Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

doc 12 trang binhlieuqn2 08/03/2022 10275
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi: - Bài thơ để áp dụng vào các bài học dạy trẻ theo từng chủ để như bài thơ: Cô dạy, thỏ bông bị ốm, lấy tăm cho bà, thương ông, ước mơ của bé, - Những câu truyện theo đề tài áp dụng từng chủ đề đưa ra đó là: Chuyện che mưa cho bạn, cảm ơn xin lỗi, bà ốm, bó hoa tươi thắm, xe lu và xe ca, một ngày nghỉ, Bé Minh Quân dung cảm VD: Truyện “Bé Minh Quân dũng cảm” “Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan. Minh Quân yêu nó lắm Minh Quân vùng dậy, chạy đến bên bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho mèo. Bố ôm Minh Quân vào lòng và khen : Con trai bố trung thực và dũng cảm lắm ” - Những bài hát để dạy trẻ hát và cho trẻ nghe hát: Hoa bé ngoan, tập thể dục buổi sáng, bó hoa tặng cô, giữa mùa gió thơm, lễ phép Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: hoa bé ngoan “Hoa nào mẹ yêu nhất, hoa nào thơm ngát hương Sẽ là hoa bé ngoan”. *Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát, hình ảnh, tình huống mà tôi sưu tầm được để giúp giáo viên áp dụng vào dạy trẻ theo từng chủ đề tôi thấy trẻ các lớp rất hứng thú, say mê, và thể hiện tình cảm, thái độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu truyện . đưa ra và giúp trẻ có kỹ năng sống tốt hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất và tinh thần. 2. Giải pháp 2: Xây dựng nội dung rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non * Hình thành thói quen chào hỏi tốt trong giờ đón trả trẻ: Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng làm nền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống. Vì thế giáo viên cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. Một số trẻ kĩ năng giao tiếp, chào hỏi còn hạn chế do một số phụ huynh còn nuông chiều con cái với suy nghĩ đơn giản là trẻ còn nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng không sao. Nhưng điều đó đã tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ dần dần sẽ biến thành thói quen khó sửa. Chính vì thế đối với trẻ nhỏ người lớn cần tập cho trẻ những lời ăn, tiếng nói 3
  2. lễ phép và tự nhiên, cũng không được phép nói cộc lốc và không biết thưa gửi. Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu. Nhiều trẻ đến lớp chưa chào cô, chào bạn, thì cô giáo luôn là người dẫn dắt chủ động chào trẻ trước ví dụ “Cô chào Khánh Linh” Từ đó kích thích trẻ biết vận dụng câu chào của cô để chào lại cô như: Trẻ biết khoanh tay lễ phép nói “Con chào cô ạ”. Hoặc tình huống cô chào phụ huynh như “ Cháu chào bà ạ, bà đi gửi bé Linh ạ, bạn Linh vào đây với cô ” từ đó giúp trẻ có một thói quen chào bố, mẹ để đi vào lớp với các bạn và cô giáo. Hoặc khi các cháu đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ Lớp mình có khách đến thăm đấy các con hãy thể hiện mình là những em bé ngoan nào? Vậy là trẻ chào bà, chào bác, chào cô ” cứ như vậy lặp đi lặp lại hàng ngày đã dần dần tạo cho trẻ có thói quen lễ phép chào cô, chào bố mẹ và chào khách khi đến lớp, khi ra về hoặc ở nhà. Gần gũi với những trẻ hay nhút nhát là việc làm cần thiết, tôi trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô giáo, bạn bè và người xung quanh. Đồng thời sưu tầm những bài hát, câu truyện, bài thơ có nội dung giáo dục lễ giáo như những bài: “Che mưa cho bạn, Cảm ơn xin lỗi ” và phô tô thành nhiều bản gửi về cho phụ huynh để phụ huynh nắm được và dạy trẻ học thuộc các bài thơ đó. * Hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp với bạn bè. Dạy kỹ năng sống đương nhiên không tách rời kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Có nhận xét tuy tiêu cực nhưng đúng với thực tế, rằng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt không có từ “xin lỗi”, “cảm ơn”. Những đứa bé phạm lỗi, khi buộc phải xin lỗi thường nói lý nhí trong miệng, không muốn nói to, đó là bản năng tự nhiên. Còn người lớn, khi ngăn một người lại để hỏi đường thường chẳng bao giờ nói đủ câu: “xin lỗi, xin bác hãy chỉ đường đến ”. Dạy trẻ cách xin lỗi thì cũng phải kèm theo hình thức động viên, chẳng hạn khi một trẻ xin lỗi thì cả lớp hoan hô, lúc đó trẻ sẽ không thấy việc xin lỗi là một hình phạt, sẽ thấy xin lỗi là điều dũng cảm biết nhận ra lỗi của mình trước người khác. Dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu là rất cần thiết, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị 4
  3. trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Ví dụ: Giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp tự bảo vệ mình: Nếu bị lạc đường con sẽ làm gì? Con tìm đến ai để hỏi? Con hỏi như thế nào? Nếu bị ai bắt nạt con sẽ làm gì ? Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Tôi đưa ra “tiêu chí” khi các con chơi với bạn không được tranh giành đồ chơi với bạn mà phải biết nhường bạn, rủ bạn cùng chơi chung, trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn chung cho cả lớp, cuối ngày bình bầu hoặc khi nhận xét buổi chơi sẽ cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ xứng đáng là bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, bạn nào có biểu hiện hành vi sai chưa đúng cô giáo giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó có ảnh hưởng rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm tạo cho nhân cách sống của trẻ phát triển toàn diện hơn. Mỗi trẻ có một tính cách khác nhau, có trẻ thì hoạt bát, hiếu động, có những thì trẻ chậm chạp, thụ động Vì thế giáo viên cần phải hiểu rõ tính cách của từng trẻ để giúp trẻ chơi với những người bạn thích hợp nhằm tránh xảy ra những va chạm về tính cách. 3. Giải pháp 3 : Tổ chức nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường mầm non * Tổ chức thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường xuyên như: Khi hướng dẫn trẻ đi vệ sinh tôi hướng dẫn cho trẻ biết cách đóng mở cửa khi đi ra vào nhà vệ sinh, cách lấy nước uống và biết lấy đủ nước để uống không lãng phí nước, biết xếp hàng chờ đến lượt, cách tự chải và tết tóc cho mình, cho bạn. Các kỹ năng tự phục vụ đó như: Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh kỹ năng tự phục 5
  4. vụ được rèn luyện, được giáo dục thường xuyên. Chẳng hạn trẻ biết trước khi ăn là phải rửa tay và rửa tay sau khi đi vệ sinh, tự lấy ghế vào bàn ăn, ăn xong biết cất dọn bàn ghế, tự thay quần áo, xếp quần áo gọn gàng, tự lấy gối của mình để ngủ, ngủ dậy tự cất đồ dùng. Biết tự lấy - cất - sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi xong vào chỗ qui định của từng góc chơi. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà không cần giáo viên phải nhắc nhở. Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến. * Thông qua các trò chơi vận động, chơi tự do như: Mèo đuổi chuột, kéo co, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết cùng nhau phối hợp trong nhóm để hoàn thành phần chơi với sự liên kết giữa các bạn với nhau từ đó phát huy sự nỗ lực cố gắng để dành chiến thắng Qua đây thể hiện sự chia sẻ, giúp đỡ bạn bè như: Khi thấy bạn ngã, trẻ nâng bạn dậy và hỏi: Bạn có bị đau không? Khi bạn chưa biết chơi thì trẻ giúp đỡ, chỉ cho bạn cách chơi Khi thấy bạn gặp khó khăn thì trẻ đến gần và ân cần hỏi: Bạn có cần tôi giúp đỡ không? Đó là những điều mà trẻ cần phải học, cần phải biết để lớn lên trở thành người tốt. * Hình thành thói quen lịch sự nơi công cộng thông qua hoạt động học: Ở chủ đề: “Giao thông” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Một ngày nghỉ” để hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự lễ phép, biết kính trọng người già và giúp đỡ mọi người xung quanh. * Thông qua hoạt động học rèn kĩ năng “Che miệng trước khi ho, ngáp, hắt hơi” cho trẻ. Ở chủ đề: Gia đình - Cô tạo tình huống kể cho trẻ nghe câu truyện: “Mừng thọ ông nội”. Qua câu chuyện của bạn Hà đã rút ra 1 bài học ghi nhớ: Khi ho, hắt hơi, ngáp vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác. Cách đơn giản nhất là che miệng khi ho, hắt xì hơi, và hãy nhớ rửa tay sạch sẽ. Đây là 1 thói quen nhỏ nhưng rất văn minh lịch sự cần được nhân rộng cho nhiều trẻ. Sau khi được nghe xong tình huống vừa rồi tôi dẫn dắt trẻ vào phần trò chơi “Thi giải câu đố” để giúp trẻ ôn lại những kiến thức vừa rồi mà trẻ đã học. Câu 1: Tại sao không nên ăn kẹo vào buổi tối? a. Vì ăn kẹo buổi tối sẽ không ngon như ban ngày. b. Vì ăn kẹo buổi tối sẽ gây sâu răng. Qua câu hỏi tình huống này giúp trẻ hứng thú tham gia trả lời câu hỏi và tích 6
  5. lũy bài học kinh nghiệm cho mình để thực hiện 1 số KNS cho đúng. Không phải ăn kẹo vào buổi tối không ngon như ban ngày mà là vì ăn kẹo buổi tối nếu không biết súc miệng sau khi ăn xong sẽ dẫn đến sâu răng đau nhức. Vậy các con thấy đáp án b như thế nào – Cô kích thích trẻ trả lời câu hỏi. Câu 2: Khi chơi đồ chơi xong bạn nên làm gì? a. Cất đúng nơi qui định cho gọn gàng, ngăn nắp. b. Cứ để như vậy mẹ sẽ dọn hộ mình. Từ câu hỏi này trẻ hiểu là: Đồ chơi khi chơi xong phải cất gọn gàng đúng nơi qui định để lần sau chơi khỏi mất công tìm kiếm lại giữ cho nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp nữa. Vậy chúng ta nên chọn đáp án a là đúng. Câu 3: Rửa tay = xà phòng trước khi ăn là 1 thói quen tốt có đúng không? a. Rất đúng. b. Không đúng chỉ mất thời gian. Câu 4: Khi hắt xì hơi hay ngáp chúng mình phải nhớ điều gì? a. Cứ hắt xì hơi hay ngáp thoải mái. b. Nhớ che miệng lại. Câu hỏi trắc nghiệm này giúp trẻ hiểu: Nếu hắt xì hơi, hay ngáp mà không che miệng lại thì sẽ không lịch sự, điều đặc biệt người hắt xì hơi đang mang mầm bệnh còn có thể lây truyền cho người khác. Nếu dùng tay che miệng thì phải nhớ rửa tay sạch ngay sau đó. Vì vậy các con chọn đáp án b là đúng rồi. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ như trẻ cùng chơi với nhau, chia đồ chơi với bạn, cùng với bạn tạo nên sản phẩm, chơi với em để mẹ làm việc nhà * Thông qua hoạt động học rèn kĩ năng an toàn cho trẻ “Biết kêu cứu chạy và thoát khỏi nơi nguy hiểm”, kĩ năng biết bảo vệ môi trường, tự bảo vệ bản thân như biết ăn mặc phù hợp theo mùa, không sợ tiêm, biết tránh xa ao, hồ, sông, suối, không leo trèo, không lại gần ổ điện, không ngậm đồ chơi, không cho vật lạ vào mắt, mũi, miệng, không đi theo người lạ, xử lý các tình huống như đi lạc đường, gặp sấm sét trời mưa, bị bắt cóc Trong hoạt động hàng ngày phải trang bị cho trẻ nhớ số điện thoại cần thiết của người thân, bố mẹ hoặc số 113 số của lực lượng cảnh sát, số 114 số của cảnh sát cứu hỏa, số 115 số cấp cứu. Khi cần thiết chúng mình sẽ sử dụng để thông báo tình trạng nguy hiểm mà mình hoặc người khác gặp phải để nhận được sự ứng cứu kịp thời. 7
  6. VD: Ở chủ đề “Giao thông” cô kể cho trẻ nghe tình huống: Các bạn đá bóng dưới lòng đường Qua câu chuyện này cô đặt tình huống hỏi trẻ: Qua câu chuyện này con thấy các bạn chơi như thế đã đúng chưa? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Nhắc nhở các bạn điều gì? Từ những tình huống này tạo cho trẻ luôn nhớ rằng không nên chơi ở những nơi nguy hiểm như: Ngoài đường phố, ở nơi ao, hồ, sông ngòi, những nơi có thiết bị điện cao áp, hoặc nghịch ổ điện, tự bật và cắm điện (quạt, ti vi ) và phải biết nhờ người lớn giúp đỡ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một trong những nội dung mà nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao rất thiết thực nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác của trẻ. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. VD: Tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngoài trời, cho trẻ được xem các kịch bản qua các câu chuyện cổ tích, giao lưu hỏi đáp giữa các trẻ về nội dung các câu chuyện. VD: Tổ chức cho trẻ tham quan gia đình 1 số bạn theo tổ, nhóm nhằm phối hợp với các bậc cha mẹ để có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Tổ chức cho trẻ tham quan các công trình công cộng như trạm y tế, nhà văn hóa, các danh lam thắng cảnh của quê hương nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Tổ chức ngày hội “Tết nguyên đán” lồng ghép giáo dục qua câu chuyện lịch sử “Sự tích bánh chưng, bánh dày”. Hoạt động vui chơi giải trí này còn dành thời gian cho các bé 4-5 tuổi thực hành chuyên đề “Bé tập làm nội trợ”qua hội thi gói bánh chưng ngày tết. Tổ chức hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân” cho trẻ tại các góc chơi với chủ đề “Bé hát dân ca” thi “Trang phục dân gian”, tổ chức các gian hàng ẩm thực mùa xuân, trò chơi dân gian, thi giải câu đố hay . 4. Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 8
  7. Cha mẹ, cô giáo và những người lớn luôn là tấm gương mẫu mực, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng phương pháp soi gương nên người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.Vì vậy giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên, bằng biện pháp trao đổi trực tiếp, trao đổi qua bảng tuyên truyền của lớp, chương trình phát thanh măng non v.v Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trong các buổi họp hay nói chuyện với phụ huynh, giáo viên cần trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học, Phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: ghi nhớ số điện thoại ba, mẹ và số điện thoại cần thiết khác như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán hay rầy trẻ, lúc này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng sống phù hợp và đúng hướng. Tôi cùng giáo viên phát động phong trào thu gom phế liệu sau dịp Tết Nguyên Đán để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ, cô và trò cùng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc. Tôi nghĩ đó là con đường ngắn nhất để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Qua đó, trẻ biết thêm về kỹ năng sống góp phần giáo dục trẻ mầm non tự tin hơn về bản thân của mình. Nhờ những buổi tuyên truyền với phụ huynh đó mà chính bản thân phụ huynh đã hiểu rõ hơn về kiến thức kỹ năng sống cho con mình và có ý thức kết hợp cùng giáo viên dạy trẻ tại nhà.Và hơn thế nữa phụ huynh tích cực ủng hộ tranh ảnh và nguyên vật liệu, để chúng tôi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ. II.1.Tính mới, tính sáng tạo 9
  8. a.Tính mới - Giúp trẻ 4 - 5 tuổi có các kiến thức, kỹ năng sống tốt giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, phát triển khả năng nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội Đây là một vấn đề mới mẻ và cũng đang được xã hội quan tâm nhiều nhất. Hơn nữa việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường mầm non được xác định là điểm mới có hiệu quả. b. Tính sáng tạo - Thể hiện tính chủ động, thể hiện vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện vấn đề đang rất quan tâm của xã hội đó là làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta những thế hệ tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện, trong đó kỹ năng sống là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người đặc biệt là trẻ nhỏ. - Việc áp dụng các biện pháp rất đơn giản mà đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: - Áp dụng cho tất cả trẻ 4 -5 tuổi trong toàn trường, toàn huyện và các trẻ trong tất cả các trường mầm non. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Huy động được sự quan tâm vào cuộc của các tổ chức xã hội, hội bảo trợ trẻ em, các chính sách cho trẻ em, cá nhân và gia đình và nhà trường. Từ khi áp dụng giải pháp sáng kiến đã tiết kiệm được nhiều kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học như việc sưu tầm và khai thác trên mạng những hình ảnh, clip, câu chuyện về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhà trường không phải tốn nhiều tiền vào việc mua thêm các tài liệu cho giáo viên. b. Hiệu quả về mặt xã hội: Góp phần tạo những chủ nhân tương lai của đất nước có kỹ năng sống cần thiết để thích ứng với cuộc sống. c. Giá trị làm lợi khác: * Đối với nhà trường: - Có nhiều học sinh đến trường, uy tín của nhà trường ngày một nâng cao, khẳng định được vị thế của nhà trường, được các cấp các ngành trong xã vào cuộc xây dựng trường lớp khang trang sạch đẹp, cung cấp thêm các trang thiết bị hiện đại. - Tập thể giáo viên có trách nhiệm cao trong việc tuyên truyền với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về các kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ. 10
  9. * Đối với Giáo viên: - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, trong giảng dạy chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. - Biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín đối với phụ huynh và học sinh, biết tự chuẩn bị các nội dung và điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh - Mạnh dạn tự tin làm mọi việc, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được một số kỹ năng sống - Tự trau dồi, học tập trao dồi kiến thức với bạn bè, đồng nghiệp để có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ, được phụ huynh và các bạn đồng nghiệp tin tưởng, quí mến. * Đối với phụ huynh Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, giao việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm các công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp, tự cất đồ dùng cá nhân, tự xúc cơm ăn - Thông qua kết quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho các cháu đã làm thay đổi nhận thức của phụ huynh một cách rõ rệt, phụ huynh phấn khởi tin tưởng và tín nhiệm giáo viên, tích cực phối hợp với nhà trường vận động trẻ đến lớp. Đặc biệt phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em đã lớn khôn, biết thưa gửi lễ phép, có những hành vi, cử chỉ đẹp trong lời nói, ngôn ngữ và trong hành động hàng ngày./. * Đối với trẻ: - Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, biết một số kỹ năng sống đơn giản hàng ngày. - Trẻ biết đoàn kết với bạn bè, biết chia sẻ , giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, biết cảm ơn khi được nhận quà, biết xin lỗi khi mắc lỗi. - Trẻ đi học đều hơn, ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn và số lượng bát trong nhóm * Đối với cộng đồng: Luôn được sự hỗ trợ của xã hội và cộng đồng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 11
  10. về vật chất cũng như tinh thần. Qua việc rèn một số kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non giúp cho mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thêm gắn kết; Việc rèn một số kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi đã làm cho phong trào dạy học của các nhà trường thêm tốt hơn, giúp cho các nhà trường cùng nhau phát triển với những yêu cầu mới đó là trẻ rất cần được rèn kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Khi giáo viên, các bé có kỹ năng sống tốt đã đánh thức tiềm năng của mỗi giáo viên để sáng tạo trong dạy học, đưa vào bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn vì vậy giá trị khác cũng là vô cùng to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài của tôi là hoàn toàn phù hợp và hết sức cần thiết trong thời gian này, hơn ai hết đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non trong các nhà trường chính là tấm gương sáng từng phút, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến các cháu nên càng cần phải chuẩn về mọi mặt và đây cũng chính là minh chứng thiết thực nhất trong công tác giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường và phụ huynh cũng như cộng đồng gắn chặt thêm mối quan hệ để chung tay cho công tác giáo dục, chăm sóc các cháu, đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non là đặt nền móng vững chắc cho các cấp học trên./. TRƯỜNG MẦM NON , ngày tháng 12 năm Tác giả sáng kiến 12