Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn cho học sinh Lớp 2 viết đúng chính tả

pdf 9 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6864
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn cho học sinh Lớp 2 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_cho_hoc_sinh_lop.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn cho học sinh Lớp 2 viết đúng chính tả

  1. KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN CHO HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Ở Tiểu học với mục tiêu là nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới. Bậc Tiểu học, phân môn chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. Rèn luyện kết hợp một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Học sinh được mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Giúp phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Giảng dạy tốt chính tả cho học sinh Tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới. Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ. Thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh tiểu học chưa tốt. Đặc biệt là đối tượng học sinh Tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế. Các em ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo . Những nguyên nhân trên đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy, học sinh chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và chưa nắm được một số luật chính tả cơ bản. Từ thực tế trên là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi đã chọn kinh nghiệm: “Một số giải pháp rèn học sinh lớp 2 viết đúng chính tả.” 2. Mục tiêu Giúp học sinh nhớ luật chính tả để vận dụng tốt vào bài viết chính tả. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân dạy tốt phân môn chính tả. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh khối 2. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Vận dụng những phương pháp hợp lý để hướng dẫn học sinh viết đúng. Giúp đỡ học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả cụ thể : viết đúng chữ ghi âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh điệu, viết đúng tên riêng, cách sử dụng đúng các dấu câu.
  2. Kết hợp luyện tập chính tả với rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ và bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ, ; bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết Tiếng Việt. 4. Phạm vi-đối tượng nghiên cứu 4.1.Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này chủ yếu là nghiên cứu phương pháp rèn viết chính tả đúng cho học sinh lớp 2. 4.2.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2.5 Trường Tiểu học Hiếu Thành. 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp trực quan. -Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. -Phương pháp động não. -Phương pháp đàm thoại. -Phương pháp thuyết trình. -Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê. B. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 2 bản thân tôi đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chính tả. Riêng năm học 2020 – 2021 tôi nhận thấy nhiều học sinh gặp những khó khăn trong viết chính tả. Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập Viết, chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy chính tả là rèn luyện khả năng “đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ. 2.Thực trạng: 2.1.Thuận lợi Cơ sở vật chất nói chung đều đảm bảo cho việc giảng dạy. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Đoàn thể, Tổ khối và đồng nghiệp. Các em có đủ dụng cụ học tập, hầu hết học sinh đều có ý thức, có thái độ tích cực trong việc học và làm bài tập. Tổng số học sinh: 20 em. Nữ: 9 em. Rất thuận lợi trong việc giảng dạy. 2.2.Khó khăn Đa số cha mẹ học sinh đều sống bằng nghề nông, một số phụ huynh đi làm ăn xa nên việc quan tâm chăm sóc cho việc học tập của con còn hạn chế. Khả năng học tập của học sinh không đồng đều, ít đọc sách nên không nhớ mặt chữ. Đặc biệt do ảnh hưởng cách phát âm tại địa phương như giữa tr/ch; s/x; v/d; ai/ay; at/ac; hoặc chưa phân biệt từ qua nghĩa để viết đúng chính tả như: trăn (con trăn)/ trăng (mặt trăng); bác (chú bác)/ bát (cái bát);
  3. Không phân biệt được âm cuối: c, t, n, ng, tiếng có âm đầu là s/x, tiếng có thanh hỏi, thanh ngã và tiếng có âm đệm. Kết quả bài viết tuần thứ 4 Viết Mắc 1-2 Mắc 3-5 Thời điểm TSHS Mắc trên 5 lỗi đúng lỗi lỗi Tuần 4 20 4 5 5 6 3. Giải pháp thực hiện 3.1.Giải pháp 1: Luyện phát âm đúng. Thực tế cho thấy, do đặc điểm phát âm của vùng, phương ngữ làm cho người ta dễ “nói sao viết vậy”. Đó là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến viết sai chính tả nằm ở yếu tố này. Chính vì thế điều quan trọng để sửa sai chính tả trước hết phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng, phát âm đúng. Nhưng lại sai nhiều nhất đối với học sinh ở đây là hay nhầm lẫn giữa gi/ v/ d. Ví dụ: Vất vả, gia đình, dễ dãi Học sinh viết sai chính tả do phát âm giọng địa phương để khắc phục tình trạng này, trong giờ dạy tập đọc, tôi hướng dẫn cho học sinh cách đọc, phát âm phải chuẩn, đúng thanh điệu, ngắt hơi đúng chỗ và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết như luyện từ và câu 3.2. Giải pháp 2: Phân tích, so sánh từ Ngoài việc phát âm tốt, người thầy còn áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng giúp học sinh so sánh với những tiếng dễ nhằm lẫn, thấy được những điểm khác nhau những chỗ đúng chỗ sai để khắc sâu kiến thức. Tôi lập bảng tổng hợp này cho mỗi học sinh theo dõi việc sửa lỗi trong hàng tháng ( 4 tuần thực học). Bảng tổng hợp một số lỗi chính tả thường mắc phải Ví dụ Các lỗi chính tả Viết sai Viết đúng 1.Lẫn lộn âm đầu -tr/ch -chải bàn -trải bàn -r/g; - rọn ràng, cá gô -gọn gàng, cá rô -x/s; - sen kẽ, màu sanh - xen kẽ, màu xanh -c/k - con ciến, céo co - con kiến, kéo co -v/d/gi/ - dất dả, da đình -vất vả , gia đình
  4. 2. Lẫn lộn 2 âm chính + iu/ êu / iêu: chìu chuộng chiều chuộng + ip / iêp: liên típ liên tiếp + ui/ uôi: đầu đui đầu đuôi + / ơm / ươm: cánh bớm cánh bướm + o/ô sống biển, cuộc sóng sóng biển, cuộc sống +ao / au / lao bàn lau bàn 3 Lẫn lộn các vần - ui/ uôi - mặt muỗi, cúi cùng - mặt mũi, cuối cùng - êu/ iêu - điều đặn, kiêu gọi - đều đặn, kêu gọi - iu/ iêu - diệu dàng, kì dịu - dịu dàng, kì diệu - in/ inh - niềm tinh, trắng tin - niềm tin, trắng tinh - in/ iên - quả chính, đàn kín - quả chín, đàn kiến 4. Lẫn lộn các âm cuối - y/ i - mai vá, ngài đêm - may vá, ngày đêm - u/o - mào xanh, trước sao - màu xanh, trước sau - n/ng -buông làng, mong muống -buôn làng, mong muốn - t/c - đôi mắc, ăn mặt - đôi mắt, ăn mặc 3.3. Giải pháp 3: Phân biệt bằng nghĩa của từ Để giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ nhằm khắc phục lỗi chính tả thì người thầy phải hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ thường xuyên trong tiết học tập đọc, tập viết Phân biệt bằng giải nghĩa từ là một giải pháp tốt giúp học sinh viết đúng khi không phân biệt được dựa vào phát âm. Trường hợp gặp từ nhiều nghĩa giáo viên dùng hình ảnh trực quan giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ. Ví dụ: Phân biệt trăn và trăng ; con trăn / mặt trăng hoặc phân biệt Bác và bát : bác=anh của ba, - bát = cái chén đồ dùng ăn cơm 3.4 Giải pháp 4:Giúp học sinh ghi nhớ một số luật chính tả Trong chương trình học lớp 1 học sinh được học rất nhiều luật chính tả tuy nhiên các em chưa nắm được. Theo kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi rút ra được một số quy luật giúp học sinh dễ nhớ như sau: * Luật tương ứng thanh điệu Trong các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền- ngã- nặng hoặc không (ngang) - sắc- hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ qua câu thơ sau:
  5. Cô Huyền mang nặng, ngã đau Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành. * Luật hỏi- ngã Trong một từ phụ âm đầu các tiếng giống nhau, tiếng đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì tiếng đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu tiếng đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì tiếng đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại ). Ví dụ: -Huyền + ngã : lững lờ, sẵn sàng, vững vàng -Nặng + ngã : vật vã, mạnh mẽ, vội vã -Ngã + ngã : mĩ mãn, nghễng ngãng, dễ dãi -Ngang + hỏi : vui vẻ, trẻ trung, trong trẻo -Sắc + hỏi : sắc sảo, mát mẻ, vất vả -Hỏi + hỏi : giảng giải, lỏng lẻo, thủ thỉ Những từ khởi đầu bằng nguyên âm thì viết dấu hỏi Ví dụ: Ủ phân, ẩn danh, ủy ban, ẩm ướt, ẩu tả, ở nhà, ửng hồng * Nhóm nghĩa s- x -Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong -Các từ chỉ hoạt động thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc - Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s: +Chỉ tên con vật: sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô + Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư + Chỉ cây cối: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân + Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải + Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét * Kết hợp âm đệm Qua giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy rằng những vần có âm đệm thường không kết hợp một số phụ âm như: *S không kết hợp với các vần oă, oe, uê, chỉ có X là kết hợp với các vần này. Ví dụ: Xoắn ốc, xòe cánh, xoắn lại, tóc xoăn, xoen xoét, xuề xòa *L có thể đứng trước vần có âm đệm là oa, oă, uâ, oe, uê, uy còn N thì không. Ví dụ: Loáng thoáng, lòe loẹt, lòa xòa, cái loa, loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận, quần loe, lóe sáng, luyến tiếc, luyện tập, lũy thừa, liên lụy *R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần có âm đệm. Ví dụ: Duyên phận, doanh lợi, dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất 3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn thông qua bài tập chính tả Các bài tập chính tả lớp 2 phần nhiều là bài tập tự chọn, chính vì thế giáo viên chọn những bài tập luyện viết mà học sinh thường viết sai nhiều để hướng dẫn sau mỗi bài tập giúp học sinh rút ra quy tắc. Bài tập tìm từ
  6. Tổ chức theo hình thức trò chơi, chia lớp thành 4 nhóm qui định thời gian và tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ. Ví dụ 1: Tìm từ có tiếng chứa vấn ui và uy Từ có tiếng chứa vần ui Từ có tiếng chứa vần uy Múi bưởi, mùi vị, búi tóc, đen thui, tủi Lũy thừa, duy nhất, lũy tre, duy trì, liên thân, xúi giục lụy, hậu duệ Rút ra từ bài tập : Âm đệm kết hợp với phụ âm L và D không kết hợp với phụ âm N, R, GI Ví dụ 2: Tìm từ có thanh hỏi, thanh ngã Từ có thanh hỏi Từ có thanh ngã Ngơ ngẩn, vớ vẩn, sáng sủa, bảnh bao, nhỏ Nũng nịu, rộng rãi, lộng lẫy, vội vã, sạch nhen, mát mẻ,vất vả sẽ, sẵn sàng, vững vàng Rút ra bài tập: Nhóm dấu thanh huyền - nặng – ngã và không - sắc – hỏi 3.6.Giải pháp 6: Luôn động viên khích lệ học sinh trong học tập Trong khi các em viết bài, tôi luôn theo dõi và giúp đỡ kịp thời những học sinh chưa theo kịp bạn và sữa chữa những âm, vần, từ hoặc câu mà các em viết chưa chính xác cho cả lớp cùng theo dõi, sau đó cho các em này thực hiện viết lại ngay cho chính xác. Tôi luôn chú ý việc giao việc cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp và khen ngợi, động viên kịp thời để tạo sự hứng thú và khắc sâu kiến thức cho từng học sinh sau mỗi tiết học. Đặc biệt tôi áp dụng việc đánh giá học sinh theo thông tư 22 của Bộ GD-ĐT, khi học sinh viết chưa chính xác tôi không chê bai mà luôn tìm cách khen ngợi tinh thần học tập của các em. Sau đó nhẹ nhàng chỉ ra hạn chế, đồng thời đưa ra hướng khắc phục cụ thể, giúp học sinh biết tự sửa chữa và tiến bộ hơn. Ngoài những giải pháp nêu trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp ban đại hội phụ huynh học sinh lớp đề ra những biện pháp cụ thể để phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm để nâng cao chất lượng đọc học tập của các em. Đến nay thì tôi nhận thấy rằng sau khi áp dụng kinh nghiệm giảng dạy “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả ” tại lớp 2/5 Trường Tiểu học Hiếu Thành đã mang lại hiệu quả cao. 4. Kết quả
  7. Qua một thời gian xây dựng và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy học sinh lớp tôi có những bước tiến bộ rõ rệt. Các em đã có hứng thú trong học tập, số lỗi sai trong bài viết không đáng kể rất hạn chế, chữ viết ngày càng đẹp hơn nhờ các em đã nắm vững quy tắc trong chính tả, biết cách phân tích và hiểu nghĩa của từ khó, sau đây là kết quả lớp tôi đạt được. Kết quả đạt được qua từng thời điểm Mắc trên 5 Viết đúng Mắc 1-2 lỗi Mắc 3- 5 lỗi Thời điểm TSHS lỗi TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% Tuần 4 20 4 16 5 25 5 25 6 30 Tuần 8 20 5 25 5 25 5 25 5 25 Tuần 12 20 6 30 7 35 4 20 3 15 Tuần 15 20 6 30 7 35 5 25 2 10 Tuần 16 20 7 35 7 35 5 25 1 5 Tuần 18 20 7 35 8 40 5 25 0 0 5. Khả năng nhân rộng Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy vào các năm học trước sáng kiến của tôi được tập thể hội đồng sư phạm trường đánh giá là có tính khả thi và mang lại hiệu quả tích cực và được nhiều giáo viên trong tỉnh áp dụng. Sau đây là những xác nhận của đồng nghiệp của tôi về tính khả thi và hiệu quả kinh nghiệm giảng dạy tôi đã thể nghiệm, đúc kết ra được: C. Kết luận, đề xuất 1. Kết luận So với đầu năm số lượng viết đúng chính tả của học sinh tăng lên. Rèn kĩ năng viết đúng chỉnh tả cho học sinh tiểu học là giải pháp có thực hiện thường xuyên, liên tục. Kết quả có thể kiểm chứng thông qua từng bài chính tả. Việc thực hiện rèn kĩ năng viết đúng chỉnh tả cho học sinh góp phần nâng cao khả năng học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. 2. Đề xuất Trường và tổ chuyên môn thường xuyên mở chuyên đề môn chính tả. Cung cấp thêm tài liệu để giáo viên tham khảo. Tổ chức giao lưu với trường bạn về chuyên đề môn Tiếng việt nói chung và môn chính tả nói riêng. Lãnh đạo ngành giáo dục thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . Trên đây là Một số giải pháp rèn học sinh lớp 2 viết đúng chính tả, bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, của đồng nghiệp để thực hiện có hiệu quả hơn.
  8. Hiếu Thành, ngày 20 tháng 2 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Kim Lài Ý kiến của trường Kinh nghiệm này được thông qua HĐKH
  9. của trường và thực hiện có hiệu quả tốt. Xếp loại:: Ngày .tháng .năm . Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Tư