 bưu ảnh. 2.2.2 Định hướng các bước giải bài toán có lời văn: a) Đọc kỹ bài toán: *Tìm hiểu nội dung bài toán Phần này rất quan trọng, vì vậy khi dạy giáo viên cần tạo điều kiện học sinh đọc kĩ càng, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng nào? Ví dụ 3: Một băng giấy màu tím dài 34 dm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu tím 16 dm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu đề xi mét? Học sinh đọc đề, nắm kĩ yêu cầu đề (tự hỏi đáp nhau trong nhóm). + Bài toán cho biết gì? (Băng giấy màu tím dài: 34 dm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu tím 16 dm). 7
  3. + Bài toán hỏi gì? ( Băng giấy màu xanh dài bao nhiêu dm?) Có thể cho học sinh phân tích ngược (đối với học sinh nhanh): + Bài toán hỏi gì? (Băng giấy màu xanh dài bao nhiêu dm?) + Bài toán cho biết gì? (Băng giấy màu tím dài: 34 dm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu tím 16 dm). * Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đóở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm thoại: “ Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập. b, Nhận dạng và phân tích bài toán để lựa chọn cách giải. *Dạng toán nhiều hơn, ít hơn Đề học sinh nhận diện được dạng toán này, yêu cầu đầu tiên là học sinh đọc bài toán, xem xét một số từ ngữ quan trọng để nhận diện dạng toán này. Ví dụ 1: *) Bố Hà 45 tuổi, mẹ Hà ít hơn bố 7 tuổi. Hỏi mẹ Hà bao nhiêu tuổi? ) Anh hơn em 5, tuổi biết em 8 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi. ) Bố 45 tuổi, mẹ 38 tuổi. Hỏi bố hơn mẹ mấy tuổi (hoặc mẹ ít hơn bố mấy tuổi?). Hướng dẫn học sinh xác định bài toán: Ở bài *) là dạng toán về it hơn. GV hướng dẫn học sinh nhận biết bằng cách: Biết tuổi của ai? Chưa biết tuổi của ai? (Tuổi bố đã biết 45. Mẹ chưa biết, nhưng lại cho biết mẹ ít hơn bố 7 tuổi). Từ trên ta có thể hướng dẫn học sinh tập tóm tắt bài toán: Bố: 45 tuổi Mẹ ít hơn bố 7 tuổi 8
  4. Mẹ: tuổi Ở bài ) là dạng toán về nhiều hơn. GV hướng dẫn tương tự học sinh nhận biết bằng cách: Tuổi ai đã biết? Tuổi ai chưa biết? (Biết tuổi em là 8 tuổi. Tuổi anh chưa biết, nhưng tuổi anh hơn em 5 tuổi). Từ đây ta có thể giúp học sinh biết tốm tắt bài toán: Em: 8 tuổi Anh hơn em: 5 tuổi Anh: tuổi Ở ví dụ ) cũng là dạng toán nhiều hơn/ít hơn. Hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu bài để từ đó hiểu được yêu càu và đặt lời giải đúng (Đã biết tuổi bố và tuổi mẹ, tìm số tuổi nhiều hơn của bố hoặc số tuổi ít hơn của mẹ. * Dạng toán giải liên quan về yếu tố hình học và đo lường: - Toán hình: Ở lớp 2 tập trung chủ yếu giới thiệu và cách tìm chu vi của hình tam giác và hình tứ giác. Yêu cầu học sinh biết tính tổng các cạnh đã biết hoặc tìm 1 cạnh chưa biết khi biết tổng các cạnh và số đo những cạnh đã cho. Ví dụ: 1) Tính độ dài 4 cạnh quyển vở của em. 2) Tính độ dài cạnh còn lại của một hình tứ giác biết tổng độ dài 4 cạnh là 25cm, tổng độ dài 3 cạnh là 19cm. - Toán đo lường: Các bài toán liên quan các đơn vị đo thời gian (giờ, phút, ngày, tháng, năm), đơn vị lường lít, cân nặng. Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “ ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả” c,Chọn phép tính giải thích hợp Khi đã xác định được bài toán cái gì đã biết, cái gì phải tìm cần giúp học sinh chọn phép tính thích hợp. Chẳng hạn, với dạng toán “nhiều hơn/ít hơn” thì việc xác định lựa chọn phép tính cho phù hợp, Ví dụ ở *, ) chắc chắn phải sử dụng dấu trừ. Tuy nhiên một số bài chỉ có đảo một số từ ngữ và dữ kiện thì không phải là phép trừ mà là phép cộng. Ví dụ: Em 8 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi? 9
  5. Trong quá trình giảng dạy tôi quan sát, nếu có một nhóm đưa thẻ cứu trợ thì tôi đến nhóm đó để hướng dẫn. Trường hợp nếu nhiều nhóm cùng đưa thẻ một lúc thì tôi cho các em quay mặt lên bảng để hướng dẫn chung. Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh suy luận từ câu hỏi bài toán đến dữ kiện đã cho. Ở ví dụ 3 (mục 2.2. điểm a) GV có thể gợi mở: Bài toán hỏi gì? (Băng giấy màu xanh dài bao nhiêu dm?); trong đó cái gì đã biết ? (băng giấy màu xanh ngắn hơn. Như vậy muốn biết băng giấy màu xanh dài bao nhiêu dm ta thực hiện phép tính gì?( Thực hiện phép tính trừ 34 trừ 16). Khuyến khích học sinh tự tìm nhiều lời giải khác nhau sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, sáng tạo và suy nghĩ linh hoạt, độc lập. Trong bài toán này học sinh có thể nêu lời giải và thực hiện phép tính như sau: Băng giấy màu xanh dài số dm là (Số dm băng giấy màu xanh dài là / Chiều dài băng giấy màu xanh là / Độ dài băng giấy màu xanh là ) 34 – 16 = 18 (dm) Đáp số : 18 dm Với kết quả này tôi hướng dẫn học sinh làm phép tính thử lại, kiểm tra xem băng giấy màu xanh có phải là dài 18dm. Lấy 18dm của băng giấy màu xanh cộng với 16dm băng giấy màu tím dài hơn có bằng với chiều dài băng giấy màu tím không? Lúc này ta xét tính hợp lí của đáp số. Khuyến khích học sinh tự nhận xét bài của nhau để khắc sâu kiến thức. Đối với những bài toán khó học sinh cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, trao đổi, suy nghĩ tìm ra cách giải. d ,Trình bày bài giải: Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định. 10
  6. - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa). Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên nhận xét và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em. 2.2.3. Rèn tính độc lập, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề cho học sinh: Học sinh lớp 2 bắt đầu làm quen học theo nhóm theo mô hình trường học mới, do đó giáo viên cần quan tâm việc tự đọc bài toán (kể cả bài toán là một phép tính cụ thể hay bài toán có lời văn), từ đó tự mình hiểu theo cách của mình thông qua trải nghiệm cuộc sống đã có mà các em tự biết (qua mạng, đài, báo, ti vi, ). Có thể nói đây là việc làm rất tốt nhằm tạo tính chủ động của người học khi tiếp cận một vấn đề toán học nào đó thì đầu tiên phải biết đề toán, bài toán ấy đang nói lên những sự kiện nào và ta có thể trao đổi tìm ra cách giải. Sau bước tự đọc bài toán là bước đệm quan trọng cho việc thảo luận. Các em tự hiểu để từ đó đưa cái tự hiểu của mình cùng bạn trong nhóm trao đổi để làm rõ nội dung và tìm ra lời giải bài toán chính xác nhất. Từ việc nắm được mục tiêu bài học; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập theo tài liệu hướng dẫn; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với nhóm; đánh giá kết quả học tập, 11
  7. báo cáo kết quả học tập với nhóm, thầy cô giáo; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô giáo và bố mẹ; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập, cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học và tìm cách tự giải quyết. Tính độc lập được quan tâm nhiều ở hoạt động thực hành: thể hiện rõ các bài tập vận dụng kiến thức-kỹ năng vừa học để tự giải quyết các bài tập theo yêu cầu của GV. Đây là việc làm có tính đặc trưng của rèn kiến thức-kỹ năng giải toán cho học sinh một cách thành thục hoặc tương đối thành thục, góp phần làm bước đệm cho việc giải quyết các bài toán ứng dụng trong cuộc sống tại gia đình của các em đang ở. Ví dụ như bài: Bài toán về nhiều hơn. Ở bài này các em được tìm hiểu kiến thức trọng tâm từ Hoạt động cơ bản sau đó các em được vận dụng vào Hoạt động thực hành. 2.2.4. Tạo điều kiện để học sinh trao đổi, chia sẻ càng nhiều càng tốt: Mỗi bài toán có lời văn học sinh sau khi tìm hiểu để có hướng giải quyết đúng đắn, các em ngoài yêu cầu phải độc lập suy nghĩ, tìm ra lời giải và đáp số thì việc tạo cơ hội cho các em chia sẻ, tranh luận là rất cần thiết. Chia sẻ trao đổi nhằm giúp các em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi làm bài toán, được nói lên những điều theo quan điểm cá nhân và bảo vệ ý kiến cá nhân hoặc đúc rút điều hay từ bạn bè khi mình được bạn bè trong nhóm chỉ rõ điểm chưa đúng trong khi thực hiện giải một bài toán có lời giải và đáp số. Không những thế, qua trao đổi, tranh luận một cách dân chủ, giúp học sinh mạnh dạn trong nói năng, trau dồi ngôn ngữ và đặc biệt các từ ngữ có tính chất toán học chính xác, tường minh góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn: Khi giao việc cá nhận về tự đặt ra bài toán liên quan yếu tố hình học và các em tự giải, sau đó đưa ra tranh luận trong nhóm: Em tự nghĩ ra đồ vật (vườn rau, vườn cây, sân nhà em, .có hình dạng hình tứ giác. Em tự ước lượng độ dài mỗi cạnh. Hãy tính chu vi mảnh vườn đó? 2.2.5 Chú trọng rèn kỹ năng trình bày bài toán trước nhóm và trước toàn lớp: - Rèn kỹ năng trình bày cẩn thận vào vở làm bài tập: 12
  8. Đối với cách rèn này, yêu cầu bài làm đưa ra cho tất cả học sinh ở mức tối thiểu để tất cả học sinh trong lớp hoàn thành bài giải trong một đơn vị thời gian tương ứng và bảo đảm đạt các yêu cầu: Làm được bài toán, trình bày gọn gàng, sạch sẽ, không cẩu thả. - Rèn kỹ năng tư duy nhanh, làm toán nhanh: Những bài toán được đưa ra chủ yếu ở phần khởi động và phần trò chơi học tập. Do đó yêu cầu học sinh có phản ứng nhanh và có tư duy tốt khi trả lời. Phần này không yêu cầu học sinh ghi chép nhiều mà chỉ sử dụng vở nháp hoặc không để có thể đưa ra kết quả nhanh. Với cách rèn luyện này tạo ra ở học sinh sự phản ứng nhanh kèm theo tư duy toán nhanh; đồng thời tạo không khí thi đua học toán sôi nổi, làm bước đệm cho việc tính nhẩm sau này của học sinh sau này. - Rèn kỹ năng tập trung, mạnh dạn, tự tin trước tập thể: GV cũng có thể thay đổi bài toán bằng ký hiệu hoặc tóm tắt ở bảng phụ, hoặc là đọc thật nhỏ bài toán ứng dụng thực tế để học sinh cố gắng im lặng để lắng nghe thông tin đề bài. Các bài toán dễ (mức độ 1 và 2) thì việc ưu tiên học sinh tiếp thu chậm, rụt rè có thể tự làm bảng nhóm và trao cơ hội cho những học sinh này trình bày trước nhóm và có thể trước lớp. Cách rèn luyện này giúp các em rụt rè sẽ tự tin, mạnh dạn và làm toán nhanh nhẹn hơn. - Rèn năng lực hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề: Để giúp học sinh hợp tác tốt, giáo viên giao nhiệm vụ và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc cho từng nhóm để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm đưa ra những câu hỏi, ý kiến để giải quyết nhiệm vụ học tập, biết kiểm tra kết quả lẫn nhau và đi đến thống nhất câu trả lời. Việc hợp tác thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần hợp tác của từng thành viên và sự chỉ đạo của nhóm trưởng. 2.2.6. Rèn kỹ năng trình bày bài toán thông qua hướng dẫn học sinh tự làm phiếu học tập để trưng bày theo nhóm trước lớp. Để học sinh làm được phiếu học tập thì điều không thể thiếu đó là hướng dẫn học sinh tự đọc các bài học theo dạng ôn tập. Các em sẽ tự viết tên bài toán lên tờ giấy có dòng kẻ ô ly số bài tùy thuộc đề chuẩn bị cho các giờ học của các tiết ôn tập. Từ đó các 13
  9. em tự trang trí phiếu các em tự làm ở nhà để có thể tự giải trong giờ học và trưng bày trước nhóm, lớp để có thể đưa vào góc sản phẩm học tập của nhóm lớp các em. Đây có thể xem là giải pháp rất tốt về rèn ý thức tự chuẩn bị bài và năng lực trình batf bài học của học sinh. Cũng từ đây học sinh cảm thấy học môn toán rất thú vị. 2.2.7. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập. Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự khen, chêđúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp hai nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, cóóc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bịáp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gìđó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thìđòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học:“ Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. 2.3: Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng đề tài, qua thực tế việc làm bài của học sinh, tôi nhận thấy kết quả việc giải toán có lời văn và các năng lực của học sinh lớp 2C có 19 học sinh như sau: 14
  10. Cuối kì I năm học Đầu năm học 2019 - 2020 Nội dung khảo sát 2019-2020 SL % SL % Tóm tắt bài toán 5 26,3 12 63,2 Giải và trình bày được 7 36,8 14 73,7 Có lời giải hay,sáng tạo 2 10,5 8 42,1 hơn, ngắn gọn hơn Năng lực tự học, tự khám phá, giải quyết 6 31,6 12 63,2 vấn đề(T). Năng lực hợp tác(T) 7 36,8 13 68,4 So sánh bảng khảo sát ta thấy được kết quả đáng ghi nhận của đề tài. Với sự nổ lực cố gắng của giáo viên và ý thức vươn lên trong học tập của các em, kết quả học tập phần giải toán có lời văn của các em đã có chuyển biến tích cực rõ rệt. Các em biết chủ động tự đọc bài toán không đợi giáo viên nhắc. Sau bài làm các em thực sự tự trao đổi bài với bạn cùng nhóm, được tự làm ra các phiếu học toán và trình bày bài toán chủ động, trưng bày bài toán để có thể tham gia nhận xét bài học các nhóm, trong nhóm giúp học sinh phát triển năng lực và phẩm chất theo tinh thần đổi mới của Thông tư 22. PHẦN III: KẾT LUẬN: 3.1 Ý nghĩa của đề tài: Đề tài đã thực sự làm cho bản thân thấy rõ sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên đã thực sự đem lại cho học sinh thêm niềm say mê, yêu thích học toán. Học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng các dạng toán giải có lời văn từ cách tự đọc bài toán, tóm tắt bài toán, tìm lời giải và đáp số của bài toán yêu cầu. Cũng từ đây, học sinh càng đọc tốt và nhanh hơn, hiểu kỹ hơn ngôn ngữ tiếng Việt nói chung, trong đó có ngôn ngữ Toán học. Các năng lực toán học được phát triển một cách toàn diện, đồng đều. Để việc dạy học giải toán có lời văn đạt hiệu quả, theo tôi trước hết người giáo viên cần phải thực sự đặt cái tâm vào công việc giảng dạy của mình bởi vì có tài mà 15
  11. không có tâm cũng trở nên vô dụng, bởi thế mà bản thân tôi trong giảng dạy ngoài kiến thức ra phải luôn luôn yêu nghề, yêu học sinh, luôn tự học tự rèn và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao năng lực về chuyên môn nhằm tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Nắm rõ đặc điểm của từng đối tượng để có biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp, đồng thời chú trọng rèn các kĩ năng cần thiết cho học sinh đặc biệt là kĩ năng sống. Cách dạy học hướng phát triển năng lực giúp các em có điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong việc bàn bạc, trao đổi tìm ra cách giải quyết để đi đến kết quả. Trong dạy học toán luôn có các trò chơi khởi động nhằm giúp cho các em khắc sâu kiến thức, gây hứng thú học tập đem lại kết quả cao. 3.2 Kiến nghị đề xuất * Với Phòng GD và ĐT: Duy trì thường xuyên các cụm sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. * Với gia đình, địa phương : quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình, nhất là phần hoạt động ứng dụng, trải nghiệm thực tế. * Với giáo viên: Dạy học phân loại đối tượng, quan tâm đến tất cả các đối tượng đặc biệt là học sinh trung bình, yếu thường xuyên phụ đạo. Giáo viên luôn đầu tư, nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng tiếp cận học sinh và phát triển năng lực học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về cách“Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh”. Những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Bởi mỗi cá nhân, mỗi điều kiện môi trường học tập đều có những giải pháp riêng. Tuy nhiên, đó là những kinh nghiệm quý báu của bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy để từng bước khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả giảng dạy mà bản thân đảm nhiệm. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo,của các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 16