Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

pdf 14 trang Giang Anh 21/03/2024 1992
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_ch.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5” TaiLieu.VN Page 1
  2. I/ Lí do chọn đề tài: Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luơn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; Bác Hồ cĩ dạy giáo dục là sự nghiệp “trồng người”.Giáo dục - Đào tạo luơn gĩp phần gánh trọng trách đào tạo con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa “Vừa hồng,vừa chuyên”. Năm nay là năm thứ hai ngành giáo dục thực hiện “ Hai khơng ” và cụ thể với “4 nội dung”. Tất cả những hoạt động cĩ chủ trương đĩ khơng ngồi việc nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước cĩ “đủ đức đủ tài”, cho nước nhà “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Bản thân tơi nghĩ: Muốn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện theo lời dạy của Bác trong sự nghiệp giáo dục này thì học sinh phải tích cực chủ động, gia đình và xã hội phải quan tâm đúng mực, người giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp) phải chủ đạo phối kết hợp thúc đẩy các hoạt động tích cực trong các mối quan hệ giáo dục này. Nhưng thực trạng hiện nay cơng tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, cơng tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Từ nhận thức trên, ngay trong thời điểm này đây,trọng trách của trường học, của người giáo viên chủ nhiệm lớp lại tăng thêm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. Muốn gĩp phần mình vào việc đào tạo cho đất nước trong tương lai một lớp nhân lực nhiệt tình trong lao động, sống cĩ trách nhiệm, giàu lịng yêu thương con người, cĩ chí cầu tiến vươn lên trong cuộc sống thì ngay hơm nay, bản thân tơi phải cĩ giải pháp giúp các em cĩ ý thức tự giác học tập tích cực, cĩ chí cầu tiến vươn lên trong TaiLieu.VN Page 2
  3. h ọc tập, cĩ đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của cấp học mà làm nền tảng tự tin bước tiếp ở các bậc học sau - Đảm bảo các em tự tin, ham thích học tập, khơng ngại học bỏ học. Với mục đích đĩ tơi đã chọn nghiên cứu “Một số kinh nghiệm làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp 5”. III/ Mục đích chọn đề tài: Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà cơng tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đĩ đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sinh bỏ học một cách tốt hơn. Tiếp thu từ thực tiễn như thế; bản thân cũng biết đã cĩ nhiều anh chị đồng nghiệp đã nghiên cứu về chuyên đề cơng tác chủ nhiệm lớp. Nhưng mỗi trường, mỗi lớp, mỗi khối lớp đều cĩ thực tế khác nhau nên bản thân tơi chú trọng nghiên cứu kinh nghiệm làm tốt cơng tác chủ nhiệm ở ngay trên lớp 5a2 của trường Tiểu học Mỹ Phước A mà bản thân tơi chủ nhiệm trong năm học 2008-2009 này. Tơi đã nghiên cứu ngay trong tháng đầu tiếp xúc lớp và vận dụng, cĩ điều chỉnh trong suốt năm học. Đến nay bước đầu khả quan nên tơi viết lại những kinh nghiệm của mình đã làm được. IV/ Nội dung của đề tài: 1 / Thực trạng : Đầu năm học 2008 – 2009, được phân cơng chủ nhiệm lớp 5A3, ở điểm lẻ của trường Tiểu học Mỹ Phước A. Hiện nay, lớp tơi chủ nhiệm cĩ 20 học sinh, hầu hết các em đều ở ấp Phước Thuận. Ngay trong hai tuần lễ đầu năm học, trường tổ chức thi kiểm tra chất lượng đầu năm. Kết quả kiểm tra của lớp tơi chủ nhiệm như sau: TaiLieu.VN Page 3
  4. SS THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HS TỐN TIẾNG VIỆT TRÊN TB DƯỚI TB TRÊN TB DƯỚI TB 20 SL TL SL TL SL TL SL TL 14 80.% 6 30.% 15 75.0% 5 25.0% -30.0% học sinh yếu tốn ở đây là những em chưa thạo phép nhân và phép chia. - 25.0% học sinh yếu Tiếng Việt ở đây đa số là do các em sai chính tả, mà trong đĩ nhiều em viết chữ chưa đạt yêu cầu về chữ viết. Đĩ là chất lượng trên bài kiểm tra,cịn giờ học trên lớp, phần đơng các em học thiếu tích cực, tơi dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm rất khĩ khăn và chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Cả lớp chưa cĩ học sinh vở sạch chữ đẹp. Qua tìm hiểu tình hình học sinh trên đường đi học, tơi phát hiện cĩ một số em la cà trên đường đến trường (tụ tập chơi ở nhà bạn, hoặc chơi trị chơi ). Nếu khơng cĩ giải pháp tích cực để kịp thời điều chỉnh thực trạng trên thì trong lúc học sẽ cĩ một số em ngồi bên lề tiết học, các em tiếp tục hụt hẫng kiến thức. Và rồi tương lai khơng xa là các em sẽ nghỉ học. TaiLieu.VN Page 4
  5. Muốn điều chỉnh hệ quả phải biết được nguyên nhân. Tơi đã tìm hiểu và phân tích th ực trạng trên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: Tốn yếu là do các em chưa thuộc bảng nhân, chưa biết chia đặc biệt là chưa hiểu ước lượng thương trong phép chia cho số từ 2 chữ số trở lên. Tiếng Việt yếu do ảnh hưởng của chính tả và chữ viết là do các em chưa cĩ luyện viết một cách tích cực và cũng vì thế mà chưa cĩ vở sạch chữ đẹp trong lớp. Nhiều em chưa tích cực xây dựng bài là do các em chưa cĩ chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến trường, đến lớp. * Đây là do đặc thù tâm lý lứa tuổi tiểu học – Các em chưa cĩ ý thức tự học cao, chưa tự mình cĩ một phương pháp học tập tích cực, nhằm hướng tới một kết quả tốt trong học tập. Các em cịn la cà dọc đường là do một phần lớn các em cĩ cha mẹ là nơng dân lo cơng việc làm ăn nên hầu như khơng quan tâm để ý đến con cái và khơng quản lí được giờ giấc đến trường và sinh hoạt của các em. * Đĩ là hậu quả của việc gia đình quan tâm chưa đúng mức – gĩp phần thêm cho việc học tập khơng đạt kết quả. Hai nguyên nhân trên chỉ là khách quan. Tơi nghiêm túc nhìn nhận rằng: *Nguyên nhân chủ quan là do chưa cĩ một giải pháp kết hợp giáo dục tốt cho các em ở trường,ở nhà và ngồi xã hội. Tĩm lại: Đặc điểm tâm lí lứa tuổi là tất yếu. Mơi trường gia đình, sự quan tâm của gia đình là điều kiện khách quan. TaiLieu.VN Page 5
  6. Nguyên nhân chủ quan là người giáo viên chủ nhiệm các em chưa cĩ những giải pháp đảm bảo cơng tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt làm động cơ tích cực thúc đẩy quá trình học của học sinh. V/ Những ứng dụng trong thực tế Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, bản thân tơi xác định nội dung cần giải quyết là: Cần khắc phục ngay việc yếu về kĩ năng thực hành tính tốn và kỹ năng viết chữ của các em. Làm sao để các em khơng cịn la cà dọc đường mà tự giác tập trung cho việc rèn luyện tích cực ở nhà, tham gia chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới ở lớp; ham thích học tập và cĩ quyết tâm học tập tiến bộ - Mục tiêu lớn hơn là các em tiến bộ thực sự về năm mặt giáo dục mà mục tiêu giáo dục của ngành đã đề ra và hồn thành chương trình bậc tiểu học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng yêu cầu. Bản thân tơi đã đặt vấn đề và cũng lấy đĩ để làm căn cứ xây dựng những giải pháp trong việc thực hiện chuyên đề cơng tác chủ nhiệm của mình. A. Giải pháp thực hiện : Qua kinh nghiệm nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm lớp 5, và trước tình hình thực tế của lớp, bản thân tơi đã chắt lọc và thực thi những giải pháp sau: 1. Chuẩn bị bước đầu cho cơng tác giáo dục đúng đối tượng, đúng nội dung kiến thức và rèn luyện đúng kỹ năng cần đạt: Trong cơng tác chủ nhiệm, đầu năm, việc đầu tiên mà tơi cần biết là nắm tình hình và hồn cảnh gia đình từng em, việc làm cụ thể của cha mẹ các em, cách sống và quan hệ của TaiLieu.VN Page 6
  7. t ừng gia đình như thế nào Vì những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập (ki ến thức, kĩ năng và đạo đức) của các em. Làm những việc này là để chuẩn bị lên kế hoạch giáo dục cụ thể trên lớp với từng đối tượng học sinh xuyên suốt trong năm học – Biết rõ từng đối tượng, giáo dục em nào; giáo dục như thế nào; giáo dục những nội dung gì biết được đặc thù tâm lý từng em như thế nào, mức độ kiến thức kĩ năng ra sao mà từ đĩ định hướng phương pháp giáo dục – uốn nắn, phụ đạo kịp thời phù hợp. Nếu cơng tác chuẩn bị đầu năm khơng tốt thì trong quá trình giảng dạy trong suốt thời gian sau sẽ mang hình thức, tình thế, chung chung. Đến khi tình cờ phát hiện được thì nội dung cần cung cấp cho các em sẽ khơng kịp thời đúng lúc, hoặc sẽ thực hiện giáo dục theo từng thời điểm, gián đoạn–khơng đảm bảo đồng bộ nhất quán – thì kết quả giáo dục sẽ khơng đạt, hay đạt khơng như mong muốn là một kết quả tất yếu. Bản thân đã chuẩn bị giáo dục đầu năm bằng những cơng việc sau: 2. Nắm thơng tin kết quả học tập từ năm học trước : Tơi đã xem kết quả các mặt giáo dục của từng em trong học bạ của năm học trước - Biết đâu năm trước em học khơng yếu, mà ngay đầu năm học kiểm tra của em khơng đạt yêu cầu là do em ham chơi chưa tự giác ơn luyện kiến thức trong dịp hè. Tơi đã nắm thơng tin ngay trên học sinh lớp qua trao đổi với các em, các em đã thơng tin cho tơi nắm lớp mình năm rồi cĩ bạn nào yếu, yếu mơn gì,bản thân em cịn vướng mắc kỹ năng nào. TaiLieu.VN Page 7
  8. Sau hai hoạt động trên, tơi tiến hành thẩm định thơng tin một lần nữa bằng việc ơn sơ lư ợc cho các em kiến thức Tốn và Tiếng Việt cơ bản .Sau đĩ, tơi cho các em làm một bài kiểm tra ngắn, trong lúc làm tơi lưu ý các em trình bày thật cẩn thận. * Kết quả chấm bài lần này là gĩp phần đánh giá tương đối chính xác kết quả kiến thức và kỹ năng của từng em đã đạt được từ năm học trước. Đơn cử như: Em Nguyễn Anh Xuân viết rất chậm và sai chính tả nhiều do em đánh vần Tiếng Việt khơng đúng, mơn tốn em rất yếu vì trừ cĩ nhớ chưa thạo và chỉ mới thuộc đến bảng nhân 3; em Đào Văn Thuận yếu Tiếng Việt cụ thể là sai chính tả âm “ch” âm “tr” và đấu huyền, dấu sắc; em Đồn Văn Hải đọc rất yếu nên khơng hiểu nổi một đề tốn cĩ lời văn; em Nguyễn Thị Hồng , Lê Minh Châu nếu kèm kĩ thì chữ viết sẽ sạch đẹp 3. Thu thập thơng tin về sinh hoạt,giao tiếp của học sinh: Bản thân đã tìm hiểu qua bạn học chung lớp, tìm hiểu trong cuộc họp phụ huynh, phụ huynh gần nhà, nắm được nếp sinh hoạt hằng ngày ở gia đình và trên đường đi học của những em học sinh cần lưu tâm. Qua đĩ tơi biết được những em ngồi giờ học ở trường, khi về nhà là các em thường xuyên đi chơi; hoặc những em thường xuyên la cà trên đường đi học từ đĩ dẫn đến xao lãng việc học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập rèn luyện khơng cao. Cĩ thể chỉ ra một vài em như: em Trịnh Tuấn Anh đi học, trên đường về em thường vào chơi ở nhà bạn; hay như em Phạm Chí thường la cà dọc đường bắn bi với các bạn khác trên đường về nhà Đặc biệt những em la cà chơi dọc đường này hầu hết là cĩ cha mẹ đi làm nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đã TaiLieu.VN Page 8
  9. chu ẩn bị tốt bằng các hoạt động nắm thơng tin về kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức của t ừng em, trên cơ sở đĩ tơi tiến hành giải pháp kế tiếp. B. Tổ chức kết hợp giáo dục đúng đối tượng, đúng nội dung kiến thức và rèn luyện đúng kỹ năng cần đạt: Bản thân đã lần lược tổ chức thực hiện 4 hoạt động sau: 1. Họp phụ huynh thơng báo tình hình từng em, bàn giải pháp hỗ trợ từ phía gia đình : Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tơi đã thơng báo cụ thể chi tiết về học lực và hạnh kiểm từng em mà qua thời gian đầu tiếp nhận lớp tơi đã ghi nhận được (về kiến thức,kỹ năng trình bày đọc,viết ). Ví dụ như tơi đã thơng báo với phụ huynh em Nguyễn Văn Tuấn rằng em thơng minh nhất lớp, tốn em giỏi nhưng kết quả học tập năm lớp 4 của em chỉ là học sinh tiên tiến vì chính tả em cịn yếu, tơi đã đề nghị gia đình cĩ giải pháp giúp em luyện chính tả ở nhà để năm nay kết quả học tập của em tốt hơn; hay như em Châu Ái Linh là học sinh giỏi nhưng em viết văn chưa hay vì thường sai trong dùng từ và đặt câu viết văn; Qua đĩ tơi bàn cụ thể với phụ huynh từng em, cần chú trọng quan tâm hỗ trợ các em rèn luyện kĩ năng gì hoặc vun đắp mảng kiến thức nào cho các em; và kèm theo chuẩn bị dụng cụ học tập và phương pháp giáo dục tại nhà ở nhà hỗ trợ cho việc học ở trường (trang bị tập luyện chữ viết ở nhà; Kiểm tra nhắc nhở việc luyện viết, luyện đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp) - Đặc biệt chú trọng khuyến khích các em rèn luyện thường xuyên liên tục và cĩ hệ thống. 2. Trao đổi với phụ huynh của các em học sinh yếu: TaiLieu.VN Page 9
  10. Tơi thường xuyên trao đổi những phụ huynh cĩ con em là học sinh yếu. Trong lần trao đổi đĩ tơi thơng báo cụ thể con em họ cịn khiếm khuyết kiến thức kỹ năng cơ bản nào, cần phải vun đắp cái gì và mức độ quan tâm ra sao ở tại gia đình. Đồng thời tơi đề nghị phụ huynh đưa các học sinh yếu học phụ đạo một buổi thứ sáu trong tuần – vào những tuần khơng sinh hoạt tổ khối (Lịch học này tơi cĩ xin và thơng qua Ban Giám Hiệu trường). Cĩ thể nêu ra một vài trường hợp tiêu biểu như: Tơi đưa cho phụ huynh của em Đào Văn Chí xem bài viết chính tả của em để gia đình nhận ra chữ em quá yếu và chính tả em cịn sai nhiều lắm; và cũng tương tự như vậy với trường hợp của các em Đủ, Dũng, Biên . yếu về mơn Tiếng Việt. Sau đĩ, tơi đề nghị phụ huynh sắp xếp cho các em đi học phụ đạo bằng lịch học cụ thể và đề nghị phụ huynh quản lí giờ giấc của các em. 3. Tổ chức học phụ đạo đúng đối tượng ở trường : Theo chân lí của giáo dục là người dạy phải biết mình “dạy ai” và khi dạy phải xác định mình “dạy cái gì” thì khi phụ đạo học sinh yếu tơi xác định quan điểm đĩ rất cần được vận dụng - Nếu phụ đạo cho các em mà phụ đạo chung chung trên nền kiến thức cơ bản là khơng đạt hiệu quả. Vì mỗi em cĩ mức độ yếu khác nhau – về từng mơn và ngay trong mỗi phân mơn. Cĩ bù đắp đúng mạch kiến thức mà em khiếm khuyết thì mới mong hình thành kĩ năng cơ bản cần đạt theo chương trình lớp học, bậc học . Vì vậy khi vào học tơi chia các em ra thành từng nhĩm nhỏ phù hợp với từng nội dung cần vun đắp cho các em và tổ chức dạy như dạy một lớp ghép. Trong cùng một buổi phụ đạo tơi đã chia thành ba nhĩm : - Tuấn Anh, Văn Cường, Văn Chí là nhĩm yếu về tốn phân số và tốn chia. TaiLieu.VN Page 10
  11. - Đủ, Biên, Dũng là nhĩm cần phụ đạo về chính tả và rèn chữ viết. - Nhĩm Tuyết Hạnh, Hồng Anh là nhĩm rất yếu về đọc viết và tính tốn cơ bản về cộng trừ,nhân chia. 4. Những giải pháp hỗ trợ: Đây là nhĩm giải pháp giúp các em cĩ động cơ tích cực rèn luyện, nâng cao ý thức tự giác, tự quản nhằm rèn luyện xuyên suốt đạt kết quả tốt. - Tổ chức truy bài đầu giờ: Truy bài đầu giờ là truy luơn chuẩn bị bài ở nhà, truy rèn luyện chữ viết, truy theo từng nhĩm đối tượng (đơn cử như truy thuộc bảng nhân, truy rèn chính tả .).Vào đầu mỗi buổi học cán sự và nhĩm sẽ báo cáo cụ thể mức độ tiến bộ và cịn tồn tại của từng bạn trong nhĩm. - Nhĩm bạn chung đường: Tơi đã phân nhĩm theo cùng tuyến đường đi học của các em. Trong nhĩm đề cử nhĩm trưởng và nhĩm phĩ. Nhiệm vụ của các em là quan tâm kiểm tra nhau trên đường đến trường và trên đường đi học về. Nếu cĩ sự cố kịp thời báo cáo ngay cho tơi để cĩ hướng xử lí, uốn nắn kịp thời những hành vi chưa tốt trên đường đến trường – khắc phục hiện tượng la cà, ham chơi lêu lỏng . - Tổ chức thi đua tích cực trong hoạt động tập thể: Tất cả những nội dung học tập tơi chia ra thành 4 mặt (chuyên cần, hạnh kiểm, học tập, văn thể mỹ)để chấm điểm thi đua trong tuần – cĩ chia thang điểm cụ thể theo từng tháng chủ điểm. Đến cuối tuần trong giờ sinh hoạt lớp các em sẽ được tổ chức tự quản họp kiểm điểm cơng bố bảng điểm thi đua của từng tổ, và kịp thời tuyên dương những cá nhân cĩ tiến bộ về hành vi cũng như ý thức học tập để khuyến khích các em vượt bậc và qua đĩ các em tự nhắc nhở nhau cần cố gắng với những em chưa tiến bộ. TaiLieu.VN Page 11
  12. - Trao đổi với phụ huynh cuối mỗi tháng: Với những em học sinh yếu mà đã được tham gia học phụ đạo một buổi nghỉ, thì vào cuối mỗi tháng, tơi tạo điều kiện gặp riêng để thơng báo mức độ tiến bộ của từng em và nắm thơng tin phản hồi từ phía gia đình kết hợp giáo dục tiếp tục cho các em ở thời gian sau. Nhĩm giải pháp này hỗ trợ rất nhiều việc tạo động cơ thúc đẩy từ phía gia đình, ý thức tự quản nhắc nhở của bạn và tuyên dương là yếu tố khuyến khích các em tích cực rèn luyện đạt hiệu quả tốt. VI/ Kết quả đạt được: Ở cuối học kì I, kết quả học tập của lớp cĩ tiến bộ rõ rệt. Kết quả thi kiểm tra cuối học kì I như sau: THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MƠN TỐN VÀ TIẾNG VIỆT SSHS Mơn Giỏi Khá TBình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 20 Tốn 6 30,0 8 40,0 5 25,0 1 5 % % % % T.Việt 6 30,0 7 35,0 5 25,0 2 10% % % % TaiLieu.VN Page 12
  13. Ch ất lượng thống kê 2 mơn tốn và Tiếng việt ở trên là chất lượng thi nghiêm túc , khơng ch ạy theo thành tích. Về hành vi ý thức: Đa số chữ viết đã tiến bộ - đã cĩ 5 em trong lớp đạt vở sạch chữ đẹp, trong đĩ 2 em vở sạch chữ đẹp cấp trường; khơng cịn trường hợp la cà dọc đường hay chơi trị chơi điện tử trên đường đi học về nữa. Vào lớp đa số các em đã tham gia xây dựng bài mới tích cực. - Dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp rất thuận lợi và đạt hiệu quả khả quan. VII/ Kết luận: Qua bước đầu thực hiện những giải pháp cơng tác chủ nhiệm, bản thân đã trao đổi với tổ khối và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu trường và đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Các giải pháp tổ chức phải thứ tự đồng bộ từ “Chuẩn bị bước đầu” phải thật kĩ càng và khéo – Qua nắm thơng tin từ học sinh,gia đình và thực tế từ bài kiểm tra chất lượng thật. “Tổ chức kết hợp giáo dục” phải đảm bảo đúng đối tượng,đúng nội dung kiến thức kỹ năng cũng như phù hợp tâm lí lứa tuổi – Bằng việc xác định giáo dục em nào, giáo dục nội dung gì và giáo dục phương pháp nào cho đạt hiệu quả. Những giải pháp hỗ trợ xây dựng phải đảm bảo nhẹ nhàng chú trọng khuyến khích động viên các em hứng khởi học tập, rèn luyện một cách tự giác tự quản tích cực. Các giải pháp đĩ phải đảm bảo đồng bộ và luơn cĩ sự điều chỉnh qua thơng tin phản hồi từ phụ huynh và qua thực tế sau một thời gian phụ đạo, uốn nắn. TaiLieu.VN Page 13
  14. TaiLieu.VN Page 14