Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 27 trang Đinh Thương 15/01/2025 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_lam_quen_voi_toan_cho.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. 18 ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ, trên cơ sở đó mới lồng ghép, tích hợp việc dạy cho trẻ một cách phù hợp. - Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập và các chương trình bồi dưỡng chuyên đề do Phòng giáo dục, cụm, trường tổ chức. - Đưa những đề tài giúp trẻ làm quen với toán vào thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất. - Tìm đọc tham khảo các biện pháp hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non như: + Nghiên cứu kỹ module 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức. + Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. + Sách phương pháp hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ Mầm non của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam + Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non. + Xem các chương trình dạy các hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4 – 5 tuổi trên báo, mạng internet 2.7. Biện pháp 7. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục rèn luyện giúp trẻ hoàn thành các mục tiêu phát triển nhận thức thông qua hoạt động làm quen với toán. - Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc giáo dục cho trẻ ở gia đình.Vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa ra ý tưởng về các hoạt động làm quen với toán cho trẻ và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà. Hàng ngày tôi quan sát, theo dõi xem những mục tiêu nào trẻ đã làm được hay chưa làm được, sau đó trao đổi với phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ để cùng thảo luận và cùng ôn tập rèn luyện cho trẻ. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thích của cháu ở nhà. Với việc làm
  2. 19 kiên trì đó tôi đã tác động đến ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. - Một số kỹ năng phối hợp cùng phụ huynh dạy trẻ: + Nhận biết các buổi sáng – trưa – chiều – tối. + Đếm được trong phạm vi 10. + Có biểu tượng về số trong phạm vi 5 + So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn + Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật. + Tập một số thao tác tư duy: Phân loại, so sánh, tổng hợp 5 - Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có sự tự tin, sáng tạo, tư duy trong các hoạt động Làm quen với toán cần thiết theo độ tuổi. III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi làm quen với toán mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: 1. Hiệu quả kinh tế: (Không có) 2. Hiệu quả về mặt xã hội 2.1. Về phía giáo viên: - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc áp dụng những phương pháp giáo dục mới cho trẻ. - Có mối quan hệ chặt chẽ và tạo được sự uy tín đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng làm quen với toán.
  3. 20 - Loại bỏ được cách dạy và học thụ động “Cô nói, trẻ nghe”, khuyến khích sự sáng tạo của cô và trẻ một cách tối đa. - Tăng cường sự trao đổi học hỏi qua lại, tạo môi trường học thích thú, động viên giữa cô và trẻ. - Bảo đảm sự tham gia nhiệt tình, chủ động và đầy đủ của trẻ trong suốt quá trình hoạt động. - Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt. - Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt 2.2. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân công việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp 2.3. Về phía trẻ: - Trẻ sử dụng tối đa các giác quan như nghe, nhìn, sờ để khám phá trải nghiệm trong môi trường an toàn, với nguyên vật liệu đa dạng, khuyến khích trẻ hoạt động. - Trẻ tham gia các hoạt động một cách tự nguyện và hứng thú. - Trẻ có thời gian suy nghĩ, phán đoán và suy luận. - Trẻ tự lựa chọn và quyết định trong các hoạt động. - Trẻ được trình bày, nhận xét các kết quả của cá nhân hay của nhóm. - Trẻ được phát triển các phẩm chất cá nhân như tính kiên trì, lòng nhẫn nại, ý thức tập thể. - Trẻ nắm được những khái niệm đơn giản, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp mẫu giáo lớn.
  4. 21 - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động học bằng chơi, chơi mà học; kiến thức, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. * Kết quả so sánh đối chứng: Đầu năm Cuối năm Tỷ lệ trẻ S Đạt Chưa Chưa tăng Đạt T Nội dung đạt đạt T Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% Trẻ tập trung trong 1 16 52% 15 48% 30 97% 1 3% 15 48% hoạt động Trẻ hứng thú và tích 2 15 48% 16 52% 29 94% 2 6% 15 48% cực hoạt động Khả năng tư duy và 3 14 45% 17 55% 27 85% 4 15% 10 32% sáng tạo của trẻ Trẻ thực hiện được 17 55% 14 45% 29 4 yêu cầu của các bài 94% 2 6% 15 48% tập, trò chơi toán Như vậy, với kết quả mà tôi đã đạt được sau 1 năm tìm tòi và áp dụng một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tôi nhận thấy: - Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có sự hứng thú. - Giáo viên phải là người giàu kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, học hỏi. Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng về hình thức giáo dục làm quen với toán. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ. - Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ. Biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy học phù hợp. Phát
  5. 22 triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong hoạt động khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ. - Quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. - Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và vận động phụ huynh để có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động về toán. - Cô giáo phải nắm vững phương pháp biết cách cải tiến, đổi mới phương pháp và vận dụng sáng tạo thủ thuật sư phạm, linh hoạt trong tổ chức các giờ học toán trên lớp cho trẻ hợp lý. - Thường xuyên thay đổi, tạo môi trường học tập, thay đổi đồ dùng đồ chơi theo nội dung từng hoạt động, chủ đề. - Biết phối hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được của lớp 4 tuổi A trường Mầm non xã Nghĩa Minh đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi với bậc học Mầm non, đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục Mầm non, vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới toàn bộ lớp học trong trường Mầm non xã Nghĩa Minh, các trường Mầm non trong cụm chuyên môn số 1; Các trường Mầm non trong huyện Nghĩa Hưng nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về tính trung thực của bản cam kết này. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Lan
  6. 23 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
  7. 24 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (không có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế 3. Sản phẩm khác kèm theo (không có)
  8. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S Lê Thị Thanh Nga, Sách "Phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với biểu tượng toán ban đầu”, NXB Giáo dục 2. Đỗ Thị Minh Liên, Sách “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán, NXB Giáo dục. 3. Trần Thị Hằng, Sách PP hình thành cho trẻ làm quen các biểu tượng toán sơ đẳng, NXB Đại học sư phạm TPHCM. 4. Xem các chương trình tổ chức hoạt động Làm quen với toán cho trẻ mầm non trên báo, mạng internet